Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Thế giới sẽ ra sao nếu không còn loài ong ?

8:52
 
Chia sẻ
 

Manage episode 229715420 series 130285
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Loài ong đã sống trên Trái đất từ 100 triệu năm nay. Loài vật này quen thuộc đến mức hầu như ai cũng nghĩ rằng chúng sẽ sống mãi mãi. Thế nhưng, ngày càng có nhiều nhà khoa học lên tiếng báo động về tình trạng suy thoái, thậm chí nguy cơ tuyệt chủng của loài ong và, nếu đúng như thế, đây sẽ là một thảm họa đối với nhân loại. Hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu không có loài ong ? Hôm nay chúng ra sẽ nghe ý kiến của hai nhà nghiên cứu Pháp Yves Le Conte và Lionel Garnery, trả lời RFI Pháp ngữ vào đầu tháng 4/2018.

Yves Le Conte hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp INRA, chi nhánh Avignon và cũng là giám đốc Đơn vị nghiên cứu về ong và môi trường, tác giả một cuốn sách về bảo vệ loài ong, vừa được xuất bản tại Pháp. Còn Lionel Garnery là nhà nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS, giáo sư Đại học Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines, đồng thời là chuyên gia di truyền học của loài ong đen.

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Chúng sống theo đàn, trong thiên nhiên hay trong các tổ ong nhân tạo. Mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc, chặt chẽ, rõ ràng. Ong được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,...

Nhưng loài ong cũng có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái vì chúng tham gia vào việc thụ phấn cho các loài thực vật, như các loại côn trùng khác, nếu không muốn nói là có vai trò quan trọng nhất.

Thế mà, từ vài năm nay, số phận của loài ong gây lo ngại ngày càng nhiều, với tỷ lệ tử vong lên tới từ 30 đến 35%, thậm chí lên tới 50% vào mùa đông. Đến mức mà các nhà khoa học lo ngại cho sự tồn vong của loài côn trùng này.

Vậy những nguyên nhân gì khiến loài ong có nguy cơ bị tận diệt như vậy ? Nhà nghiên cứu Yves Le Conte giải thích :

"Nguyên nhân quan trọng nhất là những thay đổi của môi trường chung quanh những con ong. Nền nông nghiệp ngày càng mang tính thâm canh, khiến cho không gian của loài ong ngày càng bị thu hẹp. Tiếp đến là việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, cho dù giới nuôi ong đã quyết liệt chống. Các nhà khoa học chúng tôi nay đều nhận thấy rằng thế hệ thuốc trừ sâu mới đang gây tác hại vô cùng nặng nề cho sự tồn vong của loài ong, như chất neonicotinoide. Những chất này không giết ngay, mà giết từ từ những con ong. Bây giờ, giới chính trị, các hiệp hội phải nỗ lực vận động để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp".

Một yếu tố khác đe dọa đến loài ong là những vật ký sinh, như Varroa destructor, theo lời ông Le Conte :

"Varroa destructor là một loại acari, giống như một con cua nhỏ biết hút máu. Trong một đàn ong có thể có hàng ngàn varroa destructor, chúng sinh sôi nảy nở và cuối cùng tiêu diệt cả đàn ong. Hiện nay chúng ta có thể dùng hóa chất để chống varroa, hoặc là hóa chất tổng hợp, hoặc là những hợp chất mang tính hữu cơ (bio) hơn, nhưng nếu không chữa trị đàn ong thì chúng cũng sẽ chết. Có thể là về ngắn hạn thì không được, nhưng về dài hạn thì phải làm sao mà chúng ta có thể chọn lọc được những con ong có thể kháng cự những vật ký sinh như varroa".

Nhưng theo lời nhà nghiên cứu Lionel Garnery, nguy cơ bị tận diệt của loài ong là do tổng hợp nhiều yếu tố :

"Chúng ta đã nói về hai nguyên nhân quan trọng nhất, nhưng nếu tách riêng ra thì hai nguyên nhân này không thể giải thích được sự tiêu hao của loài ong. Đúng hơn đó là do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên dĩ nhiên đó là những loài ký sinh như varroa, nhưng thật ra varroa chỉ là vật chủ trung gian mang virus. Tức là có rất nhiều nhân tố lây nhiễm đe dọa loài ong.

Nguyên nhân cũng là do tác động của con người lên cây trồng với quy mô lớn, đất canh tác không còn đa dạng về môi trường, tức là không còn đa dạng về phấn hoa, hậu quả là nguồn protein, nguồn vitamin cho loài ong giảm đi, khiến chúng không còn đủ khả năng để kháng cự lại những nhân tố tác hại khác.

Như vậy, chính sự tổng hợp của toàn bộ nhân tố khiến cho loài ong bị tiêu hao nhiều như vậy. Biến đổi khi hậu cũng là một trong những nhân tố đó. Yếu tố này khiến loài ong bị rối loạn, người nuôi ong cũng vậy, vì họ phải thay đổi cách nuôi. Riêng tôi thì chủ trương một cách nuôi mang tính thiên nhiên nhiều hơn, tức là làm sao cho các đàn ong dần dần tự thích ứng với những nhân tố đó, qua việc để cho tiến trình chọn lọc tự nhiên tác động nhiều hơn".

Để chống những loài ký sinh, ta cũng có thể tuyển chọn những con ong gọi là "ong vệ sinh", theo giải thích của nhà nghiên cứu Le Conte :

"Giống ong "vệ sinh" có thể tự bảo vệ chống varroa, một loại acari sống ký sinh, vẫn là hiểm họa số một của ong. Ong "vệ sinh" là những "nữ công nhân" có khả năng phát hiện những lỗ tổ ong đang bị varroa sống bám vào, rồi móc sạch lỗ tổ ong đó, để ngăn chận varroa gây tổn hại cho ong. Tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều về đặc tính đó của giống ong "vệ sinh". Chúng tôi muốn đề nghị cho những người nuôi ong một phương pháp đơn giản để giúp họ kiểm tra xem các lỗ tổ ong có "vệ sinh" không và tăng cường khả năng chống varroa của các tổ ong".

Tuy rằng loài ong sống rất thọ, tức là trên nguyên tắc khó bị tận diệt, nhưng theo nhà nghiên cứu Garnery, vấn đề chính là nằm ở tác động con người :

"Vấn đề là sự chuyển biến của xã hội con người, là tác động của con người lên đa dạng sinh thái. Cho dù có biến đổi khí hậu, nếu chúng ta cứ để cho thiên nhiên tự tác động, thì cũng sẽ có những con ong sống sót. Chúng đã từng sống sót qua nhiều thời kỳ băng hà ở châu Âu. Vấn đề ở chỗ loài ong có nhiều lợi ích kinh tế, nên bị con người chi phối. Nếu con người cản trở khả năng kháng cự tự nhiên của loài ong, nguy cơ tận diệt của chúng sẽ lớn hơn".

Về phần nhà nghiên cứu Le Conte, ông cảnh báo về việc một số người dự tính những phương cách để thay thế những vai trò loài ong, như thể họ nghĩ rằng sự diệt vong của loài côn trùng này là điều khó tránh khỏi :

"Tôi có biết được thông tin rằng, nhất là tại Hoa Kỳ, một số nhà nghiên cứu dự định sử dụng các "máy bay không người lái" bằng ong, một loại "ong robot" để sau này có thể thay thế cho những con ong thật. Nghe qua có vẻ thú vị, nhưng về mặt công nghệ, đây là một dự án không tưởng và điều này cũng cho thấy là con người quá tự mãn.

Suy cho cùng, chúng ta đang cần và vẫn sẽ cần đến loài ong. Có những loài cây trái cần đến ong để thụ phấn. Nếu loài ong mất, đi chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề về canh tác, về sản xuất thực phẩm cho chúng ta.

Mặt khác, có một điều chưa ai nói đến, đó là trong thiên nhiên có rất nhiều loài cây cỏ sống hoàn toàn cần đến loài ong trong việc thụ phấn. Nếu chúng ta loại trừ một giống ong nào chuyên giúp thu phấn cho một loại cây nào đó, thì cây đó sẽ chết".

Theo nhà nghiên cứu Le Conte, hậu quả của sự diệt vong của loài ong không chỉ rất nặng nề về mặt thực phẩm, mà sự diệt vong này còn là biểu tượng của sự suy thoái một trường nghiêm trọng:

"Tôi nghĩ là chúng ta sẽ không chết đói vì có rất nhiều loại cây trái không cần đến loài côn trùng để thụ phấn, mà chỉ cần có gió, nhưng chắc chắn là nếu không còn loài ong, chúng ta sẽ mất đi một số loại rau quả và điều này rõ ràng là sẽ gây nhiều khó khăn cho nhân loại.

Đây là một tín hiệu báo động rằng chúng ta phải ngăn chận nguy cơ, vì nếu con người lại có thể phá hủy những thứ đó, thế giới coi như tiêu tùng. Cần phải xem sự tồn tại của loài ong như là một cái ngưỡng không nên vượt qua, mà trái lại phải tìm đủ mọi cách để bảo vệ chúng. Bảo vệ loài ong có nghĩa là bảo vệ môi trường chung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta cũng đang ăn những thứ có thuốc trừ sâu, hít thở không khí nhiễm thuốc trừ sâu. Chúng ta phải ngăn chận nguy cơ đó".

  continue reading

33 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 229715420 series 130285
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Loài ong đã sống trên Trái đất từ 100 triệu năm nay. Loài vật này quen thuộc đến mức hầu như ai cũng nghĩ rằng chúng sẽ sống mãi mãi. Thế nhưng, ngày càng có nhiều nhà khoa học lên tiếng báo động về tình trạng suy thoái, thậm chí nguy cơ tuyệt chủng của loài ong và, nếu đúng như thế, đây sẽ là một thảm họa đối với nhân loại. Hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu không có loài ong ? Hôm nay chúng ra sẽ nghe ý kiến của hai nhà nghiên cứu Pháp Yves Le Conte và Lionel Garnery, trả lời RFI Pháp ngữ vào đầu tháng 4/2018.

Yves Le Conte hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp INRA, chi nhánh Avignon và cũng là giám đốc Đơn vị nghiên cứu về ong và môi trường, tác giả một cuốn sách về bảo vệ loài ong, vừa được xuất bản tại Pháp. Còn Lionel Garnery là nhà nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS, giáo sư Đại học Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines, đồng thời là chuyên gia di truyền học của loài ong đen.

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Chúng sống theo đàn, trong thiên nhiên hay trong các tổ ong nhân tạo. Mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc, chặt chẽ, rõ ràng. Ong được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,...

Nhưng loài ong cũng có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái vì chúng tham gia vào việc thụ phấn cho các loài thực vật, như các loại côn trùng khác, nếu không muốn nói là có vai trò quan trọng nhất.

Thế mà, từ vài năm nay, số phận của loài ong gây lo ngại ngày càng nhiều, với tỷ lệ tử vong lên tới từ 30 đến 35%, thậm chí lên tới 50% vào mùa đông. Đến mức mà các nhà khoa học lo ngại cho sự tồn vong của loài côn trùng này.

Vậy những nguyên nhân gì khiến loài ong có nguy cơ bị tận diệt như vậy ? Nhà nghiên cứu Yves Le Conte giải thích :

"Nguyên nhân quan trọng nhất là những thay đổi của môi trường chung quanh những con ong. Nền nông nghiệp ngày càng mang tính thâm canh, khiến cho không gian của loài ong ngày càng bị thu hẹp. Tiếp đến là việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, cho dù giới nuôi ong đã quyết liệt chống. Các nhà khoa học chúng tôi nay đều nhận thấy rằng thế hệ thuốc trừ sâu mới đang gây tác hại vô cùng nặng nề cho sự tồn vong của loài ong, như chất neonicotinoide. Những chất này không giết ngay, mà giết từ từ những con ong. Bây giờ, giới chính trị, các hiệp hội phải nỗ lực vận động để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp".

Một yếu tố khác đe dọa đến loài ong là những vật ký sinh, như Varroa destructor, theo lời ông Le Conte :

"Varroa destructor là một loại acari, giống như một con cua nhỏ biết hút máu. Trong một đàn ong có thể có hàng ngàn varroa destructor, chúng sinh sôi nảy nở và cuối cùng tiêu diệt cả đàn ong. Hiện nay chúng ta có thể dùng hóa chất để chống varroa, hoặc là hóa chất tổng hợp, hoặc là những hợp chất mang tính hữu cơ (bio) hơn, nhưng nếu không chữa trị đàn ong thì chúng cũng sẽ chết. Có thể là về ngắn hạn thì không được, nhưng về dài hạn thì phải làm sao mà chúng ta có thể chọn lọc được những con ong có thể kháng cự những vật ký sinh như varroa".

Nhưng theo lời nhà nghiên cứu Lionel Garnery, nguy cơ bị tận diệt của loài ong là do tổng hợp nhiều yếu tố :

"Chúng ta đã nói về hai nguyên nhân quan trọng nhất, nhưng nếu tách riêng ra thì hai nguyên nhân này không thể giải thích được sự tiêu hao của loài ong. Đúng hơn đó là do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên dĩ nhiên đó là những loài ký sinh như varroa, nhưng thật ra varroa chỉ là vật chủ trung gian mang virus. Tức là có rất nhiều nhân tố lây nhiễm đe dọa loài ong.

Nguyên nhân cũng là do tác động của con người lên cây trồng với quy mô lớn, đất canh tác không còn đa dạng về môi trường, tức là không còn đa dạng về phấn hoa, hậu quả là nguồn protein, nguồn vitamin cho loài ong giảm đi, khiến chúng không còn đủ khả năng để kháng cự lại những nhân tố tác hại khác.

Như vậy, chính sự tổng hợp của toàn bộ nhân tố khiến cho loài ong bị tiêu hao nhiều như vậy. Biến đổi khi hậu cũng là một trong những nhân tố đó. Yếu tố này khiến loài ong bị rối loạn, người nuôi ong cũng vậy, vì họ phải thay đổi cách nuôi. Riêng tôi thì chủ trương một cách nuôi mang tính thiên nhiên nhiều hơn, tức là làm sao cho các đàn ong dần dần tự thích ứng với những nhân tố đó, qua việc để cho tiến trình chọn lọc tự nhiên tác động nhiều hơn".

Để chống những loài ký sinh, ta cũng có thể tuyển chọn những con ong gọi là "ong vệ sinh", theo giải thích của nhà nghiên cứu Le Conte :

"Giống ong "vệ sinh" có thể tự bảo vệ chống varroa, một loại acari sống ký sinh, vẫn là hiểm họa số một của ong. Ong "vệ sinh" là những "nữ công nhân" có khả năng phát hiện những lỗ tổ ong đang bị varroa sống bám vào, rồi móc sạch lỗ tổ ong đó, để ngăn chận varroa gây tổn hại cho ong. Tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều về đặc tính đó của giống ong "vệ sinh". Chúng tôi muốn đề nghị cho những người nuôi ong một phương pháp đơn giản để giúp họ kiểm tra xem các lỗ tổ ong có "vệ sinh" không và tăng cường khả năng chống varroa của các tổ ong".

Tuy rằng loài ong sống rất thọ, tức là trên nguyên tắc khó bị tận diệt, nhưng theo nhà nghiên cứu Garnery, vấn đề chính là nằm ở tác động con người :

"Vấn đề là sự chuyển biến của xã hội con người, là tác động của con người lên đa dạng sinh thái. Cho dù có biến đổi khí hậu, nếu chúng ta cứ để cho thiên nhiên tự tác động, thì cũng sẽ có những con ong sống sót. Chúng đã từng sống sót qua nhiều thời kỳ băng hà ở châu Âu. Vấn đề ở chỗ loài ong có nhiều lợi ích kinh tế, nên bị con người chi phối. Nếu con người cản trở khả năng kháng cự tự nhiên của loài ong, nguy cơ tận diệt của chúng sẽ lớn hơn".

Về phần nhà nghiên cứu Le Conte, ông cảnh báo về việc một số người dự tính những phương cách để thay thế những vai trò loài ong, như thể họ nghĩ rằng sự diệt vong của loài côn trùng này là điều khó tránh khỏi :

"Tôi có biết được thông tin rằng, nhất là tại Hoa Kỳ, một số nhà nghiên cứu dự định sử dụng các "máy bay không người lái" bằng ong, một loại "ong robot" để sau này có thể thay thế cho những con ong thật. Nghe qua có vẻ thú vị, nhưng về mặt công nghệ, đây là một dự án không tưởng và điều này cũng cho thấy là con người quá tự mãn.

Suy cho cùng, chúng ta đang cần và vẫn sẽ cần đến loài ong. Có những loài cây trái cần đến ong để thụ phấn. Nếu loài ong mất, đi chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề về canh tác, về sản xuất thực phẩm cho chúng ta.

Mặt khác, có một điều chưa ai nói đến, đó là trong thiên nhiên có rất nhiều loài cây cỏ sống hoàn toàn cần đến loài ong trong việc thụ phấn. Nếu chúng ta loại trừ một giống ong nào chuyên giúp thu phấn cho một loại cây nào đó, thì cây đó sẽ chết".

Theo nhà nghiên cứu Le Conte, hậu quả của sự diệt vong của loài ong không chỉ rất nặng nề về mặt thực phẩm, mà sự diệt vong này còn là biểu tượng của sự suy thoái một trường nghiêm trọng:

"Tôi nghĩ là chúng ta sẽ không chết đói vì có rất nhiều loại cây trái không cần đến loài côn trùng để thụ phấn, mà chỉ cần có gió, nhưng chắc chắn là nếu không còn loài ong, chúng ta sẽ mất đi một số loại rau quả và điều này rõ ràng là sẽ gây nhiều khó khăn cho nhân loại.

Đây là một tín hiệu báo động rằng chúng ta phải ngăn chận nguy cơ, vì nếu con người lại có thể phá hủy những thứ đó, thế giới coi như tiêu tùng. Cần phải xem sự tồn tại của loài ong như là một cái ngưỡng không nên vượt qua, mà trái lại phải tìm đủ mọi cách để bảo vệ chúng. Bảo vệ loài ong có nghĩa là bảo vệ môi trường chung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta cũng đang ăn những thứ có thuốc trừ sâu, hít thở không khí nhiễm thuốc trừ sâu. Chúng ta phải ngăn chận nguy cơ đó".

  continue reading

33 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh