Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI
…
continue reading
Nội dung được cung cấp bởi 中国国际广播电台. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được 中国国际广播电台 hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
NHÀ NỮ SỬ HỌC ĐẦU TIÊN TRUNG QUỐC-BAN CHIÊU
MP3•Trang chủ episode
Manage episode 341660518 series 1133837
Nội dung được cung cấp bởi 中国国际广播电台. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được 中国国际广播电台 hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
NHÀ NỮ SỬ HỌC ĐẦU TIÊN TRUNG QUỐC-BAN CHIÊUXin chào quý vị và các bạn đang theo dõi chuyên mục Hộp thư Thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.Xã hội ngày nay, vai trò, vị thế và trách nhiệm của người phụ nữ ở trong gia đình và ngoài xã hội không ngừng trở nên quan trọng hơn và ngày càng nâng cao. Ngày càng nhiều các chị em phụ nữ có tri thức, trình độ văn hóa cao,nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn,nhiều người trở thành nữ học giả, nhà khoa họ. Vậy nên, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn, xung phong làm nhiều công việc mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Các phụ nữ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo phong kiến như “tam tòng tứ đức” hà khắc để vươn lên sống có ý nghĩa hơn, phần đông các chị em phụ nữ đã không còn phải quẩn quanh với công việc gia chánh, nội trợ, chồng con ở nhà nữa, mà họ đang ngày càng có nhiều đóng góp hơn không những cho gia đình, mà còn cho cả xã hội và đất nước.Không cần nói xa, chỉ như Sảnh Hoa và các chị em trong Ban Việt Ngữ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, sớm ngày ra chăm non cho con cái ăn sáng, đưa con đến trường, rồi quay mình đáp tàu điện ngầm đi làm, bận túi bụi với các công việc ở cơ quan như: phỏng vấn, tra cứu tư liệu, đọc nhanh các thông tin cập nhật, viết bài, dịch bài, phát thanh v.v...bận cả ngày ở cơ quan rồi, tan tầm liền lại chạy đi đáp tàu điện ngầm về nhà đón con, rồi lại bận cơm nước gia đình, nhắc nhở con cái bài vở... xong hết mọi công việc rồi thì đêm đã gần khuya, lại tranh thủ đọc vài trang sách báo để nắm bắt kiến thức mới vv ... tuy rất bận, nhưng lại cảm thấy vui và ý nghĩa bởi vai trò và ý nghĩa sống của mình.Đôi khi Sảnh Hoa nghĩ, các chị em thời phong kiến đâu cần phải sự bận rộn như các phụ nữ ngày nay? Vai trò của họ chỉ là quanh quẩn trong nhà, sinh con đẻ cái, bận cho gia đình chồng con, không thì làm các công việc đồng áng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà thôi. Thế nhưng, trong thời đại phong kiến Trung Quốc cũng xuất hiện một số phụ nữ tài năng có học, lừng danh sách sử, ví dụ như nhà viết từ đời nhà Tống Lý Thanh Chiếu mà Sảnh Hoa từng giới thiệu. Hôm nay, tra cứu tư liệu, Sảnh Hoa lại phát hiện có một người phụ nữ Trung Quốc trứ danh, có sự đóng góp hết sức quan trong việc hoàn thành bộ sách sử nổi tiếng “Tiền Hán Thư”. Đó là bà Ban Chiêu thời Đông Hán, một nữ Sử gia đầu tiên Trung Quốc.Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu về bà để các bạn cùng tìm hiểu nhé:Ban Chiêu được xem là nữ sử gia đầu tiên của Trung Quốc, bàlà một nữ học giả nổi tiếng thời Đông Hán Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm, bà còn có tên gọi là Ban Phi, bà xuất thân trong một danh gia vọng tộc, rất có tài viết văn làm thơ, trình độ văn học của bà rất siêu. Cha bà tên là Ban Bưu là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời bấy giờ. Vì giỏi viết văn viết sách, Ban Chiêu thường được mời vào Hoàng cung để dạy kinh sử cho hoàng hậu và các quý nhân trong cung đình. Năm 14 tuổi, Ban Chiêu gả cho Tào Thế Thúc, có đức hạnh lại thêm học giỏi, đôi vợ chồng trẻ này sinh hai người con trai, gia đình đầm ấm hạnh phúc, sách sử ghi về ông không nhiều. Chỉ tiếc rằng, đôi vợ chồng ngày chỉ sống với nhau khoảng mười năm, ông Tào Thế Thúc chồng bà mất sớm, bà phải góa bụa vào thời son trẻ. Tài khiếu viết sách của Ban Chiêu trước hết thể hiện trong quá trình giúp anh trai tên là Ban Cố viết cuốn “Tiền Hán Thư”, đây là cuốn sách sử chia thành các giai đoạn lịch sử, mang thể loại ký truyện đầu tiên của Trung Quốc, có địa vị ngang hàng với cuốn “Sử Ký” của Tư Mã Thiên thời Tây Hán. Cha của Ban Chiêu là người đầu tiên bắt tay vào việc viết bộ sử này, sau khi cha qua đời, anh trai Ban Chiêu tên là Ban Cố tiếp tục hoàn thành việc này, không ngờ Ban Cố bị liên lụy bởi một vụ án, ông bị bắt giam rồi bị chết trong ngục. Trước đó Ban Chiêu cũng tham gia vào quá trình viết bộ sử này, sau khi cha và anh trai qua đời, bà tiếp tục nối nghiệp cha anh viết tiếp trang sử, cho mãi đến khi hoàn tất bộ sách này. Sau khi bộ “Tiền Hán Thư” xuất bản, đã được sự đánh giá rất cao. Chương gay cấn nhất trong “Tiền Hán Thư” là bảng thứ 7 “Bảng bách quan công khanh” và chí thứ 6 “Thiên văn chí”, hai bộ phận này về sau đều do Ban Chiêu hoàn thành.Học thức của Ban Chiêu hết sức tinh túy, để cầu được sự chỉ dẫn của Ban Chiêu, nhà học giả lớn hồi bấy giờ tên là Mã Dung đã phải quỳ ở bên ngoài thư viện đọc sách của Ban Chiêu, lắng nghe bà giảng giải.Ban Chiêu có một người em trai tên là Ban Siêu, chàng cũng là một người viết văn, về sau gác bút ra trận trở thành tướng quân, lập nên nhiều chiến công lẫy lừng, và được phong làm Định Viễn Hậu, khiến nhà Hán lừng danh khắp Trung Á và Tây Á suốt 30 năm. Năm thứ 12 Vĩnh Nguyên thời Hán Hoà Đế, Ban Siêu đã cao tuổi, ông nhờ con trai đến Lạc Dương để chầu chương vua, bày tỏ mong muốn được trở về quê hương để hưởng những năm cuối đời về già. Thế nhưng trong suốt ba năm liền nhà vua không hề đoái hoài đến nguyện vọng của Ban Siêu. Nghĩ đến người anh trai của mình, Ban Cố đã qua đời, Ban Chiêu hết sức thương cảm trước tâm trạng của Ban Siêu đã hơn thất thập mà còn phải sống trên đất khách quê người, bà liền quyết định bất chấp mọi khó khăn đi thuyết phục hộ cho Ban Siêu.Thế là Ban Chiêu trình thư lên vua, trong thư Ban Siêu dẫn lại nhiều điển tích, ám thị nhà vua không nên thương hại cho người em trai của mình đã tuổi cao sức yếu muốn trở về quê nhà, bài viết của Ban Chiêu có tình có lý, vua đọc xong cũng phải động lòng. Không bao lâu, nhà vua liền cho phép Ban Siêu rời khỏi triều đình, trở về quê hương.Tài viết văn của Ban Chiêu còn thể hiện trong bài số 7 mang tựa đề “Nữ giới”. Bài viết này chủ yếu nói lên phụ nữ con gái nên ăn nói đi đứng như thế nào, nên sử lý công việc quan hệ gia đình ra làm sao, bài viết này của Ban Chiêu vốn là cuốn giáo khoa gia giáo để khuyên răn con gái gia tộc họ Ban, không ngờ về sau bài viết này được truyền tay chép trong khắp Kinh thành, rồi sau nữa truyền ra và nổi tiếng khắp cả nước.Ban Chiêu chủ yếu sống trong thời Hán Hoà Đế, về sau nhà vua băng hà, vua mới lên nối ngôi lại ít tuổi, thái hậu bèn ra triều sử lý việc nước. Ban Chiêu được tôn làm sư phụ tham gia vào các công việc triều đình, bà hết lòng trung hiếu, dốc hết tài trí của mình cho đất nước. Về sau Ban Chiêu tuổi cao sức yếu rồi qua đời, Thái Hậu liền mặc áo đơn sơ để tưởng niệm và làm lễ quốc táng tiễn đưa bà đến nơi an nghỉ cuối cùng.Ban Chiêu là một người phụ nữ tài ba, học vấn uyên bác, phẩm chất cao thượng, bà không những là một nhà sử học, nhà văn học mà còn là một nhà chính trị nổi tiếng thời Đông Hán Trung Quốc.
…
continue reading
113 tập
MP3•Trang chủ episode
Manage episode 341660518 series 1133837
Nội dung được cung cấp bởi 中国国际广播电台. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được 中国国际广播电台 hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
NHÀ NỮ SỬ HỌC ĐẦU TIÊN TRUNG QUỐC-BAN CHIÊUXin chào quý vị và các bạn đang theo dõi chuyên mục Hộp thư Thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.Xã hội ngày nay, vai trò, vị thế và trách nhiệm của người phụ nữ ở trong gia đình và ngoài xã hội không ngừng trở nên quan trọng hơn và ngày càng nâng cao. Ngày càng nhiều các chị em phụ nữ có tri thức, trình độ văn hóa cao,nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn,nhiều người trở thành nữ học giả, nhà khoa họ. Vậy nên, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn, xung phong làm nhiều công việc mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Các phụ nữ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo phong kiến như “tam tòng tứ đức” hà khắc để vươn lên sống có ý nghĩa hơn, phần đông các chị em phụ nữ đã không còn phải quẩn quanh với công việc gia chánh, nội trợ, chồng con ở nhà nữa, mà họ đang ngày càng có nhiều đóng góp hơn không những cho gia đình, mà còn cho cả xã hội và đất nước.Không cần nói xa, chỉ như Sảnh Hoa và các chị em trong Ban Việt Ngữ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, sớm ngày ra chăm non cho con cái ăn sáng, đưa con đến trường, rồi quay mình đáp tàu điện ngầm đi làm, bận túi bụi với các công việc ở cơ quan như: phỏng vấn, tra cứu tư liệu, đọc nhanh các thông tin cập nhật, viết bài, dịch bài, phát thanh v.v...bận cả ngày ở cơ quan rồi, tan tầm liền lại chạy đi đáp tàu điện ngầm về nhà đón con, rồi lại bận cơm nước gia đình, nhắc nhở con cái bài vở... xong hết mọi công việc rồi thì đêm đã gần khuya, lại tranh thủ đọc vài trang sách báo để nắm bắt kiến thức mới vv ... tuy rất bận, nhưng lại cảm thấy vui và ý nghĩa bởi vai trò và ý nghĩa sống của mình.Đôi khi Sảnh Hoa nghĩ, các chị em thời phong kiến đâu cần phải sự bận rộn như các phụ nữ ngày nay? Vai trò của họ chỉ là quanh quẩn trong nhà, sinh con đẻ cái, bận cho gia đình chồng con, không thì làm các công việc đồng áng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà thôi. Thế nhưng, trong thời đại phong kiến Trung Quốc cũng xuất hiện một số phụ nữ tài năng có học, lừng danh sách sử, ví dụ như nhà viết từ đời nhà Tống Lý Thanh Chiếu mà Sảnh Hoa từng giới thiệu. Hôm nay, tra cứu tư liệu, Sảnh Hoa lại phát hiện có một người phụ nữ Trung Quốc trứ danh, có sự đóng góp hết sức quan trong việc hoàn thành bộ sách sử nổi tiếng “Tiền Hán Thư”. Đó là bà Ban Chiêu thời Đông Hán, một nữ Sử gia đầu tiên Trung Quốc.Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu về bà để các bạn cùng tìm hiểu nhé:Ban Chiêu được xem là nữ sử gia đầu tiên của Trung Quốc, bàlà một nữ học giả nổi tiếng thời Đông Hán Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm, bà còn có tên gọi là Ban Phi, bà xuất thân trong một danh gia vọng tộc, rất có tài viết văn làm thơ, trình độ văn học của bà rất siêu. Cha bà tên là Ban Bưu là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời bấy giờ. Vì giỏi viết văn viết sách, Ban Chiêu thường được mời vào Hoàng cung để dạy kinh sử cho hoàng hậu và các quý nhân trong cung đình. Năm 14 tuổi, Ban Chiêu gả cho Tào Thế Thúc, có đức hạnh lại thêm học giỏi, đôi vợ chồng trẻ này sinh hai người con trai, gia đình đầm ấm hạnh phúc, sách sử ghi về ông không nhiều. Chỉ tiếc rằng, đôi vợ chồng ngày chỉ sống với nhau khoảng mười năm, ông Tào Thế Thúc chồng bà mất sớm, bà phải góa bụa vào thời son trẻ. Tài khiếu viết sách của Ban Chiêu trước hết thể hiện trong quá trình giúp anh trai tên là Ban Cố viết cuốn “Tiền Hán Thư”, đây là cuốn sách sử chia thành các giai đoạn lịch sử, mang thể loại ký truyện đầu tiên của Trung Quốc, có địa vị ngang hàng với cuốn “Sử Ký” của Tư Mã Thiên thời Tây Hán. Cha của Ban Chiêu là người đầu tiên bắt tay vào việc viết bộ sử này, sau khi cha qua đời, anh trai Ban Chiêu tên là Ban Cố tiếp tục hoàn thành việc này, không ngờ Ban Cố bị liên lụy bởi một vụ án, ông bị bắt giam rồi bị chết trong ngục. Trước đó Ban Chiêu cũng tham gia vào quá trình viết bộ sử này, sau khi cha và anh trai qua đời, bà tiếp tục nối nghiệp cha anh viết tiếp trang sử, cho mãi đến khi hoàn tất bộ sách này. Sau khi bộ “Tiền Hán Thư” xuất bản, đã được sự đánh giá rất cao. Chương gay cấn nhất trong “Tiền Hán Thư” là bảng thứ 7 “Bảng bách quan công khanh” và chí thứ 6 “Thiên văn chí”, hai bộ phận này về sau đều do Ban Chiêu hoàn thành.Học thức của Ban Chiêu hết sức tinh túy, để cầu được sự chỉ dẫn của Ban Chiêu, nhà học giả lớn hồi bấy giờ tên là Mã Dung đã phải quỳ ở bên ngoài thư viện đọc sách của Ban Chiêu, lắng nghe bà giảng giải.Ban Chiêu có một người em trai tên là Ban Siêu, chàng cũng là một người viết văn, về sau gác bút ra trận trở thành tướng quân, lập nên nhiều chiến công lẫy lừng, và được phong làm Định Viễn Hậu, khiến nhà Hán lừng danh khắp Trung Á và Tây Á suốt 30 năm. Năm thứ 12 Vĩnh Nguyên thời Hán Hoà Đế, Ban Siêu đã cao tuổi, ông nhờ con trai đến Lạc Dương để chầu chương vua, bày tỏ mong muốn được trở về quê hương để hưởng những năm cuối đời về già. Thế nhưng trong suốt ba năm liền nhà vua không hề đoái hoài đến nguyện vọng của Ban Siêu. Nghĩ đến người anh trai của mình, Ban Cố đã qua đời, Ban Chiêu hết sức thương cảm trước tâm trạng của Ban Siêu đã hơn thất thập mà còn phải sống trên đất khách quê người, bà liền quyết định bất chấp mọi khó khăn đi thuyết phục hộ cho Ban Siêu.Thế là Ban Chiêu trình thư lên vua, trong thư Ban Siêu dẫn lại nhiều điển tích, ám thị nhà vua không nên thương hại cho người em trai của mình đã tuổi cao sức yếu muốn trở về quê nhà, bài viết của Ban Chiêu có tình có lý, vua đọc xong cũng phải động lòng. Không bao lâu, nhà vua liền cho phép Ban Siêu rời khỏi triều đình, trở về quê hương.Tài viết văn của Ban Chiêu còn thể hiện trong bài số 7 mang tựa đề “Nữ giới”. Bài viết này chủ yếu nói lên phụ nữ con gái nên ăn nói đi đứng như thế nào, nên sử lý công việc quan hệ gia đình ra làm sao, bài viết này của Ban Chiêu vốn là cuốn giáo khoa gia giáo để khuyên răn con gái gia tộc họ Ban, không ngờ về sau bài viết này được truyền tay chép trong khắp Kinh thành, rồi sau nữa truyền ra và nổi tiếng khắp cả nước.Ban Chiêu chủ yếu sống trong thời Hán Hoà Đế, về sau nhà vua băng hà, vua mới lên nối ngôi lại ít tuổi, thái hậu bèn ra triều sử lý việc nước. Ban Chiêu được tôn làm sư phụ tham gia vào các công việc triều đình, bà hết lòng trung hiếu, dốc hết tài trí của mình cho đất nước. Về sau Ban Chiêu tuổi cao sức yếu rồi qua đời, Thái Hậu liền mặc áo đơn sơ để tưởng niệm và làm lễ quốc táng tiễn đưa bà đến nơi an nghỉ cuối cùng.Ban Chiêu là một người phụ nữ tài ba, học vấn uyên bác, phẩm chất cao thượng, bà không những là một nhà sử học, nhà văn học mà còn là một nhà chính trị nổi tiếng thời Đông Hán Trung Quốc.
…
continue reading
113 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.