Artwork

Nội dung được cung cấp bởi IFO Show. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được IFO Show hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Sợ mắc COVID-19 quá mức, coi chừng bị coronaphobia

9:36
 
Chia sẻ
 

Manage episode 301699106 series 2977965
Nội dung được cung cấp bởi IFO Show. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được IFO Show hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Cách tự xử nỗi lo

Dù lo lắng thái quá về bệnh tật làm phiền cuộc sống của chúng ta, tin vui là chúng ta có thể tự khắc phục hoặc nhờ sự trợ giúp của chuyên gia. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia:

Kiên trì lối sống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kết nối với người khác (nếu không gặp mặt thì gọi điện, nhắn tin...) và thể dục thường xuyên. Mặc dù những người bị chứng rối loạn lo âu bệnh tật nghiêm trọng có thể không muốn tập thể dục vì nó khiến họ mệt thêm, hãy cố gắng tập chút ít khi có thể.

Theo giáo sư Taylor, “sự sa sút về thể chất diễn ra rất nhanh, có thể gây ra các triệu chứng đáng lo ngại khác như nhịp tim tăng hoặc khó thở khi leo cầu thang. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy các bài tập thể dục theo động tác, đặc biệt là thể dục cường độ cao, như chạy bộ, có thể có tác dụng nhanh và nhiều trong giảm lo lắng”.

Nghĩ về hiện tại

Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, không thể biết trước tương lai. Cái duy nhất chúng ta kiểm soát là hiện tại. Nhà tâm lý Bufka khuyên: Khi lo lắng nổi lên, hãy quan sát nó, chấp nhận rồi đặt nó vào một góc của tâm trí để tiếp tục cuộc sống của mình.

Bạn thử viết về nỗi lo lắng của mình ra một cuốn sổ, sau đó đóng sổ lại và suy nghĩ sang vấn đề khác. Với bài tập này, bạn có thể dần gác sự lo lắng sang một bên.

Làm dịu hệ thần kinh

Nhà tâm lý Asmundson gợi ý “tập cách kiểm soát sự kích hoạt của hệ thần kinh thực vật - hệ thần kinh thúc đẩy các phản ứng chiến đấu hay từ bỏ trước các kích ứng - giúp đưa hệ thần kinh chúng ta về trạng thái bình thường thay vì trạng thái đối mặt với nguy hiểm, nhờ đó giúp giảm lo lắng”.

Chúng ta tập kiểm soát hệ thần kinh thực vật bằng cách tập thở cơ hoành với nhịp độ ổn định (hít vào từ từ bằng mũi, đếm 1-2, tạm dừng một hoặc hai nhịp, sau đó thở ra đếm 1-2).

Cơ hoành là một cơ hình vòm nằm dưới phổi. Khi hít vào, cơ hoành hạ xuống tạo ra một chân không hút không khí vào phổi, bụng của chúng ta sẽ phồng lên, xẹp xuống theo từng nhịp hít vào thở ra. Ngoài ra, có thể tập căng, giãn từng nhóm cơ cụ thể hoặc thiền.

Đừng kiểm tra sức khỏe quá thường xuyên

Liên tục kiểm tra thân nhiệt hoặc khứu giác vì sợ nhiễm COVID-19 không mang lại lợi ích gì cho bạn. Nếu có các triệu chứng thực sự gây lo lắng như chóng mặt, ngất xỉu, khối u bất thường... hãy đi khám chuyên khoa, làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Cũng đừng nhảy hết bác sĩ này sang bác sĩ kia để tìm kiếm sự đảm bảo về chẩn đoán, hay dành hàng giờ lang thang trong các trang thông tin về sức khỏe trên Internet. Hãy ngắt kết nối Internet khi có thể hoặc làm tay chân và tâm trí cùng bận rộn bằng các hoạt động như tô màu, đan lát, đọc sách... khi rảnh rỗi.

Thay đổi cách nghĩ

Theo các chuyên gia, cách chúng ta nghĩ về cảm giác của cơ thể và sức khỏe tổng quát của mình có thể làm tăng hoặc giảm sự lo lắng. Tập trung vào các triệu chứng xấu hoặc chưa gì đã lo mình bị bệnh nặng có thể làm tăng các nguy cơ về sức khỏe.

Nếu bạn lo lắng thái quá, hãy chất vấn những suy nghĩ lo lắng của mình và đưa ra đánh giá sát thực hơn. Thay vì nghĩ: Tuần này tôi bị kiệt sức, chắc chắn là tôi bị bệnh, hãy xem xét lại những gì xảy ra. Bạn sẽ tự đưa ra được đánh giá thực tế hơn là mình làm việc quá sức và thiếu ngủ, nên bị kiệt sức.

Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia

Nếu không thể tự mình khắc phục những suy nghĩ lo lắng thái quá của bản thân, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Bạn đừng lo nếu không thể gặp trực tiếp do giãn cách xã hội vì COVID-19.

Một nghiên cứu so sánh giữa việc trị liệu trực tuyến với trị liệu trực tiếp cho những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật cho thấy hiệu quả của trị liệu trực tuyến tương tự trị liệu trực tiếp nhưng chi phí thấp hơn.

Ám ảnh mắc bệnh COVID-19 có thể là thoáng qua, không tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, chúng ta nhận ra, can thiệp sớm, không để nó phát triển thành vấn đề dai dẳng.

