Artwork

Nội dung được cung cấp bởi Tada Le. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được Tada Le hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

[KÝ SỰ] Siêu bão Yagi - Những ký ức không quên - Phần 2: Ngọn núi vỡ

13:04
 
Chia sẻ
 

Manage episode 442941782 series 3592817
Nội dung được cung cấp bởi Tada Le. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được Tada Le hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.


Ngọn núi vỡ

5h30 sáng 10/9, chị Hoàng Thị Cảnh thức giấc khi nghe tiếng "lục cục" trên đồi. Trời vẫn tối, núi đồi mù mịt trong mưa. Đây đã là ngày thứ hai mưa trút xuống không dừng. Chị gọi chồng cùng hai con trai dậy, ngược dốc lên suối "xem lũ".

Nhà chị Cảnh là căn đầu tiên từ hướng núi Voi - ngọn cao nhất 1.033 m trong dãy núi trải dài từ Yên Bái sang Lào Cai. Dãy núi tạo thành vành đai với cánh rừng nguyên sinh rộng một nghìn hecta. Nước từ hàng trăm khe trên núi Voi hợp thành con suối chảy vắt qua làng, cấp nước cho cánh đồng và những đồi ngô chạy dài dọc thung lũng. Nơi đây có 760 nhân khẩu, hầu hết là dân tộc Tày sinh sống lâu đời.

Giữa đường, chồng chị Cảnh quay về, bảo rằng mưa lớn, nước suối to là bình thường. Nhưng chị không yên dạ, rủ hai con trai đi tiếp. Khi tới ven suối, họ thấy nước dâng cao, réo ầm ầm, lòng suối mở rộng trong khi ngày thường chỉ độ hai mét. Đá lục cục từ sườn cao lăn xuống. Họ định quay về.

Bỗng dưng, một tiếng "ùng" vang lên. Mặt đất rung chuyển. Đất đá, bùn nước, cây cối bắn lên trời như pháo rồi ụp xuống mấy ngôi nhà. Chị Cảnh bị hất văng, rơi xuống dòng lũ bùn. Có thứ gì như cành cây đập vào lưng, đau điếng, chị choàng tỉnh, bị lũ đánh dạt lên gần vệ đường. Chị vùng vẫy trong bùn đặc tìm cách thoát thân. Hai cậu con trai thoát được lên trước, mặt tím tái tìm gọi mẹ.

Cơn lũ đầu tiên chỉ dừng được dăm phút, một tiếng "ùng" nữa lại vang lên rồi chụp xuống những nóc nhà còn lại. Chị Cảnh và hai con cắm đầu chạy dọc sườn núi. Thấy đứa cháu gái lớp 9 bị cành cây đâm xuyên bụng, chị cõng nó vừa bò vừa chạy. Người chị mềm nhũn nhưng không dám dừng lại, sợ một trận lũ nữa dội xuống. Ngoái lại phía sau, chị không thấy chồng, cũng không thấy nhà.

Thôn làng đã biến mất.

Làng Nủ trước và sau trận lũ quét

Thảm kịch trong đêm

Phía bên kia dòng suối, người Làng Nủ ở những sườn đồi khác lao ra khỏi nhà, la hét.

"Làng ơi, đồi sập xuống rồi. Làng trôi rồi. Chạy mau".

Trong cơn mưa, những tiếng hét không thể vọng tới bên kia đồi. Tờ mờ sáng ấy, nhiều người còn chưa tỉnh giấc. Những đứa trẻ đã soạn sẵn sách vở từ đêm hôm trước, chờ đến trường. Trâu vẫn buộc sau chái nhà, chưa kịp mở thừng cho lên đồi ăn cỏ.

Dòng lũ bùn đá "như con rắn" trườn dọc suối Vằng Kheo xuống thung lũng, cuốn phăng mọi thứ trên đường. Những mái tôn xanh đỏ, gia súc và cả con người cuồn cuộn trôi đi. Một cụm dân cư biến mất chỉ sau “hai cơn nổ ầm trời và một cơn ngắn hơn". Ngôi làng dưới chân núi Voi tan tành, ly tán.

Gần một phần mười dân số Làng Nủ nằm dưới lớp bùn đá: 33 hộ bị vùi lấp, 54 người chết, 13 người mất tích, 14 người bị thương. Tổng số chết và mất tích cao hơn bất kỳ thống kê nào về lũ quét từng xảy ra trong 20 năm qua.

Chị Hoàng Thị Cảnh, thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Ảnh: Hoàng Phương

Ngày núi vỡ, làng bị cô lập, mất điện, mất liên lạc với bên ngoài. 14h, huyện mới tiếp cận được hiện trường.

Bí thư Huyện ủy Bảo Yên Hoàng Quốc Bảo viết vội bức điện khẩn trên giấy vở học sinh, giao cho cán bộ băng rừng về TP Lào Cai cấp báo "đề nghị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp".

Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn được lập vội tại Nhà văn hoá thôn. Trên tấm bản đồ giữa căn phòng, Làng Nủ giờ thành một vết xước dài, như bị ai cấu toạc một mảng giữa rừng xanh, loang lổ, tứa máu.

"Vết xước" dài 1,3 cây số, rộng 24 hecta với khoảng 1,5 triệu mét khối đất bùn đã xóa sổ một phần thôn bản. Dọc đường lũ đi, thân núi bị cạo nhẵn, đỏ quạnh. Lòng suối mở rộng nhất đến 300 m.

Trận lũ quét xảy ra tại Làng Nủ, sáng 10/9. Nguồn: Sầm Nhuận

Hơn 650 người từ các lực lượng cứu hộ vào làng, lật tung từng đoạn suối, tìm kiếm từng nạn nhân dưới lớp bùn đặc quánh. Những thi thể đã nhận diện được đặt trên tấm bạt lót bên đường.

Anh Hoàng Văn Thới gục đầu cạnh hai cỗ ván tạm cho hai đứa con nhỏ, người lớn nằm cạnh, quấn trong manh chiếu. Không đủ áo quan cho người xấu số, Thới phải chờ.

Nhà Thới vốn ở bên kia suối. Đêm trước thấy mưa lớn, sợ quả đồi sau nhà lở, anh đưa vợ con sang nhà em họ ở thung lũng này lánh tạm. Anh đã tin đây là chỗ an toàn nhất làng bởi "chưa bao giờ ngập". Rạng sáng, nghe tiếng nổ, anh băng qua những điểm sạt, gào thét gọi vợ con, hơn 30 nóc nhà đã không còn.

Chỉ sau một buổi sáng, Thới mồ côi mẹ, mất cả vợ, ba đứa con, cùng nhiều họ hàng. Hai con trâu với nương sắn là tài sản quý giá của gia đình cũng bị cuốn trôi trong dòng nước lũ.

Cạnh đó, chị Lục Thị Xim chân trần dính đầy bùn đất, ngồi bên vệ đường - nơi những chiếc cáng đi qua, chờ tin mẹ. Bố chị đã được tìm thấy và đưa về xuôi mai táng.

Sáng hôm ấy, sau hai ngày không liên lạc được với bố mẹ, vợ chồng Xim nóng ruột, băng đồi từ xã Lương Sơn tìm về Làng Nủ. Khi đến đầu thôn, người làng trông thấy chị, khóc:

"Mày về rồi đấy à. Bố mẹ chắc chết hết rồi, làng trôi rồi".

Xim chạy bộ về nhà, lòng hy vọng "nhà ở mép đường, chắc lũ không quét đến đâu. Bố mẹ nghe tiếng nổ, sẽ chạy lên đồi". Nhưng trước mắt Xim là sông bùn quánh nhão, phẳng lì, không còn dấu vết nào của ngôi nhà nơi chị từng lớn lên.

Anh em không ở gần, bố mẹ Xim sống giữa làng, nương nhờ vào bà con. Hai ngày trước tai họa, chị còn gọi điện dặn mẹ đừng lên đồi chăn trâu vì biết mưa lớn. Chị biết tính mẹ mình, "lúc nào cũng khổ hơn người ta", mưa hay nắng, bà vẫn sẽ lên đồi sớm.

"Nếu hôm ấy mẹ đừng nghe mình, cứ đi lên đồi chăn trâu thì mẹ đã được sống", Xim bật khóc.

Lục Thị Xim ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai, chỉ tay về ngôi nhà đã bị cuốn trôi trong bản đồ chụp lại sau trận lũ ngày 12/9. Ảnh: Ngọc Thành

Cơn lũ sau 16 năm

Những đám tang ở Làng Nủ không kèn trống, không đủ người khiêng quan tài, cũng không đủ người đào huyệt. Mộ phần không dấp rào, chỉ có cành cọ che đầu, theo tục lệ của người Tày. Ba chồng áo quan xếp cạnh nhau đặt ở Nhà văn hoá, nơi vốn tổ chức những nghi lễ quan trọng của làng. Trong cơn mưa nặng hạt, những cỗ quan tài được chở bằng xe máy dần ngược dốc lên đồi lúc trời sẩm tối.

Trưởng thôn Hoàng Văn Diệp đôi mắt đỏ ngầu, ghi tên những người đã mai táng gần kín hai trang vở học sinh. Ông đã nhiều ngày cùng lực lượng chức năng "vẽ" lại sơ đồ làng, đánh dấu vị trí từng hộ, số nhân khẩu để phục vụ tìm kiếm.

"Vị trí bị lũ quét không nằm trong danh sách thông báo di dời vì nơi này vốn bằng phẳng, nhà xây to cao đàng hoàng. Nhưng cuối cùng, chỗ mà mình không nghĩ đến lại là nơi ảnh hưởng nặng nhất", ông Diệp nói. Chính ông cũng mất hai người họ hàng. Nhà nứt, ông...

  continue reading

45 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 442941782 series 3592817
Nội dung được cung cấp bởi Tada Le. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được Tada Le hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.


Ngọn núi vỡ

5h30 sáng 10/9, chị Hoàng Thị Cảnh thức giấc khi nghe tiếng "lục cục" trên đồi. Trời vẫn tối, núi đồi mù mịt trong mưa. Đây đã là ngày thứ hai mưa trút xuống không dừng. Chị gọi chồng cùng hai con trai dậy, ngược dốc lên suối "xem lũ".

Nhà chị Cảnh là căn đầu tiên từ hướng núi Voi - ngọn cao nhất 1.033 m trong dãy núi trải dài từ Yên Bái sang Lào Cai. Dãy núi tạo thành vành đai với cánh rừng nguyên sinh rộng một nghìn hecta. Nước từ hàng trăm khe trên núi Voi hợp thành con suối chảy vắt qua làng, cấp nước cho cánh đồng và những đồi ngô chạy dài dọc thung lũng. Nơi đây có 760 nhân khẩu, hầu hết là dân tộc Tày sinh sống lâu đời.

Giữa đường, chồng chị Cảnh quay về, bảo rằng mưa lớn, nước suối to là bình thường. Nhưng chị không yên dạ, rủ hai con trai đi tiếp. Khi tới ven suối, họ thấy nước dâng cao, réo ầm ầm, lòng suối mở rộng trong khi ngày thường chỉ độ hai mét. Đá lục cục từ sườn cao lăn xuống. Họ định quay về.

Bỗng dưng, một tiếng "ùng" vang lên. Mặt đất rung chuyển. Đất đá, bùn nước, cây cối bắn lên trời như pháo rồi ụp xuống mấy ngôi nhà. Chị Cảnh bị hất văng, rơi xuống dòng lũ bùn. Có thứ gì như cành cây đập vào lưng, đau điếng, chị choàng tỉnh, bị lũ đánh dạt lên gần vệ đường. Chị vùng vẫy trong bùn đặc tìm cách thoát thân. Hai cậu con trai thoát được lên trước, mặt tím tái tìm gọi mẹ.

Cơn lũ đầu tiên chỉ dừng được dăm phút, một tiếng "ùng" nữa lại vang lên rồi chụp xuống những nóc nhà còn lại. Chị Cảnh và hai con cắm đầu chạy dọc sườn núi. Thấy đứa cháu gái lớp 9 bị cành cây đâm xuyên bụng, chị cõng nó vừa bò vừa chạy. Người chị mềm nhũn nhưng không dám dừng lại, sợ một trận lũ nữa dội xuống. Ngoái lại phía sau, chị không thấy chồng, cũng không thấy nhà.

Thôn làng đã biến mất.

Làng Nủ trước và sau trận lũ quét

Thảm kịch trong đêm

Phía bên kia dòng suối, người Làng Nủ ở những sườn đồi khác lao ra khỏi nhà, la hét.

"Làng ơi, đồi sập xuống rồi. Làng trôi rồi. Chạy mau".

Trong cơn mưa, những tiếng hét không thể vọng tới bên kia đồi. Tờ mờ sáng ấy, nhiều người còn chưa tỉnh giấc. Những đứa trẻ đã soạn sẵn sách vở từ đêm hôm trước, chờ đến trường. Trâu vẫn buộc sau chái nhà, chưa kịp mở thừng cho lên đồi ăn cỏ.

Dòng lũ bùn đá "như con rắn" trườn dọc suối Vằng Kheo xuống thung lũng, cuốn phăng mọi thứ trên đường. Những mái tôn xanh đỏ, gia súc và cả con người cuồn cuộn trôi đi. Một cụm dân cư biến mất chỉ sau “hai cơn nổ ầm trời và một cơn ngắn hơn". Ngôi làng dưới chân núi Voi tan tành, ly tán.

Gần một phần mười dân số Làng Nủ nằm dưới lớp bùn đá: 33 hộ bị vùi lấp, 54 người chết, 13 người mất tích, 14 người bị thương. Tổng số chết và mất tích cao hơn bất kỳ thống kê nào về lũ quét từng xảy ra trong 20 năm qua.

Chị Hoàng Thị Cảnh, thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Ảnh: Hoàng Phương

Ngày núi vỡ, làng bị cô lập, mất điện, mất liên lạc với bên ngoài. 14h, huyện mới tiếp cận được hiện trường.

Bí thư Huyện ủy Bảo Yên Hoàng Quốc Bảo viết vội bức điện khẩn trên giấy vở học sinh, giao cho cán bộ băng rừng về TP Lào Cai cấp báo "đề nghị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp".

Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn được lập vội tại Nhà văn hoá thôn. Trên tấm bản đồ giữa căn phòng, Làng Nủ giờ thành một vết xước dài, như bị ai cấu toạc một mảng giữa rừng xanh, loang lổ, tứa máu.

"Vết xước" dài 1,3 cây số, rộng 24 hecta với khoảng 1,5 triệu mét khối đất bùn đã xóa sổ một phần thôn bản. Dọc đường lũ đi, thân núi bị cạo nhẵn, đỏ quạnh. Lòng suối mở rộng nhất đến 300 m.

Trận lũ quét xảy ra tại Làng Nủ, sáng 10/9. Nguồn: Sầm Nhuận

Hơn 650 người từ các lực lượng cứu hộ vào làng, lật tung từng đoạn suối, tìm kiếm từng nạn nhân dưới lớp bùn đặc quánh. Những thi thể đã nhận diện được đặt trên tấm bạt lót bên đường.

Anh Hoàng Văn Thới gục đầu cạnh hai cỗ ván tạm cho hai đứa con nhỏ, người lớn nằm cạnh, quấn trong manh chiếu. Không đủ áo quan cho người xấu số, Thới phải chờ.

Nhà Thới vốn ở bên kia suối. Đêm trước thấy mưa lớn, sợ quả đồi sau nhà lở, anh đưa vợ con sang nhà em họ ở thung lũng này lánh tạm. Anh đã tin đây là chỗ an toàn nhất làng bởi "chưa bao giờ ngập". Rạng sáng, nghe tiếng nổ, anh băng qua những điểm sạt, gào thét gọi vợ con, hơn 30 nóc nhà đã không còn.

Chỉ sau một buổi sáng, Thới mồ côi mẹ, mất cả vợ, ba đứa con, cùng nhiều họ hàng. Hai con trâu với nương sắn là tài sản quý giá của gia đình cũng bị cuốn trôi trong dòng nước lũ.

Cạnh đó, chị Lục Thị Xim chân trần dính đầy bùn đất, ngồi bên vệ đường - nơi những chiếc cáng đi qua, chờ tin mẹ. Bố chị đã được tìm thấy và đưa về xuôi mai táng.

Sáng hôm ấy, sau hai ngày không liên lạc được với bố mẹ, vợ chồng Xim nóng ruột, băng đồi từ xã Lương Sơn tìm về Làng Nủ. Khi đến đầu thôn, người làng trông thấy chị, khóc:

"Mày về rồi đấy à. Bố mẹ chắc chết hết rồi, làng trôi rồi".

Xim chạy bộ về nhà, lòng hy vọng "nhà ở mép đường, chắc lũ không quét đến đâu. Bố mẹ nghe tiếng nổ, sẽ chạy lên đồi". Nhưng trước mắt Xim là sông bùn quánh nhão, phẳng lì, không còn dấu vết nào của ngôi nhà nơi chị từng lớn lên.

Anh em không ở gần, bố mẹ Xim sống giữa làng, nương nhờ vào bà con. Hai ngày trước tai họa, chị còn gọi điện dặn mẹ đừng lên đồi chăn trâu vì biết mưa lớn. Chị biết tính mẹ mình, "lúc nào cũng khổ hơn người ta", mưa hay nắng, bà vẫn sẽ lên đồi sớm.

"Nếu hôm ấy mẹ đừng nghe mình, cứ đi lên đồi chăn trâu thì mẹ đã được sống", Xim bật khóc.

Lục Thị Xim ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai, chỉ tay về ngôi nhà đã bị cuốn trôi trong bản đồ chụp lại sau trận lũ ngày 12/9. Ảnh: Ngọc Thành

Cơn lũ sau 16 năm

Những đám tang ở Làng Nủ không kèn trống, không đủ người khiêng quan tài, cũng không đủ người đào huyệt. Mộ phần không dấp rào, chỉ có cành cọ che đầu, theo tục lệ của người Tày. Ba chồng áo quan xếp cạnh nhau đặt ở Nhà văn hoá, nơi vốn tổ chức những nghi lễ quan trọng của làng. Trong cơn mưa nặng hạt, những cỗ quan tài được chở bằng xe máy dần ngược dốc lên đồi lúc trời sẩm tối.

Trưởng thôn Hoàng Văn Diệp đôi mắt đỏ ngầu, ghi tên những người đã mai táng gần kín hai trang vở học sinh. Ông đã nhiều ngày cùng lực lượng chức năng "vẽ" lại sơ đồ làng, đánh dấu vị trí từng hộ, số nhân khẩu để phục vụ tìm kiếm.

"Vị trí bị lũ quét không nằm trong danh sách thông báo di dời vì nơi này vốn bằng phẳng, nhà xây to cao đàng hoàng. Nhưng cuối cùng, chỗ mà mình không nghĩ đến lại là nơi ảnh hưởng nặng nhất", ông Diệp nói. Chính ông cũng mất hai người họ hàng. Nhà nứt, ông...

  continue reading

45 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh