Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Sau bão Chido : Pháp muốn khẩn trương tái thiết Mayotte và mạnh tay trục xuất di dân bất hợp pháp
Manage episode 456799983 series 130294
Sau bão Chido : Pháp muốn khẩn trương tái thiết Mayotte và mạnh tay trục xuất di dân bất hợp pháp ; Vụ hãm hiếp Mazan : Thủ phạm là chồng của nạn nhân bị kết án 20 năm tù ; Tính toán của Ukraina trong vụ ám sát trung tướng Igor Kirillov ngay tại Matxcơva ; Tiền won của Hàn Quốc rớt giá thấp nhất từ 15 năm qua. Trên đây là một số chủ đề trong Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này
Sau bão Chido : Khó thống kê chính xác nạn nhân do tình trạng nhập cư bất hợp pháp
Khoảng 70% người dân Mayotte bị tác động vì bão Chido hôm 14/12/2024 với sức gió hơn 220 km/giờ và được coi là dữ dội nhất từ 90 năm qua ập vào quần đảo. Bộ Nội Vụ Pháp thống kê tạm thời 31 người chết nhưng con số này có thể lên tới “vài trăm”, thậm chí “cả nghìn” trong những ngày tới.
Tại sao lại chưa thể có số liệu của thể ? Bởi vì theo truyền thống đạo Hồi trên đảo, được trang 20 minutes giải thích, rất nhiều người đã được an táng 24 tiếng sau khi qua đời nhưng chưa được lực lượng cứu hộ thống kê. Ngoài ra có thể có nhiều nạn nhân ở khu ổ chuột của người nhập cư bất hợp pháp. Cơn bão tràn qua còn cho thấy quy mô của thảm họa nhập cư.
Mayotte là tỉnh nghèo nhất nước Pháp với khoảng 320.000 dân nhưng có 100.000 đến 200.000 người nhập cư bất hợp pháp cũng sinh sống tại đây, theo số liệu từ nhiều nguồn khác nhau do quần đảo là cửa ngõ của di dân bất hợp pháp châu Phi. Các khu nhà ổ chuột, chủ yếu bằng tôn và bạt, được dựng lên không trụ được trong gió bão. Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy nhiều khu vực bị phá hủy hoàn toàn.
Trả lời RFI, kiến trúc sư Madeleine Salvanes, lưu ý về hiện trạng nhà ở tạm bợ dễ bị tác động trước các hiện tượng khí hậu.
“Trên thực tế, nhà ở tạm bợ vẫn được dựng lên và trên những khu vực rất "bấp bênh", như trên triền dốc, bên rìa khe núi hoặc dọc bờ sông. Đó là những khu vực không xây dựng được. Thế nhưng nhiều người vẫn xây những ngôi nhà bê tông, lắp ghép hoặc bằng đất. Nhìn chung, có thể nói đó là những công trình không hề thích hợp với thời tiết, với các nguồn tài nguyên địa phương và như vậy không thể chống chịu được với môi trường khí hậu. Ngoài ra còn có rất nhiều người dựng nhà tạm bằng tôn, ván lót hoặc các vật liệu nhặt nhạnh được. Dù là tôn mới nhưng những ngôi nhà đó không thể chống chọi được với mưa vì Mayotte có những mùa mưa và nhà cửa cần phải chắc để chống chọi được.
Tuy nhiên, nhiều ngôi nhà có vẻ kiên cố cũng không trụ được vì chất lượng bê tông không tốt. Bê tông đã bị vỡ vụn. Tôi chỉ có thể nói rằng, có lẽ đây là những ngôi nhà được xây dựng không đúng cách hoặc không phải vật liệu thích hợp và kết quả là đã bị thổi bay”.
Tái thiết Mayotte như quyết tâm trong dự án trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris
Thiệt hại vật chất được ước tính từ 650 đến 800 triệu euro. Để hỗ trợ người dân Mayotte, nhiều địa phương, hiệp hội ở Pháp đã tổ chức quyên góp tiền và nhu yếu phẩm. Tổ chức Fondation de France kết hợp với đài truyền hình Pháp đã tổ chức một đêm biểu diễn ca nhạc từ thiện với nhiều ca sĩ, người nổi tiếng tham gia và thu được 5 triệu euro chỉ trong riêng tối 17/12.
Tuy nhiên, sẽ cần rất nhiều thời gian để khắc phục vì tất cả các công trình hạ tầng trọng yếu bị tan hoang sau bão. Cầu tầu nối đảo với sân bay nằm trên đảo nhỏ đối diện đã bị bão đánh dạt khiến công tác vận tải hàng cứu trợ thêm khó khăn. Sân bay duy nhất của quần đảo cũng bị hư hại và hiện tại chỉ có máy bay vận tải mới có thể hạ cánh. Ngày 20/12, mạng lưới điện và nước mới chỉ khôi phục được 50%. Mất điện cũng tác động đến hoạt động của nhiều lĩnh vực cơ bản như cung cấp nước, xăng dầu, theo ghi nhận trong phóng sự của đặc phái viên RFI Nicolas Feldmann và Jad El Khoury tại xã Pamandzi (trên đảo nhỏ đối diện đảo lớn) :
“Hiện giờ, đây là điểm cấp nước duy nhất cho cả khu phố. Trước vòi nước là cả dòng người dài, lỉnh kỉnh bình rỗng, kiên nhẫn chờ đến lượt. Một người đàn ông nói : “Tôi chờ ở đây tầm 1 tiếng, 1 tiếng rưỡi rồi. Tôi không biết sẽ được bao nhiêu lít nước. Không có nước mà chẳng có gì cả.
Xã Pamandzi gần như không có điện, không nước như khoảng 80% người dân quần đảo. Vì thế người dân tập trung trong một lều tạm có điểm sạc điện nhờ pin mặt trời : “Có đủ mọi loại đồ có thể được nạp điện. Có một chút điện tối nay, cầm chừng ít nhất cho tới mai, bởi vì trong nhà chẳng còn gì để chiếu sáng được. Mọi người cố nạp điện thoại, máy tính bảng hay máy tính. Chẳng có gì cả, chúng tôi sống trong bóng tối hoàn toàn”.
Một số khu vực nằm ở trên cao hơn một chút vẫn còn bị cắt đứt với bên ngoài. Người đàn ông nói tiếp : “Tôi sống ở khu thượng Vigie, bị phá hủy hết. Và từ khi bão qua, chúng tôi không thấy có ai lên đó để xem liệu còn người sống sót không, hoặc để quét dọn đường, để mọi người có thể đi qua. Cho đến giờ chẳng có ai đến”.
Hôm thứ Tư (18/12), nhiều quân nhân đã tới sân bay với máy xẻ, xẻng để tiếp tục dọn đường và đến những khu vực xa nhất”.
Để đề phòng hỗn loạn, tình trạng hôi của, toàn tỉnh Mayotte đã áp dụng lệnh giới nghiêm từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau kể từ đêm 18/12. Tổng thống Emmanuel Macron đến đảo ngày 19/12 và tuyên bố quốc tang ngày 23/12. Mục tiêu trước mắt là cung cấp nước và thực phẩm “đến mọi xã trên quần đảo từ giờ đến muộn nhất là Chủ Nhật (22/12)".
Về lâu dài, tổng thống Pháp hứa một “luật đặc biệt” để tạo thuận lợi cho việc tái thiết quần đảo : “Chúng ta đã làm như thế để tổ chức Thế Vận Hội (…), để khôi phục Nhà thờ Đức Bà Paris và chúng ta sẽ làm như vậy để tái xây dựng Mayotte”. Tổng thống Macron cũng khẳng định sẽ tăng số lượng trục xuất người nước ngoài sống bất hợp pháp ở Mayotte, từ 25.000 ca lên thành 35.000, 40.000 trường hợp mỗi năm.
Vụ hãm hiếp Mazan : Thủ phạm là chồng của nạn nhân bị kết án 20 năm tù
Vụ án chưa từng có tại Pháp, Dominique Pelicot, người chồng chuốc thuốc mê vợ hàng đêm để hãm hiếp và tổ chức hãm hiếp vợ trong suốt hơn 10 năm, đã bị tòa hình sự Vaucluse (miền nam Pháp) tuyên mức án cáo nhất 20 năm tù ngày 19/12/2024.
Vụ án gây chấn động công luận, được vô tình phát hiện liên quan đến vụ người chồng quay lén dưới váy phụ nữ trong một siêu thị, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông vì quy mô do có ít nhất 51 đồng phạm với người chồng. Ngoài ra, bà Gisèle Pelicot đã dũng cảm làm thay đổi cách nhìn về nạn nhân sau khi bà không muốn tòa xử kín để bảo vệ danh tính khi tuyên bố “để nỗi tủi nhục chuyển phe” (pour que la honte change de camps) có nghĩa là phải để cho các thủ phạm phải hổ thẹn với tội lỗi của họ, thay vì nạn nhân cứ phải âm thầm chịu nỗi khổ bị xâm hại.
Sau khi tòa tuyên án ngày 19/12, bà Gisèle Pelicot phát biểu : “Trong lòng tôi đầy cảm xúc khi phát biểu với quý vị ngày hôm nay. Phiên tòa này là một thử thách rất khó khăn và lúc này, tôi nghĩ trước hết đến ba người con của mình. Tôi cũng nghĩ đến các cháu của mình vì chúng là tương lai. Và cũng vì các cháu mà tôi chiến đấu trong cuộc chiến này. Cuối cùng, tôi nghĩ đến những nạn nhân không được thừa nhận trong những câu chuyện vẫn còn vùi trong bóng tối. Tôi muốn các bạn biết rằng chúng ta có chung cuộc đấu tranh.
Khi mở cửa phiên tòa bắt đầu từ ngày 02/09 này, tôi muốn rằng xã hội có thể tiếp tục các cuộc tranh luận diễn ra ở tòa. Tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định này”.
Trên mạng X, tổng thống Pháp Macron đã “cảm ơn” tinh thần đấu tranh của bà Gisèle Pelicot, người được ông coi là “ngọn đèn” cho phụ nữ.
Dominique Pelicot, 72 tuổi, còn bị kết tội quay và tàng trữ hình ảnh chụp lén vợ, con gái và các con dâu. Ngày 16/12, khi được nói lời cuối, ông đã cầu xin gia đình “chấp nhận lời xin lỗi” và ca ngợi “lòng dũng cảm” của vợ cũ Gisèle. 49 trong số 51 bị cáo đồng phạm với Dominique Pelicot, từ 26 đến 74 tuổi, lĩnh án từ 3 đến 15 năm tù, thấp hơn so với đề nghị án ban đầu.
Tính toán của Ukraina trong vụ ám sát trung tướng Igor Kirillov ngay tại Matxcơva
Trung tướng Igor Kirillov, chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân Hóa học và Sinh học trong quân đội Nga, bị Ukraina cáo buộc là “một nhà tuyên truyền, phao tin giả” của tổng thống Putin đã bị ám sát sáng 17/12 gần như ngay giữa trung tâm thủ đô Matxcơva. Điểm đặc biệt là Kiev lên tiếng nhận trách nhiệm gần như ngay lập tức.
Vậy Ukraina tính toán gì đằng sau vụ ám này ? Trả lời đài RFI ngày 17/12, nhà phân tích địa-chính trị chuyên về châu Âu Ulrich Bounat, cộng tác viên viện Open Diplomacy nhận định hai ý chính : cho thấy sự yếu kém, lỏng lẻo trong hệ thống an ninh của Nga, gây sức ép với Nga về khả năng đàm phán sau này :
“Vụ ám sát cho thấy lực lượng tình báo Nga FSB lại mắc lỗi. Họ không chỉ làm nhiệm vụ chống khủng bố mà còn phải bảo vệ các nhân vật quan trọng. Vụ này có phần giống với vụ khủng bố thánh chiến Hồi Giáo nhắm vào nhà hát Crocus City Hall mà FSB đã không dự báo được. Một lần nữa, dường như hoạt động của FSB lại cho thấy thiếu khả năng phản ứng, không dự phòng được các mối đe dọa đang đè nặng lên nước Nga (...)
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra các vụ tấn công nhắm vào những người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về các tội ác ở Ukraina hoặc nhắm vào những nhà tuyên truyền. Nhưng đây là lần đầu tiên một viên tướng bị nhắm đến và bị sát hại. Và cũng là lần đầu tiên Ukraina nhanh chóng nhận trách nhiệm, trong khi thường vẫn úp mở mơ hồ, như kiểu lực lượng tình báo Israel Mossad vẫn làm khi ra tay ở nước ngoài. Nhưng ngược lại, việc đứng ra nhận trách nhiệm có thể là chủ đích và có thể là muốn gửi một thông điệp đến Nga và thế giới trước khi tiến hành đàm phán.
Vụ ám sát tướng Kirillov có lẽ phần nào nhắm đến hai mục đích. Nhân vật này vừa mới bị cơ quan tư pháp Ukraina kết án vì phạm tội ác chiến tranh, trong đó có việc sử dụng khí độc trên mặt trận Ukraina, cho nên vụ ám sát là cách buộc ông trả giá cho những hành động đó. Nhưng đó còn là chủ đích của Kiev trong bối cảnh mở đầu cuộc đàm phán mà Nga đang làm mọi cách để phát huy sức mạnh qua việc tấn công bằng tên lửa, drone vào sâu lãnh thổ Ukraina. Có nghĩa là Ukraina nhắc nhở Nga rằng nước này không hùng mạnh hẳn và Ukraina cũng có khả năng gây tổn thương lớn trong lòng nước Nga, (…) nhất là có thể trà trộn và có thể có cả một đội biệt kích của tình báo quân sự Ukraina đi lại giữa lòng Matxcơva để sát hại vị tướng này”.
Hàn Quốc : Tiền won rớt giá thấp nhất từ 15 năm qua
Khủng hoảng chính trị trên thượng tầng Nhà nước đã tác động đến nội tệ Hàn Quốc. Đồng won bị mất giá, xuống ngưỡng thấp nhất từ 15 năm qua khi 1.450 won mới đổi được 1 đô la Mỹ vào ngày 19 và 20/12/2024.
Thông tín viên RFI Camille Ruiz tại Seoul giải thích :
“Đây là điều chưa từng có kể từ năm 2009 và kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thứ Năm, 19/12, đồng won của Hàn Quốc đã bị mất giá nhiều nhất so với đô la Mỹ trong suốt 15 năm qua sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định giảm lãi suất chỉ đạo.
Đồng won đã mất 2,5% giá trị sau mưu toan áp đặt lệnh thiết quân lực của tổng thống Yoon Suk Yeol hôm 03/12, nhưng sau đó đã khôi phục phần nào giá trị khi thiết quân luật được dỡ bỏ. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn những quan ngại về tác động của môi trường chính trị đối với ngành du lịch và nền kinh tế. Chính phủ tuyên bố sẽ huy động các nguồn thuế để hỗ trợ các cơ quan công quyền và khuyến khích đầu tư tư nhân từ nửa đầu năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Kinh Tế và Tài Chính Hàn Quốc cố trấn an trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (18/12) : “Hàn Quốc từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng chính trị tương tự trong quá khứ. Đây là những thách thức bất ngờ nhưng đất nước sẽ lấy lại được ổn định nhờ một hệ thống kinh tế vững mạnh”.
158 tập
Manage episode 456799983 series 130294
Sau bão Chido : Pháp muốn khẩn trương tái thiết Mayotte và mạnh tay trục xuất di dân bất hợp pháp ; Vụ hãm hiếp Mazan : Thủ phạm là chồng của nạn nhân bị kết án 20 năm tù ; Tính toán của Ukraina trong vụ ám sát trung tướng Igor Kirillov ngay tại Matxcơva ; Tiền won của Hàn Quốc rớt giá thấp nhất từ 15 năm qua. Trên đây là một số chủ đề trong Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này
Sau bão Chido : Khó thống kê chính xác nạn nhân do tình trạng nhập cư bất hợp pháp
Khoảng 70% người dân Mayotte bị tác động vì bão Chido hôm 14/12/2024 với sức gió hơn 220 km/giờ và được coi là dữ dội nhất từ 90 năm qua ập vào quần đảo. Bộ Nội Vụ Pháp thống kê tạm thời 31 người chết nhưng con số này có thể lên tới “vài trăm”, thậm chí “cả nghìn” trong những ngày tới.
Tại sao lại chưa thể có số liệu của thể ? Bởi vì theo truyền thống đạo Hồi trên đảo, được trang 20 minutes giải thích, rất nhiều người đã được an táng 24 tiếng sau khi qua đời nhưng chưa được lực lượng cứu hộ thống kê. Ngoài ra có thể có nhiều nạn nhân ở khu ổ chuột của người nhập cư bất hợp pháp. Cơn bão tràn qua còn cho thấy quy mô của thảm họa nhập cư.
Mayotte là tỉnh nghèo nhất nước Pháp với khoảng 320.000 dân nhưng có 100.000 đến 200.000 người nhập cư bất hợp pháp cũng sinh sống tại đây, theo số liệu từ nhiều nguồn khác nhau do quần đảo là cửa ngõ của di dân bất hợp pháp châu Phi. Các khu nhà ổ chuột, chủ yếu bằng tôn và bạt, được dựng lên không trụ được trong gió bão. Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy nhiều khu vực bị phá hủy hoàn toàn.
Trả lời RFI, kiến trúc sư Madeleine Salvanes, lưu ý về hiện trạng nhà ở tạm bợ dễ bị tác động trước các hiện tượng khí hậu.
“Trên thực tế, nhà ở tạm bợ vẫn được dựng lên và trên những khu vực rất "bấp bênh", như trên triền dốc, bên rìa khe núi hoặc dọc bờ sông. Đó là những khu vực không xây dựng được. Thế nhưng nhiều người vẫn xây những ngôi nhà bê tông, lắp ghép hoặc bằng đất. Nhìn chung, có thể nói đó là những công trình không hề thích hợp với thời tiết, với các nguồn tài nguyên địa phương và như vậy không thể chống chịu được với môi trường khí hậu. Ngoài ra còn có rất nhiều người dựng nhà tạm bằng tôn, ván lót hoặc các vật liệu nhặt nhạnh được. Dù là tôn mới nhưng những ngôi nhà đó không thể chống chọi được với mưa vì Mayotte có những mùa mưa và nhà cửa cần phải chắc để chống chọi được.
Tuy nhiên, nhiều ngôi nhà có vẻ kiên cố cũng không trụ được vì chất lượng bê tông không tốt. Bê tông đã bị vỡ vụn. Tôi chỉ có thể nói rằng, có lẽ đây là những ngôi nhà được xây dựng không đúng cách hoặc không phải vật liệu thích hợp và kết quả là đã bị thổi bay”.
Tái thiết Mayotte như quyết tâm trong dự án trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris
Thiệt hại vật chất được ước tính từ 650 đến 800 triệu euro. Để hỗ trợ người dân Mayotte, nhiều địa phương, hiệp hội ở Pháp đã tổ chức quyên góp tiền và nhu yếu phẩm. Tổ chức Fondation de France kết hợp với đài truyền hình Pháp đã tổ chức một đêm biểu diễn ca nhạc từ thiện với nhiều ca sĩ, người nổi tiếng tham gia và thu được 5 triệu euro chỉ trong riêng tối 17/12.
Tuy nhiên, sẽ cần rất nhiều thời gian để khắc phục vì tất cả các công trình hạ tầng trọng yếu bị tan hoang sau bão. Cầu tầu nối đảo với sân bay nằm trên đảo nhỏ đối diện đã bị bão đánh dạt khiến công tác vận tải hàng cứu trợ thêm khó khăn. Sân bay duy nhất của quần đảo cũng bị hư hại và hiện tại chỉ có máy bay vận tải mới có thể hạ cánh. Ngày 20/12, mạng lưới điện và nước mới chỉ khôi phục được 50%. Mất điện cũng tác động đến hoạt động của nhiều lĩnh vực cơ bản như cung cấp nước, xăng dầu, theo ghi nhận trong phóng sự của đặc phái viên RFI Nicolas Feldmann và Jad El Khoury tại xã Pamandzi (trên đảo nhỏ đối diện đảo lớn) :
“Hiện giờ, đây là điểm cấp nước duy nhất cho cả khu phố. Trước vòi nước là cả dòng người dài, lỉnh kỉnh bình rỗng, kiên nhẫn chờ đến lượt. Một người đàn ông nói : “Tôi chờ ở đây tầm 1 tiếng, 1 tiếng rưỡi rồi. Tôi không biết sẽ được bao nhiêu lít nước. Không có nước mà chẳng có gì cả.
Xã Pamandzi gần như không có điện, không nước như khoảng 80% người dân quần đảo. Vì thế người dân tập trung trong một lều tạm có điểm sạc điện nhờ pin mặt trời : “Có đủ mọi loại đồ có thể được nạp điện. Có một chút điện tối nay, cầm chừng ít nhất cho tới mai, bởi vì trong nhà chẳng còn gì để chiếu sáng được. Mọi người cố nạp điện thoại, máy tính bảng hay máy tính. Chẳng có gì cả, chúng tôi sống trong bóng tối hoàn toàn”.
Một số khu vực nằm ở trên cao hơn một chút vẫn còn bị cắt đứt với bên ngoài. Người đàn ông nói tiếp : “Tôi sống ở khu thượng Vigie, bị phá hủy hết. Và từ khi bão qua, chúng tôi không thấy có ai lên đó để xem liệu còn người sống sót không, hoặc để quét dọn đường, để mọi người có thể đi qua. Cho đến giờ chẳng có ai đến”.
Hôm thứ Tư (18/12), nhiều quân nhân đã tới sân bay với máy xẻ, xẻng để tiếp tục dọn đường và đến những khu vực xa nhất”.
Để đề phòng hỗn loạn, tình trạng hôi của, toàn tỉnh Mayotte đã áp dụng lệnh giới nghiêm từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau kể từ đêm 18/12. Tổng thống Emmanuel Macron đến đảo ngày 19/12 và tuyên bố quốc tang ngày 23/12. Mục tiêu trước mắt là cung cấp nước và thực phẩm “đến mọi xã trên quần đảo từ giờ đến muộn nhất là Chủ Nhật (22/12)".
Về lâu dài, tổng thống Pháp hứa một “luật đặc biệt” để tạo thuận lợi cho việc tái thiết quần đảo : “Chúng ta đã làm như thế để tổ chức Thế Vận Hội (…), để khôi phục Nhà thờ Đức Bà Paris và chúng ta sẽ làm như vậy để tái xây dựng Mayotte”. Tổng thống Macron cũng khẳng định sẽ tăng số lượng trục xuất người nước ngoài sống bất hợp pháp ở Mayotte, từ 25.000 ca lên thành 35.000, 40.000 trường hợp mỗi năm.
Vụ hãm hiếp Mazan : Thủ phạm là chồng của nạn nhân bị kết án 20 năm tù
Vụ án chưa từng có tại Pháp, Dominique Pelicot, người chồng chuốc thuốc mê vợ hàng đêm để hãm hiếp và tổ chức hãm hiếp vợ trong suốt hơn 10 năm, đã bị tòa hình sự Vaucluse (miền nam Pháp) tuyên mức án cáo nhất 20 năm tù ngày 19/12/2024.
Vụ án gây chấn động công luận, được vô tình phát hiện liên quan đến vụ người chồng quay lén dưới váy phụ nữ trong một siêu thị, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông vì quy mô do có ít nhất 51 đồng phạm với người chồng. Ngoài ra, bà Gisèle Pelicot đã dũng cảm làm thay đổi cách nhìn về nạn nhân sau khi bà không muốn tòa xử kín để bảo vệ danh tính khi tuyên bố “để nỗi tủi nhục chuyển phe” (pour que la honte change de camps) có nghĩa là phải để cho các thủ phạm phải hổ thẹn với tội lỗi của họ, thay vì nạn nhân cứ phải âm thầm chịu nỗi khổ bị xâm hại.
Sau khi tòa tuyên án ngày 19/12, bà Gisèle Pelicot phát biểu : “Trong lòng tôi đầy cảm xúc khi phát biểu với quý vị ngày hôm nay. Phiên tòa này là một thử thách rất khó khăn và lúc này, tôi nghĩ trước hết đến ba người con của mình. Tôi cũng nghĩ đến các cháu của mình vì chúng là tương lai. Và cũng vì các cháu mà tôi chiến đấu trong cuộc chiến này. Cuối cùng, tôi nghĩ đến những nạn nhân không được thừa nhận trong những câu chuyện vẫn còn vùi trong bóng tối. Tôi muốn các bạn biết rằng chúng ta có chung cuộc đấu tranh.
Khi mở cửa phiên tòa bắt đầu từ ngày 02/09 này, tôi muốn rằng xã hội có thể tiếp tục các cuộc tranh luận diễn ra ở tòa. Tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định này”.
Trên mạng X, tổng thống Pháp Macron đã “cảm ơn” tinh thần đấu tranh của bà Gisèle Pelicot, người được ông coi là “ngọn đèn” cho phụ nữ.
Dominique Pelicot, 72 tuổi, còn bị kết tội quay và tàng trữ hình ảnh chụp lén vợ, con gái và các con dâu. Ngày 16/12, khi được nói lời cuối, ông đã cầu xin gia đình “chấp nhận lời xin lỗi” và ca ngợi “lòng dũng cảm” của vợ cũ Gisèle. 49 trong số 51 bị cáo đồng phạm với Dominique Pelicot, từ 26 đến 74 tuổi, lĩnh án từ 3 đến 15 năm tù, thấp hơn so với đề nghị án ban đầu.
Tính toán của Ukraina trong vụ ám sát trung tướng Igor Kirillov ngay tại Matxcơva
Trung tướng Igor Kirillov, chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân Hóa học và Sinh học trong quân đội Nga, bị Ukraina cáo buộc là “một nhà tuyên truyền, phao tin giả” của tổng thống Putin đã bị ám sát sáng 17/12 gần như ngay giữa trung tâm thủ đô Matxcơva. Điểm đặc biệt là Kiev lên tiếng nhận trách nhiệm gần như ngay lập tức.
Vậy Ukraina tính toán gì đằng sau vụ ám này ? Trả lời đài RFI ngày 17/12, nhà phân tích địa-chính trị chuyên về châu Âu Ulrich Bounat, cộng tác viên viện Open Diplomacy nhận định hai ý chính : cho thấy sự yếu kém, lỏng lẻo trong hệ thống an ninh của Nga, gây sức ép với Nga về khả năng đàm phán sau này :
“Vụ ám sát cho thấy lực lượng tình báo Nga FSB lại mắc lỗi. Họ không chỉ làm nhiệm vụ chống khủng bố mà còn phải bảo vệ các nhân vật quan trọng. Vụ này có phần giống với vụ khủng bố thánh chiến Hồi Giáo nhắm vào nhà hát Crocus City Hall mà FSB đã không dự báo được. Một lần nữa, dường như hoạt động của FSB lại cho thấy thiếu khả năng phản ứng, không dự phòng được các mối đe dọa đang đè nặng lên nước Nga (...)
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra các vụ tấn công nhắm vào những người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về các tội ác ở Ukraina hoặc nhắm vào những nhà tuyên truyền. Nhưng đây là lần đầu tiên một viên tướng bị nhắm đến và bị sát hại. Và cũng là lần đầu tiên Ukraina nhanh chóng nhận trách nhiệm, trong khi thường vẫn úp mở mơ hồ, như kiểu lực lượng tình báo Israel Mossad vẫn làm khi ra tay ở nước ngoài. Nhưng ngược lại, việc đứng ra nhận trách nhiệm có thể là chủ đích và có thể là muốn gửi một thông điệp đến Nga và thế giới trước khi tiến hành đàm phán.
Vụ ám sát tướng Kirillov có lẽ phần nào nhắm đến hai mục đích. Nhân vật này vừa mới bị cơ quan tư pháp Ukraina kết án vì phạm tội ác chiến tranh, trong đó có việc sử dụng khí độc trên mặt trận Ukraina, cho nên vụ ám sát là cách buộc ông trả giá cho những hành động đó. Nhưng đó còn là chủ đích của Kiev trong bối cảnh mở đầu cuộc đàm phán mà Nga đang làm mọi cách để phát huy sức mạnh qua việc tấn công bằng tên lửa, drone vào sâu lãnh thổ Ukraina. Có nghĩa là Ukraina nhắc nhở Nga rằng nước này không hùng mạnh hẳn và Ukraina cũng có khả năng gây tổn thương lớn trong lòng nước Nga, (…) nhất là có thể trà trộn và có thể có cả một đội biệt kích của tình báo quân sự Ukraina đi lại giữa lòng Matxcơva để sát hại vị tướng này”.
Hàn Quốc : Tiền won rớt giá thấp nhất từ 15 năm qua
Khủng hoảng chính trị trên thượng tầng Nhà nước đã tác động đến nội tệ Hàn Quốc. Đồng won bị mất giá, xuống ngưỡng thấp nhất từ 15 năm qua khi 1.450 won mới đổi được 1 đô la Mỹ vào ngày 19 và 20/12/2024.
Thông tín viên RFI Camille Ruiz tại Seoul giải thích :
“Đây là điều chưa từng có kể từ năm 2009 và kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thứ Năm, 19/12, đồng won của Hàn Quốc đã bị mất giá nhiều nhất so với đô la Mỹ trong suốt 15 năm qua sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định giảm lãi suất chỉ đạo.
Đồng won đã mất 2,5% giá trị sau mưu toan áp đặt lệnh thiết quân lực của tổng thống Yoon Suk Yeol hôm 03/12, nhưng sau đó đã khôi phục phần nào giá trị khi thiết quân luật được dỡ bỏ. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn những quan ngại về tác động của môi trường chính trị đối với ngành du lịch và nền kinh tế. Chính phủ tuyên bố sẽ huy động các nguồn thuế để hỗ trợ các cơ quan công quyền và khuyến khích đầu tư tư nhân từ nửa đầu năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Kinh Tế và Tài Chính Hàn Quốc cố trấn an trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (18/12) : “Hàn Quốc từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng chính trị tương tự trong quá khứ. Đây là những thách thức bất ngờ nhưng đất nước sẽ lấy lại được ổn định nhờ một hệ thống kinh tế vững mạnh”.
158 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.