Thông tin tác giả France Médias Monde and RFI Tiếng Việt được phát hiện bởi Player FM và cộng đồng của chúng tôi - bản quyền thuộc sở hữu của nhà sản xuất (publisher), không thuộc về Player FM, và audio được phát trực tiếp từ máy chủ của họ. Bạn chỉ cần nhấn nút Theo dõi (Subscribe) để nhận thông tin cập nhật từ Player FM, hoặc dán URL feed vào các ứng dụng podcast khác.

People love us!

User reviews

"Tôi thích tính năng nghe ngoại tuyến"
"Đây là "cách thức" quản lý podcast theo dõi của bạn. Nó cũng là cách tuyệt vời để khám phá những podcast mới."

Kế hoạch hòa bình cho Ukraina : Thực tế và những ý đồ của Trung Quốc

9:26
 
Chia sẻ
 

Manage episode 357518737 series 1455067
Thông tin tác giả France Médias Monde and RFI Tiếng Việt được phát hiện bởi Player FM và cộng đồng của chúng tôi - bản quyền thuộc sở hữu của nhà sản xuất (publisher), không thuộc về Player FM, và audio được phát trực tiếp từ máy chủ của họ. Bạn chỉ cần nhấn nút Theo dõi (Subscribe) để nhận thông tin cập nhật từ Player FM, hoặc dán URL feed vào các ứng dụng podcast khác.
Ngày 24/02/2023, đúng vào ngày đánh dấu một năm Nga mở « chiến dịch quân sự đặc biệt » xâm lăng Ukraina, Trung Quốc công bố kế hoạch nhằm chấm dứt cuộc xung đột. Đối với nhiều nhà phân tích tại Pháp, tài liệu gồm 12 điểm này của Bắc Kinh không mang lại một giải pháp nào cụ thể để thoát khỏi cuộc chiến, mà đúng hơn là minh họa cho các tham vọng của Bắc Kinh. Những nét chính của kế hoạch 12 điểm Phần lớn các nhà phân tích tại Pháp có chung một nhận xét : Đề xuất này của Trung Quốc không là một « kế hoạch hòa bình » như nhiều nhà lãnh đạo châu Âu mong đợi, mà là một văn bản, liệt kê lập trường của Bắc Kinh đã được đưa ra từ đầu cuộc chiến. Điều này đã được thể hiện rõ ngay trên tiêu đề của văn bản : « Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraina ». Bắc Kinh nhắc lại việc tôn trọng « chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia », đồng thời kêu gọi các bên can dự hậu thuẫn Nga và Ukraina mở lại đối thoại trực tiếp. Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân và hóa học, kêu gọi Nga và Ukraina « tôn trọng nghiêm ngặt luật nhân đạo của quốc tế, tránh tấn công thường dân hay các tòa nhà dân sự ». Trong số 12 điểm, Bắc Kinh ngầm chỉ trích NATO khi nói đến chấm dứt lối suy nghĩ kiểu « chiến tranh lạnh ». Cuối cùng, Trung Quốc cho rằng để có thể tiến đến hòa bình, phương Tây, Nga và Ukraina phải tìm cách « duy trì sự ổn định các chuỗi dây chuyền công nghiệp và cung ứng », nhưng « phản đối việc sử dụng kinh tế thế giới như là một công cụ hay vũ khí nhằm mục đích chính trị ». Một lời tố cáo các biện trừng phạt nhắm vào Nga mà các đồng minh của Kiev hiện tìm cách siết chặt hơn nữa. Trung Quốc « vờ » trung lập Điểm đầu tiên thu hút sự chú ý của một số nhà quan sát ở Pháp chính là lời kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Tatiana Kastouéva-Jean, giám đốc Trung tâm Nga, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, đánh giá đây là điểm mâu thuẫn chính trong các đề xuất của Bắc Kinh. « Rõ ràng trong thế lưỡng nan giữa toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của một dân tộc, thì đối với Trung Quốc sự toàn vẹn lãnh thổ có một tầm quan trọng. Trung Quốc đang nghĩ đến chính vấn đề của họ tại Đài Loan. Nếu chúng ta đi theo lô-gic này, thì điểm mâu thuẫn ở đây chính là trong bản đề xuất, điều đầu tiên Bắc Kinh lẽ ra phải làm là yêu cầu Nga triệt thoái quân khỏi lãnh thổ Ukraina. Thế nhưng, Trung Quốc không hề nhắc đến. Đây thật sự là sự mâu thuẫn chính yếu của Trung Quốc. » (France Culture 26/02/2023) Điều đáng chú ý khác là văn bản này của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu về nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi Nga triệt thoái quân khỏi Ukraina. Hơn nữa, Bắc Kinh vẫn kiên định lập trường, chỉ nói đến « khủng hoảng Ukraina », mà không dùng từ « chiến tranh », cũng như nêu lên vai trò, trách nhiệm của Nga. Jean de Gliniasty, cựu đại sứ Pháp ở Matxcơva, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), nhận định bản kế hoạch 12 điểm này của Trung Quốc, trước hết là có lợi cho Nga, bởi vì « văn bản dự trù ngưng các hoạt động thù nghịch (điều đó có nghĩa là ngưng giao tranh tại những đường chiến tuyến hiện tại và duy trì quân Nga trên khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraina trước khi bắt đầu đàm phán) cũng như là dỡ bỏ các lệnh cấm vận nhắm vào Nga ». (Le Figaro ngày 01/03/2023) Quan điểm này cũng được Marc Julienne, nhà nghiên cứu về các hoạt động của Trung Quốc, Trung tâm châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đồng chia sẻ trên đài truyền hình ARTE: « Về mặt chính thức, Trung Quốc duy trì thế trung lập trong cuộc chiến tại Ukraina kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 02/2022. Nhưng tính trung lập này rõ ràng chỉ là bề ngoài, bởi vì trên thực tế, Trung Quốc ngầm hậu thuẫn Nga và chế độ Vladimir Putin về mặt chính trị. » Chống các giá trị phương Tây : Nền tảng cho mối hợp tác Nga - Trung Thế giới cũng chưa quên ngày 04/02/2022, Bắc Kinh tuyên bố « tình hữu nghị không gì lay chuyển » với Matxcơva. Nếu như trong bản kế hoạch 12 điểm, Trung Quốc không còn nhắc đến « tình bằng hữu vô bờ bến », thì nhà Trung Quốc học Marie Holzman cũng không quên nhắc lại rằng nền tảng cơ bản cho mối liên kết Nga – Trung chính là ý muốn hình thành một mặt trận chung chống phương Tây. Trả lời kênh truyền hình Public Senat, bà giải thích : « Trung Quốc tự trao cho mình vai trò bảo vệ các nước đang phát triển trước "chủ nghĩa đế quốc và các giá trị của phương Tây". Đây là một điểm rất rõ ràng từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền. Tại Trung Quốc, nói về chủ nghĩa hợp hiến, các giá trị phổ quát, nhà nước pháp quyền hay nhân quyền, tất cả những gì làm nên rường cột cho các giá trị phương Tây, đều bị cấm. Đây còn là phương cách để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, nhắn nhủ các nước bị khối phương Tây bỏ mặc rằng "có một mô hình phát triển khác với mô hình do châu Âu và Mỹ đề xướng." Ông Putin, dù có phần nào thô thiển hơn Tập Cận Bình trong các phát biểu, cũng đi theo đúng kiểu lô-gic này ». Chính thái độ mập mờ này của Trung Quốc trong một năm qua đã khiến giới quan sát và các lãnh đạo phương Tây không mấy tin tưởng vào vai trò trung gian hòa giải của Bắc Kinh. Nỗi hoài nghi càng gia tăng khi gần đây Hoa Kỳ khẳng định có bằng chứng là Trung Quốc có ý định cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. Trang mạng Question Chine.net trích dẫn tiết lộ của báo Đức Der Spiegel ngày 23/02 cho biết « Bingo Intelligent Aviation Technology », một doanh nghiệp ở Tây An, dường như đang thương lượng với Nga để bán 100 chiếc drone « ZT-180 » có khả năng mang từ 35-50 kg vũ khí quân sự. Đây cũng có thể được xem như là một hình thức chuyển giao công nghệ « trá hình » của Trung Quốc cho Nga, theo như cáo buộc của trang thông tin Le Devoir tại Quebec, Canada (24/02/2023). Về điểm này, nhà Trung Quốc học Marie Holzman khẳng định Trung Quốc cũng giống như bao nước khác, sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Nga, nhưng sẽ ít có khả năng Bắc Kinh gia tăng hậu thuẫn quân sự bằng cách cung cấp chiến đấu cơ hay xe tăng. Trung Quốc bám chặt học thuyết « không can thiệp » trong các xung đột ở nước ngoài. Trung Quốc : Tham vọng mô hình thế giới hậu phương Tây Cho dù hành động của Nga khiến Trung Quốc khó xử, Bắc Kinh một mặt không muốn đánh mất mối quan hệ với Matxcơva, nhưng mặt khác cũng không muốn gây tổn hại các mối quan hệ thương mại với Mỹ và châu Âu. Trao đổi mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ và Châu Âu lần lượt ở mức 800 tỷ và 600 tỷ đô la, cao gấp 4 và 3 lần so với Nga, chỉ ở mức 200 tỷ đô la. Bắc Kinh ý thức được rằng, một sự hậu thuẫn đi quá xa có nguy cơ lãnh đòn trừng phạt của Mỹ và châu Âu sẽ buộc phải đi theo. Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Marc Julienne thuộc IFRI đồng chia sẻ : « Vào lúc Trung Quốc chuyển giao vũ khí sát thương, như lời ngoại trưởng Mỹ Blinken nói, thì lúc ấy Trung Quốc trở thành bên tham chiến, can dự vào cuộc xung đột, và do vậy nước này tức thì sẽ hứng lấy các đòn trừng phạt của Mỹ. Đó sẽ là những biện pháp trừng phạt kinh tế, trong khi Trung Quốc đang bị cấm vận trong lĩnh vực công nghệ. Những biện pháp hạn chế này hiện đang gây khó khăn rất lớn, thậm chí cản trở đổi mới công nghệ của Trung Quốc. » Trung Quốc tìm kiếm gì khi đưa ra bản kế hoạch 12 điểm này, đúng vào ngày đánh dấu một năm Nga mở « chiến dịch quân sự đặc biệt » xâm lược Ukraina ? Theo quan sát nhiều nhà phân tích, mục tiêu của việc công bố kế hoạch này chỉ nhằm thể hiện lập trường của Trung Quốc muốn chấm dứt xung đột, để làm hài lòng những nước nào không hậu thuẫn Ukraina. Lập trường này có thể sẽ là mục tiêu cho một nghị quyết ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhằm chống lại các nghị quyết của phương Tây. Pierre Lellouche, cựu bộ trưởng Pháp, cựu chủ tịch Hội đồng Nghị viện NATO, trên đài RFI tóm lược dụng ý của Trung Quốc như sau : « Tôi không tin rằng Trung Quốc chấp nhận một giải pháp có lợi cho Mỹ hay phương Tây. Họ không thể nào bỏ rơi Nga, họ cần một nước Nga bị suy yếu, đó sẽ là một nước chư hầu. Nhưng Trung Quốc có ý định hình thành một thế giới hậu phương Tây và đó là những gì họ đang thực hiện với Tổ chức Thượng Hải, qua việc phi đô la hóa ngày càng nhiều các mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc. Nước này mua dầu hỏa của Nga bằng nhân dân tệ rồi đem bán lại. Ả Rập Xê Út cũng đang làm điều tương tự, mua dầu hỏa của Nga bằng nhân dân tệ rồi bán lại bằng đô la. Trung Quốc đang tạo ra một hệ thống kinh tế thay thế cho sự thống trị của Mỹ dựa trên đồng đô la. (…) Trung Quốc đang xây dựng một thế giới hậu Ukraina. Theo tôi, điều quan trọng ở đây chính là một trật tự thế giới mới, một trật tự thế giới kiểu Trung Quốc. »
  continue reading

343 tập

Chia sẻ
 
Manage episode 357518737 series 1455067
Thông tin tác giả France Médias Monde and RFI Tiếng Việt được phát hiện bởi Player FM và cộng đồng của chúng tôi - bản quyền thuộc sở hữu của nhà sản xuất (publisher), không thuộc về Player FM, và audio được phát trực tiếp từ máy chủ của họ. Bạn chỉ cần nhấn nút Theo dõi (Subscribe) để nhận thông tin cập nhật từ Player FM, hoặc dán URL feed vào các ứng dụng podcast khác.
Ngày 24/02/2023, đúng vào ngày đánh dấu một năm Nga mở « chiến dịch quân sự đặc biệt » xâm lăng Ukraina, Trung Quốc công bố kế hoạch nhằm chấm dứt cuộc xung đột. Đối với nhiều nhà phân tích tại Pháp, tài liệu gồm 12 điểm này của Bắc Kinh không mang lại một giải pháp nào cụ thể để thoát khỏi cuộc chiến, mà đúng hơn là minh họa cho các tham vọng của Bắc Kinh. Những nét chính của kế hoạch 12 điểm Phần lớn các nhà phân tích tại Pháp có chung một nhận xét : Đề xuất này của Trung Quốc không là một « kế hoạch hòa bình » như nhiều nhà lãnh đạo châu Âu mong đợi, mà là một văn bản, liệt kê lập trường của Bắc Kinh đã được đưa ra từ đầu cuộc chiến. Điều này đã được thể hiện rõ ngay trên tiêu đề của văn bản : « Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraina ». Bắc Kinh nhắc lại việc tôn trọng « chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia », đồng thời kêu gọi các bên can dự hậu thuẫn Nga và Ukraina mở lại đối thoại trực tiếp. Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân và hóa học, kêu gọi Nga và Ukraina « tôn trọng nghiêm ngặt luật nhân đạo của quốc tế, tránh tấn công thường dân hay các tòa nhà dân sự ». Trong số 12 điểm, Bắc Kinh ngầm chỉ trích NATO khi nói đến chấm dứt lối suy nghĩ kiểu « chiến tranh lạnh ». Cuối cùng, Trung Quốc cho rằng để có thể tiến đến hòa bình, phương Tây, Nga và Ukraina phải tìm cách « duy trì sự ổn định các chuỗi dây chuyền công nghiệp và cung ứng », nhưng « phản đối việc sử dụng kinh tế thế giới như là một công cụ hay vũ khí nhằm mục đích chính trị ». Một lời tố cáo các biện trừng phạt nhắm vào Nga mà các đồng minh của Kiev hiện tìm cách siết chặt hơn nữa. Trung Quốc « vờ » trung lập Điểm đầu tiên thu hút sự chú ý của một số nhà quan sát ở Pháp chính là lời kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Tatiana Kastouéva-Jean, giám đốc Trung tâm Nga, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, đánh giá đây là điểm mâu thuẫn chính trong các đề xuất của Bắc Kinh. « Rõ ràng trong thế lưỡng nan giữa toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của một dân tộc, thì đối với Trung Quốc sự toàn vẹn lãnh thổ có một tầm quan trọng. Trung Quốc đang nghĩ đến chính vấn đề của họ tại Đài Loan. Nếu chúng ta đi theo lô-gic này, thì điểm mâu thuẫn ở đây chính là trong bản đề xuất, điều đầu tiên Bắc Kinh lẽ ra phải làm là yêu cầu Nga triệt thoái quân khỏi lãnh thổ Ukraina. Thế nhưng, Trung Quốc không hề nhắc đến. Đây thật sự là sự mâu thuẫn chính yếu của Trung Quốc. » (France Culture 26/02/2023) Điều đáng chú ý khác là văn bản này của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu về nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi Nga triệt thoái quân khỏi Ukraina. Hơn nữa, Bắc Kinh vẫn kiên định lập trường, chỉ nói đến « khủng hoảng Ukraina », mà không dùng từ « chiến tranh », cũng như nêu lên vai trò, trách nhiệm của Nga. Jean de Gliniasty, cựu đại sứ Pháp ở Matxcơva, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), nhận định bản kế hoạch 12 điểm này của Trung Quốc, trước hết là có lợi cho Nga, bởi vì « văn bản dự trù ngưng các hoạt động thù nghịch (điều đó có nghĩa là ngưng giao tranh tại những đường chiến tuyến hiện tại và duy trì quân Nga trên khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraina trước khi bắt đầu đàm phán) cũng như là dỡ bỏ các lệnh cấm vận nhắm vào Nga ». (Le Figaro ngày 01/03/2023) Quan điểm này cũng được Marc Julienne, nhà nghiên cứu về các hoạt động của Trung Quốc, Trung tâm châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đồng chia sẻ trên đài truyền hình ARTE: « Về mặt chính thức, Trung Quốc duy trì thế trung lập trong cuộc chiến tại Ukraina kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 02/2022. Nhưng tính trung lập này rõ ràng chỉ là bề ngoài, bởi vì trên thực tế, Trung Quốc ngầm hậu thuẫn Nga và chế độ Vladimir Putin về mặt chính trị. » Chống các giá trị phương Tây : Nền tảng cho mối hợp tác Nga - Trung Thế giới cũng chưa quên ngày 04/02/2022, Bắc Kinh tuyên bố « tình hữu nghị không gì lay chuyển » với Matxcơva. Nếu như trong bản kế hoạch 12 điểm, Trung Quốc không còn nhắc đến « tình bằng hữu vô bờ bến », thì nhà Trung Quốc học Marie Holzman cũng không quên nhắc lại rằng nền tảng cơ bản cho mối liên kết Nga – Trung chính là ý muốn hình thành một mặt trận chung chống phương Tây. Trả lời kênh truyền hình Public Senat, bà giải thích : « Trung Quốc tự trao cho mình vai trò bảo vệ các nước đang phát triển trước "chủ nghĩa đế quốc và các giá trị của phương Tây". Đây là một điểm rất rõ ràng từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền. Tại Trung Quốc, nói về chủ nghĩa hợp hiến, các giá trị phổ quát, nhà nước pháp quyền hay nhân quyền, tất cả những gì làm nên rường cột cho các giá trị phương Tây, đều bị cấm. Đây còn là phương cách để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, nhắn nhủ các nước bị khối phương Tây bỏ mặc rằng "có một mô hình phát triển khác với mô hình do châu Âu và Mỹ đề xướng." Ông Putin, dù có phần nào thô thiển hơn Tập Cận Bình trong các phát biểu, cũng đi theo đúng kiểu lô-gic này ». Chính thái độ mập mờ này của Trung Quốc trong một năm qua đã khiến giới quan sát và các lãnh đạo phương Tây không mấy tin tưởng vào vai trò trung gian hòa giải của Bắc Kinh. Nỗi hoài nghi càng gia tăng khi gần đây Hoa Kỳ khẳng định có bằng chứng là Trung Quốc có ý định cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. Trang mạng Question Chine.net trích dẫn tiết lộ của báo Đức Der Spiegel ngày 23/02 cho biết « Bingo Intelligent Aviation Technology », một doanh nghiệp ở Tây An, dường như đang thương lượng với Nga để bán 100 chiếc drone « ZT-180 » có khả năng mang từ 35-50 kg vũ khí quân sự. Đây cũng có thể được xem như là một hình thức chuyển giao công nghệ « trá hình » của Trung Quốc cho Nga, theo như cáo buộc của trang thông tin Le Devoir tại Quebec, Canada (24/02/2023). Về điểm này, nhà Trung Quốc học Marie Holzman khẳng định Trung Quốc cũng giống như bao nước khác, sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Nga, nhưng sẽ ít có khả năng Bắc Kinh gia tăng hậu thuẫn quân sự bằng cách cung cấp chiến đấu cơ hay xe tăng. Trung Quốc bám chặt học thuyết « không can thiệp » trong các xung đột ở nước ngoài. Trung Quốc : Tham vọng mô hình thế giới hậu phương Tây Cho dù hành động của Nga khiến Trung Quốc khó xử, Bắc Kinh một mặt không muốn đánh mất mối quan hệ với Matxcơva, nhưng mặt khác cũng không muốn gây tổn hại các mối quan hệ thương mại với Mỹ và châu Âu. Trao đổi mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ và Châu Âu lần lượt ở mức 800 tỷ và 600 tỷ đô la, cao gấp 4 và 3 lần so với Nga, chỉ ở mức 200 tỷ đô la. Bắc Kinh ý thức được rằng, một sự hậu thuẫn đi quá xa có nguy cơ lãnh đòn trừng phạt của Mỹ và châu Âu sẽ buộc phải đi theo. Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Marc Julienne thuộc IFRI đồng chia sẻ : « Vào lúc Trung Quốc chuyển giao vũ khí sát thương, như lời ngoại trưởng Mỹ Blinken nói, thì lúc ấy Trung Quốc trở thành bên tham chiến, can dự vào cuộc xung đột, và do vậy nước này tức thì sẽ hứng lấy các đòn trừng phạt của Mỹ. Đó sẽ là những biện pháp trừng phạt kinh tế, trong khi Trung Quốc đang bị cấm vận trong lĩnh vực công nghệ. Những biện pháp hạn chế này hiện đang gây khó khăn rất lớn, thậm chí cản trở đổi mới công nghệ của Trung Quốc. » Trung Quốc tìm kiếm gì khi đưa ra bản kế hoạch 12 điểm này, đúng vào ngày đánh dấu một năm Nga mở « chiến dịch quân sự đặc biệt » xâm lược Ukraina ? Theo quan sát nhiều nhà phân tích, mục tiêu của việc công bố kế hoạch này chỉ nhằm thể hiện lập trường của Trung Quốc muốn chấm dứt xung đột, để làm hài lòng những nước nào không hậu thuẫn Ukraina. Lập trường này có thể sẽ là mục tiêu cho một nghị quyết ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhằm chống lại các nghị quyết của phương Tây. Pierre Lellouche, cựu bộ trưởng Pháp, cựu chủ tịch Hội đồng Nghị viện NATO, trên đài RFI tóm lược dụng ý của Trung Quốc như sau : « Tôi không tin rằng Trung Quốc chấp nhận một giải pháp có lợi cho Mỹ hay phương Tây. Họ không thể nào bỏ rơi Nga, họ cần một nước Nga bị suy yếu, đó sẽ là một nước chư hầu. Nhưng Trung Quốc có ý định hình thành một thế giới hậu phương Tây và đó là những gì họ đang thực hiện với Tổ chức Thượng Hải, qua việc phi đô la hóa ngày càng nhiều các mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc. Nước này mua dầu hỏa của Nga bằng nhân dân tệ rồi đem bán lại. Ả Rập Xê Út cũng đang làm điều tương tự, mua dầu hỏa của Nga bằng nhân dân tệ rồi bán lại bằng đô la. Trung Quốc đang tạo ra một hệ thống kinh tế thay thế cho sự thống trị của Mỹ dựa trên đồng đô la. (…) Trung Quốc đang xây dựng một thế giới hậu Ukraina. Theo tôi, điều quan trọng ở đây chính là một trật tự thế giới mới, một trật tự thế giới kiểu Trung Quốc. »
  continue reading

343 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Hướng dẫn sử dụng nhanh