Player FM - Internet Radio Done Right
9,685 subscribers
Checked 18d ago
Added nine years ago
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Player FM - Podcast App
Go offline with the Player FM app!
Go offline with the Player FM app!
Tạp chí văn hóa
Mark all (un)played …
Manage series 130290
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam
74 episodes
Mark all (un)played …
Manage series 130290
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam
74 episodes
Tous les épisodes
×T
Tạp chí văn hóa


Nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi không phải là kẻ si tình duy nhất trao trọn trái tin cho Nàng Xuân. Bản Symphonie số 1 của nhạc sĩ người Đức Robert Schumann cũng mang tên Xuân . Trong sự nghiệp ngắn ngủi, nhạc sĩ dương cầm Mendelssohn đã để lại cho hậu thế khúc Xuân Ca . Vũ điệu mùa Xuân của tác giả người Pháp Debussy là sự vui tươi trong một ngày mới. Nhịp điệu dồn dập, thôi thúc trong Lễ Đăng Quang Mùa Xuân của Stravinsky hừng hực nhựa sống. Ý xuân trong những khúc xuân ca Nhưng đâu cần phải mang tên Xuân mới là là hơi thở mùa xuân. Nhạc phẩm Die Moldau mang tên con sông Vltava chảy qua thành phố Praha, Tiệp Khắc đã trở một trong những biểu tượng lớn nhất của Mùa Xuân nhờ nhà soạn nhạc Bedrich Smetana (1824-1881). Vlatava là con sông dài nhất, hơn 430 km, của Tiệp Khắc và dưới thời kỳ còn bị vương quốc Áo đô hộ, con sông được biết đến nhiều hơn dưới tên gọi là dòng Die Moldau. Nhạc sĩ Smetana năm 1874, trên đỉnh cao danh vọng, đã mang hết bầu nhiệt huyết để soạn một tuyển tập nhạc gồm 6 bản, mà trong đó Die Moldau được biết đến nhiều hơn cả. Khúc nhạc này nổi tiếng nhờ giai điệu du dương, bay bổng nhẹ nhàng với một vài nốt nhạc dễ nghe, dễ nhớ. Dường như giai điệu ấy bắt nguồn từ một bài hát dân gian, đậm tình dân tộc của người dân sứ Tiệp. Nhưng không chỉ có thế. Trong tác phẩm này Smetana thả bước theo hai dòng suối nhỏ ở thượng nguồn sâu thẳm trong vùng Bohemia : hai mạch nước quấn vào nhau thành một con sông nấp mình trong rừng sâu, đem nước sống tưới mát đồng cỏ, làng quê, vươn ra đến thành phố trước khi hòa nhập vào với con sông lớn Elbe … Trong suốt hành trình đó, có tiếng suối reo, có đám cưới đồng quê, có ánh trăng vàng… Nước có lúc hiền hoà, khi thì cuồng nhiệt siết chảy như như thác đổ … Khát vọng tự do Nhạc sĩ Bedrich Smetana sinh ra trong một gia đình đông con tại thị trấn Litomysl vùng Bohemia Tiệp Khắc. Là một người có tinh thần yêu nước cao, ông sớm sáng tác những khúc quân ca, hòa mình với cuộc nổi dậy năm 1848 bùng lên tại Praha. … Smetana cũng đã trải qua một thời gian dài ở Thụy Điển trước khi về điều hành trường nhạc và một nhà hát ở thủ đô Tiệp Khắc… Từ thập niên 1860 ông ấp ủ dự án sáng tác một tập nhạc với những bài ca yêu nước. Năm 1874 ông bắt đầu soạn tuyển tập lấy tên là Ma Vlast, Tổ Quốc Tôi. Trong nhạc phẩm Die Moldau Smetana mượn hình ảnh con sông hiền hòa để nói lên khát vọng tự do của cả một dân tộc. Cũng chính vì thế mà bản nhạc này luôn đồng hành với người dân Tiệp Khắc trong mỗi cuộc đấu tranh : Thập niên 1940, Die Moldau là biểu tượng kháng chiến của người dân Tiệp chống Đức Quốc Xã. Nhạc phẩm này hành với phong trào nổi dậy Mùa Xuân Praha năm 1968 chống lại bàn tay sắt của Liên Xô. Cũng ca khúc này trở thành biểu tượng của cuộc Cánh Mạng Nhung 1989 lật đổ chế độ Cộng Sản. Từ năm 1946 bản Die Moldau luôn là tác phẩm đầu tiên trỗi lên vào mỗi lễ hội âm nhạc Festival Mùa Xuân Praha, được tổ chức đúng ngày giỗ nhạc sĩ Bedrich Smetana 12 tháng 5 hàng năm. Tháng 5 ở Tiệp vẫn còn là mùa xuân… Vỗ cánh chim bay Chim hót trên cành hay con chim rời tổ cũng là biểu tượng của mùa xuân. Phải chăng vì thế mà nhạc phẩm ít được biết đến The Lark Ascending của nhà soạn nhạc người Anh Raph Vaughan Williams (1872-1958) được xem là một trong những khúc xuân ca độc đáo nhất. Đến với tác phẩm này, ta không khỏi nghĩ đến bài thơ của Huy Cận được sáng tác năm 1964 : « Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào (…) Con chim chiền chiện, Hồn xanh quê nhà Sáng nay lại hót, Tưng bừng lòng ta » Được xem là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn nhất của Anh Quốc ở nửa đầu thế kỷ XX, Raph Vaughan Williams lấy nguồn cảm hứng từ hình cảnh con chim rời tổ, tự do bay lượn, ca hát trên trời cao khi ông sáng tác bản concerto The Lark Ascending. Tiếng vĩ cầm ở đây thánh thót như tiếng chim, « vút, vút cao » để một ngày nào nó « tung cánh chim tìm về tổ ấm » … Bảo Giao hưởng Đồng quê Bức họa đồng quê, cảnh sông nước hữu tình, tiếng chim hót… cũng gợi lên hình ảnh mùa xuân trong lòng nhạc sĩ Beethoven (1770-1827) khi ông soạn bản Giao Hưởng Đồng Quê -La Symphonie Pastorale. Đây là bản giao hưởng số 6, được soạn cùng lúc với bản Symphonie số 5 mà chính tác giả đã gọi là bản Giao Hưởng của Định Mệnh. Beethoven trong vai nhạc trưởng đã điều khiển dàn nhạc suốt hơn 4 giờ đồng hồ trong đêm 22/12/1808. Một chương trình quá dài khiến cả hai bản giao hưởng rất nổi tiếng của ông đã bị nhiều tiếng chê bai. Khán giả thành Vienne khi đó hoàn toàn lạnh nhạt với hai trong số 9 bản symphonie mang tên Beethoven. Trở lại với bản Giao Hưởng Đồng Quê : khác với thường lệ đây là một bản Symphonie gồm đến 5 phần, ngay từ khuông nhạc đầu teien, tác giả đã đưa người nghe bước vào một khung trời bình yên, nơi có nắng ấm. nhạc phẩm này như một bức họa đồng quê : ta trông thấy Beethoven thả bước trên những cánh đồng, hương cỏ và những nụ hoa chớm nở chào đón khách bộ hành. Những con lạch tưới mát ruộng đồng, những bầy sơn ca, họa mi, chim sáo hòa vang tiếng hót.. Những đôi trai gái cười vui dưới bóng hàng cây ... Rồi những hạt mưa xuân, giông tố, chim muông thu mình vào tổ.. .. những hạt mưa nhẹ dần, những mầm cây đâm trồi nẩy lộc ……
T
Tạp chí văn hóa


1 “Ngày xưa” trong nghệ thuật kịch Pháp-Việt ngày nay 9:41
9:41
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:41
“Thuở ấy, chưa có gì được sinh ra, thế gian còn hỗn độn. Thế rồi trời đất phân đôi, mặt trăng mặt trời được sinh ra, và Con người xuất hiện. Họ đã phải đấu tranh cho vùng đất của mình, với sự giúp đỡ của Đức Phật” . Vở kịch Ngày xưa bắt đầu như vậy, theo lời dẫn nhập của người kể chuyện, tại nhà hát của trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin, tại Hà Nội, ngày 22/09/2024. Thế nhưng đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp gốc Việt và Pháp đã giới thiệu câu chuyện theo cách nhìn độc đáo, kết hợp sân khấu truyền thống với kịch hiện đại, thêm những yếu tố hài hước "nhằm mục đích giao thoa hai nền văn hóa thông qua ngôn ngữ, truyền thống âm nhạc và thẩm mỹ quan của họ” . Nhóm nghệ sĩ ATH đã chuyển thể thành sân khấu ba sự tích dân gian Thần trụ trời , Con rồng cháu tiên và Sự tích trầu cau được trích từ cuốn Đầm Nhất Dạ và các truyền thuyết khác của Việt Nam của nhà văn Trần Huy Minh. Cả ba câu chuyện mang đậm tính truyền thuyết và có một điểm chung nổi bật : sự kết hợp giữa trí tưởng tượng, chủ nghĩa siêu thực và hiện thực. Trả lời RFI Tiếng Việt, đạo diễn người Pháp Quentin Delorme, người sáng lập xưởng ATH (Atelier théâtre de Hanoi - Drama and Arts Space), giải thích về lựa chọn này : "Khi mới đến Việt Nam (cách đây 15 năm) , tôi rất quan tâm đến truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam. Điều đầu tiên mà tôi thấy và đến giờ vẫn ám ảnh tâm trí là làm nghệ thuật như thế nào để nghệ thuật phổ cập hơn một chút. Khi đọc những câu chuyện đó, tôi từng bước khám phá thế giới đó, đồng thời so sánh với truyện cổ tích ở những nước khác. Ví dụ truyện đầu tiên - Thần Trụ trời - trong vở kịch, nói về Trái đất được hình thành như thế nào. Tôi rất ấn tượng : Làm thế nào mà cùng lúc, ở những nơi khác nhau trên thế giới, người ta lại tưởng tượng ra được gần như giống nhau về cách trời đất được hình thành, dù từ ngữ khác nhau. Cho nên tôi rất chú ý đến việc có thể sử dụng những câu chuyện cổ tích Việt Nam như thế nào, khiến chúng được phổ biến rộng rãi hơn, tới mọi lứa tuổi, để họ thực sự thấy được tính phổ quát này vượt qua cả phạm vi Việt Nam, nói về nhân loại nói chung" . Cách dẫn chuyện độc đáo Ba câu chuyện riêng lẻ lần lượt được mở ra và cùng nhau cộng hưởng, được xâu chuỗi qua lời người dẫn chuyện một cách rất tự nhiên. Nhưng vai trò của người dẫn chuyện không chỉ dừng ở đó mà còn có nhiều yếu tố bất ngờ. Đạo diễn Quentin Delorme cho biết ý tưởng đằng sau lựa chọn này : "Đối với tôi, người kể chuyện thực sự quan trọng trong câu chuyện bởi vì họ là một nhân vật đặc biệt không chỉ đơn thuần là một nghệ sĩ đến kể chuyện mà song hành cùng các nghệ sĩ giúp câu chuyện trở nên sống động. Ngoài ra, tôi thực sự thích nói về “sân khấu trong sân khấu”, cũng như ý tưởng người kể chuyện, đạo diễn và người tạo ra những câu chuyện đó, mang chúng đến với khán giả, giống như một đạo diễn trau chuốt chương trình và thổi hồn cho câu chuyện. Thông qua nhân vật người kể chuyện, thực sự còn có câu chuyện về "sân khấu trong sân khấu". Một điểm gây bất ngờ khác là những phân cảnh, lên đến cao trào, bỗng nhiên quay ngoắt trở lại với thế giới hiện đại, khiến khán giả ngỡ ngàng và bật cười, nhưng cũng suy ngẫm, liên tưởng câu chuyện trong quá khứ với thực tại. Ẩn ý đằng sau điểm độc đáo này là gì ? "Theo tôi, các câu chuyện cổ tích luôn được tái tạo theo kiểu chúng ta nói rằng những câu chuyện cách đây một hoặc hai thế kỷ không còn phù hợp với ngày nay. Cho nên phải rũ bỏ tư tưởng đó, khiến chúng trở nên hợp thời hơn và hấp dẫn hơn cho các thế hệ ngày nay, giúp họ biết rằng những câu chuyện này là hiện tại, chúng đang tồn tại và nói về chúng ta. Và việc đưa tất cả những yếu tố hiện đại vào cũng nhằm để nói rằng các câu chuyện cần thời gian để tạo dựng lại và để nói trong buổi diễn rằng chúng tôi ở đây để kể lại, còn các bạn đã xem, đến lượt các bạn tiếp tục giúp những câu chuyện đó phát triển, kể lại chúng và tái tạo chúng". Chuẩn mực quá khứ nhìn từ hiện tại Vai trò, thiên chức của người phụ nữ ngày xưa cũng được đề cập trong vở kịch với một góc nhìn thực tế hơn, đương đại hơn : Tại sao cứ phải quyết định rằng phụ nữ phải lập gia đình ? Tại sao họ luôn phải nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho bản thân ?... Đó là những vấn đề nhận được nhiều tranh luận hiện nay. " Về điểm này, tôi muốn nói là khá riêng tư. Xã hội phụ hệ đã được nói từ lâu ở khắp nơi. Trong thời gian rất dài, chúng ta đã thấy thế mạnh của đàn ông. Đối với tôi, nói về vấn đề này trong các vở kịch của mình là điều quan trọng để mọi người nhận thức được bởi vì chúng ta đã bị gắn chặt trong những xã hội coi trọng chế độ phụ hệ. Ở Việt Nam có ít tranh luận thực sự về chủ đề này hơn ở Pháp. Cả vở diễn Ngày xưa , hoặc kể cả khi người ta nói về những câu chuyện cổ tích kiểu như vậy, đều bị mối quan hệ này ảnh hưởng, như trong truyện về Âu Cơ và Lạc Long Quân, cũng rất gia trưởng. Cho nên đối với tôi, cần phải đặt ra những câu hỏi như vậy, tự nhủ là đến một thời điểm nào đó không truyền tải hoàn toàn trọn vẹn và đặt câu hỏi : nếu những câu chuyện này do phụ nữ viết thì sao ? Những câu chuyện này không được nghĩ ra trong một xã hội phụ hệ thì sẽ như thế nào? Và tiếp theo sẽ là những câu hỏi : Chúng ta nên thay đổi điều gì ? Và đặt những câu hỏi này như thế nào với công chúng để suy nghĩ về vị trí của phụ nữ trong tất cả những chuyện này ?". Một chủ đề khác, dù chưa được nêu rộng rãi ở Việt Nam, nhưng được tranh luận khá sôi nổi ở Pháp và một số nước châu Âu, đó là những câu chuyện cổ tích, thần thoại đề cao sự báo thù, “ác giả ác báo” , đôi khi rất độc ác của những nạn nhân. Liệu tư tưởng đó còn phù hợp với thời hiện tại, với cách giáo dục ngày nay ? Liệu có nên kể chuyện theo một cách khác hoặc có cách đề cập khác ? "Đúng, tôi nghĩ là xã hội hiện đại ngày nay cần diễn giải lại những câu chuyện cổ tích này, cần bắt đầu thay đổi một chút về những chuẩn mực đạo đức được đưa ra vì chúng ta thấy rằng chúng không còn hợp thời và không còn tương ứng với sự phát triển của xã hội. Đây cũng là điều chúng tôi đề cập trong các cuộc trao đổi về lựa chọn thay đổi nghệ thuật của mình, nói rằng chúng tôi ở đây không phải là để lặp lại những gì vẫn được làm. Đối với tôi, việc tự cho phép thay đổi như vậy thực sự rất cần thiết và thú vị hơn nữa là khi diễn vở kịch ở Việt Nam, nơi có một bộ phận xã hội còn bảo thủ hơn. Có nhiều người bảo là chúng tôi không được phép chỉnh sửa truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ chẳng hạn. Nhưng theo tôi, điều này không công bằng, vì ngược lại, các thế hệ tương lai phải diễn giải lại tất cả những câu chuyện này" . Trong thông cáo ngày 10/09/2024 giới thiệu vở diễn Ngày xưa , ATH và đối tác là Viện Pháp - Institut français, giải thích “các sáng tạo nghệ thuật dựa trên các sự tích và câu chuyện thần thoại dường như rất cần thiết” , “vào thời điểm mà xã hội chúng ta đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân, của chủ nghĩa tiêu dùng cùng sự xâm lấn của công nghệ” . Bởi vì đó là “sự tích tạo cầu nối giữa quá khứ và hiện tại” , nhắc nhở chúng ta về nguồn cội, “bởi vì sự tích là nền tảng văn hóa” , “mang tính phổ quát” bởi chúng đề cập đến những câu hỏi lớn của đời người (con người đến từ đâu, sinh ra thế nào, các mối quan hệ ruột thịt, tình cảm…). Vậy kịch bản được viết như thế nào để truyền đạt những suy nghĩ đó ? "Thường thì tôi và các diễn viên vẫn ứng biến. Tôi đưa ra những ý tưởng, được coi là cơ sở cho các cuộc đối thoại, và các diễn viễn gần như bắt đầu ứng biến. Điều thú vị ở chỗ có những diễn viên chỉ nói tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và một số chỉ nói tiếng Việt, vì vậy họ cùng nhau ứng biến. Điều cốt lõi là hiểu được nhau. Tôi làm việc theo cách ứng biến này rất nhiều với người kể chuyện, cũng là đồng giám đốc ATH. Và đến lúc phải viết lại thì tất cả chúng tôi cùng viết trên sân khấu" . Vở diễn chạm đến mọi lứa tuổi Vở diễn Ngày xưa không bị hạn chế trong một không gian nhỏ của sân khấu kịch. Đạo diễn Quentin Delorme và các nghệ sĩ đã thực hiện được lời hứa “Một trải nghiệm sân khấu độc đáo cho mọi lứa tuổi” vì khán giả tới buổi diễn trong nhà hát của trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin là những bé chỉ vài tuổi đến những bậc cao niên, người Việt và người Pháp. Họ đến với gia đình, thậm chí ba thế hệ hoặc những nhóm bạn trẻ. "Khó khăn đầu tiền đến trước khi vở diễn ra đời, có nghĩa là, chắc chắn vở kịch bằng tiếng Việt sẽ khiến một số người không hiểu. Sau đó, có rất nhiều phản hồi của khán giả - điều mà chúng tôi hài lòng - rằng dù họ không hiểu tiếng Việt nhưng họ gần như được xem một vở diễn bằng tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Anh. Và ngược lại, nhiều người Việt nói với chúng tôi là dù họ không biết tiếng Pháp hay tiếng Anh những họ cũng hiểu hết câu chuyện. Đó thực sự là một thách thức với chúng tôi và chúng tôi khá hài lòng là vượt qua được" . Ngoài tài năng của các nghệ sĩ, đạo diễn Quentin Delorme cho biết thành công của vở diễn còn nhờ vào đội ngũ kỹ thuật làm việc với cường độ gấp đôi, trong suốt hơn ba tháng. Nhờ đó, khán giả như bước vào một cuộc du hành ảo diệu, kỳ thú nhờ các hình thức biểu đạt đa dạng, mới mẻ, độc đáo nhờ kết hợp những hình thức âm nhạc, trình chiếu video, truyện tranh, nghệ thuật múa rối, sân khấu được thiết kế đặc sắc, nét truyền thống Việt Nam nổi bật thêm trên nền kỹ thuật hiện đại.…
T
Tạp chí văn hóa


