Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
"Can't help falling in Love" : Tình khúc có từ hơn hai thế kỷ
Manage episode 439885525 series 1455071
Mỗi lần nhắc tới giai điệu ''Can't help falling in Love'', giới yêu nhạc thường nghĩ đến lối diễn đạt tuyệt vời của ông hoàng nhạc rock Elvis Presley. Bài hát này từng được tạp chí Rolling Stone xếp vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại và có lẽ cũng là một trong những giai điệu xưa nhất, do bản nhạc gốc từng được sáng tác cách đây hơn hai thế kỷ.
Được phát hành vào cuối năm 1961, nhạc phẩm ''Can't help falling in Love'' là ca khúc chủ đề của bộ phim ''Blue Hawaii'' của đạo diễn Norman Taurog, với Elvis Presley trong vai chính. Vào thời bấy giờ, nhóm sáng tác gồm ba nhạc sĩ Hugo Peretti, Luigi Creatore và George David Weiss được giao công việc thực hiện toàn bộ ca khúc và nhạc nền cho bộ phim ''Blue Hawaii''.
Ngoài những giai điệu truyền thống của đảo Hawaii, trong đó có bản dân ca "Aloha 'Oe" và bài "Hawaiian Wedding Song" trích từ một vở nhạc kịch năm 1926, nhóm sáng tác còn chuyển thể một số bản nhạc quen thuộc tại châu Âu, nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở Hoa Kỳ. Đầu tiên là nhạc phẩm "No More", phóng tác từ giai điệu cổ điển "La paloma" (1863) do nhà soạn nhạc cổ điển Tây Ban Nha Sebastián Iradier (1809-1865) sáng tác vào những năm cuối đời. Bản nhạc "La paloma" từng được đặt thêm lời Việt thành "Cánh buồm xa xưa".
Còn nhạc phẩm "Can't help falling in Love" thực ra là một bản phóng tác, vay mượn khá nhiều câu mở đầu và một phần điệp khúc từ một giai điệu cổ điển có từ thế kỷ XVIII. Trong tiếng Pháp, bản nhạc gốc mang tựa đề "Plaisir d'Amour" (Niềm vui tình yêu) do nhà soạn nhạc Jean-Paul-Égide Martini sáng tác vào năm 1784, tức cách đây vừa đúng 240 năm. Lúc đầu, bài hát này được đặt tên là "Première romance" (Mối tình đầu tiên) dựa theo một bài thơ tình nổi tiếng vào giữa thế kỷ XVIII dưới ngòi bút của Jean-Pierre Claris de Florian (1755–1794). Trong quyển hồi ký viết về những năm tháng thanh xuân "Mémoires de jeunesse", thi hào Alphonse de Lamartine nhớ lại rằng ông từng được nghe bài này lần đầu tiên thời ông còn trẻ nhân một chuyến đi nghỉ mát ở Aix les Bains (1816).
Nhiều thập niên sau, chính nhạc sĩ trứ danh Hector Berlioz gương mặt tiêu biểu của trường phái lãng mạn của Pháp, đã soạn lại giai điệu này cho một dàn nhạc giao hưởng vào năm 1859 (giữa thế kỷ XIX). Trung thành với lối hòa âm phối khí nhẹ nhàng mà tha thiết, giai điệu cực kỳ thịnh hành trong thời kỳ cổ điển này, lại đặt nền tảng cho hầu hết các bản phóng tác theo phong cách nhạc pop hoặc acoustic những năm sau này.
Ngoài ông hoàng nhạc rock Elvis Presley, còn có nhiều nghệ sĩ sĩ tên tuổi khác cũng từng chuyển thể giai điệu tiếng Pháp thành nhiều bài hát với tựa đề khác nhau. Đó là trường hợp của Anita Carter với nhạc phẩm "My love loves me", ban nhạc The Who với "Real good looking boy" và nhất là nhóm Aphrodite's Child với nhạc phẩm "I want to live"… Một khi có được nhiều bản phóng tác như vậy, "Plaisir d'Amour" (Niềm vui tình yêu) của Jean-Paul-Égide Martini trở nên trường tồn sống thọ nhờ bao luồng sinh khí mới.
Sau khi thành công tột bậc với giọng ca của Elvis Prersley, nhạc phẩm ''Can't help falling in Love'' có thêm hàng loạt phiên bản trong 15 thứ tiếng khác nhau, kể cả một phiên bản rất lạ ghi âm bằng tiếng La Tinh (tựa đề Non adamare non possum) và hai phiên bản tiếng Pháp : đầu tiên là nhạc phẩm "Chante encore, mon cœur" của André Claveau năm 1962 và kế đến là "Comment ne pas être amoureux de vous" của Dave năm 1978.
Trong tiếng Việt, ''Can't help falling in Love'' cũng gợi hứng cho các tác giả đặt nhiều lời khác nhau. Lời đầu tiên ''Gửi trao trái tim'' được nhiều nơi ghi chép là của tác giả Đức Huy do danh ca Ngọc Lan ghi âm. Lời thứ nhì ''Tình say'' là của tác giả Nguyễn Hoàng Đô qua phần diễn đạt của nữ ca sĩ Quỳnh Dao, lời thứ ba là của tác giả Ngu Yên qua phần ghi âm của nghệ sĩ Nguyễn Thảo. Lời thứ tư là của tác giả Nguyễn Xuân Hoàng. Lời thứ năm là của tác giả Minh Nguyệt do nam ca sĩ Triệu Vinh trình bày.
Hơn nửa thế kỷ sau ngày được phóng tác từ giai điệu tiếng Pháp, nhạc phẩm ''Can't help falling in love'' đã có đến cả ngàn bản ghi âm, nhưng dường như chưa có bản nào hay hơn bản ghi âm đầu tiên trong tiếng Anh của Elvis Presley. Phiên bản hòa âm gần đây nhất là của Mark Ronson, thực hiện cho bộ phim tiểu sử Elvis của đạo diễn Baz Luhrmann. Do nhịp điệu bài hát gốc quá chậm cho nên nhóm thu âm phải chỉnh sửa nhiều lần sao cho vừa với làn hơi thiên phú của "ông hoàng nhạc rock". Nhóm sản xuất đã mời bộ tứ The Jordanaires để phụ họa cho Elvis Presley, lối hát bè của họ càng làm nổi bật lối diễn đạt thần sầu của ông hoàng Elvis, không chỉ chuyên hát nhạc rock mà còn có sở trường hát các bản ballad tha thiết nồng thắm : giọng ca mượt trầm, tình nồng ý đậm, người nghe mê mẩn, tâm hồn say đắm.
54 tập
Manage episode 439885525 series 1455071
Mỗi lần nhắc tới giai điệu ''Can't help falling in Love'', giới yêu nhạc thường nghĩ đến lối diễn đạt tuyệt vời của ông hoàng nhạc rock Elvis Presley. Bài hát này từng được tạp chí Rolling Stone xếp vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại và có lẽ cũng là một trong những giai điệu xưa nhất, do bản nhạc gốc từng được sáng tác cách đây hơn hai thế kỷ.
Được phát hành vào cuối năm 1961, nhạc phẩm ''Can't help falling in Love'' là ca khúc chủ đề của bộ phim ''Blue Hawaii'' của đạo diễn Norman Taurog, với Elvis Presley trong vai chính. Vào thời bấy giờ, nhóm sáng tác gồm ba nhạc sĩ Hugo Peretti, Luigi Creatore và George David Weiss được giao công việc thực hiện toàn bộ ca khúc và nhạc nền cho bộ phim ''Blue Hawaii''.
Ngoài những giai điệu truyền thống của đảo Hawaii, trong đó có bản dân ca "Aloha 'Oe" và bài "Hawaiian Wedding Song" trích từ một vở nhạc kịch năm 1926, nhóm sáng tác còn chuyển thể một số bản nhạc quen thuộc tại châu Âu, nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở Hoa Kỳ. Đầu tiên là nhạc phẩm "No More", phóng tác từ giai điệu cổ điển "La paloma" (1863) do nhà soạn nhạc cổ điển Tây Ban Nha Sebastián Iradier (1809-1865) sáng tác vào những năm cuối đời. Bản nhạc "La paloma" từng được đặt thêm lời Việt thành "Cánh buồm xa xưa".
Còn nhạc phẩm "Can't help falling in Love" thực ra là một bản phóng tác, vay mượn khá nhiều câu mở đầu và một phần điệp khúc từ một giai điệu cổ điển có từ thế kỷ XVIII. Trong tiếng Pháp, bản nhạc gốc mang tựa đề "Plaisir d'Amour" (Niềm vui tình yêu) do nhà soạn nhạc Jean-Paul-Égide Martini sáng tác vào năm 1784, tức cách đây vừa đúng 240 năm. Lúc đầu, bài hát này được đặt tên là "Première romance" (Mối tình đầu tiên) dựa theo một bài thơ tình nổi tiếng vào giữa thế kỷ XVIII dưới ngòi bút của Jean-Pierre Claris de Florian (1755–1794). Trong quyển hồi ký viết về những năm tháng thanh xuân "Mémoires de jeunesse", thi hào Alphonse de Lamartine nhớ lại rằng ông từng được nghe bài này lần đầu tiên thời ông còn trẻ nhân một chuyến đi nghỉ mát ở Aix les Bains (1816).
Nhiều thập niên sau, chính nhạc sĩ trứ danh Hector Berlioz gương mặt tiêu biểu của trường phái lãng mạn của Pháp, đã soạn lại giai điệu này cho một dàn nhạc giao hưởng vào năm 1859 (giữa thế kỷ XIX). Trung thành với lối hòa âm phối khí nhẹ nhàng mà tha thiết, giai điệu cực kỳ thịnh hành trong thời kỳ cổ điển này, lại đặt nền tảng cho hầu hết các bản phóng tác theo phong cách nhạc pop hoặc acoustic những năm sau này.
Ngoài ông hoàng nhạc rock Elvis Presley, còn có nhiều nghệ sĩ sĩ tên tuổi khác cũng từng chuyển thể giai điệu tiếng Pháp thành nhiều bài hát với tựa đề khác nhau. Đó là trường hợp của Anita Carter với nhạc phẩm "My love loves me", ban nhạc The Who với "Real good looking boy" và nhất là nhóm Aphrodite's Child với nhạc phẩm "I want to live"… Một khi có được nhiều bản phóng tác như vậy, "Plaisir d'Amour" (Niềm vui tình yêu) của Jean-Paul-Égide Martini trở nên trường tồn sống thọ nhờ bao luồng sinh khí mới.
Sau khi thành công tột bậc với giọng ca của Elvis Prersley, nhạc phẩm ''Can't help falling in Love'' có thêm hàng loạt phiên bản trong 15 thứ tiếng khác nhau, kể cả một phiên bản rất lạ ghi âm bằng tiếng La Tinh (tựa đề Non adamare non possum) và hai phiên bản tiếng Pháp : đầu tiên là nhạc phẩm "Chante encore, mon cœur" của André Claveau năm 1962 và kế đến là "Comment ne pas être amoureux de vous" của Dave năm 1978.
Trong tiếng Việt, ''Can't help falling in Love'' cũng gợi hứng cho các tác giả đặt nhiều lời khác nhau. Lời đầu tiên ''Gửi trao trái tim'' được nhiều nơi ghi chép là của tác giả Đức Huy do danh ca Ngọc Lan ghi âm. Lời thứ nhì ''Tình say'' là của tác giả Nguyễn Hoàng Đô qua phần diễn đạt của nữ ca sĩ Quỳnh Dao, lời thứ ba là của tác giả Ngu Yên qua phần ghi âm của nghệ sĩ Nguyễn Thảo. Lời thứ tư là của tác giả Nguyễn Xuân Hoàng. Lời thứ năm là của tác giả Minh Nguyệt do nam ca sĩ Triệu Vinh trình bày.
Hơn nửa thế kỷ sau ngày được phóng tác từ giai điệu tiếng Pháp, nhạc phẩm ''Can't help falling in love'' đã có đến cả ngàn bản ghi âm, nhưng dường như chưa có bản nào hay hơn bản ghi âm đầu tiên trong tiếng Anh của Elvis Presley. Phiên bản hòa âm gần đây nhất là của Mark Ronson, thực hiện cho bộ phim tiểu sử Elvis của đạo diễn Baz Luhrmann. Do nhịp điệu bài hát gốc quá chậm cho nên nhóm thu âm phải chỉnh sửa nhiều lần sao cho vừa với làn hơi thiên phú của "ông hoàng nhạc rock". Nhóm sản xuất đã mời bộ tứ The Jordanaires để phụ họa cho Elvis Presley, lối hát bè của họ càng làm nổi bật lối diễn đạt thần sầu của ông hoàng Elvis, không chỉ chuyên hát nhạc rock mà còn có sở trường hát các bản ballad tha thiết nồng thắm : giọng ca mượt trầm, tình nồng ý đậm, người nghe mê mẩn, tâm hồn say đắm.
54 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.