Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Donald Trump và những đòn gây chấn động nước Mỹ và thế giới

13:50
 
Chia sẻ
 

Manage episode 465539392 series 130294
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Từ người dân Mỹ đến di dân nước ngoài, từ các cơ quan Mỹ đến các định chế quốc tế trong nhiều lĩnh vực, từ các nước đồng minh, đối tác đến đối thủ của Mỹ đều hứng đòn phủ đầu của tổng thống Donald Trump.

Tâm điểm thời sự tuần qua vẫn là những phát ngôn chính thức và sắc lệnh của tổng thống Mỹ Donald Trump, người không ngớt làm công luận sửng sốt, thậm chí choáng váng trong các hồ sơ, từ thương mại, di dân, viện trợ cho nước ngoài cho đến chiến tranh Israel và xung đột Gaza.

Người dân Mỹ : Nạn nhân của « cuộc chiến tranh thương mại ngu xuẩn nhất trong lịch sử »

Một ngày trước khi chính thức có hiệu lực, với quyết định của Mêhicô và Canada tăng cường kiểm soát an ninh ở biên giới với Mỹ, việc áp thuế quan 25% nhắm đến hàng nhập khẩu từ 2 nước này đã được tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho tạm hoãn 1 tháng để các bên tiếp tục thương lượng.

Tăng thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mêhicô và Canada, mà chính người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ là nạn nhân bởi vì trên thực tế rất nhiều thực phẩm bán trên thị trường Mỹ có xuất xứ từ hai nước láng giềng này. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 03/02 cũng đã thừa nhận nguy cơ nói trên, điều mà trước đó ông luôn bác bỏ.

Từ Atlanta, thông tín viên Edward Maille ngày 03/02 gửi về bài phóng sự ghi nhận nỗi lo của nhiều người tiêu dùng Mỹ trước viễn cảnh đời sống sinh hoạt đắt đỏ hơn do điều mà báo Mỹ Wall Street Journal gọi là « cuộc chiến tranh thương mại ngu xuẩn nhất trong lịch sử » :

“Joshua rời khỏi siêu thị với túi đồ mua sắm. Đối với người đàn ông khoảng 40 tuổi này, chính người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho việc tăng thuế nhập khẩu. Joshua nói : “Tôi không hiểu làm sao tăng thuế quan lại có thể là giải pháp để giảm giá sinh hoạt … Chính chúng ta sẽ phải gánh chịu chi phí đó. Nếu họ đánh thuế nhập khẩu, chính những người tiêu dùng như tôi sẽ phải gánh chịu”.

Hoa Kỳ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung ứng thực phẩm từ Mêhicô và Canada. Mêhicô là nhà cung cấp rau và trái cây lớn nhất của Mỹ, trong khi Canada là nước xuất sang Mỹ nhiều thịt và ngũ cốc nhất.

Ông Smiley kéo xe đẩy chứa đầy hàng hóa. Ông đã về hưu. Smiley lường trước là giá cả sẽ tăng. Ông nói: “Chúng tôi sẽ phải chi nhiều tiền hơn. Lẽ ra số tiền đó chúng tôi có thể để làm việc khác. Tôi sẽ phải mua ít đồ hơn và phân loại để chỉ mua những sản phẩm thực sự quan trọng”.

Một người khác, một phụ nữ ở độ tuổi 50, lấy làm tiếc rằng những biện pháp này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến một số nhóm cư dân. Bà nói: “Thuế quan sẽ làm tăng giá các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, những mặt hàng mà tầng lớp bình dân cần mua để duy trì cuộc sống”.

Theo một nghiên cứu của cơ quan tư vấn PIIE, việc tăng thuế nhập khẩu từ Mêhicô, Canada và Trung Quốc có thể khiến các hộ gia đình Mỹ tốn kém thêm trung bình 1.200 đô la mỗi năm”.

Đưa di dân đến « xứ sở vô luật định » Guantanamo, quyết định của Donald Trump bị chỉ trích là « vô nhân đạo và bất hợp pháp »

Gây chấn động không kém, cả dư luận quốc tế và trong nước, là quyết định của tổng thống Mỹ cho chuyển người nhập cư trái phép vào Mỹ đến căn cứ quân sự của Mỹ ở Guantanamo (thuộc Cuba), nơi được biết đến với nhà tù quân sự khét tiếng của Mỹ mở ra sau vụ khủng bố 11/09/2011, nơi gắn với các đòn tra tấn những nghi phạm khủng bố từng được tiết lộ và gây chấn động dư luận.

