Sự Ngẫu Nhiên Tuyệt Đối Trong Vật Lý Lượng Tử
Manage episode 348950217 series 3403385
Chúng ta đã tìm hiểu về sự khác biệt giữa vật lý cổ điển và vật lý lượng tử. Trong đó, vật lý lượng tử nghiên cứu những vật thể trong thế giới vi mô, như những nguyên tử, phân tử và các hạt cơ bản chẳng hạn như electron. Trong vật lý lượng tử, tồn tại sự ngẫu nhiên tuyệt đối. Chẳng hạn, một electron có thể ở nhiều vị trí cùng một lúc, theo một phân phối xác suất. Electron có thể có 50% khả năng ở vị trí A, 50% khả năng ở vị trí B. Đây là điều không tồn tại trong vật lý cổ điển và thế giới vĩ mô mà chúng ta quen thuộc. Bạn sẽ không thấy tôi ở 2 vị trí cùng một lúc với 50% xác suất. Bạn cũng không thấy một con mèo vừa sống vừa chết trong thế giới vĩ mô.
Điều này đặt ra một câu hỏi tiếp theo: Tại sao sự ngẫu nhiên tuyệt đối tồn tại ở thế giới vi mô? Có những bằng chứng hay thí nghiệm nào để chứng minh nó?
Xem thêm các chủ đề trên kênh YouTube của mình:
https://www.youtube.com/@baihoc10phut
Nếu bạn yêu thích các nội dung trên kênh của mình, bạn cũng sẽ thích cuốn sách của mình "NGHỆ THUẬT TƯ DUY DỰA TRÊN DỮ LIỆU". Cuốn sách nói về Tư duy dữ liệu cùng với nhiều bài học thú vị về Ứng dụng của Tư duy dữ liệu trong cuộc sống thường ngày:
https://shope.ee/6f5kb9yTpZ
https://ti.ki/ujd9DhUs/GZX4Y1H8
32 tập