Am nhac dan toc, ngon ngu khong bao gio chet
Manage episode 457345677 series 3508557
Cùng tham khảo nội dung Nghị luận xã hội về câu nói “Âm nhạc dân tộc, “ngôn ngữ” không bao giờ chết” được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có kỹ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội nhé.
---
Dường như muôn vật sinh ra đều được ấn định cho mỗi số phận riêng, song với sự đổi thay của thời gian lẫn thời cuộc, việc được hình thành và sau đó biến mất cũng là thông lệ chung và là lẽ tất yếu. Tuy nhiên, đi ngược lại với quy tắc bất định ấy, ta tìm thấy một loại hình âm nhạc rắn rỏi, trơ trọi trước bao nhát bào của dòng thời gian chảy xuôi. Để khẳng định chắc chắn về sự bất diệt của thức nhạc này, ta phải kể đến câu nói : “Âm nhạc dân tộc, “ngôn ngữ” không bao giờ chết.” Vậy nhận định : “Âm nhạc dân tộc, “ngôn ngữ” không bao giờ chết.”, có thể được lý giải như thế nào ? Quả thực, âm nhạc là một hình thức nghệ thuật giải trí, chuyển giao cảm xúc lẫn cảm hứng đến người nghe một cách đầy ấn tượng và nhẹ nhàng nhất. Nhưng có lẽ, âm nhạc dân tộc không chỉ dừng lại ở ngưỡng ấy, mà hơn cả, loại nhạc như vậy còn thuộc về một đại dân tộc lớn, với vị trí vô cùng lớn lao , câu nói trên nhằm so sánh báu vật mang tầm quốc gia ấy như một thể “ngôn ngữ”, một thể ngôn ngữ mãi mãi tồn tại và không thể bị hủy diệt đến tường tận. Quả thực, nếu chỉ bàn về những bài hát vang danh, hầu như khán giả chỉ chiêm nghiệm lại chúng như những kỉ niệm của thời thế, để rồi, thế hệ mới lên ngôi, xu hướng chồng chất xu hướng và cuối cùng bản nhạc dù huyền thoại đến mấy cũng dần trôi vào miền quên lãng, khép lại hành trình tung hoành cùng danh tiếng ngút ngàn. Đi ngược với phong trào ấy, âm nhạc dân tộc dường như chẳng hề cũ kỹ hay ngày càng nhạt nhòa, loại hình âm nhạc này gắn bó với biết bao lớp người, gắn bó mật thiết với dân tộc mà nó tượng trưng cho. Đó có thể là những lời ca dân gian sáng tác tự bao giờ , đó cũng có thể là những giai điệu truyền thống đi đôi cùng lịch sử nước nhà, tất thảy như đã ăn sâu vào cái chất của một vùng miền lớn lao. Với sự thấm nhuần như vậy, từ thời tổ tông đến đời của cháu chắt, âm nhạc dân tộc cư nhiên được truyền đều tay như thức quà để trân và quý, để rồi dù ở độ tuổi nào hay ở trong hình thù cuộc sống ra sao,
--
Xem tiếp
https://onthidgnl.com/am-nhac-dan-toc-ngon-ngu-khong-bao-gio-chet-nlxh/
180 tập