Bất chấp phản ứng trong công luận về ý định của ông Trump đưa 30.000 di dân không giấy tờ đến giam giữ ở Guantanamo, ngày 04/02 quân đội Mỹ đã điều chuyến bay đầu tiên chở người nhập cư trái phép đến căn cứ Guantanamo.

Trên đài RFI Pháp ngữ ngày 05/02, bà Jimena Reyes, một lãnh đạo của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH), lên án quyết định của Donald Trump :

« Guantanamo thực sự là biểu tượng của sự vô luật pháp. Đây là nơi giam giữ những người bị buộc tội khủng bố và là nơi nước Mỹ, thời tổng thống Bush, ra sắc lệnh rằng những chiến binh này không có quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, do đó không được bảo vệ khỏi bị tra tấn, không có quyền được xét xử công bằng như những người sống tại Hoa Kỳ. Đó luôn luôn là điều xuất hiện ngay lập tức trong tâm trí mọi người (khi nói đến Guantanamo).

Ông Trump đã đồng nhất khủng bố, tội phạm và di dân không có giấy tờ. Kiểu hàm ý phân biệt chủng tộc nhẫn tâm đó rất đáng lo ngại. Họ đang thực hiện tiến trình dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp bảo vệ pháp lý, lần lượt từng biện pháp một, và điều này thật điên rồ ».

Quốc tế phẫn nộ về ý đồ kiểm soát dải Gaza của ông Trump : LHQ cảnh báo nạn « thanh lọc sắc tộc »

Sau tuyên bố đột ngột của ông Trump hôm 04/02 về việc Mỹ sẽ « kiểm soát lâu dài dải Gaza », « đưa người Palestine sang Jordani và Ai Cập », tái thiết Gaza thành Côte-d’Azur - Riviera « thiên đường » bên bờ Địa Trung Hải, cả người phát ngôn Nhà Trắng, Karoline Leavitt, và ngoại trưởng Mỹ, Marco Rubio, đã phải ra sức thanh minh, đính chính, « nắn » lại các phát biểu của chủ nhân Nhà Trắng để làm dịu dư luận trong nước và quốc tế.

Cũng như lãnh đạo của nhiều quốc gia châu Âu, Trung Quốc, Nga, Iran, các nước Ả Rập … tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã có phản ứng đáp trả tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong bài phát biểu, ông Antonio Guterres không nêu cụ thể tên tổng thống Mỹ, cũng không đề cập đến giải pháp mà ông đã đề xuất với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, nhưng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói rõ ràng về hậu quả của kế hoạch mà Trump đã đề xuất và không ngần ngại nói đến nạn « thanh lọc sắc tộc ».

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten ngày 05/02 gửi về bài tường trình :

« Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không ủng hộ Donald Trump nhưng không phản ứng ngay lập tức kế hoạch do tổng thống Hoa Kỳ vạch ra nhằm đưa người Palestine rời khỏi dải Gaza. Ông Guterres đã dành thời gian gọi điện cho quốc vương Jordanie vào hôm sáng qua. Theo những người thân cận của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Guterres thích suy nghĩ kỹ trước khi nói ra và viện dẫn các nguyên tắc.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu : « Khi tìm kiếm các giải pháp, chúng ta không nên làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Điều thiết yếu là phải trung thành với nền tảng của luật pháp quốc tế. Điều cốt yếu là phải tránh mọi hình thức thanh lọc sắc tộc. Thứ ba, chúng ta phải tái khẳng định giải pháp hai Nhà nước. Bất kỳ nền hòa bình bền vững nào cũng cần có những bước tiến thực chất, không thể đảo ngược và lâu dài, hướng tới giải pháp hai Nhà nước, chấm dứt sự chiếm đóng và thành lập một nhà nước Palestine độc ​​lập mà dải Gaza là một phần không thể tách rời ».

Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc, Riyad Mansour, tuyên bố người Palestine sẽ không rời khỏi dải Gaza. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của « thành công » của Hội nghị về giải pháp hai Nhà nước dự kiến ​​diễn ra vào tháng 06 (năm 2025) tại Liên Hiệp Quốc, dưới sự đồng chủ trì của Pháp và Ả Rập Xê Út ».

