Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được tải lên và cung cấp trực tiếp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ. Nếu bạn tin rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không được phép, bạn có thể làm theo quy trình được nêu tại đây https://vi.player.fm/legal.

People love us!

User reviews

"Tôi thích tính năng nghe ngoại tuyến"
"Đây là "cách thức" quản lý podcast theo dõi của bạn. Nó cũng là cách tuyệt vời để khám phá những podcast mới."

Đấu bò tót tại Pháp : Truyền thống văn hóa vùng miền hay nạn ngược đãi động vật ?

9:35
 
Chia sẻ
 

Manage episode 363144969 series 130290
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được tải lên và cung cấp trực tiếp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ. Nếu bạn tin rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không được phép, bạn có thể làm theo quy trình được nêu tại đây https://vi.player.fm/legal.

Cùng với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một vài nước châu Mỹ La-tinh, Pháp là 1 trong ít nước trên thế giới vẫn còn cho phép tổ chức các cuộc đấu bò tót - corrida. Mùa hè là mùa diễn ra lễ hội đấu bò tót (feria) thu hút khá đông du khách đến miền nam Pháp. Nhưng đấu bò tót tại Pháp, trong suốt hơn 1 thế kỷ rưỡi tồn tại, vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, thậm chí còn bị xem là nghịch lý kiểu Pháp.

Bị tố là môn đấu dã man, nhưng đấu bò tót lại được xem là truyền thống, di sản văn hóa địa phương ở 3 tỉnh miền nam Pháp : Nouvelle-Aquitaine, Occitanie và Provence-Alpes-Côte-d’Azur, nên không bị bộ Luật hình sự quy vào các hành vi ngược đãi động vật, vốn dĩ thường bị phạt nặng tại Pháp, làm dấy nên nhiều tranh cãi. Để hiểu thêm về corrida tại Pháp, RFI ngày 08/03/2023 đã có buổi phỏng vấn giáo sư Eric Baratay, Đại học Lyon, chuyên về lịch sử động vật.

RFI : Xin giáo sư cho biết nguồn gốc môn corrida - đấu bò tót tại Pháp ?

Eric Baratay : Về mặt lịch sử, đấu bò tót ra đời tương đối gần đây, từ nửa sau thế kỷ 19. Các công ty biểu diễn từ Tây Ban Nha đã đến Pháp và đề xuất tổ chức các trận đấu bò tót. Vào thời đó, họ đề xuất tổ chức đấu bò tót trên khắp nước Pháp, họ không giới hạn các trận đấu bò tót ở miền nam nước Pháp, mà còn đề xuất tổ chức ở nhiều nơi tại Paris và các thành phố miền bắc, chẳng hạn ở Lille …

Thời kỳ đầu, những đề xuất tổ chức đấu bò tót đã vấp phải 2 kiểu phản đối : Trước hết là đạo luật Grammont được thông qua vào năm 1850, cấm ngược đãi vật nuôi, một khung pháp lý đủ mạnh và đã khiến các công ty, nhà tổ chức biểu diễn người Tây Ban Nha phải đề xuất các trận đấu bò tót giả, nghĩa là các trận đấu mà bò tót không bị đâm chết. Sự phản đối thứ hai diễn ra đặc biệt mạnh mẽ trong giới trí thức, báo chí và quan chức chính phủ, chủ yếu là ở Paris. Chính vì những lẽ đó, môn đấu bò tót gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu khi mới được đưa vào Pháp, trong vòng khoảng 50 năm, cho đến những năm 1900.

RFI : Vậy từ khi nào các trận đấu bò tót được tổ chức nhiều ở Pháp ?

Eric Baratay : Có một bước ngoặt diễn ra vào những năm 1900 - 1910, khi các cuộc đấu bò tót, mà trong trận đấu con vật bị đâm chết, đã được tổ chức ở miền nam nước Pháp. Trên thực tế, các đời chính phủ kế tiếp nhau đều để mặc cho mọi chuyện diễn ra để không làm mất lòng cử tri địa phương, bởi một số cử tri là những người thuộc giai cấp tư sản ở địa phương, thích những thứ ngoại lai. Đấu bò tót được du nhập từ nước ngoài nên họ rất thích. Một số cử tri khác là người Tây Ban Nha nhập cư : ngày càng có nhiều người Pháp gốc Tây Ban Nha ở miền nam nước Pháp. Đối với những người này, đấu bò tót là ký ức về nguồn cội Tây Ban Nha của họ, cho phép họ nhớ đến gốc gác Tây Ban Nha.

Chính dưới áp lực kép nói trên mà các đời chính phủ Pháp đã cho phép các trận đấu bò tót, mà trong trận đấu con vật bị đâm chết, được diễn ra ở miền nam nước Pháp. Họ không dám can thiệp vì lý do bầu cử và các nỗ lực cấm đấu bò tót trong những năm 1900 - 1920 đều đã thất bại vì những lý do liên quan đến bầu cử.

Như vậy là đấu bò tót phát triển tại Pháp rất chậm. Chẳng hạn, thành phố Nimes, hiện nay được xem là thủ phủ của các trận đấu bò tót ở Pháp, nhưng ban đầu cũng phải sau rất nhiều thời gian thì mới chấp nhận môn đấu bò tót. Trước đây, cũng có rất nhiều ý kiến phản đối đấu bò tót kể cả ở Nimes, bởi vì phần đông dân cư cho rằng đó không phải là đấu bò truyền thống kiểu Pháp, họ phản đối các cuộc đấu bò kiểu Tây Ban Nha. Phải đến những năm 1910-1920 thì đấu bò tót mới thực sự được chấp nhận ở Nimes.

RFI : Nhưng hiện nay có nhiều người bảo vệ corrida với lý do là đấu bò tót là truyền thống ở miền nam Pháp ?

Eric Baratay : Thời trước, đấu bò tót không phải truyền thống địa phương, nhưng bây giờ người hâm mộ lại bảo vệ corrida và nói rằng đấu bò tót là một truyền thống của miền nam Pháp, tức là đã có sự đảo chiều. Dẫu sao thì truyền thống này cũng chỉ là rất gần đây thôi và cũng chỉ được công nhận trong cộng đồng người hâm mộ, chứ còn khá đông người dân miền nam Pháp vẫn không thừa nhận corrida là truyền thống.

RFI : Corrida phát triển mạnh nhất trong giai đoạn lịch sử nào ? Và tại sao lại có tính vùng miền nam - bắc như hiện nay ?

Eric Baratay : Corrida đã đạt một thành công rất lớn ở miền nam Pháp, đặc biệt là vào những năm 1950 - 1970, khi số các các trận đấu bò tót được tổ chức tăng rất nhiều cùng với sự phát triển của loại hình du lịch đại chúng trong giai đoạn 30 năm huy hoàng, nhiều người đến từ Bắc Âu hay từ miền bắc đất nước để xem đấu bò vì họ có cảm tưởng đó thực sự là một tập tục của miền nam nước Pháp. Vậy đấy, đấu bò đã rất thành công ở miền nam nước Pháp, trái lại môn corrida chưa bao giờ có được thành công ở miền bắc nước Pháp. Các trận đấu bò chưa bao giờ được tổ chức thường xuyên ở miền bắc. Các công ty Tây Ban Nha đã cố gắng rất nhiều, nhưng họ vấp phải quá nhiều sự phản đối gay gắt ở miền bắc.

Đến năm 1951, đấu bò đã được Hạ Viện Pháp hợp pháp hóa. Hạ Viện cho phép tổ chức corrida ở miền nam đất nước nhưng cấm ở miền bắc, điều này càng củng cố suy nghĩ rằng đấu bò là một tập tục của miền nam Pháp. Và do đó, đấu bò đã rất phát triển trong những năm 1950 - 1970.

RFI : Từ khi nào corrida bắt đầu thoái trào ?

Eric Baratay : Từ những năm 1980, corrida đã bắt đầu đi xuống và tôi có thể nói là từ khoảng 20 năm trở lại đây thì suy giảm mạnh. Số trận đấu bò giảm rất nhiều, các địa điểm tổ chức đấu bò cũng giảm mạnh. Bây giờ các trận đấu bò được tổ chức tập trung trong đợt lễ hội kéo dài nhiều ngày, được gọi là « feria ». Các trận đấu bò giờ chỉ còn được duy trì tại các feria, bởi vì khi đó có đông người hơn nên các trận đấu bò vẫn thu hút một được một nhóm khán giả, nhưng quả thực đã có sự giảm sút mạnh. Hơn nữa, ngay cả tại các đợt lễ hội feria, chẳng hạn ở thành phố Nîmes, những trận đấu bò cũng không thể được tiếp tục nếu không có trợ cấp của chính quyền địa phương, của nhà nước vì không còn nhiều người xem như cách nay 40 - 50 năm. Bây giờ, nếu chỉ dựa vào khán giả thì sẽ bị thâm hụt và các trận đấu không thể diễn ra.

RFI : Nhưng tại sao hiện nay vẫn còn dấy lên những tranh cãi về việc cấm đấu bò tót ?

Eric Baratay : Các cuộc tranh luận đã diễn ra hồi thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, rồi biến mất vào nửa cuối thế kỷ 20 bởi vì corrida đã được Hạ Viện Pháp hợp pháp hóa hồi năm 1951.Từ khoảng 20 năm trở lại đây thì tranh luận lại dấy lên và ngày càng gay gắt, bởi vì những người phản đối đấu bò đặt vấn đề về số phận con vật, về cách đối xử với những con bò tót.

Trước đây, trong thế kỷ 19, cuộc tranh luận chủ yếu liên quan đến vấn đề về đạo đức, tinh thần : Liệu có thể để mọi người xem các trận đấu hung dữ, bạo lực như vậy không ? Người ta nghĩ rằng xem những trận đấu như vậy sẽ mang lại bạo lực giữa con người với con người, chứ người ta không quan tâm đến số phận của những con bò tót. Bây giờ thì vấn đề được quan tâm nhiều nhất là số phận dành cho chúng.

Từ những năm 1990, người ta đã có thể đo lường mức độ đau đớn và chịu đựng của động vật. Nếu con bò chịu đau trong trận đấu, nó sẽ tiết ra một số chất, hoặc là những chất để giúp nó vượt qua cơn đau, hoặc các chất tiết ra để che giấu sự kiệt sức của cơ thể chúng, nhưng thực tế là con vật không thể chịu nổi nữa. Chỉ cần đo nồng độ các chất này trong cơ thể chúng là biết con vật đang phải chịu đựng những đau đớn.

Các nghiên cứu đã được thực hiện đối với những con bò sau cuộc đấu và người ta đã chứng minh rằng chúng thực sự đã chịu những cơn đau mạnh. Trước đây, trong một thời gian rất dài, người hâm mộ đã phản đối những điều này. Chẳng hạn, trong cuốn sách « Chết vào buổi chiều », nhà văn Heminway đã khẳng định rằng một con bò sắp chết, sau khi lãnh những nhát kiếm, còn cảm thấy ít đau hơn một người bị bong gân.

Cho đến những năm 1990, thì vẫn cứ có người nói ngược, người nói xuôi, có những người nói rằng chúng không đau đớn, một số khác lại nói là chúng phải chịu đau. Nhưng kể từ những năm 1990 thì mọi chứng cớ đã rõ ràng, làm dấy lên những phản đối từ phe chống corrida.

Còn về những người ủng hộ môn đấu bò, lập luận của họ không còn là con vật không phải chịu đau, mà họ nói rằng đó là một truyền thống. Họ còn có xu hướng nói rằng đó là một truyền thống có từ thời xa xưa, thậm chí là từ hàng ngàn năm nay. Họ liên hệ một cách dễ dàng môn đấu bò tót với những bức khắc họa từ thời tiền sử và khẳng định rằng có một tín ngưỡng tôn thờ bò tót và đó là nguồn cội của môn đấu bò tót. Họ cũng dễ dàng tạo mối liên hệ giữa đấu bò tót với các trò chơi ở đảo Crète thời cổ đại, nhưng chúng tôi biết rằng chưa bao giờ các trò chơi thời cổ đại này tạo ra những ảnh hưởng ở Tây Ban Nha, người Crète chưa bao giờ đến Tây Ban Nha.

Đó chỉ là cách để họ nói rằng đấu bò là một truyền thống lâu đời, trong khi thực tế là ở Pháp, nó mới chỉ có từ hơn trăm năm nay, chứ không phải là từ xa xưa. Thế nhưng, ngày nay, lý lẽ về truyền thống là một lập luận thắng thế ở Pháp, được lắng nghe tương đối và họ có xu hướng tranh thủ lý lẽ này và nói rằng đấu bò là một phần bản sắc của miền nam nước Pháp.

RFI : Vậy ở các nước khác mà môn đấu bò trước nay đã phát triển mạnh, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, châu Mỹ La-tinh tình hình hiện nay biến chuyển ra sao ?

Ở Tây Ban Nha, đấu bò cũng đã bắt đầu bị phản đối, Barcelona ở xứ Catalulya đã cấm đấu bò tót. Nhiều cuộc tranh luận về đấu bò tót ở Tây Ban Nha đã nổ ra vì ngay cả tại nước này, đa số người dân đều không ủng hộ môn đấu bò tót. Còn ở châu Mỹ La-tinh, môn đấu bò tót đang suy giảm mạnh, hoặc đã bị cấm hoặc đang trong quá trình bị cấm, nhiều quốc gia đang có kế hoạch cấm, bởi vì ngoài lập luận là con vật phải chịu đựng cơn đau, còn có một lập luận khác rất có ý nghĩa, đó là đấu bò bị xem là một tập tục của những kẻ đô hộ xuất phát từ Tây Ban Nha và do thực dân áp đặt, nên cần loại trừ. Chính điều này khiến ở châu Mỹ La-tinh, môn đấu bò tót đang suy giảm mạnh.

RFI tiếng Việt chân thành cảm ơn giáo sư Eric Baratay đã tham gia chương trình !

  continue reading

401 tập

iconChia sẻ
 
Manage episode 363144969 series 130290
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được tải lên và cung cấp trực tiếp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ. Nếu bạn tin rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không được phép, bạn có thể làm theo quy trình được nêu tại đây https://vi.player.fm/legal.

Cùng với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một vài nước châu Mỹ La-tinh, Pháp là 1 trong ít nước trên thế giới vẫn còn cho phép tổ chức các cuộc đấu bò tót - corrida. Mùa hè là mùa diễn ra lễ hội đấu bò tót (feria) thu hút khá đông du khách đến miền nam Pháp. Nhưng đấu bò tót tại Pháp, trong suốt hơn 1 thế kỷ rưỡi tồn tại, vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, thậm chí còn bị xem là nghịch lý kiểu Pháp.

Bị tố là môn đấu dã man, nhưng đấu bò tót lại được xem là truyền thống, di sản văn hóa địa phương ở 3 tỉnh miền nam Pháp : Nouvelle-Aquitaine, Occitanie và Provence-Alpes-Côte-d’Azur, nên không bị bộ Luật hình sự quy vào các hành vi ngược đãi động vật, vốn dĩ thường bị phạt nặng tại Pháp, làm dấy nên nhiều tranh cãi. Để hiểu thêm về corrida tại Pháp, RFI ngày 08/03/2023 đã có buổi phỏng vấn giáo sư Eric Baratay, Đại học Lyon, chuyên về lịch sử động vật.

RFI : Xin giáo sư cho biết nguồn gốc môn corrida - đấu bò tót tại Pháp ?

Eric Baratay : Về mặt lịch sử, đấu bò tót ra đời tương đối gần đây, từ nửa sau thế kỷ 19. Các công ty biểu diễn từ Tây Ban Nha đã đến Pháp và đề xuất tổ chức các trận đấu bò tót. Vào thời đó, họ đề xuất tổ chức đấu bò tót trên khắp nước Pháp, họ không giới hạn các trận đấu bò tót ở miền nam nước Pháp, mà còn đề xuất tổ chức ở nhiều nơi tại Paris và các thành phố miền bắc, chẳng hạn ở Lille …

Thời kỳ đầu, những đề xuất tổ chức đấu bò tót đã vấp phải 2 kiểu phản đối : Trước hết là đạo luật Grammont được thông qua vào năm 1850, cấm ngược đãi vật nuôi, một khung pháp lý đủ mạnh và đã khiến các công ty, nhà tổ chức biểu diễn người Tây Ban Nha phải đề xuất các trận đấu bò tót giả, nghĩa là các trận đấu mà bò tót không bị đâm chết. Sự phản đối thứ hai diễn ra đặc biệt mạnh mẽ trong giới trí thức, báo chí và quan chức chính phủ, chủ yếu là ở Paris. Chính vì những lẽ đó, môn đấu bò tót gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu khi mới được đưa vào Pháp, trong vòng khoảng 50 năm, cho đến những năm 1900.

RFI : Vậy từ khi nào các trận đấu bò tót được tổ chức nhiều ở Pháp ?

Eric Baratay : Có một bước ngoặt diễn ra vào những năm 1900 - 1910, khi các cuộc đấu bò tót, mà trong trận đấu con vật bị đâm chết, đã được tổ chức ở miền nam nước Pháp. Trên thực tế, các đời chính phủ kế tiếp nhau đều để mặc cho mọi chuyện diễn ra để không làm mất lòng cử tri địa phương, bởi một số cử tri là những người thuộc giai cấp tư sản ở địa phương, thích những thứ ngoại lai. Đấu bò tót được du nhập từ nước ngoài nên họ rất thích. Một số cử tri khác là người Tây Ban Nha nhập cư : ngày càng có nhiều người Pháp gốc Tây Ban Nha ở miền nam nước Pháp. Đối với những người này, đấu bò tót là ký ức về nguồn cội Tây Ban Nha của họ, cho phép họ nhớ đến gốc gác Tây Ban Nha.

Chính dưới áp lực kép nói trên mà các đời chính phủ Pháp đã cho phép các trận đấu bò tót, mà trong trận đấu con vật bị đâm chết, được diễn ra ở miền nam nước Pháp. Họ không dám can thiệp vì lý do bầu cử và các nỗ lực cấm đấu bò tót trong những năm 1900 - 1920 đều đã thất bại vì những lý do liên quan đến bầu cử.

Như vậy là đấu bò tót phát triển tại Pháp rất chậm. Chẳng hạn, thành phố Nimes, hiện nay được xem là thủ phủ của các trận đấu bò tót ở Pháp, nhưng ban đầu cũng phải sau rất nhiều thời gian thì mới chấp nhận môn đấu bò tót. Trước đây, cũng có rất nhiều ý kiến phản đối đấu bò tót kể cả ở Nimes, bởi vì phần đông dân cư cho rằng đó không phải là đấu bò truyền thống kiểu Pháp, họ phản đối các cuộc đấu bò kiểu Tây Ban Nha. Phải đến những năm 1910-1920 thì đấu bò tót mới thực sự được chấp nhận ở Nimes.

RFI : Nhưng hiện nay có nhiều người bảo vệ corrida với lý do là đấu bò tót là truyền thống ở miền nam Pháp ?

Eric Baratay : Thời trước, đấu bò tót không phải truyền thống địa phương, nhưng bây giờ người hâm mộ lại bảo vệ corrida và nói rằng đấu bò tót là một truyền thống của miền nam Pháp, tức là đã có sự đảo chiều. Dẫu sao thì truyền thống này cũng chỉ là rất gần đây thôi và cũng chỉ được công nhận trong cộng đồng người hâm mộ, chứ còn khá đông người dân miền nam Pháp vẫn không thừa nhận corrida là truyền thống.

RFI : Corrida phát triển mạnh nhất trong giai đoạn lịch sử nào ? Và tại sao lại có tính vùng miền nam - bắc như hiện nay ?

Eric Baratay : Corrida đã đạt một thành công rất lớn ở miền nam Pháp, đặc biệt là vào những năm 1950 - 1970, khi số các các trận đấu bò tót được tổ chức tăng rất nhiều cùng với sự phát triển của loại hình du lịch đại chúng trong giai đoạn 30 năm huy hoàng, nhiều người đến từ Bắc Âu hay từ miền bắc đất nước để xem đấu bò vì họ có cảm tưởng đó thực sự là một tập tục của miền nam nước Pháp. Vậy đấy, đấu bò đã rất thành công ở miền nam nước Pháp, trái lại môn corrida chưa bao giờ có được thành công ở miền bắc nước Pháp. Các trận đấu bò chưa bao giờ được tổ chức thường xuyên ở miền bắc. Các công ty Tây Ban Nha đã cố gắng rất nhiều, nhưng họ vấp phải quá nhiều sự phản đối gay gắt ở miền bắc.

Đến năm 1951, đấu bò đã được Hạ Viện Pháp hợp pháp hóa. Hạ Viện cho phép tổ chức corrida ở miền nam đất nước nhưng cấm ở miền bắc, điều này càng củng cố suy nghĩ rằng đấu bò là một tập tục của miền nam Pháp. Và do đó, đấu bò đã rất phát triển trong những năm 1950 - 1970.

RFI : Từ khi nào corrida bắt đầu thoái trào ?

Eric Baratay : Từ những năm 1980, corrida đã bắt đầu đi xuống và tôi có thể nói là từ khoảng 20 năm trở lại đây thì suy giảm mạnh. Số trận đấu bò giảm rất nhiều, các địa điểm tổ chức đấu bò cũng giảm mạnh. Bây giờ các trận đấu bò được tổ chức tập trung trong đợt lễ hội kéo dài nhiều ngày, được gọi là « feria ». Các trận đấu bò giờ chỉ còn được duy trì tại các feria, bởi vì khi đó có đông người hơn nên các trận đấu bò vẫn thu hút một được một nhóm khán giả, nhưng quả thực đã có sự giảm sút mạnh. Hơn nữa, ngay cả tại các đợt lễ hội feria, chẳng hạn ở thành phố Nîmes, những trận đấu bò cũng không thể được tiếp tục nếu không có trợ cấp của chính quyền địa phương, của nhà nước vì không còn nhiều người xem như cách nay 40 - 50 năm. Bây giờ, nếu chỉ dựa vào khán giả thì sẽ bị thâm hụt và các trận đấu không thể diễn ra.

RFI : Nhưng tại sao hiện nay vẫn còn dấy lên những tranh cãi về việc cấm đấu bò tót ?

Eric Baratay : Các cuộc tranh luận đã diễn ra hồi thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, rồi biến mất vào nửa cuối thế kỷ 20 bởi vì corrida đã được Hạ Viện Pháp hợp pháp hóa hồi năm 1951.Từ khoảng 20 năm trở lại đây thì tranh luận lại dấy lên và ngày càng gay gắt, bởi vì những người phản đối đấu bò đặt vấn đề về số phận con vật, về cách đối xử với những con bò tót.

Trước đây, trong thế kỷ 19, cuộc tranh luận chủ yếu liên quan đến vấn đề về đạo đức, tinh thần : Liệu có thể để mọi người xem các trận đấu hung dữ, bạo lực như vậy không ? Người ta nghĩ rằng xem những trận đấu như vậy sẽ mang lại bạo lực giữa con người với con người, chứ người ta không quan tâm đến số phận của những con bò tót. Bây giờ thì vấn đề được quan tâm nhiều nhất là số phận dành cho chúng.

Từ những năm 1990, người ta đã có thể đo lường mức độ đau đớn và chịu đựng của động vật. Nếu con bò chịu đau trong trận đấu, nó sẽ tiết ra một số chất, hoặc là những chất để giúp nó vượt qua cơn đau, hoặc các chất tiết ra để che giấu sự kiệt sức của cơ thể chúng, nhưng thực tế là con vật không thể chịu nổi nữa. Chỉ cần đo nồng độ các chất này trong cơ thể chúng là biết con vật đang phải chịu đựng những đau đớn.

Các nghiên cứu đã được thực hiện đối với những con bò sau cuộc đấu và người ta đã chứng minh rằng chúng thực sự đã chịu những cơn đau mạnh. Trước đây, trong một thời gian rất dài, người hâm mộ đã phản đối những điều này. Chẳng hạn, trong cuốn sách « Chết vào buổi chiều », nhà văn Heminway đã khẳng định rằng một con bò sắp chết, sau khi lãnh những nhát kiếm, còn cảm thấy ít đau hơn một người bị bong gân.

Cho đến những năm 1990, thì vẫn cứ có người nói ngược, người nói xuôi, có những người nói rằng chúng không đau đớn, một số khác lại nói là chúng phải chịu đau. Nhưng kể từ những năm 1990 thì mọi chứng cớ đã rõ ràng, làm dấy lên những phản đối từ phe chống corrida.

Còn về những người ủng hộ môn đấu bò, lập luận của họ không còn là con vật không phải chịu đau, mà họ nói rằng đó là một truyền thống. Họ còn có xu hướng nói rằng đó là một truyền thống có từ thời xa xưa, thậm chí là từ hàng ngàn năm nay. Họ liên hệ một cách dễ dàng môn đấu bò tót với những bức khắc họa từ thời tiền sử và khẳng định rằng có một tín ngưỡng tôn thờ bò tót và đó là nguồn cội của môn đấu bò tót. Họ cũng dễ dàng tạo mối liên hệ giữa đấu bò tót với các trò chơi ở đảo Crète thời cổ đại, nhưng chúng tôi biết rằng chưa bao giờ các trò chơi thời cổ đại này tạo ra những ảnh hưởng ở Tây Ban Nha, người Crète chưa bao giờ đến Tây Ban Nha.

Đó chỉ là cách để họ nói rằng đấu bò là một truyền thống lâu đời, trong khi thực tế là ở Pháp, nó mới chỉ có từ hơn trăm năm nay, chứ không phải là từ xa xưa. Thế nhưng, ngày nay, lý lẽ về truyền thống là một lập luận thắng thế ở Pháp, được lắng nghe tương đối và họ có xu hướng tranh thủ lý lẽ này và nói rằng đấu bò là một phần bản sắc của miền nam nước Pháp.

RFI : Vậy ở các nước khác mà môn đấu bò trước nay đã phát triển mạnh, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, châu Mỹ La-tinh tình hình hiện nay biến chuyển ra sao ?

Ở Tây Ban Nha, đấu bò cũng đã bắt đầu bị phản đối, Barcelona ở xứ Catalulya đã cấm đấu bò tót. Nhiều cuộc tranh luận về đấu bò tót ở Tây Ban Nha đã nổ ra vì ngay cả tại nước này, đa số người dân đều không ủng hộ môn đấu bò tót. Còn ở châu Mỹ La-tinh, môn đấu bò tót đang suy giảm mạnh, hoặc đã bị cấm hoặc đang trong quá trình bị cấm, nhiều quốc gia đang có kế hoạch cấm, bởi vì ngoài lập luận là con vật phải chịu đựng cơn đau, còn có một lập luận khác rất có ý nghĩa, đó là đấu bò bị xem là một tập tục của những kẻ đô hộ xuất phát từ Tây Ban Nha và do thực dân áp đặt, nên cần loại trừ. Chính điều này khiến ở châu Mỹ La-tinh, môn đấu bò tót đang suy giảm mạnh.

RFI tiếng Việt chân thành cảm ơn giáo sư Eric Baratay đã tham gia chương trình !

  continue reading

401 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Hướng dẫn sử dụng nhanh