1 150 năm nhà hát Garnier Paris : Ngôi nhà sáng tác tuyệt vời của các môn nghệ thuật sân khấu 9:31
9:31
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:31
Năm 2025 đánh dấu 150 năm xây dựng Nhà Hát Opera Garnier, một trong những biểu tượng của Paris, là mái nhà chung của nhiều thể loại nghệ thuật sân khấu và cũng là chiếc nôi sáng tác của nhiều nghệ sĩ trên thế giới. Kiến trúc độc đáo của Nhà Hát Garnier là nguồn cảm hứng cho rất nhiều các công trình khác trên toàn thế giới, từ ở Úc đến Ukraina và mãi đến tận Brazil … Nhưng quen thuộc nhất với người Việt chúng ta là Nhà Hát Lớn ở Hà Nội, một phiên bản thu nhỏ của Opera Paris. Một dự án suýt chết yểu Ngày 05/01/1875, sau 15 năm xây dựng với nhiều gian truân, Opera Garnier chính thức được khai sinh. Trong tiếng nhạc của khúc dạo đầu vở opera Guillaume Tell của nhạc sĩ người Ý, Gioachino Rossini, tổng thống Pháp Mac Mahon trịnh trọng đón 2.000 thượng khách từ khắp châu Âu đến dự lễ khánh thành Nhà Hát nhưng đã quên mời kiến trúc sư Charles Garnier, cha để của công trình đến dự. Charles đã phải tự mua vé vào cửa nhưng phải ngồi ở một góc khuất rất xa sân khấu. May mà có người nhận ra ông, nên Garnier cuối cùng đã có được một chỗ ngồi khả dĩ hơn. Ngược thời gian, năm 1860 Garnier đã đánh bại 170 đối thủ -mà trong đó có những tên tuổi lẫy lừng, như Viollet le Duc, để giành được dự án xây dựng Nhà Hát Lớn Paris. Đây là một kế hoạch của hoàng đế Napoléon III và đó phải là một công trình phản ánh quyền lực mềm của Nước Pháp. Charles Garnier khi đó mới 35 tuổi và chưa được mấy ai biết đến. Nhưng rồi Đệ Nhị Đế Chế Pháp sụp đổ sau thất bại ê chề trong trận đánh Sedan. Hoàng đế lưu vong Napoléon qua đời tại Luân Đôn năm 1873. Công trình xây dựng Nhà hát mà ông chủ xướng dở dang. Trong cuộc nổi dậy Công Xã Paris năm 1871 nhà hát đang xây dở thậm chí bị trưng dụng để chứa đạn dược và lương thực … 1873 chẳng may opera trên con đường Le Pelletier, nơi các giới chức sang trọng của cả thủ đô Paris lui tới đã bị thần hỏa ghé thăm. Kinh đô ánh sáng cần có một nhà hát xứng tầm. Tổng thống Mac Mahon quyết định làm sống lại công trình mang tên kiến trúc sư Garnier. Cuối tháng 12/1874 Charles Garnier hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian ngắn kỷ lục 18 tháng. Một viên ngọc sáng của Kinh Đô Ánh Sáng Ngay những giờ phút bắt đần ngự tọa giữa lòng Paris, nhà hát mang tên kiến trúc sư Garnier đã chinh phục công chúng từ mặt tiền bề thế cho đến cấu trúc của giàn sân khấu. Cuối thế kỷ 19 nhà hát Paris là nơi duy nhất được thiết kế với ý tưởng, tự thân công trình kiến trúc này đã là một dạng sân khấu để bắt mọi người phải dồn hết chú ý về đây. Ý tưởng táo bạo thứ hai của Garnier là dựng ngay ở bên trong nhà hát những bậc cầu thang uy nghi để cả Paris cùng biết rằng ai đã có vé mời đi xem và nghe những vở opera nổi tiếng của từ Bizet đến Wagner, từ Rossini đến Bellini… Khán giả Pháp còn nhớ mãi buổi trình diễn để đời của nữ danh ca người Hy Lạp, Maria Callas năm 1964 trong vai Norma của vở opera cùng tên do nhà soạn nhạc người Ý Vincenzo Bellini sáng tác năm 1831. Vở Norma được xem là một trong những tác phẩm « đẹp nhất » của dòng nhạc Opera Ý và khán giả Paris nổi tiếng là khó tính đã chờ đợi rất nhiều ở diva Maria Callas Nơi khai sinh bản Boléro Cũng tại nhà hát Garnier, tháng 11 năm 1928 nhạc sĩ Maurice Ravel ra mắt công chúng lần đầu tiên bản nhạc Boléro . Trên sân khấu, vũ sư người Nga Ida Rubinstein thể hiện vai một cô gái gitane trên một chiếc bàn ở quán rượu trong làn điều boléro lập đi lập lại như nỗi ám ảnh dục vọng. Người khen, kẻ chê chẳng ngờ bản Boléro của Ravel trở thành một hiện tượng : Ma lực của tác phẩm phầm này lan rộng ra khắp hành tình. Đến này cứ trung bình 10 phút, đâu đó trên thế giới bản Boléro lại được trỗi lên trên sân khấu. Thánh đường của nghệ thuật Opera Garnier là điểm giao lưu của nhiều thể loại nghệ thuật sân khấu, là chiếc nôi sáng tác cho nhiều thế hệ : Trường dậy múa ba-lê lâu đời của Pháp được nhà vua Louis thứ XIV lập ra từ năm 1713 đã được chuyển hẳn về nhà hát Garnier cho mãi đến năm 1987. Học viên của trường, thoắt ẩn, thoắt hiện, với những bước chân êm như nhung di chuyển trong các hành lang, tổng cộng dài đến 17 km bên trong tòa nhà được mệnh danh là lòng 17 « Les petits rats de l’Opéra ». Cũng nhà hát này nơi ngôi sao trên vòm trời nghệ thuật Liên Xô, vũ công ba-lê Rudolf Noureev tái sinh. Sinh ra và lớn lên tại Liên Xô, trong lần lưu diễn tại Paris năm 1961, Noureev đã vượt rào xin tị nạn tại Pháp. Với tài nghệ xuất chúng, ông thường xuyên là khách mời danh dự trong các chương trình của Opera Paris. Được xem là một trong những nhà biên đạo múa tài hoa nhất của thể kỷ XX, nghệ sĩ Liên Xô này được mời điều hành nhà hát Garnier trong thập niên 1980 và ông đã đặt thêm một viên đá cho thánh đường của nghệ thuật trên quê hương của Hector Berlioz. Điểm hẹn của nhạc-thơ và hội họa Một nghệ sĩ tài hoa khác đã cống hiến rất nhiều cho Nhà Hát Garnier là danh họa Marc Chagall (1987-1985). Là một người Do Thái, sinh ra tại Bélarus ông chạy trốn chế độ cộng sản Liên Xô, định cư rội nhập tịch Pháp năm 1937. Đến dự buổi gala vinh danh tổng thống Perou ở nhà hát Garnier năm 1960, tình cờ Chagall đã được bộ trưởng Văn Hóa Pháp André Malraux đề nghị ông khoác một chiếc áo mới cho trần nhà của phòng diễn của Opera đã bị màu thời gian che khuất. Chagall 77 tuổi đã quá nổi tiếng trong làng hội họa thế giới do dự nhưng rồi vì nể lời Malraux, một nhà văn lớn của Pháp mà ông luôn ngưỡng mộ … nên Chagall đã nhận lời. Họa sĩ Marc Chagall đã vẽ không công. Năm 1964 khi tác phẩm hoàn tất và được treo lên trần phòng diễn Opera de Paris, Chagall nhắc lại đây mà món quà danh họa người Belarus này hiến dâng cho nước Pháp để tỏ lòng biết ơn kinh đô ánh sáng đã mở rộng vòng tay cho một nghệ sĩ lưu vong đi tìm tự do. Tác phẩm của Chagall thu gọn trong một vòng tròn 220 mét vuông chung quanh chùm đèn pha lê 8 tấn rưỡi. Những tiết họa của Chagall gợi lại những biểu tượng của nước Pháp từ Tháp Eiffel đến Nhà Hát Garnier. Là người say mê với âm nhạc, Marc Chagall dùng những sắc mầu tươi sáng để thổi hồn vào những tác phẩm của những nhà soạn nhạc mà ông ngưỡng mộ : từ Mozart đến Beethoven, từ Wagner đến Berlioz, Ravel, Debussy và đương ông đã không quên những nhạc sĩ lẫy lừng nhất của nền âm nhạc Nga như Tchaikovsky hay Moussorgski … Cần nói thêm rằng danh họa Chagall không chỉ giam mình trong hội họa. Ông là người đã vẽ phông cho sân khấu và những bộ trang phục cho biết bao nhiêu vở opera nổi tiếng ở những sàn diễn từ New York đến Paris. Ông cũng là tác giả của rất nhiều những tấm kính cửa sổ trang trí ở nhà thờ trên đất Pháp. Năm 1964 hoàn thành nhiệm vụ, nhà hát Garnier có một phông trần mới rực rỡ sắc mầu. Điều thú vị ở đây là vào thời điểm đó, trước khi công chúng và báo chí được tận mắt chiêm ngưỡng trần nhà mới ở Opera Garnier dưới những đường cọ của Chagall thì người họa sĩ nhập cư này đã bị chê bại thậm tệ. Người ta không ngần ngại chỉ trích Chagall « lầm cẩm » vẽ và pha màu một cách ngớ ngẩn như để « bôi tro trắt trấu » vào một tượng đài văn hóa của Paris … Cá nhân danh họa người Do Thái này đã hơn một lần bị xúc phạm. Người ta tấn công luôn cả vào André Malraux, người đã đặt hàng họa sĩ Chagall Nhưng rồi ngày 23/09/1964, hai ngàn quan khách, các nhà báo, các nhà phê bình khét tiếng Paris ngỡ ngàng trước một tác phẩm vừa sống động vừa tràn ngập ý thơ đúng theo tinh thần của Charles Garnier năm nào : để « Cung điện Garnier » mãi mãi là thánh đường của các thể loại ghệ thuật kiến trúc, âm nhạc, hội họa và sân khấu……
T
Tạp chí văn hóa


1 Nhạc Pháp lời Việt : « Xin đừng xa anh », tưởng nhớ giọng ca Alain Delorme 9:45
9:45
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:45
Năm 2025 đánh dấu 5 năm ngày nam ca sĩ người Pháp Alain Delorme qua đời. Sinh thời, ông là ca sĩ chính của nhóm Crazy Horse, thành công nhờ đi biểu diễn và ghi âm những bản nhạc trữ tình, tiêu biểu của thập niên 1970. Tuy sinh trưởng ở Pháp (thành phố Roubaix), nhưng Alain Delorme lại thành công nhiều hơn tại vương quốc Bỉ, Hà Lan và một số nước thuộc khối Pháp ngữ. Nhắc tới Crazy Horse, không nên nhầm lẫn ban nhạc này (gồm 4 thành viên Pháp và Bỉ) với một nhóm nhạc khác cùng tên người Mỹ chuyên đi biểu diễn nhạc country rock với danh ca kỳ cựu Neil Young. Ngoài ra, « Crazy Horse » cũng được đặt tên cho sân khấu vũ kịch ở thủ đô Paris, nổi tiếng không kém gì nhà hát Moulin Rouge hoặc Paradis Latin. Vào đầu những năm 1970, Alain Delorme (1949-2020) tên thật là Alain Verstraete, cùng với 3 người bạn có cùng niềm đam mê chơi nhạc từ thuở thiếu thời, thành lập nhóm Crazy Horse. Ban nhạc này chủ yếu đi biểu diễn trong các buổi dạ hội, tiệc cưới hay các đêm khiêu vũ ngoài trời, tại các tỉnh miền bắc nước Pháp. Tài nghệ chơi nhạc của họ lọt vào tai các nhà sản xuất. Ở lứa tuổi 20, các thành viên của nhóm Crazy Horse (ngoài Alain Delorme còn có tay đàn ghi ta Johny Callens, sau này đi hát với nghệ danh Johny Fostier, tay đàn bass Dominique Barbe và tay trống Freddy de Jonghe), ký hợp đồng ghi âm đầu tiên với hãng đĩa Elver ở thành phố Mouscron do nhà sản xuất người Bỉ, Marcel De Keukeleire, quản lý. Ngay lập tức, ban nhạc gặt hái thành công bước đầu nhờ nhạc phẩm « J'ai tant besoin de toi » (I need you so much). Đây là bản phóng tác tiếng Pháp của một bản nhạc ăn khách tiếng Hà Lan (Ik ben verliefd op jou) do nam ca sĩ người Bỉ Paul Severs trình bày. Ca khúc đầu tay này giúp cho nhóm Crazy Horse lập kỷ lục số bán vào năm 1971, với hơn một triệu bản. Thành công này mở đường cho ban nhạc trẻ ghi âm nhiều bài hát ăn khách khác, chẳng hạn như « Un jour sans toi » (Một ngày vắng em), « Ne rentre pas ce soir » ( Đêm nay em đừng về) và nhất là « L'amour, la première fois ». Bản nhạc này từng được phóng tác nhiều lần sang tiếng Việt. Lời phóng tác đầu tiên « Tình yêu đầu đời » là của tác giả Nhật Ngân. Lời Việt thứ nhì có tựa đề là « Ái ân lần đầu » là của tác giả Vũ Xuân Hùng. Nhờ những giai điệu say đắm nhẹ nhàng, hát với phong cách trữ tình lãng mạn, Alain Delorme và nhóm Crazy Horse đầu thập niên 1970 trở thành một hiện tượng trong làng nhạc nhẹ, thực sự chinh phục được nhiều bạn trẻ. Trên thị trường Bỉ và các nước nói tiếng Pháp, nhóm này đã bán được gần 5 triệu đĩa nhạc (45 vòng), sự nghiệp của họ không ngừng phát triển trong 4 năm liền, một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng như nhiều nhóm nhạc nổi tiếng khác, thành công cũng làm nảy sinh nhiều mối bất đồng giữa các thành viên (chủ yếu là giữa 2 ca sĩ Alain Delorme và Johny Fostier) và cũng chính sự bất đồng sâu rộng này khiến cho nhóm không thể tái hợp, dù đã có cơ hội trở lại dưới ánh đèn sân khấu một thời gian sau, vào cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000. Khai thác đà thành công của nhóm, ca sĩ Alain Delorme tách ra riêng và bắt đầu sự nghiệp hát solo vào năm 1975. Ông thay đổi phong cách biểu diễn, chuyển qua hát nhạc pop với những nhịp điệu sôi động hơn thay vì ghi âm các tình khúc nhạc nhẹ. Trong giai đoạn này, Alain Delorme khá thành công với các nhạc phẩm như « Livre d'amour » (Tình sử), « Le premier pas » (Bước đầu) và nhất là « Romantique avec toi » (Lãng mạn bên em) … Từ đầu thập niên 1980 trở đi, sự nghiệp của Alain Delorme có dấu hiệu lu mờ, có lẽ vì ông không chuyển hướng kịp thời, với sự xuất hiện của thế hệ tác giả trẻ tuổi, đầy tài năng và nhiệt huyết mới (Goldman, Berger, Balavoine …) Alain Delorme dần dần biến mất khỏi làng nhạc, cho dù để kiếm sống, ông vẫn tiếp tục đi biểu diễn tại các liên hoan, nhạc hội ở các tỉnh miền Bắc nước Pháp. Alain Delorme chỉ xuất hiện trở lại trên đài truyền hình vào giữa những năm 2000 (2007-2008) trong chương trình ca nhạc « Les Années Bonheur » (Những năm tháng hạnh phúc) của Patrick Sébastien. Đó cũng là thời kỳ ông trở lại dưới ánh đèn sân khấu khi tham gia các chuyến lưu diễn « Âge tendre et Tête de bois » (Tuổi xanh cứng đầu khó bảo), tập hợp những giọng ca một thời vang bóng như Catherine Lara (Nuit magique), Jean François Michael (Adieu jolie Candy) hay Patrick Juvet (Où sont les Femmes) … Trong lúc ông đang chuẩn bị bộ tuyển tập kỷ niệm 50 năm đi hát bao gồm cả hai giai đoạn sự nghiệp, Alain Delorme lại đột ngột qua đời do lên cơn đau tim, vào mùa hè năm 2020, ở tuổi 70. Trong số những bài hát gắn liền với tên tuổi của ông có nhạc phẩm « Ne laisse pas ma vie sans toi » (Đừng để đời anh vắng em). Bài này từng được phóng tác sang tiếng Việt thành giai điệu « Đừng xa em » , qua phần trình bày của nữ danh ca Ngọc Lan. Thành danh nhờ chất giọng trong sáng, Alain Delorme thuộc cùng một trường phái với những nghệ sĩ người Bỉ với phong cách lãng mạn như Art Sullivan (Adieu sois heureuse) nhưng về mặt sáng tác, ca từ cũng như ý tứ chưa phong phú và sâu sắc bằng ngòi bút của nam danh ca kiêm tác giả Salvatore Adamo : Người đi cho nắng mau phai, tháng ngày mọc cỏ hoang dại, vắng ai đời anh xanh mãi, rêu phong ngàn nhánh u hoài ...…
T
Tạp chí văn hóa


1 Ẩm thực Pháp : Trường dạy nghề nấu ăn Le Cordon Bleu tròn 130 tuổi 9:10
9:10
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:10
Le Cordon Bleu là một mạng lưới quốc tế, gồm các trường tư của Pháp ban đầu dạy nghề nấu ăn và giờ đây được mở rộng sang ngành quản lý nhà hàng khách sạn. Năm 2025 kỷ niệm đúng 130 năm ngày thành lập trường Le Cordon Bleu đầu tiên ở Paris. Hiện giờ, có tới 35 chi nhánh Le Cordon Bleu tại 20 nước trên thế giới, đào tạo khoảng 20.000 học viên mỗi năm. Theo quyển tự điển ẩm thực Larousse Gastronomique, thuật ngữ « cordon bleu » xuất phát từ dải ruy băng màu xanh với thánh giá Malta vào giữa thế kỷ XVI do vua Henri Đệ Tam của Pháp ban tặng để phong tước cho các hiệp sĩ trung thành nhất. Với thời gian, dải ruy băng màu xanh được chọn làm biểu tượng của những đầu bếp giỏi nhất. Vào năm 1895, nhà phê bình ẩm thực Marthe Distel đã cho ra mắt tạp chí đầu tiên « La Cuisinière Cordon Bleu » dành cho nghệ thuật nấu ăn. Trên đà thành công của tờ báo, bà Marthe Distel đã cùng với đầu bếp Henri-Paul Pellaprat thành lập trường dạy nghề nấu ăn Le Cordon Bleu vào năm 1895, ngay tại phố Palais-Royal gần Viện bảo tàng Louvre ở trung tâm Paris. Ngoài việc đào tạo nhiều đầu bếp nước ngoài đến Paris nâng cao tay nghề, trường này bắt đầu mở thêm nhiều chi nhánh trên thế giới kể từ đầu những năm 1950 trở đi. Hiện nay, trường Le Cordon Bleu đã dời trụ sở về Paris quận 15, ở phố Beaugrenelle, cách Tháp Eiffel khoảng 15 phút đi bộ. Cơ sở hoạt động nằm trong những tòa nhà nhiều tầng hiện đại, mỗi tầng rộng hơn 4.000 m2. Ơ trên sân thượng, có một vườn cây xanh, trồng nhiều rau quả để phục vụ cho các lớp đào tạo. Với thời gian, Le Cordon Bleu tạo uy tín của một trong những cơ sở dạy nghề hàng đầu không những về ẩm thực mà còn trong ngành quản lý khách sạn, nhà hàng. Do có hơn 35 cơ sở tại 20 nước trên thế giới, cho nên các học viên thường có thêm nhiều cơ hội xuất ngoại để thực tập hay làm việc . Sau một thời gian đi làm ở nước ngoài, anh Vincent Denis dạy nghề làm bánh mì và các loại bánh viennoiserie ở Paris, anh nói về công thức làm những chiếc bánh sừng bò trộn bơ, tức là bánh croissant au beurre 100% theo kiểu Pháp. Để làm bánh croissant cho thật ngon, thì bột phải được nhồi 24 giờ trước khi cho vào lò nướng. Khi cán bột với bơ, thì tôi dùng loại bơ tươi còn mát lạnh ở khoảng 4 độ C. Bánh croissant có ngon là nhờ cách dùng bột ngàn lớp, trong tiếng Pháp là « pâte feuilletée ». Tôi dùng công thức gọi là « tourage », thêm bơ vào lớp bộp mịn dẻo, rồi cán bột sao cho thật đều. Khi cán xong, phải dùng khăn bọc lại rồi tiếp tục ủ bột trong nửa tiếng. Sau đó, phải lặp lại công đoạn này thêm một lần nữa và tránh cho lớp bột bị khô ở bề mặt : khi thiếu độ mịn dẻo, bánh croissant sẽ nở không đều trong lò nướng. Cán bột ngàn lớp với bơ là công đoạn đòi hỏi nhiều thời gian nhất, nhưng nếu thợ làm bánh biết chịu khó, thì chất lượng của bánh croissant theo kiểu Pháp sẽ càng trở nên thơm ngon tuyệt vời. Mario Alves là một học viên người Bồ Đào Nha. Khi ghi tên vào trường Cordon Bleu tại Paris, Mario biết rằng anh không phải là thực tập sinh nước ngoài duy nhất. Nhưng Mario không ngờ rằng trường ở Paris lại thu hút nhiều thực tập sinh ngoại quốc đến như vậy. Dường như đây là một truyền thống có từ lâu đời, vì trường thu hút học viên với hơn 90 quốc tịch khác nhau, từng đào tạo đầu bếp người Nga đầu tiên vào năm 1897 và đầu bếp người Nhật đầu tiên vào năm 1905. Nhưng dù có quốc tịch gì đi chăng nữa, các học viên đều có cùng một mục tiêu, sớm nhận bằng tốt nghiệp Le Cordon Bleu, có thêm cơ hội tìm việc làm một khi ra trường. Trong lớp hôm nay, chúng tôi học cách nấu nhiều món hầm với thịt cừu non hay thịt gà, cách dùng rau thơm cũng như cách g như cách kết hợp nhiều gia vị để chế biến đủ loại nước sốt. Tôi không có cảm tưởng học nghề nấu ăn đơn thuần mà chủ yếu là học các kỹ thuật chế biến cũng như lối tiếp cận ẩm thực của người Pháp. Chỉ cần nhìn vào ngữ vựng của một đầu bếp chuyên nghiệp Pháp, hầu như mỗi cách làm đều có tên gọi riêng (ví dụ như monder, tourer, faire suer ….) tôi có thể thấy ngay kỹ năng và cung cách ẩm thực của người Pháp. Ngoài tay nghề, họ còn có lối tiếp cận công phu và có hệ thống. Bí quyết này theo tôi khác với ẩm thực Bồ Đào Nha. Trường Le Cordon Bleu không chỉ dạy nghề nấu ăn, làm bánh hay nếm rượu mà còn đào tạo thêm những kiến thức cơ bản về lịch sử của từng vừng miền, gắn liền với truyền thống ẩm thực và đặc sản địa phương. Nhưng xa hơn nữa, trường có mở lớp đào tạo về cách quản lý doanh nghiệp, dù đó là quán bar, tiệm ăn hay khách sạn. Theo giảng viên Maxime Bayle, cũng từ đó mà các học viên phải tập làm quen với rất nhiều khái niệm mới trong ngành dịch vụ khách sạn nhà hàng, kể cả phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Xà lách, đậu Hà Lan, đậu cô ve, cà chua hay mướp xanh, đây là các loài rau quả được trồng trên sân thượng của trường. Mục tiêu khi làm vườn rau là giúp các học viên ý thức hơn về khái niệm rau quả của từng mùa, đến mùa nào thì nên ăn trái nấy. Bên cạnh đó, còn có việc tái xử lý rác thực phẩm hoặc đồ ăn thừa chẳng hạn như vỏ trứng, vỏ trái táo, vỏ khoai tây ….. Một khi ý thức được vấn đề đồ ăn thừa, điều đó thường dẫn tới khái niệm tránh phung phí thực phẩm. Công việc nấu nướng buộc người làm bếp chuẩn bị tinh thần, biết quản lý chặt chẻ ngay từ đầu, từ chuyện mua thành phần nguyên liệu trước khi chế biến món ăn. Dĩ nhiên là không phải đầu bếp nào một khi ra trường cũng dễ tìm thấy một tiệm ăn có sẵn vườn rau ở bên cạnh. Nhưng có thể nói là vườn rau ở trường là cách truyền đạt một số kiến thức cần thiết cho người đứng bếp và cũng thường là chủ doanh nghiệp. Như vậy cần nên tạo thêm những điều kiện thuận lợi, có thể giúp cho công ty thu lời. Trường Le Cordon Bleu đã đào tạo nhiều thế hệ đầu bếp trứ danh, sau Julia Child (Mỹ), Cristina Bowerman (Ý), Gastón Acurio (Peru), nay đến phiên Juan Arbelasez (Colombia). Năm nay 36 tuổi, anh là một gương mặt khá quen thuộc do xuất hiện thường xuyên trong các chương trình thi nấu ăn trên đài truyền hình Pháp. Hôm nay , tôi làm món ức vịt quay. Để cho da thật giòn, tôi ướp với nhiều gia vị có thêm một chút sốt me. Nhung khi dọn món này ra dĩa, vịt quay sẽ ăn kèm với sốt cà phê. Vi đăng đắng của cà phê sẽ giúp cho vị ngòn ngọt chua chua của quả me càng thêm hấp dẫn. Nhiều thực khách biết tôi qua các chương trình trên đài truyền hình, nhưng thực ra tôi đã có hơn 10 năm tay nghề trước khi tham gia các cuộc thi nấu ăn. Việc học nghề tại trường Le Cordon Bleu đã giúp cho tôi có một nền tảng vững chắc người đầu bếp cần vững tay nghề rồi từ đó mà có thể tự do sáng tạo. Nhiều người cho rằng tôi nấu rất giỏi các món ăn Pháp, nwhng lúc nào cũng có thêm một nét gì đó rất riêng biệt của người Colombia. Nhờ vào mạng lưới trải rộng trên các châu lục, Le Cordon Bleu tạo điều kiện xuất ngoại cho những học viên nào khao khát khám phá những chân trời mới, từ Mỹ sang Úc, Brazil hay Canada. Trường này cũng có nhiều lớp dạy nghề tại châu Á : Tokyo, Seoul, Thượng Hải, Bangkok, Manila …. Tùy theo chương trình và địa điểm đào tạo, sinh viên có thể xin thực tập từ 6 đến 12 tháng với các nhà hàng trứ danh hay các tập đoàn khách sạn quốc tế để nâng cao kiến thức, trao dồi tay nghề và nhờ vào kinh nghiệm mà có thêm nhiều cơ hội được tuyển dụng khi ra trường. Có thể nói là trong bối cảnh toàn cầu hóa, trường Le Cordon Bleu tìm cách thích nghi với các nhu cầu khá đa dạng của thời công nghệ số và sự phát triển của các mạng xã hội. Ngành dạy nghề ẩm thực là một lãnh vực đòi hỏi tính sáng tạo và sức cạnh tranh cao. Chỉ riêng tại Pháp, ngoài các lớp của Le Cordon Bleu, còn có nhiều trường dạy nghề nổi tiếng khác như Ferrandi, Vatel hay là học viện ẩm thực Lyfe, trước đây là học viện Bocuse. Lợi thế của Le Cordon Bleu vẫn là bề dày lịch sử với 130 năm kinh nghiệm giảng dạy. Dựa vào uy tín lâu đời, trường này củng cố vị thế trong một thế giới đầy cạnh tranh với nhiều ngôi sao mới.…
T
Tạp chí văn hóa


1 Đầu bếp Diane Nguyễn Thị Tố Như: “Tôi rất 'giàu', vì có hai nền văn hóa trong ẩm thực" 9:30
9:30
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:30
Từ hơn 20 năm qua, giải Goût et Santé ( Hương vị và Sức khỏe ) là một giải thưởng ẩm thực được nhiều “nghệ nhân” trong ngành ẩm thực tại Pháp nhắm tới, đưa ra những công thức món ăn vừa đậm vị, vừa cân bằng dinh dưỡng. Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như, công dân Pháp gốc Việt, là một trong những người đoạt giải năm 2024. Trận chung kết giải thưởng về ẩm thực đã diễn ra vào ngày 18/11/2024 tại Paris, quy tụ 12 thí sinh xuất sắc nhất, được lựa chọn từ hơn 80 hồ sơ, với chủ tịch ban giám khảo là đầu bếp Pháp nổi tiếng Thierry Marc và 11 chuyên gia về ẩm thực khác. Trong một ngày thi đấu, các thí sinh phải nấu ra món ăn chinh phục được ban giám khảo để lọt vào 4 hạng mục của giải thưởng này gồm : “Công thức nấu đồ mặn xuất sắc nhất” (Recettes salées), “Công thức nấu đồ ngọt” (Recettes sucrées), “Công thức món ăn lưu giữ” ( recettes à conserver), và “Công thức món ăn mang về nhà” ( Recettes à emporter). Đầu bếp Thierry Marx nhấn mạnh: “Nấu ăn là niềm hạnh phúc, niềm vui và sức khỏe”. Về cuộc thi năm nay, chủ tịch ban giám khảo khẳng định “chúng tôi đã nếm thử những món ăn đặc biệt, sáng tạo, ngon miệng, những công thức nấu ăn cần được bảo vệ… Chúng ta đã vượt qua một ngưỡng với ý tưởng có thể thay đổi một chút các cách thức nấu ăn truyền thống để ngày càng đổi mới nền ẩm thực”. Tại cuộc tranh tài lần thứ 22 này, theo ban tổ chức, các thí sinh đã “ chứng tỏ khả năng sáng tạo tuyệt vời, quyến rũ ban giám khảo bằng những công thức nấu ăn hàng ngày, độc đáo và chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe”, và chứng minh rằng “ẩm thực và sức khỏe có thể cùng tồn tại một cách hài hòa”. Giải thưởng trị giá 5000 euro cho mỗi hạng mục, được tổ chức hàng năm, bởi hãng bảo hiểm MAAF Assurances và sự hỗ trợ của Phòng thương mại Pháp về các nghề thủ công. Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như là một trong những người thắng giải thưởng năm 2024 trong hạng mục “Món ăn lưu giữ”, qua một món ăn kết hợp hương vị đông tây, đầy sáng tạo : Nước dùng từ rau củ và món cá nấu tái chín. Theo ban giám khảo, công thức nấu ăn mà cô đưa ra “đơn giản nhưng cũng rất tinh tế”, có thể thanh lọc cơ thể. Nước dùng được làm từ rau hữu cơ, rong biển và thảo mộc, được lấy cảm hứng từ cách chế biến kiểu sashi của Nhật, có thể cấp nước, giải độc và giúp hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. Món ăn vừa thiết thực, lành mạnh, có thể thưởng thức quanh năm, mang đến một trải nghiệm độc đáo cho vị giác. Rời khỏi Việt Nam từ khi còn nhỏ, cô hiện sống ở vùng Charente Maritime của Pháp, và làm nghề nghệ nhân bánh mì và đồ ngọt. Cô cũng mở một trường dạy nấu ăn vào năm 2017. Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn cô Diane Nguyễn Tố Như và mời cô chia sẻ về ẩm thực, và về chặng đường dấn thân vào căn bếp, tạo ra những món ăn sáng tạo nhất. RFI: Xin cảm ơn cô Diane Nguyễn Thị Tố Như đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Năm 2024 là lần thứ ba cô tham gia và là chủ nhân của một trong 4 hạng mục được trao giải. Giải thưởng này có tác động gì đến công việc của cô hay không ? Dĩ nhiên là giải thưởng này đã tác động đến công việc của tôi. Bởi vì khi nhận được giải, tôi cảm nhận sự thành công, nhưng cũng đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi. Người ta đôi khi chắc chắn nhưng cũng có những nghi ngờ về một số điều. Giải thưởng này có thể nói là giúp tôi tiến về phía trước, giúp tôi đề xuất những điều mới mẻ cho các khách hàng của tôi… Đó là một thành công, nhưng cũng là một thử thách. Trong nghề nấu ăn, chúng tôi thường có những việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Ví dụ, một món ăn, chúng tôi sẽ phải nấu một món rất nhiều lần cho khách hàng. Họ đặt cùng món đó, vào thứ Hai, hay thứ Bảy. Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng cải thiện các món ăn cho phong phú hơn. Cuộc thi này có thể nói là giúp tôi “trưởng thành” hơn. Trong nghề nấu ăn, cô tìm nguồn cảm hứng sáng tạo từ đâu ? Tôi không thực sự đi tìm nguồn sáng tạo mà đôi khi sáng tạo có thể đến từ những điều rất tự nhiên mà không cần phải đi tìm. Ví dụ, khi vẽ một bức tranh, tôi không nghĩ là sẽ vẽ ra kết quả như mong đợi. Bởi trong quá trình vẽ, tôi có thể thêm một vài nét, thay đổi màu sắc, thêm nhiều chủ thể khác. Trong nấu ăn, tôi nghĩ rằng sáng tạo đến với tôi một cách tự nhiên. Tôi không cố gắng tạo ra một món ăn mà thay vào đó, tôi muốn kết hợp những hương vị. Tôi muốn kết hợp những màu sắc khác nhau. Với tôi, đó là sáng tạo trong nấu nướng. Chưa bao giờ tôi nghĩ là sáng thức dậy và phải tạo ra một công thức nấu một món ăn nào đó, mà thường nó đến từ cảm tính, đôi khi tôi không có ý tưởng (tạo ra món mới nào), và điều đó không thành vấn đề với tôi. Cô là một đầu bếp gốc Việt, sống tại Pháp, biết hai nền văn hóa hai nền ẩm thực khác nhau, liệu đó có phải là một lợi thế khi nấu ăn ? Tôi nghĩ rằng đó là một cơ hội. Bởi vì tôi lớn lên với văn hóa Việt Nam, tôi lớn lên với những món ăn Việt Nam, khi ở Paris. Tôi nghĩ điều này rất tuyệt vời. Hơn nữa, tôi cũng thích thưởng thức tất cả các loại món ăn, từ khắp các vùng miền của Việt Nam, hay những món ăn từ miền tây nam, miền bắc nước Pháp, hay vùng Bretagne. Tôi nghĩ rằng tôi rất “giàu có”, vì có hai nền văn hóa, và cho phép tôi thể hiện điều đó trong căn bếp. Lần đầu tiên tôi đăng ký dự thi là vào năm 2021. Tôi lọt được vào vòng chung kết trong cuộc thi năm 2023, và trở thành một trong những quán quân vào hai năm liên tiếp, 2023 và 2024. Phải nói rằng việc kết hợp ẩm thực Á Đông là một điểm nhấn trong các món ăn của tôi. Năm 2023, tôi đoạt giải với các món về Maki của Nhật Bản. Năm 2024 thì tôi giành giải với món súp kiểu châu Á. Cô có phải là một đầu bếp thích thử thách? Đối với tôi, thử thách là cuộc thi Gout et Santé. Đó là cuộc thi ẩm thực đầu tiên mà tôi tham gia. Ở Pháp, mọi người hay nói rằng đó là cơ hội của những người mới bắt đầu. Tôi có may mắn trở thành quán quân của năm 2024. Yêu thích thử thách là một ưu điểm nhưng cũng có thể là nhược điểm. Nhưng tôi biết rằng tôi cần học để trau dồi kinh nghiệm, để có thể truyền lại cho những người khác. Tôi nghĩ rằng cần phải luôn luôn tự vấn mình. Không chỉ là đầu bếp, cô còn mở lớp dạy nấu ăn. Tại sao việc truyền đạt lại kiến thức trong nấu ăn lại quan trọng đối với cô ? Tôi có cơ hội để làm một nghề vì đam mê của mình. Tôi nghĩ rằng việc truyền lại kiến thức, kỹ năng, truyền lại đam mê, hay một công thức nấu ăn rất quan trọng. Vì thứ nhất, tôi muốn những khách hàng của tôi, không biết những món ăn, ví dụ như món cà ri xanh, bánh cuốn, có thể làm ở nhà. Tại lớp dạy nấu ăn, tất cả các học viên đều tự nấu từ A tới Z và họ ra về với món ăn mà họ nấu. Họ có thể thưởng thức món ăn và sau đó tự hào về thành phẩm của mình. Họ rời đi với những hộp bánh macacron mà họ từ làm 100 % và hài lòng vì điều đó. Với tôi, đó là niềm vui khi có thể truyền lại kiến thức của mình. Truyền lại các công thức nấu ăn càng quan trọng hơn, nhất là khi chúng ta không muốn để mất những công thức đó. Có những công thức món ăn từ thời Trung Cổ đã được truyền miệng lại cho tới ngày nay. Thật may là có những người muốn truyền đạt nó để hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục nấu các món ăn đó. Sắp tới, cô sẽ quay trở lại Việt Nam làm đầu bếp. Cô có thể chia sẻ về quyết định này? Đây là một cơ hội tốt cho tôi để học nấu ra những món mới. Tôi biết về ẩm thực Việt Nam, nhưng qua kinh nghiệm của một người sống ở Pháp, sống xa xứ. Đây cũng là dịp để tôi khám phá lại đất nước mà tôi đã rời đi khi còn nhỏ, là một cơ hội tốt khi đang ở giữa sự nghiệp của mình, ở tuổi ngũ tuần, và đi khám phá những điều mới. Tôi chỉ biết đến Việt Nam dưới con mắt của Việt Kiều, của một khách du lịch. Đến Việt Nam cũng là để tìm lại nguồn cội của mình, và đây sẽ là lần đầu tiên tôi sẽ trải nghiệm hai năm làm việc tại Việt Nam. Đây sẽ là một khám phá mới mẻ đối với tôi, khi được làm việc cùng những “đồng hương”, được nói tiếng Việt. Đó là một điều không dễ dàng vì tôi lớn lên với tiếng Pháp, ngay cả khi tôi nói tiếng Việt ở nhà. Cô miêu tả nghề nấu ăn như thế nào, có ý nghĩa gì đối với cô ? Tôi thấy nghề này rất vui, vì giống như mình có bản nhạc trong tay, không có ngày nào giống ngày nào. Lúc mình làm bánh mì, có 3 nguyên liệu thôi, bột, nước, muối, làm ra một chiếc bánh mì rất thơm, giòn. Nghề này giống như là mỗi ngày mình sáng tác thêm một bản nhạc, chế thêm một món, làm cho ai cũng vui, có ngày ngon,có ngày không ngon. Những ngày không ngon thì mình cố gắng làm lại, cứ làm sao cho nó ngon, mình vui thì mình thích món đó, ai cũng vui, ai cũng thưởng thức thấy ngon, mình cũng rất vui.…
T
Tạp chí văn hóa


1 Những kho tàng sáng tác cho dương cầm còn chưa được khám phá của nhạc sĩ Gabriel Fauré 9:51
9:51
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:51
Tuyển tập « Fauré-Lucas Debargue » là một bông hoa mới trong khu vườn âm nhạc dương cầm. Trọn bộ 4 đĩa CD của nhạc sĩ Debargue, đưa thính giả vào hành trình sáng tác của Gabriel Fauré (1845-1924) một nhà soạn nhạc « cổ điển » « âm thầm khai mở những con đường mới ». Chỉ riêng 60 nhạc khúc sáng tác cho đàn piano của ông là gia tài đồ sộ mà hiếm ai dám đến gần. Là một trong những tên tuổi lớn của làng nhạc Pháp, Gabriel Fauré được biết nhiều nhờ các vở opéra như Pelléas và Mélissandre hay Prométhée, Pénélope … Trích đoạn Sicilienne từ vở Pelléas và Mélissandre quá nổi tiếng trên thế giới. Trong kho tàng âm nhạc, mộ khúc Requiem của Fauré, được sáng tác trong những năm 1887-1890 là một tượng đài riêng biệt. Nhạc sĩ người Pháp này còn là một tên tuổi lớn ở thể loại Musique de Chambre - nhạc thính phòng. Nhưng ít ai chú ý nhiều đến di sản đồ sộ của Fauré chỉ dành riêng cho dương cầm. Tựa như một khu vườn đã nhiều lần khách bộ hành thả bước, hiếm ai dừng lại lâu chốn này, bởi nhạc của Gabriel Fauré không có ma lực như của Chopin hay Mozart, không lặp đi lặp lại như nỗi ám ảnh nơi Maurice Ravel -một trong những học trò của chính Gabriel Fauré sau này, không là tiếng suối dịu êm, hay ánh trăng vàng trên sông như của Claude De Bussy. Ẩn số Fauré Ngay chính với bản thân nhạc sĩ dương cầm Lucas Debargue, trong một thời gian dài Gabriel Fauré vẫn là một ẩn số. « Thoáng qua, tôi không hiểu hết những dòng nhạc của Fauré và ngay cả khi rất chú ý, đã thấm dòng nhạc của ông, mỗi lần nghe hay chơi lại một nhạc khúc, tôi vẫn luôn khám phá thêm nhiều điều rất thú vị. Hiểu thêm một chút về sự phong phú trong dòng nhạc của Fauré. Thường thì các nhạc sĩ lớn đều để lại cho chúng ta cái cảm tưởng đó, nhưng trong trò chơi này, Gabriel Fauré là một bậc thầy. Có lẽ ông thích thú soạn nhạc để mỗi tác phẩm là một sự thách đố, là một trò chơi đí trốn đi tìm». Giới thiệu bộ CD toàn tập về 60 tác phẩm dành cho dương cầm của Gabriel Fauré, Lucas Debargue kể lại : trong một thời gian dài anh đã lầm tưởng những tác phẩm của Fauré chỉ là « phiên bản nhạt mờ của trường phái lãng mạn » : « Fauré hoàn toàn nhìn nhận là người thừa kế của những nhạc sĩ như Mendelson và Schumann. Đó là những tác giả mà ông đã được biết đến trong thời kỳ còn đang được đào tạo ở trường nhạc Niedermeyer. Tại đây, một trong những người thầy của Gabriel Fauré là giáo sư Camille Saint-Saëns. Họ trung thành và chơi thân với nhau trong suốt 60 năm cho đến ngày Saint-Saëns qua đời cho dù là hai người có cách tiếp cận rất khác nhau về âm nhạc đương đại. Phong cách của Fauré mang tính táo bạo nhưng, nhưng lại rất tự nhiên. Ông đem lại những gì mới mẻ cho âm nhạc, nhưng lại không có tinh thần nổi loạn, đạp đổ tất cả để làm lại từ đầu. Phải tinh ý lắm mới khám phá được những sự thay đổi rất lớn Gabriel Fauré mang lại cho âm nhạc. Bản Romance không lời của ông là cả một sự tinh tế, là một sự chuyển biến nhẹ nhàng ». Một hành trình tìm tòi sáng tạo Chính Lucas Debargue giải thích, trong một thời gian dài anh chưa đủ chín chắn để hiểu được ngôn ngữ âm nhạc của Gabriel Fauré và nhất « rất khó đọc và chơi nhạc của Fauré ». Do một sự tình cờ, ngoài 30 tuổi và sau khi đã thành danh trên các sân khấu quốc tế, Lucas mới hiểu được rằng, nhạc của « không nhàm chán », mỗi sáng tác của ông dưới vỏ bọc cổ điển đều « âm ỉ một cuộc cách mạng » về sắc màu âm thanh, về cung cách hòa âm phối khí, và là một sự tìm tòi rất công phu trên », là một « cách tiếp cận mới với âm nhạc » « Tôi thường so sánh Gabriel Fauré với một nhạc sĩ khác, cũng đã soạn rất nhiều tác phẩm cho đàng dương cầm, là Scriabin. Sự so sánh này hơi bất ngờ, nhưng cả hai cùng thừa hưởng di sản của trường phái lãng mạn, của những Chopin, Schumann Mendelson… nhưng qua mỗi tác phẩm, ta lại nhận thấy Fauré đi xa hơn trên con đường chinh phục những miền đất còn trinh nguyên về âm thanh, về sắc màu trong âm nhạc. Chính vì vậy mà tôi chọn ghi âm những tác phẩm của Fauré theo trình tự thời gian, để chúng ta cùng cảm nhận được những chuyển biến trong phong cách soạn nhạc của ông » Gabriel Fauré không vẽ ra những bức tranh muôn màu, không gợi nguồn cảm hứng cho người nghe như hai nhạc sĩ người Pháp khác cũng rất nổi tiếng là Claude Debussy hay Maurice Ravel. Một cách chân phương hơn, Fauré tìm cách thôi miên người nghe. Thí dụ như trong các bản Dạ Khúc hay Barcarolle , ông không tạo cho người nghe cảm giác sông nước bồng bềnh, hay làm mọi người liên tưởng đến hình ảnh của một con thuyền dưới ánh trăng … Màn đêm trong ngôn ngữ của Gabriel Fauré là một thế giới mơ màng giữa tỉnh và mộng . « Nhạc của ông là một dòng nhạc của lửa, của máu chứ không phải dễ dàng để chúng ta nắm bắt và lại càng không dễ để diễn đạt. Không nên chỉ vin vào hình ảnh của một nhà soạn nhạc mảnh khảnh, ăn mặc rất lịch sự, râu tóc bạc phơ để từ đó chúng ta bước vào thế giới âm nhạc của Gabriel Fauré, thể hiện những tác phẩm của ông sao cho phù hợp với những hình ảnh phù phiếm đó (...) Bản Prélude Opus 103, là phong cách sáng tác cuối cùng của ông và gây chia rẽ. Một số người xem đây là điểm đến tận cùng trong ngôn ngữ âm nhạc, trong sự tìm tòi của Fauré. Số khác thì coi đây là một ngôn ngữ quá khép kín (…) Thực ra theo tôi Gabriel Fauré cố ý duy trì một sự mập mờ để có thể đưa chúng ta đến những chân trời xa hơn nữa ». « La musique pure » Tuyển tập 4 đĩa CD là một món quà rất quý đối với những người yêu nhạc và yêu dương cẩm, bởi theo trình tự thời gian, thính giả đã trông thấy Gabriel Fauré qua những sáng tác thời còn niên thiếu mang nhiều ảnh hưởng của trường phái lãng mạn đã đạt đến đỉnh cao. Để rồi, những tìm tòi táo bạo của ông về âm thanh ngả dần vào sắc tím của tuổi già, khi thời gian đã cướp đi thính giác của ông. Gabriel Fauré chỉ còn sử dụng « khúc giữa của phím đàn », với những âm thanh ấm áp tạo nên một sắc thái mới và để đạt đến một « độ thanh khiết nhất trong âm nhạc » … Nhạc sĩ dương cầm Lucas Debargue đã mất hai năm để hoàn thành tuyển tập Fauré và hơn 30 năm tuổi đời để nhận thấy rằng, ngay từ bản Barcarolle Đầu Tiên Gabriel Fauré đã là một nhà soạn nhạc bậc thầy làm chủ nghệ thuật hòa âm phối khí vô cùng tinh tế. Song có lẽ nét độc đáo của bộ đĩa Fauré-Lucas Debargue nằm ở chỗ, cả nhà soạn nhạc lẫn tay đàn cùng là những « nghệ sĩ ngoại hạng » : Lucas Debargue được công chúng biết đến nhiều từ khi anh vào chung kết cuộc thi dương cầm Tchaikovski của Nga, năm 2015. Trước đó Lucas từng chơi đàn basse trong một ban nhạc rock, và đã từng bị làng nhạc Jazz mê hoạch trước khi quay lại về với dòng nhạc cổ điển của dương cầm.…
T
Tạp chí văn hóa


1 Tây Ban Nha : Danh họa Dalí và kinh nghiệm làm triển lãm ảo ở Figueres 10:14
10:14
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked10:14
Nhắc đến Figueres, thành phố vùng Catalunya của Tây Ban Nha, có lẽ ít người biết đến. Còn nhắc đến Salvador Dalí (1904-1989), nhiều người sẽ trầm trồ vì đó là danh họa trường phái Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Thế nhưng, giữa Dalí và Figueres có mối liên hệ chặt chẽ vì thành phố ở miền đông Tây Ban Nha là quê hương của nghệ sĩ đa tài năng động. Tên tuổi của Dalí đã giúp cho Figueres trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua. Figueres mang đặc trưng của kiến trúc xứ Catalunya với những ngôi nhà mái ngói đỏ, những hàng cọ thẳng tắp, những con phố nhỏ đan chéo nhau trong trung tâm thành phố. Và hình ảnh của Salvador Dalí hiện diện ở khắp nơi. Nghệ sĩ có tầm “nhìn xa trông rộng” đã để lại cho quê hương di sản “có một không hai” . Ngay một trong những lối vào thành phố là Nhà hát-Bảo tàng Dalí (Dalí Theatre-Museum) trông giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tường rào màu đỏ gạch, chạy quanh tháp Galatea (tháp có từ thời trung cổ được họa sĩ trùng tu và đặt tên tưởng nhớ đến người bạn đời Gala), được gắn thêm hình những chiếc bánh mì nhỏ màu vàng, đặc trưng của vùng Catalunya. Phía trên tường rào là những quả trứng khổng lồ xen kẽ với những bức tượng lớn mạ vàng mang ý nghĩa biểu tượng về sự sống và trường tồn của loài người. Dalí : Họa sĩ “ngông” giúp quê hương nổi tiếng Nhà hát-Bảo tàng Dalí được xây trên nền của nhà hát Figueres, bị thiêu rụi, tan hoang trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ròng rã 10 năm trùng tu, Dalí đã biến được đống đổ nát thành vật thể siêu thực lớn nhất, được chính nghệ sĩ khánh thành năm 1974, nhằm mục đích mang đến cho du khách “trải nghiệm độc đáo giống như một giấc mơ sân khấu” . Khách tham quan có thể hòa mình trong thế giới độc đáo phản ánh sự nghiệp của danh họa từ những bước đi đầu cho tới đỉnh cao, được chia thành hai khu vực : Nhà hát-Bảo tàng cho thấy những tiêu chí, thiết kế của Dalí và những phòng triển lãm được lần lượt mở rộng sau này. Chân dung của nghệ sĩ Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX được nhà sử học nghệ thuật Mariona Seguranyes phác họa khi trả lời RFI Tiếng Việt : “Những tác phẩm của Salvador Dalí phản ánh những câu hỏi lớn về con người. Dalí là một nhà tư tưởng rất thích viết và vẽ. Salvador Dalí theo trường phái Siêu thực, với phong cảnh ở La Pola, thiên nhiên ở Empordà, tượng trưng cho văn hóa vùng Catalunya. Thành phố Figueres có ý nghĩa rất quan trọng đối với Dalí. Môi trường quanh ông - từ gia đình, văn hóa, trí thức, đến nền văn hóa xứ Catatunya - đều rất quan trọng đối với tác phẩm của Dalí. Ông được cha giáo dục theo tư tưởng cộng hòa liên bang, lúc đó là những người rất cấp tiến trong xã hội. Phong cảnh, thiên nhiên ở vùng Ca d aqués cũng đóng vai trò rất lớn đối với Dalí. Khởi nghiệp theo theo trường phái Ấn tượng nhưng sau đó Dalí cân nhắc và làm việc song song ở ngoài trời, hòa với thiên nhiên. Ông miêu tả vô cùng sâu sắc môi trường thiên nhiên này và tạo thành một thế giới song song với thế giới ông sống. Ông nghĩ ra những ký hiệu siêu thực, ví dụ khi suy ngẫm về con tôm hùm. Rồi ông muốn ngẫm đến nỗi buồn, đến những cảm xúc trong lòng và diễn giải bằng những ký hiệu tượng trưng. Ngay cả họa sĩ người Bỉ René Magritte (tiền bối, một trong những họa sĩ chủ đạo của trường phái Siêu thực) cũng đến thăm Dalí ở Cadaqués, tìm hiểu phong cách sáng tác và toàn bộ tác phẩm đang được Dalí thực hiện lúc bấy giờ” . Những công trình liên quan đến Dalí trong thành phố Fuigueres còn phản ánh cá tính “ngông ngông” , sự độc đáo của của nghệ sĩ nổi tiếng với bộ ria hếch. Cách Nhà hát-Bảo tàng Dalí chỉ khoảng 100 mét là ngôi nhà nơi ông sinh ra, giúp hiểu thêm về con người và sự nghiệp của ông. Bà Mariona Seguranyes giải thích : “Để khám phá được nh â n cách của Dalí, điều quan trọng trước tiên là đến thăm ngôi nhà nơi ông sinh ra (Casa Natal), bởi vì chúng tôi kể về cá tính của ông, bối cảnh văn hóa và trí thức của thành phố và người thân của ông lúc bấy giờ. Ngoài ra, chúng tôi nói đến một chủ đề mà ông rất quan tâm : khám phá khoa học, cách ông phối hợp sóng âm thanh với hình ảnh truyền thông, với báo chí. Đây là chủ đề rất quan trọng đối với ông, tiếp theo là mối quan hệ của ông với Gala (người bạn đời và là nàng thơ của ông) . Và chúng tôi kết nối tất cả những sự kiện đó lại với nhau. Ngoài ra còn có một gian phòng nói về mối liên hệ giữa Dalí và cảnh vật bên ngoài” . “ Nghệ thuật tiếp cận” , “thực tế ảo” : Những công nghệ giúp “chạm” đến Dalí Ngôi nhà nơi Salvador Dalí trào đời ngày 11/05/1904 được mở cửa trở lại năm 2023 sau một thời gian trùng tu. Thành phố muốn công chúng biết đến nơi “Tất cả bắt đầu” đối với danh họa và sống trong thế giới của Dalí, từ khi ông sinh ra cho đến khi đạt đến đỉnh cao của thành công. Ông Eduard Bech, giám đốc Premsa Casa Natal Salvador Dalí, giải thích với RFI Tiếng Việt : “Trước tiên, phải nói đây không phải là viện bảo tàng vì bảo tàng cần một bộ sưu tập nhưng chúng tôi không có bộ sưu tập nào cả. Đây là một địa điểm văn hóa để tìm hiểu về Salvador Dalí, để biết rõ hơn cuộc đời cũng như sự nghiệp của họa sĩ. Chúng tôi thiết kế địa điểm này thành một trải nghiệm tương tác, có nghĩa là người xem được hòa mình, được biết thêm nhiều điều kể từ khi cha mẹ ông đến Figueres làm việc, rồi sinh ra Salvador Dalí năm 1904, tiếp theo là thời thơ ấu của ông, giai đoạn ông theo học nghệ thuật kịch cho đến khi đi Madrid và đến Mỹ để theo đuổi sự nghiệp” . Tất cả những thông tin được tìm hiểu kỹ lưỡng, đặc biệt là những năm đầu đời tác động đến tính cách của Dalí, như mối liên hệ sóng gió với cha, người đã tước quyền thừa kế của Dalí, đuổi ông ra khỏi nhà ; hoặc với người mẹ, Felipa Domènech, qua đời khi Dalí mới 16 tuổi ; hoặc với em gái Anna Maria, ít hơn bốn tuổi, người mà ông giữ mối quan hệ gắn bó cho đến năm 1929, khi Dalí gặp “nàng thơ” mới - Gala. Phần tiếp theo dành nói về đời sống công chúng và truyền thông của nghệ sĩ danh tiếng (các buổi biểu diễn, hợp tác với Hitchcock và Walt Disney, mối quan hệ của ông với giới truyền thông…). Giám đốc Eduard Bech giải thích : “Chúng tôi dùng các nguồn tư liệu nghe nhìn và tương tác. Chúng tôi cũng sử dụng kỹ thuật ảnh ba chiều, chỉ dẫn âm thanh đi kèm với nội dung. Hành trình thăm quan từ đầu cho đến cuối chỉ đi theo một chiều. Khách tham quan như bước trong cuộc đời của Salvador Dalí từ khi ông sinh ra năm 1904 đến 1989, ngày ông qua đời. Toàn bộ âm thanh, âm nhạc và nội dung được thiết kế riêng để mang lại cảm giác thoải mái và tạo cảm xúc cho khách tham quan”. Một điều chắc chắn là trong vòng hơn một tiếng tham quan, không có một giây phút nhàm chán nào. Người xem như bị cuốn theo cuộc đời của nghệ sĩ ở nhiều khía cạnh, từ đời sống cá nhân đến nghệ thuật, trong vai trò là một nhà văn, nhà tư tưởng, người biểu diễn và người yêu khoa học. Giọng của người dẫn chuyện trong máy nghe cá nhân được lồng với giọng nói của Dalí cùng với những thước phim ngắn kích thích sự tò mò của khách tham quan, và đặc biệt hơn là lời giải thích những gì nghệ sĩ đa tài không thể truyền đạt trực tiếp, hoặc những gì người khác nói về ông. Nghệ thuật thu hút du khách đến bảo tàng Đó là một cách kể chuyện rất khác, rất lôi cuốn, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người mà không nhất thiết cần đến đồ vật minh họa. Đây cũng có thể là một kinh nghiệm để văn hóa bảo tàng trở nên dễ tiếp cận hơn, hấp dẫn hơn ở một số nước nơi việc tham quan bảo tàng chưa trở thành một thói quen, một nhu cầu hoặc một niềm đam mê. Giám đốc bảo tàng Eduard Bech chia sẻ : “Chúng tôi nghĩ rằng loại trải nghiệm tương tác, hòa mình như thế này là lựa chọn tốt nhất để thu hút khán giả vì đó là một cách rất đặc biệt để tiếp thu nội dung. Đó cũng là một cách mới lạ để có thông tin và cũng là một cách khác để tìm hiểu thêm về một nghệ sĩ và những câu chuyện xoay quanh n gười n ghệ sĩ này. C húng tôi nghĩ rằng trải nghiệm nghe nhìn, sống động là trải nghiệm tốt nhất để có tiếp nhận thông tin và để tìm hiểu sâu hơn” . “Kinh doanh” bảo tàng : Tại sao không ? Bảo tàng, trung tâm triển lãm có sứ mệnh cơ bản là bảo vệ và phát huy di sản cho những thế hệ hiện tại và tương lai nhưng không nên để bị hạn chế ở vai trò trưng bày, xa rời công chúng. Một bảo tàng hoàn toàn có thể sinh lợi từ nguồn bán vé với điều kiện bảo tàng phát triển được những ý tưởng độc đáo, đề cao được giá trị của các vật phẩm trưng bày, tạo được các hoạt động phù hợp để mọi đối tượng, mọi lứa tuổi có thể tham gia, kết hợp giữa phương pháp triển lãm truyền thống (tác phẩm, hiện vật) với công nghệ (ánh sáng, âm thanh), đặc biệt là nghệ thuật tiếp cận (Immersive art) hoặc công nghệ thực tế ảo (VR)… Công chúng không còn thụ động trong vai trò người xem mà được “chạm” vào, được sống cùng tác phẩm để có được trải nghiệm sâu sắc hơn. Ở quy mô rộng hơn, bảo tàng còn có vai trò “quyền lực mềm” mà Pháp, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Ý, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như nhiều nước khác biết cách khai thác triệt để. Tại hội thảo về “Opportunités et défis des musées” (Những cơ hội và thách thức của bảo tàng) do hội France Muséums tổ chức ngày 15/01/2022, các chuyên gia cho rằng “ngoài việc đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội ở cấp địa phương, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, các bảo tàng ngày càng đóng góp vào việc thực hiện tầm nhìn ngoại giao và thúc đẩy các chiến lược gây ảnh hưởng, đồng thời góp phần vào việc xích lại gần nhau và hiểu biết tốt hơn giữa các dân tộc” .…
T
Tạp chí văn hóa


Những câu chuyện trong Sách Thánh luôn gợi hứng cho các nghệ sĩ làm nên tác phẩm của mình. Câu chuyện Đức Maria mang thai Đấng Cứu Thế một cách ngoại thường đã tạo hứng khởi cho các diễn viên hài nổi tiếng Salvo Ficarra và Valentino Picone viết nên kịch bản và Francesco Amato đạo diễn cho bộ phim Santocielo , ra rạp vào dịp Giáng Sinh năm 2023. Chuyện phim Một ngày nọ, Thượng đế thấy gian trần tràn đầy tội lỗi bèn triệu tập các thánh và các thiên thần trong một cuộc họp « dân chủ » như trong nghị viện thời La Mã. Và để chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai xuống trần thi hành ý muốn của Thượng Đế, một thiên thần đi trước chuẩn bị. Thượng đế cùng các thiên thần, các thánh trải qua một cuộc bỏ phiếu và lá thăm rơi vào thiên thần Aristide (Picone), lãnh sứ mệnh xuống trần chuẩn bị con đường cho một Đấng Cứu Thế mới đến tái tạo thế giới đang băng hoại về mặt đạo đức và tinh thần. Vị thiên thần tóc vàng này đã tới đảo Sicilia, miền Nam nước Ý, gặp Nicola (Ficarra), người đang gặp rắc rối vì cuộc khủng hoảng hôn nhân. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một quán bar khi Nicola đã uống ngà ngà say. Và câu chuyện bắt đầu. Nicola là một thầy giáo dạy toán, đồng thời là hiệu trưởng trong một trường trung học do các sơ quản lý và điều hành. Ngôi trường này đang phải đối diện với các vấn đề về việc đưa các phương tiện công nghệ mới vào giảng dạy, trong khi các giáo viên lại sắp tới tuổi nghỉ hưu… Về đời tư, thầy giáo Nicola đang sống ly thân một cách bí mật với người vợ của mình để tránh sự soi mói của hàng xóm. Sự gặp gỡ với Aristide ở quán rượu đã làm đảo lộn cuộc sống của thầy Nicola. Ông bắt đầu có những triệu chứng của phụ nữ mang thai bên cạnh sự hiện diện của thiên thần Aristide trong nhà và sự vắng mặt của người vợ. Việc này đã gây ra dị nghị cho các hàng xóm. Cái bụng của thầy giáo Nicola ngày càng to dẫn đến chuyện ông phải tìm mọi cách để giải quyết. Ngay cả chuyện phá thai. Nhưng cuối cùng, thầy phải trải qua mọi giai đoạn và mọi vấn đề của một người phụ nữ mang thai để sinh ra một bé gái xinh xắn. Chuyện phim kết thúc ở đây với việc thiên thần Aristide trở về thiên giới. Câu chuyện Kinh Thánh Nếu quý vị là người không có hiểu biết về Kinh Thánh Ki-tô giáo thì đây chỉ là một bộ phim hài mang tính thần thoại siêu thực. Một câu chuyện về đàn ông mang bầu sinh con đã được nhiều nơi khai thác. Tuy nhiên, kịch bản phim được dựa trên câu chuyện trong Kinh Thánh, chính xác là Tin Mừng thời thơ ấu của Chúa Giê-su theo Thánh Lu-ca. Theo đó, thiên thần Grabriel báo tin cho Đức Maria để thụ thai và sinh ra Chúa Giêsu. Phúc âm đã kể lại việc thánh Giuse là bạn của Đức Maria thấy bạn mình có thai thì hồ nghi và định âm thầm bỏ đi, nhưng rồi thiên thần Chúa báo mộng để thánh Giuse ở lại và chăm sóc cho Đức Maria và Chúa Giêsu. Câu chuyện về gia đình của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, với những vấn đề tầm thường được Kinh Thánh thuật lại nhằm diễn tả mầu nhiệm nhập thể của Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa làm người và sống như con người. Vì thế, tác giả kịch bản phim đã mượn câu chuyện này và lật ngược lại để cho ra một câu chuyện mang tính thời sự của thế kỷ XXI. Một người đàn ông mang bầu và sinh ra một nữ cứu thế. Mượn Kinh Thánh để nói chuyện thời sự Trong phim này, đạo diễn, hay đúng hơn là tác giả kịch bản, là hai diễn viên chính Salvo Ficarra và Valentino Picone, đã dùng thời gian mang thai của thầy giáo Nicola để đề cập đến mọi vấn đề xã hội của nước Ý nói chung, và vùng Sicilia nói riêng. Từ vấn đề cá nhân, một người đàn ông gia trưởng độc tài, đến gia đình, vấn nạn ly dị, cho đến các vấn đề xã hội như giáo dục, nhất là các trường công giáo. Rồi vấn đề phá thai, trợ cấp xã hội cho những cặp đôi nuôi con, sự xuống cấp của hệ thống y tế và sự suy giảm dân số… nhiều vấn đề thời sự của nước Ý đã được khéo léo đưa vào bộ phim. Như họ đã từng làm trong bộ phim « Il Primo Natale - Giáng Sinh đầu tiên » (2019) cũng mượn chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh để nói chuyện về nạn di dân. Điều gây ra sự phản đối từ những người thậm chí chưa từng xem tác phẩm của hai diễn viên hài người Sicilia, là sự khởi đầu, tức là việc gửi một đấng cứu thế mới đến Trái đất để cứu nhân loại khỏi trận đại hồng thủy thứ hai. Một vị Chúa dân chủ, không kiêu ngạo đã bị thuyết phục bởi cuộc bỏ phiếu của Nghị viện gồm các thánh và thiên thần để gửi một thiên thần như một niềm hy vọng mới cho nhân loại. Và chính tại đây, tài năng của bộ đôi Ficarra và Picone đã lộ diện, trong nhiều năm nay cố gắng hiện đại hóa một cuộc tranh luận công khai bằng vũ khí duy nhất mà họ biết : Hài kịch. Họ làm việc đó một cách tế nhị, tôn trọng những sự nhạy cảm khác nhau, với sự nhẹ nhàng đặc trưng của những thiên tài. Một sự hiện đại hoàn toàn, không bao giờ thiếu tiếng cười và hoàn toàn không có sự thô tục. Ficarra và Picone đã thành công trong mục đích của họ, chắc chắn không phải là khiến mọi người đồng tình, mà là khiến chúng ta phải suy ngẫm về những vấn đề không còn là điều cấm kỵ trong dư luận trong nhiều năm. Và họ làm điều đó bằng cách gãi khiến chúng ta cười, tin chắc rằng chính tiếng cười sẽ bao trùm lấy chúng ta ! Một bộ phim phỉ báng tôn giáo ? Chúng ta có thể cười đùa với tôn giáo và làm như vậy một cách tôn trọng, liệu có mang lại một số điều đáng suy ngẫm hay không ? Đây là những gì các diễn viên hài nổi tiếng Salvo Ficarra và Valentino Picone nghĩ, những người đã đạt được mục tiêu của họ vào năm 2019 với bộ phim Il Primo Natale , một bộ phim hài bom tấn trong đó cả hai (vừa là tác giả và đạo diễn) đã cố gắng kết hợp sự ra đời của Chúa Giêsu với chủ đề người di cư, với hiệu quả hài hước và đầy cảm hứng tinh thần. Cả hai chắc hẳn đã nghĩ đến việc nâng cao tiêu chuẩn « thần học » ở lần này cho Santocielo, một bộ phim hài siêu thực giữa sự bất kính và sự dịu dàng, đã được chứng minh bằng tính hài kịch nhân hậu đặc trưng cho họ. Tuy nhiên, có vẻ như bộ phim hơi khập khiễng về cấu trúc tường thuật và mối liên hệ lộn xộn giữa tôn giáo và sự đúng đắn về chính trị. Chúng ta bắt đầu ở Thiên đường theo phong cách tương tự như Thượng viện La Mã, nơi một vị thượng đế cáu kỉnh, với khuôn mặt và bộ ria mép, muốn tiêu diệt loài người đã trở thành tội lỗi một lần nữa bằng một trận đại hồng thủy mới, nhưng sau đó lại sai một Đấng Cứu Thế mới đến để cố gắng cứu thế giới. Sau đó, chúng ta chuyển sang một thiên thần tóc vàng và vụng về (Valentino Picone), người đã xuống Trái đất (chính xác là ở Sicilia), đã phạm sai lầm và thay vì tiếp cận người phụ nữ được chỉ định bởi Thiên giới, lại giao phó cái thai cho một người đàn ông. Người sẽ mang Đấng Cứu Thế tương lai sẽ là Nicola Balistreri (Salvo Ficarra), một giáo sư toán học đầy thành kiến, đặc biệt là đối với phụ nữ. Và ở đây, chúng ta bắt đầu vấp ngã giữa những khuôn mẫu và thăng trầm gắn liền với cái bụng dị thường kiểu cơ bắp Schwarzenegger, hơn là với vẻ ngoài yểu điệu của người cưu mang Đấng Cứu Thế, điều mà chúng ta chỉ nhớ đến ở phần cuối giữa những cảm xúc tốt đẹp. Hay nụ hôn giữa chàng thiên thần đẹp trai tóc vàng và cô nữ tu trẻ trước khi chàng bước vào luồng ánh sáng chói loà để về trời. Một cảm xúc rung cảm tự nhiên của một người trước vẻ đẹp của người khác phái. Những người kịch liệt chỉ trích thì cho rằng không nên dùng đề tài Kinh Thánh một cách thái quá để gây cười. Đó là sự báng bổ Thượng đế. Hai diễn viên Ficarra và Picone đã trả lời nhật báo phỏng vấn Avvenire bằng cách viết những suy nghĩ của họ vào một ghi chú. « Santocielo là một bộ phim được rất ít người đánh giá và dán nhãn một cách hời hợt ngay cả trước khi nó ra mắt. Ngay cả trước khi được nhìn thấy. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành "một bài thánh ca về niềm vui", như ai đó đã định nghĩa nó . Một bài thánh ca về tình yêu không nhãn mác hay ranh giới. Một bộ phim đầy thú vị mà chúng tôi thực sự mong muốn và muốn được xem với sự đơn giản giống như những gì chúng tôi đã hình thành. Một bộ phim không muốn đưa ra câu trả lời. ” » Bộ phim cũng được tạp chí Famiglia Cristiana xác định là không báng bổ. Và Hiệp hội các nhà điều hành rạp chiếu phim Công giáo - Hội trường cộng đồng (Acec-SdC) cho là phù hợp để chiếu tại tất cả các rạp chiếu phim Công giáo ở Ý. Mọi thứ khác, thiên thần Aristide sẽ nói, « chỉ là thứ yếu ». Vâng, nếu Chúa là chủ đề chi phối bộ phim. Điện ảnh cũng có thể cười nhạo Chúa và những điều thánh thiêng : Tuy nhiên, điều cần thiết là không làm đảo lộn những nền tảng đặc trưng cho thần thánh và kinh nghiệm tôn giáo. Điện ảnh có thể làm được điều đó, trên thực tế, Santocielo đã thu hút được số đông công chúng bằng tính hài ước đậm chất miền Nam Ý. Dựa vào câu truyện Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế trong Phúc âm về Truyền tin của thánh Luca, để viết lại theo một lối mới, lật ngược lại mọi quy ước bằng ngôn ngữ điện ảnh. Tại sao không thể viết lại những nền tảng của đức tin một một thứ ngôn ngữ mới, để đi đến việc khẳng định sự chấp nhận, sự tôn trọng, sự phá vỡ những thành kiến ? (Tác giả Linh mục Phạm Hoàng Dũng)…
T
Tạp chí văn hóa


1 Những phép lạ chung quanh cây Đại Phong Cầm hơn 600 năm tuổi của Nhà Thờ Đức Bà Paris 9:34
9:34
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:34
Nhờ một phép lạ, Đại Phong Cầm của Nhà Thờ Đức Bà Paris vẫn nguyên vẹn hình hài trong vụ hỏa hoạn năm 2019. Năm năm sau, Notre Dame de Paris tái sinh, nhạc cụ với bề dày hơn 600 năm lịch sử này vươn vai thức dậy. Từng chứng kiến và gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử Paris, đàn lại cất tiếng ngân vang trong các thánh lễ trọng đại, trong những buổi lễ cầu nguyện thường ngày hay trong những chương trình hòa nhạc baroque. Để có được thời khắc tổng giám mục Paris Laurent Ulrich « đánh thức » Đại Phong Cầm trong lễ mừng Notre Dame de Paris mở cửa trở lại, hôm 07/12/2024, trước sự chứng kiến của hàng trăm quan khách trong khuôn viên nhà thờ và toàn thế giới, trong 5 năm qua, trên dưới gần 30 nghệ nhân đã tận tụy trùng tu, phục dựng cây đàn. Đúng hẹn, Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được « hơi thở » và « tiếng nói ». Thoát nạn hỏa thần Nhạc sĩ organ Olivier Latry là một trong bốn tay đàn chính thức của Notre Dame de Paris. Đêm 15/04/2019, cả thế giới đã bất lực hướng về Paris nơi nhà thờ Gothique cổ kính ngự tọa trên đảo Ile de la Cité từ hơn 800 năm qua, ngùn ngụt khói lửa, Olivier Latry không tài nào chợp mắt. Hơn ai hết, ông biết rằng cây « đại phong cầm đẹp nhất thế giới » nguy nga đồ sộ, gắn bó với ông trên dưới 40 năm, phút chốc có thể chỉ còn là tro bụi. Là một trong những người chịu trách nhiệm về công tác phục chế đàn sau hỏa hoạn, Christian Lutz nói qua về nhạc cụ ngoại hạng gắn liền với Nhà Thờ Đức Bà Paris như bóng với hình : « Nhìn từ góc độ lịch sử, đàn organ ở Notre-Dame de Paris là nhạc cụ quan trọng vào bậc nhất. 500 năm lịch sử của dòng đại phong cầm tại Pháp tích tụ cả về đây. Cây đàn này còn là một nhạc cụ quá khổ, với gần 8000 ống, cao như một tòa nhà ba tầng. Không cây đàn nào khác ở Pháp có được kích cỡ như vậy ». Những dữ liệu lịch sử của Notre Dame de Paris cho thấy, từ năm 1357, nhà thờ đã có một cây đàn ở đúng vị trí như hiện tại … Vóc dáng và bộ mặt của cây đàn ngày nay phần lớn tồn tại từ những công sức của các nghệ nhân thế kỷ thứ 18 dưới sự điều khiển của nhà làm đàn và cũng là một kiến trúc sư, với tài trạm trổ ngoại hạng, Aristide Cavaillé Coll (1811-1899). Phép lạ đầu tiên, đó là sau một cuộc đọ sức và đấu trí suốt 15 tiếng đồng hồ, đội lính cứu hỏa đã khống chế được thần lửa. Notre Dame de Paris bị tổn thương nhưng vẫn còn đó. Phép lạ thứ hai được ông Bertrand Cattiaux, một « mối thâm giao » với cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris, nêu bật : « Đàn đại phong cầm không bị bén lửa, không bị tạt nước trong công tác dập tắt đám cháy, nhưng do một phần mái Nhà Thờ Đức Bà bị thủng sau hỏa hoạn, cho nên là cây đàn bị lộ thiên. Có nghĩa là bị ẩm ướt vào trong mùa đông lạnh giá và bị những khác biệt về nhiệt độ ngoài trời làm hỏng ». « Le Grand Orgue de Notre Dame de Paris » nhìn qua vẫn nguyên vẹn hình hài. Nhạc sĩ Olivier Latry được an ủi phần nào : « Thật là một phép lạ. Với đám cháy như vậy mà hàn thử biểu đặt trong cây đàn cho thấy nhiệt độ chỉ dừng lại ở 17 độ C hôm Nhà Thờ Đức Bà bị thần hỏa tới thăm. Với đám cháy như vậy, đàn có thể bị cháy, các ống kim loại có thể bị tan chảy. Lính cứu hỏa phun nước dập tắt đám cháy có thể làm cho đàn bị ngập nước… Nhưng tất cả những kịch bản đó đã không hề xảy ra (...) Trong cái rủi có cái may. Đành rằng sườn trên phần mái nhà thờ đã bị thiêu rụi nhưng giờ đây, Notre-Dame de Paris lộng lẫy hơn xưa và nhất là nếu không có vụ hỏa hoạn hồi 2019 thì không thể nào trong 15 ngày mà chúng ta có thể huy động 850 triệu euro để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris » Organ, một cỗ máy tinh vi và kỳ diệu Nhưng khi đến gần ta sẽ thấy một lớp bụi chì, phủ lên khắp thân đàn, lên toàn bộ 7.952 ống đàn bằng kim loại, 5 bàn phím, trên 110 thanh kéo và cả ở bên trong cây đàn có kích cỡ đồ sộ như một tòa nhà ba tầng. Như vừa nói ở trên, một phần nóc nhà thờ bị hư hại, đàn bị lộ thiên, nên lập tức êkip quyết định tháo dỡ từng bộ phận của đàn, mang về một nơi an toàn để lau rửa, sửa chữa. Phần lớn trong số gần 8.000 ống kim loại đủ mọi kích cỡ, toàn bộ 19 thùng gỗ với hệ thống thông gió lâu đời và phức tạp, từng được nhà thiết kế đàn Aristide Cavaillé Coll chế tạo vào thế kỷ 19, đã được đưa về ba xưởng ở miền nam nước Pháp để trùng tu. Bertrand Cattiaux được trưng dụng để phục dựng cây Đại Phong Cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris trong thời gian ngắn kỷ lục, bởi ông là một phần ký ức của cây đàn : « Điều kỳ lạ là nhạc cụ này vừa mong manh như những chiếc vĩ cầm Stradiusvarius, nhưng lại vừa đồ sộ với kích cỡ như một chung cư. Đây cũng là nhạc cụ duy nhất mà chúng ta có thể thâm nhập hẳn vào bên trong, di chuyển ngay ở trong lòng ». Là một trong số rất ít những nhà nghiên cứu còn nắm giữ bí quyết chế tạo, bảo trì và khôi phục những cây đại phong cầm trên thế giới, Christian Lutz giải thích qua về nguyên lý hoạt động của nhạc cụ mà nhiều người nhầm lẫn là « có họ hàng gần xa với dương cầm » : « Nhạc cụ này cực kỳ phức tạp, nhưng cấu trúc của đàn thì lại khá đơn giản : ở tầng dưới là một hệ thống thổi gió vào các ống đàn. Ở tầng trên là một thùng gỗ để cắm đủ các loại ống bằng kim loại … Các ống đàn thẳng đứng. Tất cả được kết hợp với nhau để khi nhạc công nhấn vào phím đàn, hay điều khiển phím ở bàn đạp bên dưới, thì âm thanh được phát ra từ chiếc ống và đúng với âm điệu mong muốn ». Không thuộc bộ gõ như dương cầm, organ có nhiều dàn phím khác nhau và cả dàn phím đạp chân. Phép lạ thứ ba ở đây là mặc dù được thiết kế từ hàng trăm năm, trải qua nhiều thời đại và thế hệ các nhà chế tạo đàn -facteur d’orgue, vậy mà đến nay trên đất Pháp vẫn còn có những nghệ nhân nắm giữ từng khâu để phục chế mỗi phụ tùng cần thiết cho cả một « ngôi nhà cổ » như cây Đại Phong Cầm của Notre Dame de Paris. Đôi tay vàng Nhật Bản Trong số những đôi tay vàng ấy, có Itaru Sekiguchi, đến từ thành phố Sendai, Nhật Bản, vì đam mê đã bỏ lại sứ sở sau lưng. Hơn 40 năm sau ngày đặt chân lên nước Pháp, Itaru là niềm tự hào của Nhật Bản trực tiếp góp một viên đá vào công trình tái thiết Notre Dame de Paris. Năm lên 10 tuổi, lần đầu tiên đặt chân đến Paris, Itaru bị tiếng đại phong cầm từ Nhà Thờ Đức Bà thôi miên. Sức lôi cuốn của tiếng đàn còn mạnh hơn cả « một cú sét ái tình », và cậu bé biết rằng, tương lai của mình sau này sẽ gắn liền với kinh đô ánh sáng. Mười năm sau anh từ giã gia đình sang « Paris lập nghiệp ». Tháng 12/2024, 40 năm sau lần hội ngộ với cây đại phong cầm của Notre Dame de Paris thuở nào, trước ngày Nhà Thờ Đức Bà hồi sinh, Itaru Sekiguchi kể lại, trong 20 năm định cư trên đất Pháp, anh sống ở vùng Corrèze, cách xa kinh đô ánh sáng và Nhà Thờ Đức Bà Paris đến hơn 500 km, nhưng chưa bao giờ rời xa cây đàn organ của Notre Dame. Itaru không phải là nhạc sĩ, nhưng đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù và tinh tế của một nghệ nhận đã đưa người con xứ hoa anh đào đến đỉnh cao nghệ thuật bảo trì và trùng tu đại phong cầm. Năm 2018, anh chính thức được mời để bảo quản cây đàn organ nổi tiếng nhất của cả nước Pháp : đêm đêm anh một mình hay cùng một vài đồng nghiệp, đôi khi có cùng với những nhạc sĩ đại phong cầm, chiếm trọn không gian của Nhà Thờ Đức Bà. Họ làm việc trong sự im lặng tuyệt đối để chỉnh đàn, để chăm sóc, để được nghe gần 8000 ống đàn đủ kích cỡ ngân vang, để tìm độ rung và mức chính xác tuyệt đối … « Giấc mơ trở thành hiện thực » nhưng « mộng đã chóng tàn » như chính Itaru kể lại. Tháng tư 2019, khói lửa trên nóc Nhà Thờ Đức Bà Paris, tháp nhọn của Notre Dame, kiệt tác của kiến trúc sư Violet le Duc, gẫy đổ : Sekiguchi tuyệt vọng tưởng chừng thần hỏa khai tử cây « đàn organ đẹp nhất thế giới », tưởng chừng vĩnh viễn đánh mất mối tình đầu. Chẳng ngờ chỉ ít tháng sau đó, anh được trao trọng trách mang phép lạ để chiếc đại phong cầm của Notre Dame de Paris « tìm lại hình hài như xưa ». Truyền thống và công nghệ cho một cây đàn Năm 1992, rồi 2014 đại phong cầm của Notre Dame de Paris đã hai lần được « tự động hóa và số hóa » tức là đưa công nghệ điện toán vào hệ thống điều khiển đàn. Ông Christian Lutz nói đến công nghệ mới đã góp thêm những viên đá cho truyền thống trong ngành « facteur d’orgue » hàng trăm năm : « Có hẳn một truyền thống rất lâu đời giữa các nhà chế tạo đàn và cũng có rất nhiều những nhạc sĩ phong cầm tên tuổi lẫy lừng. Góp thêm một viên gạch nhỏ trong truyền thống lâu đời đó, dù chỉ là một mắt xích trong cả một chuỗi dài trong nghệ thuật phong cầm, cũng đủ là vinh dự lớn trong cuộc đời. Đó là điều tôi rất trân trọng. Một chiếc đại phong cầm ngự tọa trong Nhà Thờ Đức Bà là hiện thân của cả một sự ưu việt ». Với tất cả những ai từng đặt chân đến Notre Dame, điều hiển nhiên nhất đó là « đàn và Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ là một »: « Chúng tôi có mặt ở đây không chỉ để phục dựng một cây đàn, một nhạc cụ tầm thường. Đích đến sau cùng to lớn hơn nhiều, bởi đại phong cầm là một phần của Nhà Thờ Đức Bà Paris, là một phần không thể tách rời của một nơi trang nghiêm và linh thiêng như Notre Dame de Paris ». Hơi thở của Paris Đàn organ và Nhà Thờ Đức Bà Paris đã chứng kiến biết bao lễ đăng quang thời phong kiến, rồi trải qua Cuộc Cách Mạng 1789, cho đến ngày Paris vui mừng được được giải phóng khỏi ách Đức Quốc Xã tháng 8/1944. Cũng cây đàn và Notre Dame tháng 11/2015 thổn thức khóc hàng trăm nạn nhân loạt khủng bố ở Paris … Dưới ánh sáng đèn màu nghiêm trang với ba màu xanh trắng đỏ, màu cờ của nước Pháp, trên lầu cao, nhạc sĩ phong cầm Olivier Latry chơi lại bản La Marseillaise… Vào giờ Nhà Thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại tháng 12/2024, Olivier Latry hài lòng nhận thấy « thanh -sắc » của «Le Grand Orgue de Notre Dame » có phần hơn xưa: « Tôi đã tìm lại được âm thanh của cây đàn như xưa, có chăng là tính truyền âm của tòa nhà. Trước đây ta nghe rõ từng âm thanh dội vào những cột đá trong khắp thánh đường. Giờ đây có một sự thay đổi lớn : tiếng ngân tựa như một lớp sóng tràn đến tận cuối nhà thờ. Chúng tôi phải học để làm quen với tính truyền âm đó, nhất là khi đã bố trí thêm nội thất trong nhà thờ và có đông khách thập phương ». « Phúc lớn » cho một cây đàn lớn Nếu thực sự mê tín dị đoan hay tin vào một sức mạnh vô hình nào đó, có thể nói « mạng » của cây Đại Phong Cầm ở Nhà Thờ Đức Bà Paris rất lớn : Trong cuộc Cách Mạng Pháp, là biểu tượng của chế độ quân chủ, đàn được chơi trong những dịp lễ đăng quang, hay để cử hành tang lễ cho nhà vua, cử hành những thánh lễ trọng đại, đàn đã xuýt bị « tầng lớp bình dân » khai tử. Thế nhưng nhờ một nhạc sĩ nhanh trí ngẫu hứng chơi bản nhạc mà sau này trở thành quốc ca của Pháp La Marseillaise. « Khúc hát quân hành » của nhà soạn nhạc Rouget de Lisle vô hình chung đã cứu đàn thoát nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Nhà Thờ Đức Bà Paris và cây đàn hàng trăm năm tuổi như được một bàn tay vô hình bảo vệ, đứng ngoài những trận oanh kích của Đức Quốc Xã. Một ngày sau khi tướng de Gaulle tuyên bố « Paris outragé ! Paris brisé ! Paris martyrisé ! Mais Paris libéré ! », hai triệu người dân Paris tràn ngập đường phố. Bài thánh ca Te Deum , một lời Tạ Ơn đã vang lên từ cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris chào mừng một ngày mới.…
T
Tạp chí văn hóa


1 Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại : Biểu tượng của hy vọng và một khởi đầu mới 9:28
9:28
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:28
Năm năm sau vụ hỏa hoạn, Nhà thờ Đức Bà Paris tại Pháp đã trở lại chào đón công chúng từ khắp nơi trên thế giới, sau đại lễ mở cửa chính thức từ ngày 07/12/2024. Những tiếng chuông thánh thót từ Nhà Thờ Đức Bà, sau 5 năm lặng yên, đã ngân lên trở lại, vang vọng khắp các khu phố trung tâm thủ đô Pháp. Âm thanh phát ra từ hai ngọn tháp chuông, nơi đã từng khiến cả thế giới nín thở, lo sợ không biết lửa có sẽ lan ra, nuốt chửng, thiêu rụi toàn bộ Nhà thờ Đức Bà hay không, theo dõi sát sao những vòi nước từ đội ngũ lính cứu hoả. Những hàng rào chắn trước Nhà thờ Đức Bà nay đã được dỡ bỏ, để lộ trở lại mốc Km số 0 của thủ đô Paris, để những du khách mộng mơ về Paris có thể đứng đó và ước được quay trở lại kinh đô ánh sáng một lần nữa theo như lời đồn. Cây cầu gỗ mộc mạc, nối đại lộ Quai de Montebello, bắc qua sông Seine, dẫn vào chân nhà thờ, bị các tấm phông bạt trắng che chắn, nay đã thông thoáng, tấp nập người qua lại, lộ ra những ổ khóa của các đôi tình nhân. Nhà thờ Đức Bà Paris đã chính thức mở cửa lại hôm 7/12, theo lời hứa của tổng thống Pháp Macron, sau 5 năm tu sửa theo nguyên trạng, với các màn trình diễn nghệ thuật hoành tráng, cùng sự góp mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ. Lần đầu tiên từ 5 năm qua, cây đàn organ khổng lồ được đặt phía trên, gần với nóc của nhà thờ, phát ra những âm thanh vang dội trong bầu không khí linh thiêng của buổi thánh lễ trang trọng. Công chúng có thể đến thăm Nhà thờ kể từ ngày 10/12, nhưng phải đặt chỗ từ trang mạng chính thức của Nhà thờ , dù là miễn phí. Những du khách ngẫu hứng, không chuẩn bị trước, hoặc không đặt được vé vào vì kín chỗ, phải đợi đến cuối thứ Bảy, từ ngày 14/12, mới có thể vào tham quan công trình hơn 800 tuổi, nhưng phải xếp hàng. Thời gian chờ từ 5 đến 10 phút, nhưng có thể lên đến 30 phút, tùy theo thời điểm, hàng người có thể nối dài từ cửa vào cho đến tận gần cầu Pont-Cardinal Lustigier. Đọc thêm : Công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris: Một kỳ tích Anh Marius, một tình nguyện viên hỗ trợ tại lối vào, cho biết : « Nhà Thờ Đức Bà Paris dự trù tiếp đón khoảng 17 triệu người, tức là mỗi ngày khoảng 40.000 người. Do vậy, chúng tôi duy trì việc đặt trước chỗ trên mạng để mọi người có thể đến thăm nhà thờ dễ dàng hơn.» Nhà thời Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), đứng sừng sững giữa bầu trời thủ đô Pháp, như một nhân chứng lịch sử, đã đi vào những vần thơ, áng văn của nhiều thi hào Pháp. Đối với nhiều người Pháp, Nhà Thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng, tượng trưng cho văn hóa Pháp. Bà Anne, một cư dân của thủ đô Paris, xếp hàng để vào Nhà thờ dự thánh lễ, được tổ chức hàng ngày theo các khung giờ khác nhau, cho biết : « Chúng tôi đã chờ từ 5 năm qua, chúng tôi chỉ đợi sự kiện này. Với tôi, Nhà Thờ Đức Bà Paris, đại diện cho thủ đô, cho nước Pháp, cho những giá trị của riêng tôi. Tôi rất vui mừng khi nhà thờ được tân trang. » Đối với bà Aline Arnaud, một du khách đến từ miền nam nước Pháp, « thật khó tin khi có thể chứng kiến Nhà thờ tái sinh từ đống tro tàn, bởi vì Nhà thờ là một nơi mang tính biểu tượng của Pháp, là nơi của những cuộc hội tụ, mở cửa đón mọi người, ngay cả với những người không theo đạo Công giáo. » Sự kiện này cũng thu hút nhiều người Pháp, chưa từng đặt chân đến Nhà thờ trong những năm qua, quyết định ghé thăm công trình thế kỷ này, như trường hợp của Bastien Dumas, đến từ thành phố miền nam Toulouse: « Công trình này giống như biểu tượng của Paris, với tất cả các bức tượng ở bên trong. Chúng tôi đã xem những hình ảnh trên truyền hình, cũng như biết được cách mà các nghệ nhân trùng tu như thế nào. Chúng tôi cũng muốn đến tận nơi để xem tiến độ của công trình tu bổ này và những gì mà họ đã làm được ». Đối với du khách quốc tế như cô Emma, từ Canada, đến du lịch ở Paris trong dịp này, thì không thể bỏ lỡ việc đi thăm Nhà thờ Đức Bà trong lộ trình của mình, « nhất là khi mình nằm trong số những người đầu tiên vào thăm công trình này kể từ khi mở cửa lại ». Cô cho biết « rất vui mừng vì có thể vào trong, mặc dù số khách du lịch rất đông ». Biểu tượng của tôn giáo Nhà thờ mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 7 giờ 45 đến 19 giờ. Thời gian mở cửa vào cuối tuần sẽ muộn hơn. Các thánh lễ được tổ chức hàng ngày. Đối với một số người theo Công giáo, như cô Sandrine, đến từ vùng ngoại ô Paris, « Nhà thờ Đức Bà như chiến nôi của Thiên chúa giáo ở Pháp, là một biểu tượng tôn giáo đối với tôi ». Không chỉ khách du lịch hay các con chiên mong đợi được ghé thăm Nhà thờ Đức Bà. Cha xứ Armand d’Harcourt, đến từ thành phố Mulhouse, miền đông bắc nước Pháp, cho biết : « Mặc dù có rất đông khách du lịch, nhưng nhà thờ vẫn là một nơi để cầu nguyện cùng với bản ngã tâm hồn. Nhà thờ Đức Bà Paris, giống như nhà thờ mẹ ở Pháp. Vụ hỏa hoạn đã cho thấy đức tin vẫn còn đó, trong nhiều người dân Pháp và thậm chí là trên toàn thế giới. Nhà thờ mở cửa lại là một biểu tượng lớn về niềm hy vọng cũng như về một khởi đầu mới. » Những hình ảnh đầu tiên về Nhà thờ Đức Bà sau khi trùng tu, đã được loan tải một ngày trước lễ mở cửa chính thức bởi kênh truyền hình Pháp France 2, nhân chuyến thăm của tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng phu nhân. Phía Pháp khẳng định cho thế giới tìm lại hình ảnh nguyên bản của Nhà thờ Đức Bà, mà « chưa ai từng thấy » từ hơn 800 năm qua. Cuộc trùng tu này cũng là dịp để gột rửa những bụi bặm, phong rêu trên những tấm kính, trên những pho tượng, hay trên trần của nhà thờ, vốn đã bị nhuốm màu thời gian. Hai du khách Mỹ, bà Lyndsy và chồng, đã từng ghé thăm Nhà thờ cách nay nhiều năm, cho biết có thể « khám phá nhiều thứ hơn » , Nhà thờ được trang hoàng lại, sáng sủa hơn rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, một số du khách khác thì lại hoài niệm về nét cổ kính xưa cũ, minh chứng cho tuổi đời 8 thế kỷ của công trình giữa lòng thủ đô Paris. Cô Sandrine không hài lòng về việc tu sửa khiến cho Nhà thờ Đức Bà trở nên "quá sáng", "quá trắng". “ Tôi không chắc là nhà thờ đã từng trông như thế, giống với bảo tàng vậy. ” Nhưng cô cũng rất vui vì nhà thờ Đức Bà “đã được cứu”. Công trình theo kiến trúc Gothic mở lại cánh cửa đón khách trở lại cũng là một tin tốt lành đối với các dịch vụ du lịch xung quanh khu phố, sau 5 năm vắng khách. Theo France Info, trong tuần mở cửa đầu tiên, doanh thu của những quán cà phê, nhà hàng hay khách sạn của khu phố đã tăng 25% so với cùng kỳ những năm trước đó. Có nên thu phí vào cửa một công trình tôn giáo ? Cho đến nay, công trình biểu tượng của Paris vẫn mở cửa miễn phí cho khách du lịch, trừ lối vào những nơi cầu nguyện riêng, hoặc lên tháp chuông. Hồi tháng 10 vừa qua, bộ trưởng văn hóa Pháp đã đề xuất thu phí vào cửa 5 euro đối với khách du lịch, khi mở cửa trở lại vào tháng 12. Theo bộ trưởng Pháp, biện pháp này có thể thu về 75 triệu euro mỗi năm, giúp bảo tồn các nhà thờ trên khắp nước Pháp. Vì “khắp nơi ở châu Âu, muốn đến thăm các công trình tôn giáo kiệt tác đều phải trả phí”. Tuy nhiên, đề xuất này bị Giáo hội Công giáo Pháp phản đối, viện dẫn luật năm 1905 về tách biệt Giáo hội với Nhà nước, quy định các nhà thờ phải mở cửa miễn phí cho công chúng. Giáo hội cũng cho rằng không thể tách biệt người tham dự lễ thánh và du khách, và việc thu phí sẽ ảnh hưởng đến sứ mệnh truyền giáo của họ. Vụ việc đã gây tranh cãi tại Pháp. Anh Sebastien Dumas, du khách đến từ Toulouse, cho rằng “nếu việc thu phí có thể hỗ trợ công trình tu bổ nhà thờ thì tại sao không, nhưng tôi nghĩ rằng một di sản của Pháp thì nên mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người”. Cha xứ Armand d’Harcourt thì cho rằng Nhà thờ Đức Bà Paris trước hết là một nhà thờ, là một nơi có thể đón nhận mọi tầng lớp xã hội, những người nghèo nhất cho đến những người giàu nhất. Tôi cho rằng hành động thu phí vào cửa giống như là đánh cắp tiền của người dân Pháp, hơn nữa khoản ngân sách đổ vào cũng không ít, cũng như đóng góp từ nhiều người khác.” Kiệt tác kiến trúc Gothic Việc tu bổ phía bên ngoài Nhà thờ, đặc biệt là phần mái, sẽ vẫn tiếp tục trong vài năm nữa. Thành phố Paris cũng công bố kế hoạch tân trang, phủ xanh khu vực xung quanh Nhà thờ Đức Paris. Khu vực hầm để xe, nằm dưới sân trước của nhà thờ, sẽ được tu bổ lại, với hiệu sách và các quán cafe, khu vực tiếp đón, quầy thông tin cho du khách (ước tính 14 đến 15 triệu người mỗi năm).. Một lối đi dạo sẽ được xây dựng, nối khu vực tiếp tân với bờ sông Seine. Khu vườn ở mặt sau của nhà thờ cũng sẽ được mở rộng, trồng thêm 160 cây xanh, kết hợp với một công viên ven sông Seine, dài 400 m. Tổng cộng 4,7 hectare bao quanh nhà thờ sẽ được quy hoạch lại. Công trình sẽ bắt đầu từ mùa thu năm 2025 và dự trù hoàn thành vào năm 2028, với kinh phí khoảng 50 triệu euro. Quảng trường Jean-XXIII, bị hư hại nặng do các giàn giáo của công trường tu bổ, sẽ được khôi phục theo thiết kế của thế kỷ 19. Du khách sẽ có thể tham quan nhà thờ Đức Bà từ phía nam. Toà thị chính Paris cho biết mục tiêu của kế hoạch này là điều chỉnh cảnh quan xung quanh “kiệt tác kiến trúc Gothic”, bị ảnh hưởng bởi trận hỏa hoạn năm 2019, cũng như đối phó với sự nóng lên toàn cầu. Thành phố cũng nêu ra khó khăn trong việc thực hiện dự án này, làm sao quy hoạch lại mà không ảnh hưởng đến cảnh quan của khu phố, “có giá trị di sản cao, được công nhận và bảo vệ”, vì rất gần với địa điểm “Paris, bờ sông Seine", được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 1991.…
T
Tạp chí văn hóa


1 Truyện tranh: Ở tuổi 65, Astérix vẫn dí dỏm gây cười 9:45
9:45
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:45
Năm nay đã 65 tuổi, Astérix và Obélix khiến nhiều người ghen tị, không thêm nếp nhăn, vẫn tràn năng lượng và hài hước như ban đầu. Thành công của người hùng xứ Gaule có lẽ nhờ vào ý đồ ngay từ đầu của tác giả René Goscinny : Astérix không được đẹp trai như hình tượng anh hùng lúc bấy giờ để được tự do châm biếm mà không bị chỉ trích. Astérix nổi tiếng xuyên suốt nhiều thế hệ vì sự hài hước tinh tế. Khó mà kìm được tiếng cười trước cách chơi chữ, những lời thoại và tình huống hài hước. Mỗi nhân vật là một cá tính riêng - bên cạnh một Astérix mưu trí và thông minh là một Obélix võ biền và ngây thơ - khiến câu chuyện thêm đa dạng và phong phú. Mỗi tập Astérix là một chuyến du hành trong không gian và thời gian. Dù bối cảnh là xứ Gaule cổ đại, nhưng các cuộc phiêu lưu của Astérix vẫn có ý nghĩa trong xã hội đương đại, như cuộc kháng chiến chống quân xâm lược La Mã có thể được hiểu là biểu tượng cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do đặc biệt vào thời điểm Astérix ra đời. Anh hùng Gaulois Astérix xuất hiện vào tháng 09/1959 khi tác giả René Goscinny và họa sĩ Albert Uderzo muốn tìm một câu chuyện đậm chất Pháp, độc đáo và dân dã cho tạp chí Pilote vừa được họ thành lập. Và họ nảy ra ý tưởng nói về người Gaulois, tổ tiên của người Pháp, theo giải thích của tác giả René Goscinny : “Lạ là ở Pháp, người ta quên mất người Gaulois. Chúng tôi nghĩ đến họ và thấy may mắn là đã nảy ra ý tưởng rất đơn giản, đơn giản đến mức tôi nghĩ không còn ai nghĩ tới nữa. Chúng tôi giống như người Mỹ khám phá lại miền Viễn Tây, chúng tôi đã tìm ra miền Viễn Tây của mình, đó là người Gaulois (…) Người Gaulois là những người cực kỳ năng động. Khi họ không đánh ai, họ ăn rất nhiều, uống cũng rất nhiều và chỉ sợ một điều, đó là trời sập. Người Gaulois cũng là bài lịch sử đầu tiên chúng ta học trên lớp, ai cũng biết người Gaulois. Đơn giản là tôi muốn đưa chút hài hước vào điều vẫn được xử lý rất nghiêm túc. Sự hài hước luôn có tác động mạnh hơn”. Sự hài hước khó có thể ăn nhập với một nhân vật chính là anh hùng đẹp trai, thân thiện. Dưới bút vẽ của họa sĩ minh họa Albert Uderzo, Astérix đầu tiên không như hình hài hiện nay, theo thổ lộ của ông trong chương trình Samedi-Jeunesse năm 1968 của đài RTS Thụy Sĩ : “Astérix lúc đầu cao lớn, giống Vercingétorix nhiều hơn (1) . Nhưng hình dáng bây giờ hoàn toàn khác. Có lẽ tôi không cảm nhận được như Goscinny. Ông ấy nghĩ ngay đến một người thấp bé, hay càu nhàu, luôn sẵn sàng đánh nhau. Sau khi trao đổi với nhau, tôi sửa lại bản vẽ và rút kích thước của Astérix xuống còn một nửa” . Goscinny dí dỏm giải thích ý đồ đằng sau hình ảnh một Astérix thấp bé, mũi to, nhưng lại thân thiện dễ thương. Sự hài hước cũng được cài trong tên của các nhân vật trong Astérix : “Chúng tôi nghĩ đến việc tạo ra một anh hùng thậm chí không đẹp trai bằng chúng tôi, nên phần nào chúng tôi hài lòng. Hơn nữa, chúng tôi có thể khiến nhân vật đó hài hước hơn, bởi vì khi anh hùng quá đẹp trai, những người không đẹp trai bằng sẽ ghen tị. Tôi vẫn ghen tị một chút với tất cả mọi người. Vì thế, khi tôi nhìn nhân vật của mình, tôi đọc thấy vui . (...) Chúng tôi lấy cảm hứng từ tên Vercingétorix. Tất cả các tên đều kết thúc bằng “ix”, như Ambiorix... Ý tưởng đến rất nhanh và chúng tôi hào hứng bắt tay vào sáng tác nhân vật. Astérix, Obélix, rồi đến Assurancetourix, Panoramix… Sau đó gần như thành trào lưu. Có nghĩa là khi người ta gọi điện cho chúng tôi, họ yêu cầu được nói chuyện với ông “Uderzix” hoặc ông “Goscinix”” . Thất bại là mẹ thành công René Goscinny (14/08/1926 - 05/11/1977) khởi nghiệp là họa sĩ minh họa cho một hãng quảng cáo ở Mỹ ở Buenos Aires sau khi tốt nghiệp trường Pháp, vì ông di cư cùng gia đình đến Achentina. Năm 1952, ông tham gia sáng lập và điều hành tạp chí Mad ở New York dành cho thị trường và khán giả Mỹ của đài truyền hình Bỉ TV Family. Sau 14 số (14 tuần), chương trình đành bỏ cuộc. Trong buổi phỏng vấn với Toutatis năm 1966 trên đài truyền hình Bỉ RTBF, René Goscinny nhớ lại khoảng thời gian “đau khổ” , trong tòa soạn vắng lặng, “tôi đã khóc trước một tờ báo đã chết (…) Tôi có cả một nghĩa trang nhỏ chôn những tờ báo đã chết của mình” . Goscinny còn sáng tác và vẽ Thuyền trưởng Bibobu ( Le capitaine Bibobu ) và Dick Dicks, nhưng cũng đã dừng, dù ông thấy “không tồi” . Viết kịch bản có lẽ phù hợp với ông hơn: “Viết kịch bản là một nghề ít được biết đến, đặc biệt là ở châu Âu (thập niên 1960-1970) . Không có trường dạy viết kịch bản, không có chương trình đào tạo chính thức để trở thành người viết kịch bản truyện tranh. Tôi bắt đầu là một nhà thiết kế, tôi vẽ truyện tranh. Tôi không phải là một nhà thiết kế giỏi và tôi thấy công việc này rất vất vả, nhất là vì tôi minh họa kịch bản của chính mình và chúng rất khó minh họa. Cho nên phải điên mới minh họa được các kịch bản của tôi” . Tuy nhiên, cho mỗi ý tưởng, ông đều tìm được một họa sĩ “tâm đầu ý hợp” để minh họa, như những cuộc phiêu lưu của Astérix : “Một tập Astérix được viết như sau. Trước tiên chúng tôi ngồi lại với nhau, tìm ý tưởng ban đầu về cuộc phiêu lưu. Sau khi đã nhất trí thì chúng tôi phải tìm tài liệu, bởi vì phải tìm hiểu rất nhiều. Uderzo vẽ, tôi viết lời thoại. Tôi viết tóm tắt một cách chi tiết nhất rồi đưa cho Uderzo xem. Chúng tôi thảo luận xem có đồng ý với nhau không. Từ đó tôi cắt từng cảnh giống như kịch bản điện ảnh. Còn Uderzo minh họa những cảnh đó bằng tài năng hiếm có và quen thuộc của ông ấy” . Astérix hay Lucky Luck - một sáng tác nổi tiếng khác của Goscinny, đều có ẩu đả, đánh nhau, hoặc đấu súng (trong Lucky Luck ), nhưng lại có rất ít người chết. Đây cũng là chủ đích của tác giả : “Tôi cố tình làm như vậy, vì tôi lên án bạo lực và vì bản thân tôi cực kỳ nhát. Nhưng thực ra , chính ủy ban giám sát báo chí thanh niên buộc chúng tôi phải hết sức cẩn thận. Đó là lý do tại sao trong Lucky Luke , có đấu súng rất nhiều, nhưng không bao giờ có người bị thương, thậm chí chẳng ai bị thương vì đạn cả” . Trong suốt 65 năm, tính cách của nhân vật chính Astérix vẫn còn giá trị cho tới nay. Tuy nhỏ bé nhưng Astérix dũng cảm và dùng mưu trí để phá vỡ kế hoạch của kẻ thù, kể cả đội quân La Mã - khác với những anh hùng luôn dùng đến sức mạnh. Astérix luôn cổ vũ đồng đội thể hiện tự tin, dũng cảm trước kẻ xâm lược. Chiến lược gia thông minh còn là một thủ lĩnh kín tiếng, khiêm nhường, nhưng cũng là một người bạn chân thành, nhất là với Obélix, nhân vật được họa sĩ Uderzo rất thích vì có những nhược điểm của một người bình thường : lo âu, bực dọc… thay vì mang những ưu điểm của một anh hùng. Astérix đến Việt Nam Astérix và đồng đội đến Việt Nam từ thập niên 1990. Tập đầu tiên Astérix Người Gaulois được Nhà xuất bản Kim Đồng dịch và phát hành ngày 30/11/1997. Để kỉ niệm 20 năm phát hành ở Việt Nam, NXB Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội đồng tổ chức triển lãm về Chuyến đi vòng quanh xứ Gaule của Astérix ( Tour de Gaule d’Astérix , tập 5). Astérix lại làm người hùng trong suốt năm 2024 vì tròn 65 tuổi và nhân dịp Pháp tổ chức ngày hội thể thao thế giới Olympic và Paralympic. Tại Việt Nam, NXB Kim Đồng và Viện Pháp tổ chức cuộc thi vẽ tranh và tạo lời Astérix chơi thể thao cùng các bạn trẻ Việt Nam song song với hoạt động ra mắt tác phẩm Astérix ở Thế vận hội ( Astérix aux Jeux olympiques ). Tiếng Việt nằm trong số khoảng 100 thứ tiếng mà Những cuộc phiêu lưu của Astérix được chuyển ngữ với hơn 350 triệu bản được phát hành trên toàn thế giới. Điểm khó khi dịch tập truyện tranh Astérix là phải làm thế nào diễn tả một cách trọn vẹn và tinh tế cách chơi chữ và óc hài hước đặc trưng Pháp, hoặc những sự kiện trong lịch sử Pháp, như vụ tấn công xe bưu điện Lugdunum (thành phố Lyon ngày nay, trong tập 5 Chuyến đi vòng quanh xứ Gaule của Astérix ). Thách thức này đã được Goscinny nêu lên trong buổi phỏng vấn trên đài truyền hình Pháp ngày 29/08/1967 : “Đúng là có nhiều vấn đề. Một số điều có thể dịch được, nhưng tiếc là những điểm khó dịch thì vẫn gặp trên toàn thế giới. Ví dụ trong "Vụ xe bưu điện Lugdunum", khi xem bản dịch tiếng Tây Ban Nha, tôi không thích và tôi đề nghị họ thay đổi vì phần dịch không có ý nghĩa, đó là một sự kiện khá là khó dịch, vì ban đầu chuyện được dành cho độc giả Pháp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những bản dịch rất hay, rất xuất sắc, như bản dịch sang tiếng Anh” . 65 năm sau, người hâm mộ lại được phiêu lưu với Astérix và những người bạn trong triển lãm nghệ thuật tiếp cận ở Atelier des Lumières ( Astérix, le Voyage Immersif , từ ngày 18/10/2024 đến 05/01/2025) và tại bảo tàng sáp Grévin Paris. René Goscinny có thể toại nguyện với mong muốn từ cách đây 65 năm : Được tiếp tục làm lâu nhất có thể công việc tuyệt vời nhất, bạc bẽo nhất, khó khăn nhất trong mọi công việc : Đó là làm cho các bạn cười ! (1) Vercingétorix (82-46 TCN), thủ lĩnh và là vua của dân tộc Celte vùng Arvernes (Auvergne ngày nay), người đã đoàn kết các bộ lạc Gaule trong cuộc nổi dậy chống đế chế La Mã trong giai đoạn cuối của chiến tranh xứ Gallia do Julius Caesar khởi xướng.…
T
Tạp chí văn hóa


1 Nhà thờ Đức Bà : Từ hỏa hoạn kinh hoàng đến cuộc trùng tu thế kỷ dưới lăng kính dân Paris 9:28
9:28
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:28
Ngày 15/04/2029, hình ảnh ngọn lửa thiêu rụi mái Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Cuộc trùng tu tái thiết lại nhà thờ ngay lập tức đã được phát động, với thách thức phục hồi nguyên trạng trong vòng 5 năm. Đối với cư dân Paris, dù theo đạo hay vô thần, Notre - Dame như một công trình "bảo vệ" bầu trời thủ đô. Từ 5 năm qua, thay cho tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà như thường lệ, cư dân tại quận 5 của thủ đô Pháp đã dần quen với những tiếng búa gõ, dùi khoan, hay những tiếng cần cẩu đinh tai nhức óc. Nằm cách nhà thờ chưa đầy 100 mét, bên bờ hữu sông Seine, căn hộ của bà Élise với ban công có góc nhìn toàn cảnh lên Nhà thờ Đức Bà Paris. Sống tại đây từ năm 1967, bà có thể chiêm ngưỡng công trình biểu tượng của thủ đô Pháp, cả ngày lẫn đêm, cũng như chứng kiến cảnh từng chiếc xà lan bị ngọn lửa thiêu rụi, cảnh tượng cho đến nay vẫn còn ám ảnh bà. “Khi đỉnh chóp của nhà thờ bị ngọn lửa nuốt chửng, nhiều người tập trung tại con đường nhỏ ở gần sông và tất cả đồng thanh thốt lên tiếng “Ah”, sững sờ, thể hiện nỗi thất vọng, sự khó hiểu, cũng như bất lực. Âm thanh ấy vọng đến tận căn hộ nhà tôi, và được lưu giữ ở trong tâm trí tôi. Còn một âm thanh khác, đó là âm thanh của ngọn lửa, của lò lửa, với những tiếng rắc rắc, thiêu cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, và khó có thể hiểu được âm thanh đó nếu không sống gần Nhà thờ chỉ hơn trăm mét. Âm thanh đó cứ ám ảnh tôi, thậm chí ngay cả ngọn lửa lò sưởi trong những căn nhà ở quê cũng khiến tôi không chịu được trong một thời gian.” Vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 15/04/2019 khiến cả thế giới bàng hoàng, sững sờ và tiếc nuối, đã thiêu rụi phần mái của nhà thờ, phủ đen hầu như toàn bộ phía bên trong bởi khói bụi tàn tro. Ngọn lửa chỉ được dập tắt một ngày sau đó, các biện pháp “khẩn cấp” ngay lập tức được thực hiện, ngăn chặn khả năng công trình 800 năm tuổi có thể bị sụp đổ. Đến tháng 09/2021, các biện pháp bảo đảm an toàn cho Nhà thờ Đức Bà đã được hoàn thành( từ khử chì, chống thấm, lắp đặt móc treo để ngăn mái vòm bị sập, cố định, gia cố các giàn giáo…). Công cuộc trùng tu, phục hồi Nhà thờ gần như nguyên trạng, chính thức được bắt đầu. Công trình “thế kỷ” , theo nhận định của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, huy động 250 công ty xuất sắc cũng như hơn 500 thợ thủ công, tất cả được lựa chọn theo kỹ năng của họ trong từng lĩnh vực (kiến trúc sư, kỹ sư, nhà khảo cổ học, nhà bảo tồn, nhà khoa học, thợ xây, thợ đá, thợ mộc, thợ giàn giáo). Trong vòng 24 giờ sau vụ hỏa hoạn, gần 340.000 nhà tài trợ từ 150 quốc gia trên thế giới đã quyên góp khoảng 800 triệu euro nhằm trùng tu Nhà thờ. Đọc thêm : Phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris : Nhiều khám phá bất ngờ dưới lớp tro tàn Nhà thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa trở lại với công chúng vào ngày 08/11. Bên trong Nhà thờ đã được trùng tu, khôi phục giống với nguyên bản, nhưng mang màu sắc tươi sáng hơn, thay vì màu thời gian cổ kính, qua những hình ảnh được hé lộ đầu tiên vào tuần trước. Tuy nhiên cuộc trùng tu, đặc biệt là ở phần mái và phía bên ngoài Nhà thờ, vẫn tiếp tục. “Tôi rất thích những chiếc cần cẩu, những giàn giáo, hay những người thợ cheo leo trên mái khiến Nhà thờ có ‘sức sống’. Tôi thích những tiếng ồn, những tiếng búa gõ. Thật khó có thể tưởng tượng rằng cách nay 800 năm, những người thợ cũng gõ búa vào gỗ đẩy xây dựng nhà thờ, dĩ nhiên là trong điều kiện nô lệ không dễ dàng. Và 800 năm sau, việc này vẫn tiếp tục. Đối với tôi, đây là một điều kỳ diệu. Notre-Dame đang sống thực sự. Họ xây dựng lại nhà thờ theo một cách khác, có phần giống với nguyên bản nhưng với rất nhiều thứ mới mẻ, từ công nghệ mới cho đến việc bảo đảm an toàn, làm sao để không xảy ra hoả hoạn một lần nữa.” Các hàng quán hy vọng khởi sắc khi Nhà thờ Đức Bà mở cửa trở lại Nhà thờ bị đóng cửa từ 5 năm qua đã khiến các con phố vốn nhộn nhịp, đông đúc khách du lịch trở nên ảm đạm, bị thu hẹp lại bởi các rào chắn và giàn giáo. Các cơ sở kinh doanh lấy du lịch làm nguồn thu chủ yếu chịu tác động nặng nề, chưa kể đại dịch Covid-19, như trường hợp của ông Laurent Pagny, quản lý cửa hàng lưu niệm “Aux chimères de Notre-Dame”, từ năm 1957, ngay sát lối vào Nhà thờ Đức Bà. Doanh thu của cửa hàng đã giảm đi hai phần ba. Ông nói: “Mọi người có thể thấy là chúng tôi chỉ kinh doanh nhỏ. Không chỉ tôi mà những nhà hàng, quán cà phê hay quán kem, ai cũng bị tác động, chúng tôi kinh doanh thua lỗ từ 6 năm qua. Không gian bị thay đổi, chúng tôi gặp khó khăn bởi vì cả con đường “rue du Cloitre” được lắp đặt thêm các hàng rào của công trường, nên không có nhiều người qua lại. Những người đi qua thường không dừng lại, giống như những chiếc xe ô tô đi trên đường cao tốc vậy. (Với việc Nhà thờ mở cửa trở lại), chúng tôi hy vọng rằng những du khách qua đường giờ đây sẽ có thời gian để dừng lại và ghé vào cửa hàng của chúng tôi”. Ở phía bên kia bờ sông Seine, dù không bị các giàn giáo chắn đường, làm thay đổi cảnh quan, nhưng tình hình kinh doanh cũng không mấy khả quan hơn. Bà Christine Gorin, quản lý nhà hàng Auberge Notre Dame, từ hơn 40 năm qua cho biết : “ Trước kia, nhà hàng chúng tôi tiếp rất nhiều khách Ý, đến vào dịp Giáng Sinh, và chúng tôi đã mất đi lượng khách này cũng như những người đến lễ thánh vào nửa đêm và đến ăn tối ở nhà hàng của chúng tôi.” Tuy nhiên, bà hy vọng rằng tình hình sẽ sớm khởi sắc hơn với việc Nhà thờ mở cửa trở lại: “ Tôi mong là khách du lịch sẽ sớm quay lại. Hiện tôi đã có một số yêu cầu đặt chỗ của các nhóm khách người cao tuổi, các hiệp hội vào tháng Tư, tháng Năm tới. Họ là những người đến xem triển lãm, đến ăn tại nhà hàng, rồi đi thăm Notre-Dame. Chúng tôi bắt đầu có những đơn đặt chỗ như vậy”. Nói đến những người gắn bó ngày đêm với Notre-Dame, không chỉ có những cư dân xung quanh, những hàng quán sáng đèn hàng ngày bên Nhà thờ, mà còn cả những người bán sách ven sông Seine thơ mộng, trở thành cảnh quan không thể thiếu trong những tấm post-card về Nhà thờ Đức Bà Paris. Bà Françoise Louvet đã mở sạp bán sách ngay sát lưng nhà thờ. Bà không ngờ rằng 5 năm đã trôi qua và nay việc trùng tu đã kết thúc. Bà cho biết việc kinh doanh của mình không bị ảnh hưởng nhiều bởi “ban đầu luôn có những người tò mò đến để xem chuyện gì đã xảy ra với Nhà thờ Đức Bà, sau đó, phải nói rằng không có ngày nào là không có người dừng lại và hỏi tôi về tiến triển của việc trùng tu. Mọi người đang đi ngang qua, chụp ảnh với giàn giáo và cảnh xung quanh. Có thời điểm, Notre- Dame trông giống như một con côn trùng mắc vào mạng nhện do bị nhiều giàn giáo che phủ.” "Notre-Dame" là lịch sử của Paris, là công trình "bảo vệ" của thủ đô Pháp Tình yêu với Paris, với vị trí đắc địa này, đã giữ chân bà Françoise bên sạp sách, ở bờ hữu sông Seine từ 54 năm qua. Bà nói : “ Tôi là một người vô thần. Tôi không tin vào Chúa. Tôi không đặc biệt thích những công trình tôn giáo, nhưng Notre-Dame thì rất đặc biệt. Notre-Dame là lịch sử của Paris, là Victor Hugo. Và đó là cảnh quan mà tôi yêu thích từ bao lâu nay, tôi luôn cảm thấy như ở nhà của mình”. Mặc dù Nhà thờ Đức Bà Paris Notre-Dame sẽ mở cửa trở lại cho công chúng, với dự trù thu phí vào cửa 5 euro, nhưng công cuộc trùng tu vẫn còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Du khách đến thăm Nhà thờ Đức Bà khó có thể phát hiện ra những đường ống được lắp đặt một cách kín đáo, sẵn sàng phun ra hàng triệu giọt nước siêu nhỏ để chữa cháy, tránh tái diễn kịch bản năm 2019. Đây là nhà thờ đầu tiên ở Pháp sử dụng hệ thống phun sương nhằm phòng cháy chữa cháy. Dự án trùng tu lớn nhất ở châu Âu cho đến nay, đã tiêu tốn khoảng 550 triệu euro trong tổng số tiền quyên góp, và còn khoảng 150 triệu cho việc trùng tu thêm phía bên ngoài Nhà thờ. Vào năm 2017, Notre-Dame đã chào đón 12 triệu du khách. Giáo phận dự kiến sẽ tiếp đón từ 14 đến 15 triệu du khách vào năm 2025. Cũng như nhiều người Pháp, bà Elise cho biết sẽ sớm ghé thăm Nhà thờ Đức Bà. “ Tôi là người vô thần, nhưng công trình ngay trước mặt tôi đây, giống như một chú mèo lớn bảo vệ tôi vậy. Đối với tôi Notre-Dame ở đó và sẽ luôn ở đó, bất biến."…
T
Tạp chí văn hóa


1 Cuộc đối đầu Kennedy-Khrushchev, đỉnh điểm của thời chiến tranh lạnh 9:51
9:51
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked9:51
Thái độ kềm chế của tổng thống Mỹ John F. Kennedy và sự khôn ngoan của lãnh tụ Liên Xô, Nikita S. Khrushchev đã tránh cho nhân loại một thảm họa hạt nhân ở đầu thập niên 1960. Không chỉ là đối thủ của nhau, Kennedy-Khrushchev còn là những đồng minh trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Nhà sử học Georges Ayache trở lại với cuộc đấu trí giữa Nikita S. Khrushchev và John F. Kennedy trong tác phẩm Những cuộc đối đầu trong lịch sử của nhân loại . ( Tạp chí phát lần đầu ngày 20/10/2016 ) Vào lúc quốc tế cảnh báo trước nguy cơ kịch bản chiến tranh lạnh tái diễn, vị lãnh tụ cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, Michael Gorbatchev, lo ngại khi thấy Washington và Matxcơva đang « tiến gần tới lằn ranh đỏ » . Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier không lạc quan hơn khi cho rằng : tình hình hiện nay còn « nguy hiểm hơn cả so với thời kỳ chiến tranh lạnh » . Trong bối cảnh căng thẳng đó, đầu tháng 10/2016 dưới sự điều hành của Alexis Brezet và Vincent Tremolet de Villiers, hơn 20 nhà sử học, nghiên cứu, cựu nhân viên ngoại giao, nhà báo, nhà văn vừa cho ra mắt công chúng một tập hợp nói về 20 cuộc đối đầu đánh dấu lịch sử của nhân loại, từ thời Đại Đế Alexandre, hơn 300 năm trước Công Nguyên, cho đến cuộc song đấu Michael Gorbatchev - Boris Eltsine cuối thập niên 1980 đánh dấu ngày tàn của Liên Bang Xô Viết : Les Grands Duels qui ont fait le monde , Nhà Xuất Bản Perrin. Nổi bật hơn cả là cuộc đọ sức tay đôi giữa hai ông « K » , Kennedy-Khrushchev ở vào đầu thập niên 1960, với đe dọa hạt nhân tiềm tàng, được Georges Ayache nhà sử học và cũng là một nhà ngoại giao kể lại. Vào mùa thu năm 1960, Hoa Kỳ chuẩn bị bầu lại tổng thống. Nixon hay Kennedy sẽ trở thành vị tổng thống thứ 35 trong lịch sử của nước Mỹ ? Điện Kremlin thận trọng theo dõi tình hình từ xa. Các cuộc thăm dò cho thấy, phó tổng thống Richard M. Nixon, ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, một chính khách nổi tiếng chống cộng ở Mỹ, chiếm lợi thế so với thượng nghị sĩ John F. Kennedy của đảng Dân Chủ. Sói già và cừu non Tại Matxcơva, lên cầm quyền từ năm 1953, Nikita S. Khrushchev từng có dịp tiếp xúc với Nixon thực sự bất ngờ trước thắng lợi của Kennedy, một chính trị gia « còn quá trẻ để ngồi vào chiếc ghế tổng thống » . Mật vụ Liên Xô có một số thông tin về vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi, nổi tiếng là « tay chơi » này : JFK là một cậu công tử con nhà giàu, tốt nghiệp đại học Harvard, đẹp như tài tử điện ảnh, nổi tiếng ăn chơi và dễ làm phụ nữ xiêu lòng. Kennedy, dành nhiều thời gian để du thuyền hơn là lui tới Thượng Viện. Mật vụ KGB còn nắm rõ cả hồ sơ bệnh lý của Kennedy : họ biết ông đã nhiều lần suýt chết, bị đau cột sống và mắc một chứng bệnh hiểm nghèo, phải chích cortisone với liều lượng mạnh để cầm cự. Theo lời tác giả, chỉ cần Mật vụ Liên Xô tung hồ sơ bệnh lý của Kennedy ra cho công chúng, là cũng đủ vĩnh viễn chôn vùi giấc mơ bước vào Nhà Trắng của thượng nghị sĩ bang Massachusetts. Đắc cử tháng 11/1960, John Fitzgerad Kennedy chính thức nhậm chức đầu tháng Giêng năm sau. Trong khi đó ở Matxcơva, tổng bí thư Đảng Cộng Sản, Nikita Sergueievitch Khrushchev đã củng cố vị thế trên bàn cờ chính trị Liên Xô từ năm 1953, sau cái chết của Stalin. Xuất thân từ một gia đình nông dân, thủa trẻ Khrushchev từng lao động trong các lò rèn ở Donbass, miền đông Ukraina hiện nay, nhiều lần vào sinh ra tử trong các trận chiến trước khi từng bước thăng tiến trong guồng máy Đảng. Trên con đường thăng tiến đó, Nikita Sergueievitch Khrushchev đã từng bước qua không ít xác người. Dưới những năm tháng Stalin, ai ai cũng phải vận dụng mọi thủ đoạn, mánh khóe xảo quyệt để tồn tại. Sống sót được dưới gọng kềm của Stalin đã là một kỳ công, ngồi vào chiếc ghế của Stalin để còn vạch trần tội ác của Stalin cũng là những thành tích không kém. Nói cách khác, nếu như Jonh F. Kennedy, 43 tuổi, là một chính trị gia ít kinh nghiệm sống trong nhung lụa, phía bên kia võ đài, Nikita S. Khrushchev, 64 tuổi, là một con cáo già đã quá từng trải. Thượng đỉnh Vienna, chiến tranh tâm lý Kennedy-Khrushchev ? Dưới con mắt tinh đời của Khrushchev, Kennedy là một nhà chính trị tay mơ. Điều đã được chứng minh qua chiến dịch đổ bộ lên Vịnh Con Heo, Cuba tháng 4/1961. Chiến dịch đó là một thất bại ê chề của tình báo CIA với đồng thuận của tân chính quyền Kennedy, chống chế độ Fidel Castro. Từ điện Kremlin, Khrushchev lại càng thích thú khi thấy JFK phải cầu viện Nixon cố vấn trên hồ sơ Cuba, hay như hình ảnh trên bìa báo Life cho thấy một, Kennedy khép nép như cậu học trò đứng bên ông thầy, tướng Eisenhower sau một cuộc họp ở Camp David. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Kennedy lên cầm quyền vào lúc quan hệ giữa Washington và Matxcơva xấu đi đáng kể sau vụ máy bay dọ thám U-2 của Mỹ bị phát hiện và bắn hạ trên bầu trời dãy núi Ural của Liên Xô (hồi tháng 5/1960), rồi kế tới là hồ sơ Cuba. Nhưng hơn bao giờ hết Washington và Matxcơva ý thức được là đôi bên cần nối lại đối thoại. Kennedy - Khrushchev dự trù họp thượng đỉnh tại Vienna, Áo vào tháng 6/1961. Nikita S. Khrushchev đến Vienna với quyết tâm « hỏi tội » Mỹ về vụ máy bay dọ thám U-2 và muốn chứng minh với quốc tế, Liên Xô là một siêu cường, ngang hàng với Mỹ. Đành là chưa giàu có như Mỹ, nhưng Liên Xô đã qua mặt Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua chinh phục không gian. Theo nhà sử học và ngoại giao Georges Ayache, Khrushchev bằng mọi giá phải ghi được một bàn thắng tại Vienna về mặt ngoại giao để đánh lạc hướng công luận trong nước trước hàng loạt những khó khăn kinh tế. Chủ nhân điện Kremlin cũng biết rằng thành phần bảo thủ trong đảng chỉ chờ cơ hội để bắt Khrushchev « đền tội » sau khi đã hạ bệ Stalin. Không xem thường đối thủ nhưng Khrushchev nghĩ rằng, ông sẽ dễ dàng áp đảo được Kennedy, cái ông tổng thống « còn nhỏ tuổi hơn con trai » của mình. Về phía Kennedy, vị tổng thống trẻ tuổi này của nước Mỹ cũng cần một thắng lợi ngoại giao. Chẳng vậy mà, trước khi lên đường tới Vienna, Kennedy đã phải dừng chân ở Paris để tham khảo ý kiến tổng thống Pháp, vị lão tướng Charles de Gaulle. Thượng đỉnh Kennedy-Khrushchev mở ra trong hai ngày 03 và 04/06/1961 tại thủ đô nước Áo. Hơn 1.500 phóng viên quốc tế tập hợp về Vienna để đưa tin. Về hình thức, lãnh đạo hai nước họp kín với một dàn cố vấn trong bầu không khí « giá lạnh » . Như thông lệ, Khrushchev dùng những lời lẽ đao to búa lớn để hù dọa đối phương. Kennedy càng tỏ ra chừng mực và từ tốn chừng nào, Khrushchev lại càng lấn lướt chừng nấy. Thậm chí theo lời một người trong cuộc, Khrushchev « mắng » Kennedy như mắng trẻ con. Về nội dung thượng đỉnh Vienna, Kennedy muốn tập trung vào hồ sơ nguyên tử, Khrushchev sau khi dậy cho tổng thống Mỹ một bài học về thuyết Mác-Lênin, đòi Nhà Trắng giải quyết dứt điểm về quy chế của Tây Berlin, công nhận hai nước Đông và Tây Đức. Đây là lần thứ ba Matxcơva đòi Washington trở lại hồ sơ này. Với Liên Xô ốc đảo Tây Berlin giữa lòng nước Đông Đức cộng sản là một cái gai : sự phồn thịnh của Tây Berlin càng làm lộ rõ cách biệt về đời sống giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản. Khoảng cách đó hủy hoại những nỗ lực tuyên truyền của khối Xã Hội Chủ Nghĩa. Kết thúc hai ngày họp, thượng đỉnh Vienna không đem lại một kết quả cụ thể nào. Trước khi ra về Khrushchev dọa Kennedy và phương Tây trước viễn cảnh nổ ra chiến tranh. Tổng thống Mỹ lễ phép đáp lời Chủ tịch Liên Xô : « Nếu như vậy thưa Ngài, thì chiến tranh sẽ xảy ra. Đó sẽ là một mùa đông buốt giá… » Rời Vienna, Khrushchev biết rõ ông đã áp đảo được đối phương và buông lời nhận xét về Kennedy như sau : « Hắn quá trẻ, chưa đủ già dặn, rất thông minh, nhưng quá nhu nhược » . JFK thì buột miệng than với các cộng tác viên là ông đã thực sự bị Khrushchev « xơi tái » . Nhưng qua cuộc chạm trán đó, Kennedy tin chắc tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô chỉ muốn « nắn gân » nước Mỹ : Matxcơva sẽ không khai chiến vì Berlin hay vì Đông Đức, bởi « có điên mới lao vào cuộc chiến » mà Khrushchev chắc chắn không phải là người điên. Kennedy không nhượng bộ tại Vienna lần này, nhưng Khrushchev hy vọng sẽ có cách « trị » ông tổng thống Mỹ còn non tay này. Matxcơva đợi cơ hội. Tháng 08/1961, điện Kremlin ngỡ rằng thời cơ đã đến. Trong đêm 12 rạng sáng ngày 13/08/1961, chính quyền Water Ulbricht bất đầu xây dựng bức tường « ô nhục » như để thách thức Washington. Căng thẳng Đông-Tây gia tăng thêm một nấc vào tháng 10 cùng năm khi chiến xa của Mỹ và Liên Xô « đối mặt » nhau trong nhiều giờ đồng hồ. Chỉ cần một tiếng súng, một sự cố nhỏ cũng đủ dẫn đến những hậu quả tai hại khôn lường. Không xảy ra chiến tranh, nhưng bức tường Berlin lại càng làm xấu thêm hình ảnh của Liên Xô trong công luận quốc tế. Khủng hoảng tên lửa Cuba Tại Washington Kennedy chịu áp lực của phe diều hâu chủ chiến. Ở Matxcơva, Khrushchev cũng không thoải mái hơn dưới sức ép của cơ quan Mật Vụ KGB và bên quân đội. Đầu năm 1962, viện cớ bảo vệ chế độ Castro ở Cuba, Liên Xô bí mật triển khai tên lửa, tàu ngầm, đưa quân sang sát cạnh lãnh thổ Hoa Kỳ. Kremlin thừa biết, sau thất bại ê chề ở Vịnh Con Heo, Mỹ không động chạm tới Cuba, nhưng Liên Xô muốn dùng lá bài Cuba để mặc cả với Mỹ về quy chế của Berlin. Tháng 10 cùng năm, kế hoạch của Liên Xô bị phát hiện. Tiếp theo đó là một cuộc khủng hoảng kéo dài trong 13 ngày. Tên lửa SS-4 của Liên Xô có sức công phá lớn gấp 200 lần so với quả bom đã thả xuống thành phố Hiroshima. Phe diều hâu chủ trương « ra tay trước » đối phương. Kennedy do dự và một lần nữa ông bị chỉ trích là « nhu nhược » . Trên thực tế, với Dean Rusk và Robert McNamara ở vị trí bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, JFK không « do dự hay yếu đuối » . Nhà Trắng nhìn thấy rõ nước cờ của điện Kremlin : triển khai tên lửa tại Cuba để mặc cả với phương Tây về Berlin. Kennedy nêu lên nghi vấn : Biết đâu, Liên Xô cũng e bom nguyên tử của Mỹ ? Còn tại Matxcơva, phe bảo thủ và diều hâu Liên Xô cũng dồn Khrushchev vào chân tường. Bên quân đội cũng chủ trương « đánh trước » . Ngày 22/10/1962 trong bài diễn văn để đời, tổng thống Kennedy chính thức thông báo phát hiện vũ khí của Nga tại Cuba, ban hành lệnh phong tỏa hòn đảo này. Không đi đến chiến tranh, nhưng thái độ của Mỹ không có chút gì là « nhu nhược » . Thông điệp của Nhà Trắng được chủ nhân điện Kremlin đón nhận như một tin vui. Khrushchev ý thức được rằng, Kennedy không tấn công ngay lập tức, có nghĩa là Washington tạm gác giải pháp quân sự sang một bên. Chiến tranh sẽ không xảy ra. Tối ngày hôm đó, Nikita S. Khrushchev an tâm đi xem hát : đó là buổi trình diễn của nam danh ca Mỹ Jerome Hines. Khác với Khrushchev, Kennedy không chơi đòn rung cây dọa khỉ, nhưng trong cuộc đọ sức tay đôi giữa hai ông « K » , phần thắng đã nghiêng hẳn về phía Washington. Dù vậy Kennedy đã để ngỏ một cánh cửa, không để đối phương mất mặt. Sau một số các cuộc trao đổi trực tiếp, JFK lo ngại Khrushchev không hoàn toàn làm chủ tình hình ở Matxcơva. Đôi bên nhanh chóng tìm được thỏa thuận quy định Liên Xô rút vũ khí khỏi Cuba. Mỹ thì cam kết không động chạm đến chế độ Castro ở La Habana, và rút tên lửa Jupiter đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hạ màn Sau trận đối đầu kịch liệt đó, mở ra một thời kỳ « tan băng » - tiêu biểu nhất là đường dây điện thoại đỏ Hot Line giữa Nhà Trắng và điện Kremlin. Tổng thống Kennedy liên tục có những phát biểu hòa hoãn hướng về phía Liên Xô. Đổi lại, Khrushchev đã bằng lòng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạt nhân. Trong trên dưới một ngàn ngày tại Nhà Trắng, John F. Kennedy cùng với Nikita S. Khrushchev đã là tâm điểm trên sân khấu chính trị quốc tế, để rồi cả hai nhà lãnh đạo này đều bước vào hậu trường gần như cùng lúc. Tổng thống Mỹ, JFK bị ám sát tại Dallas tháng 11/1963. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Nikita S. Khrushchev qua đời năm 1971 trong sự quên lãng của công luận và mang theo niềm cay đắng : bảy năm trước đó, ông bị hạ bệ. Sự nghiệp của Khrushchev đã khép lại khi khủng hoảng tên lửa Cuba bước vào hồi kết. Nhà sử học Georges Ayache kết luận : Trong trên dưới một ngàn ngày ở cương vị tổng thống Hoa Kỳ, Kennedy đã chứng minh ông là một vị nguyên thủ có đầu óc thực tiễn, một nhà lãnh đạo bình tĩnh và quyết tâm. Những đức tính đó của Kennedy càng làm lộ rõ hình ảnh một Nikita Khrushchev thùng rỗng kêu to. Ngày Kennedy qua đời, phu nhân tổng bí thư Khrushchev đã bất ngờ khóc khi bà đến tòa đại sứ Mỹ ở Matxcơva ký sổ tang. Một tuần sau, bà Kennedy, gửi thiệp cảm ơn đến lãnh đạo Liên Xô với lời lẽ cảm động và bất ngờ không kém. Jacqueline Kennedy viết : Từng là những đối thủ của nhau, nhưng hai ông Kennedy và Khrushchev lại là những « đồng minh trước quyết tâm để thế giới không bị phá hủy (…) Các vị đã tôn trọng lẫn nhau và đã có thể tìm ra một tiếng nói chung (…) Những vĩ nhân ý thức được rằng, họ cần kềm chế, còn những kẻ xoàng xĩnh thường bị nỗi sợ hãi và sự kiêu ngạo thôi thúc (…) Phải chi mà trong tương lai, những con người tầm thường cũng có thể cùng ngồi vào bàn đàm phán trước khi dùng đến vũ lực … » .…
T
Tạp chí văn hóa


1 Pierre Bonnard, họa sĩ của những thiên đường đã mất 17:20
17:20
Play Later
Play Later
Lists
Like
Liked17:20
Chiến tranh, thời cuộc xoay vần, nỗi bất hạnh không có chỗ đứng trong tranh của Pierre Bonnard (1867-1947). Chịu ảnh hưởng của Gauguin, của hội họa dân gian Nhật Bản, một thoáng gì của Matisse, của Renoir, nhưng Bonnard sớm khẳng định ông vẽ tranh để « tô điểm cho cuộc đời ». ( Tạp chí phát lần đầu ngày 08/05/2015 ). Tranh của Bonnard tràn đầy nhựa sống. Cảnh sinh hoạt thường ngày trên đường phố Paris, khu vườn ở Normandie hay chỉ đơn thuần là tô sữa bên cửa sổ, dưới cây cọ của Bonnard tất cả đều trở nên sống động hơn, thơ mộng hơn, xanh tươi hơn. Đằng sau ánh sáng chan hòa, những đường nét sinh động, là một thoáng lo âu, là một chút gì dễ vỡ, là « những thiên đường đã mất ». Bảo tàng Mussée d’Orsay quận 7 Paris tổ chức cuộc triền lãm « Pierre Bonnard, Peindre l’Arcadie » từ ngày 17/03/2015 đến 19/07/2015, quy tụ hơn 150 tác phẩm hội họa và một số những bức ảnh đen trắng tiêu biểu cho từng giai đoạn sáng tác trong hành trình nghệ thuật gần 60 năm của một họa sĩ bậc thầy cuối thế kỷ thứ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. « Pierre Bonnard, Peindre l’Arcardie » Arcadie là một vùng núi ở miền nam Hy Lạp. Trong thần thoại, đấy là chốn thanh bình nơi địa đàng. Như tên gọi của nó, triển lãm ở bảo tàng Musée d’Orsay đã tập hợp những tác phẩm của ông phù thủy thổi nhựa sống vào trong tranh, dù đó là cảnh đồng quê vùng Normandie miền bắc nước Pháp hay là những chân trời bát ngát dưới nắng vàng rực rỡ, dưới sắc biếc của miền nam ven bờ Địa Trung Hải, hay chỉ đơn thuần là cảnh một cô gái trong buồng tắm, một bức khỏa thân bên lò sưởi, một tác phẩm nature morte hay một bức chân dung tự vẽ. Ở bất cứ khung trời nào, thế giới của Bonnard luôn toát lên một sự hài hòa giữa con người với cảnh vật chung quanh. Isabelle Cahn, quản thủ bảo tàng Musée d’Orsay : « Tranh của ông nói về sự sống, về hơi thở, về những chuyển động trong cuộc đời, về thời gian về những gì không nắm bắt được. Nhìn dưới góc độ đó, phải nói là danh họa Bonnard đã đặt ông trước một thách thức rất lớn ». Xem tranh của Bonnard, ta như nghe được cả tiếng lá xào xạc, tiếng chim hót, như cảm thấy được cả vị ngọt của những quả cam vàng mọng nước, hay những ngọn gió thổi vào một gian phòng … Để tạo được những cảm giác như vậy là cả một sự tìm tòi công phu về cách sắp đặt từng chi tiết trong tác phẩm của mình, là cách sử dụng màu sắc rất tinh vi chỉ Pierre Bonnard mới có được. Bên cạnh những gam màu nóng, như vàng, nâu, đỏ, luôn kèm theo một vài sắc tía, ngả về màu tím, xanh lơ. Chính những sắc màu đệm đó phản ảnh những giày vò nội tâm, những vết thương thầm kín mà tác giả đã cố tình không đưa vào tranh của ông. Giám đốc điều hành bảo tàng Bonnard tại Le Cannet, vùng Côtes d’Azur Véronique Serrano nhận xét : « Ông làm việc với một gam màu khá giới hạn nhưng ông đã phối hợp những màu sắc đó với nhau, để thổi hồn vào mỗi tác phẩm của mình, để mỗi tác phẩm của Bonnard đều có sức lôi cuốn lạ thường. Bonnard thường được xem là người ‘tô điểm cho cuộc sống’, là họa sĩ ‘đem lại hạnh phúc’ cho thiên hạ. Trong khi đó như chính ông đã từng tâm sự : ‘kẻ hay hát, chưa hẳn là đã yêu đời hay hạnh phúc’. Đâu đó, những bức tranh rực rỡ sắc màu như thể là cách để ông che giấu những vết thương nội tâm. Đó cũng là hình thức để ông cưỡng lại nỗi hoang mang sâu thẳm ». Trong gian trưng bầy đầu tiên của triển lãm « Pierre Bonnard, Peindre l’Arcadie » bảo tàng Musée d’Orsay giới thiệu đến người xem những tác phẩm trong thời kỳ Pierre Bonnard chịu ảnh hưởng rất lớn của nghệ thuật hội họa dân gian Nhật Bản với những motif đan xen vào nhau mà điển hình là bức bình phong Paravent à trois feuilles - thực hiện năm 1889. Trong đó, Bonnard mượn từ màu đỏ thẫm của hội họa Nhật Bản đến ánh trăng vàng, từ hình ảnh con chim hoàng yến, trĩ, hạc đến những bụi trúc hay cụm thạch thảo của phương đông. Cũng trong thời kỳ này, Pierre Bonnard đã thực hiệu nhiều bức tranh rất lạ, chẳng hạn như tác phẩm Intimité – thân mật (năm 1891), mà trong đó, ta thấy một người đàn ông ngồi hút tẩu thuốc. Bên trái là một người đàn bà chìm trong bóng tối. Ở phía trước của hai người, là một bàn tay với một tẩu thuốc pipe thứ nhì, lớn hơi quá khổ so với phần còn lại của tổng thể bức tranh. Thậm chí khi mới nhìn thoáng qua, chưa chắc ta đã trông thấy bàn tay to lớn đó và khói thuốc gần như tan trong những hình vẽ của giấy dán trên tường. Với Intimité , Pierre Bonnard đã đan xen những motif vào nhau, như vừa để đánh lừa người xem, nhưng vừa để tạo ra một bầu không khí cho bức tranh của mình. Ta như cảm nhận được chút gì thân mật, ấm cúng và cả mùi thơm của khói thuốc đang lan tỏa ra khắp căn phòng. Tính tinh nghịch, đùa giỡn với không gian của một Pierre Bonnard thủa trẻ được xác định một lần nữa với tác phẩm Danceuses (1896) mà ở đó tác giả vẽ những cô vũ nữ của nhà hát Opéra như thể ông chụp hình các cô từ trên cao nhìn xuống. Con người thầm kín của Bonnard Năm 1947 khi Bonnard qua đời, Pablo Picasso, một cây đại thụ khác của làng hội họa thế giới trong thế kỷ XX, thốt lên rằng : « Vẽ như Bonnard thì không phải là vẽ » . Trong mắt cha đẻ của trường phái lập thể này, Bonnard là một họa sĩ hời hợt, chỉ hướng về những đề tài mang tính nhẹ nhàng. Nhưng có lẽ tác giả của những Guernica hay Người Đàn bà Khóc đã không cảm được sự hoang mang, sự chua xót của Bonnard qua những bức chân dung tự vẽ vào năm 1930, 1931, 1939- 1945. Tuổi già, nỗi cô đơn, hiện rõ trên khuôn mặt của người trong gương. Đôi mắt u uẩn của Bonnard trong bức chân dung tự vẽ năm 1945 thể hiện thái độ cam chịu của một con người đã đi gần hết cuộc đời. Ở đây ta thấy Pierre Bonnard trong một chiếc áo nâu gần như một chiếc áo ca sa, trong tư thế của một nhà sư Nhật Bản. Ông hơi mỉm cười như nụ cười của Rembrandt trong bức chân dung tự họa cuối cùng. Nhưng bi tráng hơn cả là bức tự họa được Bonnard đặt cho cái tên Le Boxeur- Võ sĩ quyền anh . Mình trần, khuôn mặt chìm trong bóng tối, nhưng đủ để cho thấy những vết bầm dập của thời gian. Bonnard trong tư thế của một võ sĩ quyền anh, chung quanh là ánh sáng vàng nhạt. Ánh sáng nhạt và hơi bệnh hoạn đó đã được tác giả tạo lại trong một bức chân dung khác ông thực hiện năm 1939-1945. Nhưng lần này Bonnard trong gương chỉ còn là một chiếc bóng lập lờ, của một người đang gần đất xa trời. Marthe, nguồn sáng tác vô tận Đôi mắt u uẩn của Pierre Bonnard trong các bức chân dung tự họa đang nhìn thấy những gì ? Phải chăng ông đang hồi tưởng lại thân hình ngọc ngà, mềm mại, của Marthe ở độ tuổi đôi mươi ? Marthe là người mẫu, là nguồn sáng tác bất tận, là người tình và người vợ, là người theo chân ông gần suốt ¾ cuộc đời. Bà là bến đỗ, là nữ thần hộ vệ là một phần linh hồn của danh họa Pierre Bonnard. Nàng là người đàn bà tóc vàng ngồi bên cạnh con mèo trắng trong La Femme au Chat (1912), là chủ đề của La sieste – Giấc ngủ trưa năm 1900. Marthe là nguồn cảm hứng của cả chục bức khỏa thân trong phòng tắm mà ông miệt mài sáng tác trong hơn hai mươi năm trời. Ông đưa cặp vú căng tròn của cô vào bức họa La Cheminée- Lò sưởi năm 1916. Hình bóng Marthe luôn ẩn hiện trong những khu vườn của ông ở vùng Normandie hay Côtes d’Azur. Dưới bút pháp của Pierre Bonnard, thân hình của Marthe không hề có một nếp nhăn, như thế dấu ấn thời gian không đọng lại trên nước da trắng ngà của người con gái ông đã quen khi mới vừa 26 tuổi. Đôi mắt xanh lơ và thân hình quyến rũ của cô gái bán hoa vải ở phố Pigalle cũng là những cánh cổng sắt, cô lập ông với thế giới bên ngoài. Liên hệ giữa Bonnard với Marthe đã được đưa vào tác phẩm L’Homme et la Femme , tranh sơn dầu sáng tác năm 1900. Marthe và Pierre sau một cuộc ân ái. Người đàn bà ngồi trên giường, vuốt ve con mèo. Người đàn ông khỏa thân, trực diện với chính mình trong gương. Giữa họ là một tấm bình phong ngăn cách hai thế giới nội tâm khác biệt. Isabelle Cahn, quản thủ bảo tàng Musée d’Orsay nói về ảnh hưởng và vị trí của cô gái bán hoa vải, Marthe đối với Bonnard : « Marthe đã đem lại rất nhiều cho Bonnard về mặt cá nhân. Chàng họa sĩ trẻ tuổi con nhà lành, Pierre Bonnard đã bị thân hình gần như tuyệt hảo của cô làm choáng ngợp. Trong gần 20 năm, thân hình ngọc ngà đó không ngừng là đề tài được ông đưa vào hội họa và cả nghệ thuật nhiếp ảnh nữa. Ngược lại Bonnard ít khi tập trung vào khuôn mặt của người tình ». Histoire d'eau Loạt tranh khỏa thân trong phòng tắm thực hiện vào những thập niên 1920- 1930, chiếm riêng một gian trưng bày với chủ đề « Histoire d’eau ». Những vật dụng trong phòng tắm, từ gạch đá hoa đến giấy dán tường, từ tấm màn cửa, thảm, gương, bồn tắm … đều được tác giả bố trí như để bọc lấy một thân hình mảnh mai, thụ động. Nu dans le bain hay Nu dans la baignoire … cho thấy mức độ gần gũi giữa Bonnard với người mẫu của ông. Năm 1925 Pierre Bonnard thành hôn với Marthe sau hơn 20 năm chung sống. Vài tuần lễ sau, người tình của ông, Renée Monchaty, kết liễu cuộc đời. Sau này người ta mới biết, người mẫu trong série tranh khỏa thân của Bonnard, không nhất thiết là Marthe. Normandie- Côtes d’Asur, chốn địa đàng Vào cuối đời Pierre Bonnard tâm sự « Không bao giờ có nghệ thuật nếu không có thiên nhiên ». Ánh sáng muôn màu, lung linh vì hơi nước, thay đổi từng giờ bên dòng sông Seine uốn lượn của vùng Normandie đã thuyết phục Bonnard năm 1912 mua một căn nhà trên ngọn đồi ở Vernonnet, cách không xa khu vườn Giverny của Monet. Hơn một chục năm sau, sắc màu của vùng nắng ấm miền nam, biển biếc của bờ Địa Trung Hải đã làm ông xiêu lòng. Bonnard tậu thêm một căn hộ thứ nhì ở Le Cannet vùng Côtes d’Azur, về ở gần Renoir. Dù rất khâm phục hai danh họa bậc thầy của trường phái ấn tượng là Renoir và Monet, nhưng khác với Monet và Renoir, Pierre Bonnard vẽ theo ký ức để, như chính ông định nghĩa : vẽ để « giữ lại một khoẳnh khắc phù du ». Nếu như khung trời miền Bắc là nguồn cảm hứng cho những Eté en Normandie – Mùa hè ở Normandie, Le Jardin Sauvage- Vườn hoang, Le Paradis terrestre –Địa Đàng, La Symphonie pastorale- Bản giao hưởng đồng quê, thì nắng ấm chói chang của vùng Côtes d’Azur là nơi Pierre Bonnard đã sáng tác ra những La Palme – Cành cọ (1926), L’Atelier du Mimosa (1939-1946) với những chùm mimosa vàng rực rỡ khoe sắc bên kia khung cửa sổ, là cây hạnh đào lộng lẫy trong mùa nở hoa, L’Amandier en fleur (1946-1947). Màu vàng và gam màu nóng vẫn là chủ đạo, nhưng Bonnard đã pha vào đó những sắc tía, xanh, tím. L’Amandier en fleur là tác phẩm cuối cùng của Pierre Bonnard. Trong đó, sắc xanh nước biển ẩn hiện bên những chùm hoa trắng. Đó cũng là những chùm hoa cuối cùng ông « tô điểm cho đời » hay đấy là những hình ảnh ông vĩnh viễn mang đi khi từ dã trần gian ? Pierre Bonnard từ trần một ngày sau khi ông hoàn tất Cây hạnh đào trong mùa nở hoa.…
Welcome to Player FM!
Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.