Anh muốn « nâng cấp quan hệ » với Liên Âu nhưng vẫn sợ TT Mỹ Donald Trump « gây chiến thuế quan »

Với vũ khí « thuế quan » trong tay, không ngại ngần « ra tay » với cả đồng minh, đối tác hay đối thủ, tổng thống Mỹ Donald Trump khiến Anh Quốc phải thận trọng trong việc nâng cấp quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu để giảm thiểu tác hại của Brexit. Anh Quốc hiện chưa rơi vào tầm ngắm của nguyên thủ Mỹ, nhưng Liên Âu thì đã bị ông Trump dọa áp thuế quan, bởi vì theo ông Liên Âu « đối xử tệ » với nước Mỹ.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang giải thích về sự thận trọng của chính quyền Anh :

« Đầu tuần qua, thủ tướng Anh, Sir Kier Starmer, tới Bruxelles, ‘thủ đô chính trị’ của Liên Hiệp Châu Âu, dự hội nghị cao cấp với lãnh đạo khối EU để “tái xác lập quan hệ song phương”. Đây là lần đầu tiên từ sau Brexit, xảy ra 5 năm trước đây, một thủ tướng Anh được mời dự thượng đỉnh các lãnh đạo EU, ở Bruxelles hôm 03/02/2025, với hy vọng của Luân Đôn muốn “nâng cấp quan hệ” để giảm tác hại của Brexit.

Thủ tướng Starmer nói ông sẽ “thực hiện Brexit” sao cho có lợi nhất cho Anh nhưng dư luận Anh ngày càng thấy mặt tiêu cực của thỏa thuận Anh rút ra khỏi EU, có hiệp lực từ 01/01/2020. Theo một thăm dò dư luận của YouGov cuối tháng 01/2025, 55% người được hỏi ở Anh coi Brexit “là sai lầm” và chỉ có đúng 11% nghĩ rằng Brexit “lợi nhiều hơn thiệt” cho Anh.

Anh đang cần EU vì thương mại với khối này lớn hơn trao đổi mậu dịch với Hoa Kỳ nhưng cũng lo sợ sát lại gần EU thì bị tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp thuế quan cao.

Xin nhắc lại, vào năm 2023, sau Brexit nhưng Anh vẫn xuất sang EU 356 tỷ bảng hàng hóa và dịch vụ, trong khi trị giá xuất khẩu của Anh sang Mỹ chỉ có 126 tỷ bảng. Mặt khác, sau Brexit, Anh cũng không ký được hiệp định tự do mậu dịch với Mỹ, khiến hàng của Anh bán sang Mỹ hay EU đều bị rào cản thuế quan, thủ tục giấy tờ. Tức là Anh đang “trơ trọi” và thiệt đơn thiệt kép.

Câu hỏi là Anh có cân bằng quan hệ với EU và Hoa Kỳ được không? Gần đây nhất, tổng thống Donald Trump đã dọa đánh thuế hàng hóa EU nhưng tạm bỏ Anh ra một bên, khiến tờ The Guardian cho rằng chuyến đi của thủ tướng Anh Starmer sang Bruxelles “đầy rủi ro” vì nguy cơ Hoa Kỳ không buông tha Anh quốc trong cuộc chiến thuế quan. Bởi vậy, các quan chức Anh đều nói khá chung chung về cách điều chỉnh lại quan hệ với EU.

Bộ trưởng phụ trách châu Âu của nội các Starmer là Nick Thomas-Symonds vừa nói rằng với chuyến thăm của thủ tướng sang Bruxelles, “Anh muốn nâng cấp quan hệ với EU vượt quá tình trạng hiện hữu”. Tuy thế, không ai nói sự nâng cấp (upgrade) đó là gì vì phe hữu ở Anh đang cáo buộc ông Starmer “đảo ngược Brexit bằng cửa sau”. Hoa Kỳ dưới thời Trump vừa đe dọa Anh “đừng sát lại gần EU ‘xã hội chủ nghĩa’. Có vẻ như các lãnh đạo EU và Anh đều không muốn phát biểu nhiều vào lúc này, để tránh “búa rìu thuế quan” từ ông Trump và "câu giờ” xem những tuần tới tình hình sẽ ra sao.

Bởi vậy, hai bên đồng ý sẽ nhóm họp lại vào tháng 05/2025 ở một hội nghị thượng đỉnh mới tại Anh, với hy vọng đạt được thỏa thuận giảm bớt các rào cản thương mại song phương mà Brexit tạo ra. Vào lúc đó, có thể các lá bài của tổng thống Mỹ Donald Trump tung ra đã rõ nét hơn và Anh cùng EU có thể chọn cách ứng phó sao cho phù hợp nhất với tình hình ».

USAID, nạn nhân đầu tiên của tỷ phú Elon Musk, bộ trưởng Hiệu quả Chính phủ

Tuần này cũng là một tuần mà nhiều cơ quan cấp liên bang của Mỹ trong nhiều lĩnh vực bị bộ Hiệu quả Chính phủ, dưới quyền chỉ đạo của tỷ phú Elon Musk, người thân cận của tổng thống, ra đòn phủ đầu.

Trong mắt Elon Musk, người được tổng thống Mỹ Donald Trump giao cho chức bộ trưởng bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), chuyên trách cải cách bộ máy chính phủ, cắt giảm ngân sách liên bang, USAID, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, là « một tổ chức tội phạm, lừa đảo », do « một băng đảng những kẻ cực đoan điên khùng » lãnh đạo. Hôm 03/02, DOGE thông báo đóng cửa trụ sở Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Nguồn tiền của Cơ quan liên bang quản lý 44 tỉ đô la, có 10.000 nhân viên trên toàn thế giới, viện trợ cho 120 nước, tạm thời bị phong tỏa 90 ngày.

Đến hôm 06/02, theo Reuters, chính quyền Donald Trump dự trù sa thải hàng ngàn nhân viên trên toàn cầu của USAID.

Từ Miami, thông tín viên David Thomson hôm 04/02 tường thuật :

« Trong đêm Chủ Nhật rạng sáng thứ Hai, Elon Musk đã lên tiếng cáo buộc nhắm vào USAID. Trên mạng X của mình, Elon Musk nói "vấn đề không chỉ là trong trái cây có con sâu, mà là khi quả đó bị sâu đục thì là vô vọng rồi, phải vứt bỏ toàn bộ".

Người giàu nhất thế giới nói thêm là Donald Trump đã đồng ý : "Tôi đã hỏi ông ấy chi tiết cụ thể và ông ấy đồng ý rằng chúng tôi phải đóng cửa (USAID)". Vài giờ sau đó, trang web của USAID biến mất, cũng như tài khoản Twitter của tổ chức này, 1.200 nhân viên làm việc tại trụ sở chính của USAID ở Washington nhận được email kêu gọi họ không đến văn phòng, bởi vì cửa ra vào của văn phòng trụ sở USAID đang bị cảnh sát niêm phong bằng dải băng màu vàng.

Trong bầu không khí hỗn loạn tại Nhà Trắng, tân phát ngôn viên Karonline Leavitt biện minh cho việc đóng cửa USAID bằng cách lên án rằng tiền của người đóng thuế bị lãng phí vào những khoản chi tiêu vô nghĩa của USAID. Bà khẳng định USAID đã chi "1,5 triệu đô la để thúc đẩy sự đa dạng trong công việc tại Serbia, 47.000 đô la cho một vở opera của người chuyển giới ở Colombia".

Các chuyên gia đang đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc đóng cửa USAID, cơ quan được thành lập vào năm 1961 dưới thời tổng thống Mỹ Kennedy theo một đạo luật của Quốc Hội. Trong khi đó, đảng Dân Chủ cho dù rất phẫn nộ, nhưng dường như cũng bất lực trước hành động bị xem là "cuộc đảo chính" của Elon Musk ».

Trump hay Musk, ai mới là chỉ huy ?

Việc Elon Musk ra lệnh đóng cửa USAID một lần nữa làm dấy lên câu hỏi về việc thiếu lực lượng kiềm chế Elon Musk trong chính quyền Donald Trump.

Thông tín viên David Thomson cho biết tiếp :

« Lãnh đạo phe Dân Chủ tại Hạ Viện, Chuck Shummer, lo ngại nói rằng nếu hôm nay Elon Musk đóng cửa USAID, thì quý vị có thể chắc chắn rằng ngày mai ông ta sẽ nhắm tấn công vào một mục tiêu mới, có thể là ngành bưu điện hay cơ quan thuế khóa.

Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Elisabeth Warren, thì phẫn nộ bởi vì Elon Musk chẳng phải do cử tri bầu chọn, nhất là khi vị tỷ phú giàu nhất hành tinh lại là người nắm quyền kiểm soát nhiều cơ quan được xem là những cột trụ quản lý hành chính rất quan trọng như hệ thống thanh toán của bộ Tài Chính Hoa Kỳ, và chỉ chịu sự chỉ đạo của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Rất nhiều người ở Hoa Kỳ đang tự hỏi liệu có phải Musk là cấp trên chỉ đạo Donald Trump hay không, đến mức Donald Trump buộc phải lên tiếng khẳng định rằng ông mới là người chỉ huy. Tổng thống thứ 47 của Mỹ nói : "Elon Musk không thể và sẽ không thể làm bất cứ điều gì nếu không có sự đồng ý của tôi. Nếu ông ấy làm bất cứ điều gì mà không có sự đồng ý của tôi, tôi sẽ nhanh chóng cho quý vị biết" ».

  continue reading

158 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 465539392 series 130294
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Từ người dân Mỹ đến di dân nước ngoài, từ các cơ quan Mỹ đến các định chế quốc tế trong nhiều lĩnh vực, từ các nước đồng minh, đối tác đến đối thủ của Mỹ đều hứng đòn phủ đầu của tổng thống Donald Trump.

Tâm điểm thời sự tuần qua vẫn là những phát ngôn chính thức và sắc lệnh của tổng thống Mỹ Donald Trump, người không ngớt làm công luận sửng sốt, thậm chí choáng váng trong các hồ sơ, từ thương mại, di dân, viện trợ cho nước ngoài cho đến chiến tranh Israel và xung đột Gaza.

Người dân Mỹ : Nạn nhân của « cuộc chiến tranh thương mại ngu xuẩn nhất trong lịch sử »

Một ngày trước khi chính thức có hiệu lực, với quyết định của Mêhicô và Canada tăng cường kiểm soát an ninh ở biên giới với Mỹ, việc áp thuế quan 25% nhắm đến hàng nhập khẩu từ 2 nước này đã được tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho tạm hoãn 1 tháng để các bên tiếp tục thương lượng.

Tăng thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mêhicô và Canada, mà chính người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ là nạn nhân bởi vì trên thực tế rất nhiều thực phẩm bán trên thị trường Mỹ có xuất xứ từ hai nước láng giềng này. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 03/02 cũng đã thừa nhận nguy cơ nói trên, điều mà trước đó ông luôn bác bỏ.

Từ Atlanta, thông tín viên Edward Maille ngày 03/02 gửi về bài phóng sự ghi nhận nỗi lo của nhiều người tiêu dùng Mỹ trước viễn cảnh đời sống sinh hoạt đắt đỏ hơn do điều mà báo Mỹ Wall Street Journal gọi là « cuộc chiến tranh thương mại ngu xuẩn nhất trong lịch sử » :

“Joshua rời khỏi siêu thị với túi đồ mua sắm. Đối với người đàn ông khoảng 40 tuổi này, chính người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho việc tăng thuế nhập khẩu. Joshua nói : “Tôi không hiểu làm sao tăng thuế quan lại có thể là giải pháp để giảm giá sinh hoạt … Chính chúng ta sẽ phải gánh chịu chi phí đó. Nếu họ đánh thuế nhập khẩu, chính những người tiêu dùng như tôi sẽ phải gánh chịu”.

Hoa Kỳ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung ứng thực phẩm từ Mêhicô và Canada. Mêhicô là nhà cung cấp rau và trái cây lớn nhất của Mỹ, trong khi Canada là nước xuất sang Mỹ nhiều thịt và ngũ cốc nhất.

Ông Smiley kéo xe đẩy chứa đầy hàng hóa. Ông đã về hưu. Smiley lường trước là giá cả sẽ tăng. Ông nói: “Chúng tôi sẽ phải chi nhiều tiền hơn. Lẽ ra số tiền đó chúng tôi có thể để làm việc khác. Tôi sẽ phải mua ít đồ hơn và phân loại để chỉ mua những sản phẩm thực sự quan trọng”.

Một người khác, một phụ nữ ở độ tuổi 50, lấy làm tiếc rằng những biện pháp này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến một số nhóm cư dân. Bà nói: “Thuế quan sẽ làm tăng giá các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, những mặt hàng mà tầng lớp bình dân cần mua để duy trì cuộc sống”.

Theo một nghiên cứu của cơ quan tư vấn PIIE, việc tăng thuế nhập khẩu từ Mêhicô, Canada và Trung Quốc có thể khiến các hộ gia đình Mỹ tốn kém thêm trung bình 1.200 đô la mỗi năm”.

Đưa di dân đến « xứ sở vô luật định » Guantanamo, quyết định của Donald Trump bị chỉ trích là « vô nhân đạo và bất hợp pháp »

Gây chấn động không kém, cả dư luận quốc tế và trong nước, là quyết định của tổng thống Mỹ cho chuyển người nhập cư trái phép vào Mỹ đến căn cứ quân sự của Mỹ ở Guantanamo (thuộc Cuba), nơi được biết đến với nhà tù quân sự khét tiếng của Mỹ mở ra sau vụ khủng bố 11/09/2011, nơi gắn với các đòn tra tấn những nghi phạm khủng bố từng được tiết lộ và gây chấn động dư luận.

Bất chấp phản ứng trong công luận về ý định của ông Trump đưa 30.000 di dân không giấy tờ đến giam giữ ở Guantanamo, ngày 04/02 quân đội Mỹ đã điều chuyến bay đầu tiên chở người nhập cư trái phép đến căn cứ Guantanamo.

Trên đài RFI Pháp ngữ ngày 05/02, bà Jimena Reyes, một lãnh đạo của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH), lên án quyết định của Donald Trump :

« Guantanamo thực sự là biểu tượng của sự vô luật pháp. Đây là nơi giam giữ những người bị buộc tội khủng bố và là nơi nước Mỹ, thời tổng thống Bush, ra sắc lệnh rằng những chiến binh này không có quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, do đó không được bảo vệ khỏi bị tra tấn, không có quyền được xét xử công bằng như những người sống tại Hoa Kỳ. Đó luôn luôn là điều xuất hiện ngay lập tức trong tâm trí mọi người (khi nói đến Guantanamo).

Ông Trump đã đồng nhất khủng bố, tội phạm và di dân không có giấy tờ. Kiểu hàm ý phân biệt chủng tộc nhẫn tâm đó rất đáng lo ngại. Họ đang thực hiện tiến trình dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp bảo vệ pháp lý, lần lượt từng biện pháp một, và điều này thật điên rồ ».

Quốc tế phẫn nộ về ý đồ kiểm soát dải Gaza của ông Trump : LHQ cảnh báo nạn « thanh lọc sắc tộc »

Sau tuyên bố đột ngột của ông Trump hôm 04/02 về việc Mỹ sẽ « kiểm soát lâu dài dải Gaza », « đưa người Palestine sang Jordani và Ai Cập », tái thiết Gaza thành Côte-d’Azur - Riviera « thiên đường » bên bờ Địa Trung Hải, cả người phát ngôn Nhà Trắng, Karoline Leavitt, và ngoại trưởng Mỹ, Marco Rubio, đã phải ra sức thanh minh, đính chính, « nắn » lại các phát biểu của chủ nhân Nhà Trắng để làm dịu dư luận trong nước và quốc tế.

Cũng như lãnh đạo của nhiều quốc gia châu Âu, Trung Quốc, Nga, Iran, các nước Ả Rập … tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã có phản ứng đáp trả tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong bài phát biểu, ông Antonio Guterres không nêu cụ thể tên tổng thống Mỹ, cũng không đề cập đến giải pháp mà ông đã đề xuất với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, nhưng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói rõ ràng về hậu quả của kế hoạch mà Trump đã đề xuất và không ngần ngại nói đến nạn « thanh lọc sắc tộc ».

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten ngày 05/02 gửi về bài tường trình :

« Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không ủng hộ Donald Trump nhưng không phản ứng ngay lập tức kế hoạch do tổng thống Hoa Kỳ vạch ra nhằm đưa người Palestine rời khỏi dải Gaza. Ông Guterres đã dành thời gian gọi điện cho quốc vương Jordanie vào hôm sáng qua. Theo những người thân cận của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Guterres thích suy nghĩ kỹ trước khi nói ra và viện dẫn các nguyên tắc.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu : « Khi tìm kiếm các giải pháp, chúng ta không nên làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Điều thiết yếu là phải trung thành với nền tảng của luật pháp quốc tế. Điều cốt yếu là phải tránh mọi hình thức thanh lọc sắc tộc. Thứ ba, chúng ta phải tái khẳng định giải pháp hai Nhà nước. Bất kỳ nền hòa bình bền vững nào cũng cần có những bước tiến thực chất, không thể đảo ngược và lâu dài, hướng tới giải pháp hai Nhà nước, chấm dứt sự chiếm đóng và thành lập một nhà nước Palestine độc ​​lập mà dải Gaza là một phần không thể tách rời ».

Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc, Riyad Mansour, tuyên bố người Palestine sẽ không rời khỏi dải Gaza. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của « thành công » của Hội nghị về giải pháp hai Nhà nước dự kiến ​​diễn ra vào tháng 06 (năm 2025) tại Liên Hiệp Quốc, dưới sự đồng chủ trì của Pháp và Ả Rập Xê Út ».

Anh muốn « nâng cấp quan hệ » với Liên Âu nhưng vẫn sợ TT Mỹ Donald Trump « gây chiến thuế quan »

Với vũ khí « thuế quan » trong tay, không ngại ngần « ra tay » với cả đồng minh, đối tác hay đối thủ, tổng thống Mỹ Donald Trump khiến Anh Quốc phải thận trọng trong việc nâng cấp quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu để giảm thiểu tác hại của Brexit. Anh Quốc hiện chưa rơi vào tầm ngắm của nguyên thủ Mỹ, nhưng Liên Âu thì đã bị ông Trump dọa áp thuế quan, bởi vì theo ông Liên Âu « đối xử tệ » với nước Mỹ.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang giải thích về sự thận trọng của chính quyền Anh :

« Đầu tuần qua, thủ tướng Anh, Sir Kier Starmer, tới Bruxelles, ‘thủ đô chính trị’ của Liên Hiệp Châu Âu, dự hội nghị cao cấp với lãnh đạo khối EU để “tái xác lập quan hệ song phương”. Đây là lần đầu tiên từ sau Brexit, xảy ra 5 năm trước đây, một thủ tướng Anh được mời dự thượng đỉnh các lãnh đạo EU, ở Bruxelles hôm 03/02/2025, với hy vọng của Luân Đôn muốn “nâng cấp quan hệ” để giảm tác hại của Brexit.

Thủ tướng Starmer nói ông sẽ “thực hiện Brexit” sao cho có lợi nhất cho Anh nhưng dư luận Anh ngày càng thấy mặt tiêu cực của thỏa thuận Anh rút ra khỏi EU, có hiệp lực từ 01/01/2020. Theo một thăm dò dư luận của YouGov cuối tháng 01/2025, 55% người được hỏi ở Anh coi Brexit “là sai lầm” và chỉ có đúng 11% nghĩ rằng Brexit “lợi nhiều hơn thiệt” cho Anh.

Anh đang cần EU vì thương mại với khối này lớn hơn trao đổi mậu dịch với Hoa Kỳ nhưng cũng lo sợ sát lại gần EU thì bị tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp thuế quan cao.

Xin nhắc lại, vào năm 2023, sau Brexit nhưng Anh vẫn xuất sang EU 356 tỷ bảng hàng hóa và dịch vụ, trong khi trị giá xuất khẩu của Anh sang Mỹ chỉ có 126 tỷ bảng. Mặt khác, sau Brexit, Anh cũng không ký được hiệp định tự do mậu dịch với Mỹ, khiến hàng của Anh bán sang Mỹ hay EU đều bị rào cản thuế quan, thủ tục giấy tờ. Tức là Anh đang “trơ trọi” và thiệt đơn thiệt kép.

Câu hỏi là Anh có cân bằng quan hệ với EU và Hoa Kỳ được không? Gần đây nhất, tổng thống Donald Trump đã dọa đánh thuế hàng hóa EU nhưng tạm bỏ Anh ra một bên, khiến tờ The Guardian cho rằng chuyến đi của thủ tướng Anh Starmer sang Bruxelles “đầy rủi ro” vì nguy cơ Hoa Kỳ không buông tha Anh quốc trong cuộc chiến thuế quan. Bởi vậy, các quan chức Anh đều nói khá chung chung về cách điều chỉnh lại quan hệ với EU.

Bộ trưởng phụ trách châu Âu của nội các Starmer là Nick Thomas-Symonds vừa nói rằng với chuyến thăm của thủ tướng sang Bruxelles, “Anh muốn nâng cấp quan hệ với EU vượt quá tình trạng hiện hữu”. Tuy thế, không ai nói sự nâng cấp (upgrade) đó là gì vì phe hữu ở Anh đang cáo buộc ông Starmer “đảo ngược Brexit bằng cửa sau”. Hoa Kỳ dưới thời Trump vừa đe dọa Anh “đừng sát lại gần EU ‘xã hội chủ nghĩa’. Có vẻ như các lãnh đạo EU và Anh đều không muốn phát biểu nhiều vào lúc này, để tránh “búa rìu thuế quan” từ ông Trump và "câu giờ” xem những tuần tới tình hình sẽ ra sao.

Bởi vậy, hai bên đồng ý sẽ nhóm họp lại vào tháng 05/2025 ở một hội nghị thượng đỉnh mới tại Anh, với hy vọng đạt được thỏa thuận giảm bớt các rào cản thương mại song phương mà Brexit tạo ra. Vào lúc đó, có thể các lá bài của tổng thống Mỹ Donald Trump tung ra đã rõ nét hơn và Anh cùng EU có thể chọn cách ứng phó sao cho phù hợp nhất với tình hình ».

USAID, nạn nhân đầu tiên của tỷ phú Elon Musk, bộ trưởng Hiệu quả Chính phủ

Tuần này cũng là một tuần mà nhiều cơ quan cấp liên bang của Mỹ trong nhiều lĩnh vực bị bộ Hiệu quả Chính phủ, dưới quyền chỉ đạo của tỷ phú Elon Musk, người thân cận của tổng thống, ra đòn phủ đầu.

Trong mắt Elon Musk, người được tổng thống Mỹ Donald Trump giao cho chức bộ trưởng bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), chuyên trách cải cách bộ máy chính phủ, cắt giảm ngân sách liên bang, USAID, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, là « một tổ chức tội phạm, lừa đảo », do « một băng đảng những kẻ cực đoan điên khùng » lãnh đạo. Hôm 03/02, DOGE thông báo đóng cửa trụ sở Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Nguồn tiền của Cơ quan liên bang quản lý 44 tỉ đô la, có 10.000 nhân viên trên toàn thế giới, viện trợ cho 120 nước, tạm thời bị phong tỏa 90 ngày.

Đến hôm 06/02, theo Reuters, chính quyền Donald Trump dự trù sa thải hàng ngàn nhân viên trên toàn cầu của USAID.

Từ Miami, thông tín viên David Thomson hôm 04/02 tường thuật :

« Trong đêm Chủ Nhật rạng sáng thứ Hai, Elon Musk đã lên tiếng cáo buộc nhắm vào USAID. Trên mạng X của mình, Elon Musk nói "vấn đề không chỉ là trong trái cây có con sâu, mà là khi quả đó bị sâu đục thì là vô vọng rồi, phải vứt bỏ toàn bộ".

Người giàu nhất thế giới nói thêm là Donald Trump đã đồng ý : "Tôi đã hỏi ông ấy chi tiết cụ thể và ông ấy đồng ý rằng chúng tôi phải đóng cửa (USAID)". Vài giờ sau đó, trang web của USAID biến mất, cũng như tài khoản Twitter của tổ chức này, 1.200 nhân viên làm việc tại trụ sở chính của USAID ở Washington nhận được email kêu gọi họ không đến văn phòng, bởi vì cửa ra vào của văn phòng trụ sở USAID đang bị cảnh sát niêm phong bằng dải băng màu vàng.

Trong bầu không khí hỗn loạn tại Nhà Trắng, tân phát ngôn viên Karonline Leavitt biện minh cho việc đóng cửa USAID bằng cách lên án rằng tiền của người đóng thuế bị lãng phí vào những khoản chi tiêu vô nghĩa của USAID. Bà khẳng định USAID đã chi "1,5 triệu đô la để thúc đẩy sự đa dạng trong công việc tại Serbia, 47.000 đô la cho một vở opera của người chuyển giới ở Colombia".

Các chuyên gia đang đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc đóng cửa USAID, cơ quan được thành lập vào năm 1961 dưới thời tổng thống Mỹ Kennedy theo một đạo luật của Quốc Hội. Trong khi đó, đảng Dân Chủ cho dù rất phẫn nộ, nhưng dường như cũng bất lực trước hành động bị xem là "cuộc đảo chính" của Elon Musk ».

Trump hay Musk, ai mới là chỉ huy ?

Việc Elon Musk ra lệnh đóng cửa USAID một lần nữa làm dấy lên câu hỏi về việc thiếu lực lượng kiềm chế Elon Musk trong chính quyền Donald Trump.

Thông tín viên David Thomson cho biết tiếp :

« Lãnh đạo phe Dân Chủ tại Hạ Viện, Chuck Shummer, lo ngại nói rằng nếu hôm nay Elon Musk đóng cửa USAID, thì quý vị có thể chắc chắn rằng ngày mai ông ta sẽ nhắm tấn công vào một mục tiêu mới, có thể là ngành bưu điện hay cơ quan thuế khóa.

Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Elisabeth Warren, thì phẫn nộ bởi vì Elon Musk chẳng phải do cử tri bầu chọn, nhất là khi vị tỷ phú giàu nhất hành tinh lại là người nắm quyền kiểm soát nhiều cơ quan được xem là những cột trụ quản lý hành chính rất quan trọng như hệ thống thanh toán của bộ Tài Chính Hoa Kỳ, và chỉ chịu sự chỉ đạo của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Rất nhiều người ở Hoa Kỳ đang tự hỏi liệu có phải Musk là cấp trên chỉ đạo Donald Trump hay không, đến mức Donald Trump buộc phải lên tiếng khẳng định rằng ông mới là người chỉ huy. Tổng thống thứ 47 của Mỹ nói : "Elon Musk không thể và sẽ không thể làm bất cứ điều gì nếu không có sự đồng ý của tôi. Nếu ông ấy làm bất cứ điều gì mà không có sự đồng ý của tôi, tôi sẽ nhanh chóng cho quý vị biết" ».

  continue reading

158 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh

Nghe chương trình này trong khi bạn khám phá
Nghe