Để học tiếng anh và truyền cảm hứng, follow IFO Nightly Show:

https://open.spotify.com/show/

Và cũng đừng quên follow chúng mình trên các nền tảng khác:

Fanpage: https://www.facebook.com/ieltsfaceoffvtv7/

Instagram:https://www.instagram.com/ieltsfaceoff/

TikTok: https://www.tiktok.com/@ieltsfaceoff

Youtube: https://www.youtube.com/c/8IELTS

  continue reading

47 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 301699106 series 2977965
Nội dung được cung cấp bởi IFO Show. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được IFO Show hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Cách tự xử nỗi lo

Dù lo lắng thái quá về bệnh tật làm phiền cuộc sống của chúng ta, tin vui là chúng ta có thể tự khắc phục hoặc nhờ sự trợ giúp của chuyên gia. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia:

Kiên trì lối sống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kết nối với người khác (nếu không gặp mặt thì gọi điện, nhắn tin...) và thể dục thường xuyên. Mặc dù những người bị chứng rối loạn lo âu bệnh tật nghiêm trọng có thể không muốn tập thể dục vì nó khiến họ mệt thêm, hãy cố gắng tập chút ít khi có thể.

Theo giáo sư Taylor, “sự sa sút về thể chất diễn ra rất nhanh, có thể gây ra các triệu chứng đáng lo ngại khác như nhịp tim tăng hoặc khó thở khi leo cầu thang. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy các bài tập thể dục theo động tác, đặc biệt là thể dục cường độ cao, như chạy bộ, có thể có tác dụng nhanh và nhiều trong giảm lo lắng”.

Nghĩ về hiện tại

Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, không thể biết trước tương lai. Cái duy nhất chúng ta kiểm soát là hiện tại. Nhà tâm lý Bufka khuyên: Khi lo lắng nổi lên, hãy quan sát nó, chấp nhận rồi đặt nó vào một góc của tâm trí để tiếp tục cuộc sống của mình.

Bạn thử viết về nỗi lo lắng của mình ra một cuốn sổ, sau đó đóng sổ lại và suy nghĩ sang vấn đề khác. Với bài tập này, bạn có thể dần gác sự lo lắng sang một bên.

Làm dịu hệ thần kinh

Nhà tâm lý Asmundson gợi ý “tập cách kiểm soát sự kích hoạt của hệ thần kinh thực vật - hệ thần kinh thúc đẩy các phản ứng chiến đấu hay từ bỏ trước các kích ứng - giúp đưa hệ thần kinh chúng ta về trạng thái bình thường thay vì trạng thái đối mặt với nguy hiểm, nhờ đó giúp giảm lo lắng”.

Chúng ta tập kiểm soát hệ thần kinh thực vật bằng cách tập thở cơ hoành với nhịp độ ổn định (hít vào từ từ bằng mũi, đếm 1-2, tạm dừng một hoặc hai nhịp, sau đó thở ra đếm 1-2).

Cơ hoành là một cơ hình vòm nằm dưới phổi. Khi hít vào, cơ hoành hạ xuống tạo ra một chân không hút không khí vào phổi, bụng của chúng ta sẽ phồng lên, xẹp xuống theo từng nhịp hít vào thở ra. Ngoài ra, có thể tập căng, giãn từng nhóm cơ cụ thể hoặc thiền.

Đừng kiểm tra sức khỏe quá thường xuyên

Liên tục kiểm tra thân nhiệt hoặc khứu giác vì sợ nhiễm COVID-19 không mang lại lợi ích gì cho bạn. Nếu có các triệu chứng thực sự gây lo lắng như chóng mặt, ngất xỉu, khối u bất thường... hãy đi khám chuyên khoa, làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Cũng đừng nhảy hết bác sĩ này sang bác sĩ kia để tìm kiếm sự đảm bảo về chẩn đoán, hay dành hàng giờ lang thang trong các trang thông tin về sức khỏe trên Internet. Hãy ngắt kết nối Internet khi có thể hoặc làm tay chân và tâm trí cùng bận rộn bằng các hoạt động như tô màu, đan lát, đọc sách... khi rảnh rỗi.

Thay đổi cách nghĩ

Theo các chuyên gia, cách chúng ta nghĩ về cảm giác của cơ thể và sức khỏe tổng quát của mình có thể làm tăng hoặc giảm sự lo lắng. Tập trung vào các triệu chứng xấu hoặc chưa gì đã lo mình bị bệnh nặng có thể làm tăng các nguy cơ về sức khỏe.

Nếu bạn lo lắng thái quá, hãy chất vấn những suy nghĩ lo lắng của mình và đưa ra đánh giá sát thực hơn. Thay vì nghĩ: Tuần này tôi bị kiệt sức, chắc chắn là tôi bị bệnh, hãy xem xét lại những gì xảy ra. Bạn sẽ tự đưa ra được đánh giá thực tế hơn là mình làm việc quá sức và thiếu ngủ, nên bị kiệt sức.

Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia

Nếu không thể tự mình khắc phục những suy nghĩ lo lắng thái quá của bản thân, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Bạn đừng lo nếu không thể gặp trực tiếp do giãn cách xã hội vì COVID-19.

Một nghiên cứu so sánh giữa việc trị liệu trực tuyến với trị liệu trực tiếp cho những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật cho thấy hiệu quả của trị liệu trực tuyến tương tự trị liệu trực tiếp nhưng chi phí thấp hơn.

Ám ảnh mắc bệnh COVID-19 có thể là thoáng qua, không tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, chúng ta nhận ra, can thiệp sớm, không để nó phát triển thành vấn đề dai dẳng.

Để học tiếng anh và truyền cảm hứng, follow IFO Nightly Show:

https://open.spotify.com/show/

Và cũng đừng quên follow chúng mình trên các nền tảng khác:

Fanpage: https://www.facebook.com/ieltsfaceoffvtv7/

Instagram:https://www.instagram.com/ieltsfaceoff/

TikTok: https://www.tiktok.com/@ieltsfaceoff

Youtube: https://www.youtube.com/c/8IELTS

  continue reading

47 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh