Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Giai điệu "Comment te dire Adieu" và bốn phiên bản lời Việt

9:05
 
Chia sẻ
 

Manage episode 381184397 series 130292
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Nhạc phẩm "Comment te dire adieu" (Sao đành vĩnh biệt) từng ăn khách nhiều thập niên trước qua giọng ca của Françoise Hardy. Phiên bản tiếng Pháp gần đây nhất là của ca sĩ trẻ tuổi Symon. Nguyên tác ca khúc là bản nhạc tiếng Anh "It hurts to say goodbye". Còn trong tiếng Việt, giai điệu này có đến ít nhất bốn lời khác nhau.

Nhắc đến nghệ danh Symon, không ai biết ca sĩ Pháp này là ai. Nhưng chỉ cần nói rõ tên họ của anh, hầu hêt những người yêu nhạc Pháp đều có thể đoán ra ngay thân thế của nghệ sĩ này. Xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ từ bốn thế hệ qua, Symon Macias vừa cho phát hành tập nhạc đầu tay trong năm nay.

Trích từ album đầu tiên này là nhạc phẩm quen thuộc "Comment te dire adieu" (Sao đành vĩnh biệt). Lần này, Symon Macias ghi âm bản nhạc dưới dạng song ca với nữ ca sĩ Anaïde. Sinh năm 1994, ca sĩ người Pháp Symon Macias ngoài đời là cháu nội của nam danh ca Enrico Macias. Thân phụ của Symon (nhà sản xuất Jean-Claude Ghrenassia) cũng là nhạc sĩ, nhưng trong gia đình, Enrico Macias mới thực sự là người đã truyền cảm hứng rồi dìu dắt đứa cháu vào con đường âm nhạc. Symon nhớ lại thời anh còn rất nhỏ, khi vừa mới lên ba, cậu bé đã được ông nội tặng cho mình một cây đàn ghi ta. Tuy vậy, khi vào nghề, Symon lại đeo đuổi dòng nhạc rock Anh Mỹ hay nhạc pop điện tử của Pháp.

Dòng họ Macias : Bốn thế hệ găn liền với âm nhạc

Vào năm 22 tuổi, anh có cơ hội đi biểu diễn cùng với ông nội trên sân khấu nhà hát Palais des Sports ở Paris. Ba năm sau (năm 2019), anh ghi âm đĩa đơn đầu tiên vào năm 2019. Bản nhạc đầu tay này thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất, anh được mời hợp tác và đi hát mở màn trong phần đầu chuyến lưu diễn của nam ca sĩ Kendji Girac, giọng ca hàng đầu của dòng nhạc pop La Tinh tại Pháp.

Không phải ngẫu nhiên, Symon Macias đặt tựa đề cho album đầu tiên của mình là “Comme tout le monde” hiểu theo nghĩa "Như mọi người’’. Trong nhà anh, từ đời ông cố, mỗi thế hệ đều có ít nhất một nhạc sĩ cho nên Symon Macias khi nối nghiệp cha ông, cũng làm giống như các thành viên khác trong gia đình.

Giai điệu "Comment te dire adieu" trong tiếng Pháp (Sao đành vĩnh biệt) do tác giả Serge Gainsbourg viết cho thần tượng nhạc Pháp những năm 1960 Françoise Hardy. Bài hát tiếng Pháp thực ra là phiên bản phóng tác từ bản nhạc gốc tiếng Anh có tựa đề là "It hurts to say goodbye" của hai tác giả Arnold Goland và Jacob Jack Gold. Ca sĩ đầu tiên ghi âm bài này là Margaret Whiting, phát hành trên tập nhạc "The Wheel of Hurt" vào năm 1966. Một năm sau đó, bản nhạc này lại lọt vào Top Ten thị trường Hoa Kỳ, nhờ vào phiên bản cover của Vera Lynn.

Trong tiếng Anh, cũng đã có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm lại giai điệu này. Môt trong những phiên bản gần đây là của nam ca sĩ Julian Ovenden. Năm nay 47 tuổi, anh sinh trưởng tại Sheffield, South Yorkshire. Thời còn nhỏ, anh đi hát trong dàn hợp xướng Nhà thờ Saint Paul, Luân Đôn. Nhờ có năng khiếu, anh giành được học bổng âm nhạc của trường Cao đẳng Eton. Ban đầu được đào tạo bài bản để trở thành ca sĩ opera, Julian lại thành danh nhờ đóng phim truyền hình và nổi tiếng trên sân khấu West End khi tham gia biểu diễn trong nhiều vở nhạc kịch.

Song song với khoa kịch nghệ tại Học viện Nghệ thuật Sân khấu Webber Douglas, Julian Ovenden ký được hợp đồng ghi âm album đầu tay có tựa đề "If You Stay" với hãng đĩa Decca Records vào năm 2013 và sau đó là với East West Records vào năm 2016. Trong vòng một thập niên, Julian đã phát hành 4 tuyển tập, ghi âm môt số ca khúc song ngữ Anh-Pháp như "I wish you love" (Que reste-il de nos amours) của Charles Trenet hay "If you go away" (Ne me quitte pas) của Jacques Brel. Riêng nhạc phẩm "It hurts to say goodbye" lại có lối mở đầu giống như nhạc phim James Bond.

Từ một giai dieu tiếng Anh, bài hát sau đó được chuyển ngữ và phối lại thành một ca khúc nhạc pop trẻ trung tân thời. Ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp, bản nhạc "It hurts to say goodbye / Comment te dire adieu’’ còn đuợc ghi âm trong nhiều ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Ý, tiếng Đức, Thụy Điển, Phần Lan, tiếng Hoa hay tiếng Nhật .....

Tác giả lời Việt : từ Lê Minh Bằng đến Vy Vân

Trong tiếng Việt, bài này cũng từng được đặt thêm nhiều lời khác nhau. Phiên bản đầu tiên mang tựa đề ''Mưa rơi'' từng được nhiều ca sĩ hải ngoại ghi âm trong đó có Lâm Thúy Vân, Hạ Vy, Don Hồ, Kim Anh .... Lời Việt là của tác giả Lê Minh Bằng với những câu như sau :

Tiếng mưa rơi chiều nay, buồn phiền nhớ ai

Gió vi vu hàng cây, mưa làm nắng phai

Trời còn mưa mưa mãi, anh xa xôi rồi

Nghẹn ngào rưng rưng khóe môi

Phiên bản ghi âm thứ nhì mang tựa đề "Làm sao nói giã từ" của ca sĩ Vy Vân, từng thành danh trong phong trào nhạc trẻ Việt Nam đầu những năm 1970. Phiên bản này được tác giả Vy Vân viết cho cô con gái ruột là nữ ca sĩ Candice Phi Phi, giọng ca đôi khi hơi nũng nịu. Trong cáhc đặt lời, đoạn thứ hai bám sát lời tiếng Pháp, đối chiếu hai hình tượng : đá dễ bén lửa trong khi thủy tinh lại không kỵ lửa ..... :

Trái tim em run rẩy, trong ngọn lửa yêu

Trái tim anh thủy tinh, chịu được lửa nung

Con tim em không biết, không hiểu thế nào

Chịu đựng được câu giã từ

Lời Việt thứ ba là phiên bản ghi âm của nữ ca sĩ Nguyễn Lệ Thu ở Paris với lời lẽ nhẹ nhàng, trầm buồn man mác, cho dù dùng những hình ảnh khác hẳn với lời tiếng Anh cũng như tiếng Pháp :

Nói với tôi làm chi, những lời dối gian

Có quên đi sầu đau, cuộc tình trái ngang

Lời biệt ly ai oán, trôi theo thu vàng

Và lòng tôi ddây nát tan .....

Lời Việt thứ tư là nhạc phẩm ''Cuộc tình đã xa'' với lối hòa âm dựa theo phiên bản dance pop của nam danh ca người Anh Jimmy Sommerville, có nơi ghi chép là của tác giả Lan Anh và do nữ ca sĩ Khánh Hà ghi âm lại với những câu mở đầu :

Hãy cho em tình yêu, muôn đời thiết tha

Hay cho em lệ rơi, khi tình đã xa

Cuộc tình như cơn sóng, sẽ luôn sôi động

Lệ sầu ở sau xóa nhòa

Hâu hết các phiên bản tiếng Việt đều minh họa cho cảnh một mối tình trái ngang, ngỡ ngàng đoạn tuyệt. Chuyện tình ban đầu tưởng chừng rất nhỏ, nào ngờ về sau lại khó dứt bỏ, cho con tim bao luyến tiếc, chưa đành nói câu vĩnh biệt.

  continue reading

89 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 381184397 series 130292
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Nhạc phẩm "Comment te dire adieu" (Sao đành vĩnh biệt) từng ăn khách nhiều thập niên trước qua giọng ca của Françoise Hardy. Phiên bản tiếng Pháp gần đây nhất là của ca sĩ trẻ tuổi Symon. Nguyên tác ca khúc là bản nhạc tiếng Anh "It hurts to say goodbye". Còn trong tiếng Việt, giai điệu này có đến ít nhất bốn lời khác nhau.

Nhắc đến nghệ danh Symon, không ai biết ca sĩ Pháp này là ai. Nhưng chỉ cần nói rõ tên họ của anh, hầu hêt những người yêu nhạc Pháp đều có thể đoán ra ngay thân thế của nghệ sĩ này. Xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ từ bốn thế hệ qua, Symon Macias vừa cho phát hành tập nhạc đầu tay trong năm nay.

Trích từ album đầu tiên này là nhạc phẩm quen thuộc "Comment te dire adieu" (Sao đành vĩnh biệt). Lần này, Symon Macias ghi âm bản nhạc dưới dạng song ca với nữ ca sĩ Anaïde. Sinh năm 1994, ca sĩ người Pháp Symon Macias ngoài đời là cháu nội của nam danh ca Enrico Macias. Thân phụ của Symon (nhà sản xuất Jean-Claude Ghrenassia) cũng là nhạc sĩ, nhưng trong gia đình, Enrico Macias mới thực sự là người đã truyền cảm hứng rồi dìu dắt đứa cháu vào con đường âm nhạc. Symon nhớ lại thời anh còn rất nhỏ, khi vừa mới lên ba, cậu bé đã được ông nội tặng cho mình một cây đàn ghi ta. Tuy vậy, khi vào nghề, Symon lại đeo đuổi dòng nhạc rock Anh Mỹ hay nhạc pop điện tử của Pháp.

Dòng họ Macias : Bốn thế hệ găn liền với âm nhạc

Vào năm 22 tuổi, anh có cơ hội đi biểu diễn cùng với ông nội trên sân khấu nhà hát Palais des Sports ở Paris. Ba năm sau (năm 2019), anh ghi âm đĩa đơn đầu tiên vào năm 2019. Bản nhạc đầu tay này thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất, anh được mời hợp tác và đi hát mở màn trong phần đầu chuyến lưu diễn của nam ca sĩ Kendji Girac, giọng ca hàng đầu của dòng nhạc pop La Tinh tại Pháp.

Không phải ngẫu nhiên, Symon Macias đặt tựa đề cho album đầu tiên của mình là “Comme tout le monde” hiểu theo nghĩa "Như mọi người’’. Trong nhà anh, từ đời ông cố, mỗi thế hệ đều có ít nhất một nhạc sĩ cho nên Symon Macias khi nối nghiệp cha ông, cũng làm giống như các thành viên khác trong gia đình.

Giai điệu "Comment te dire adieu" trong tiếng Pháp (Sao đành vĩnh biệt) do tác giả Serge Gainsbourg viết cho thần tượng nhạc Pháp những năm 1960 Françoise Hardy. Bài hát tiếng Pháp thực ra là phiên bản phóng tác từ bản nhạc gốc tiếng Anh có tựa đề là "It hurts to say goodbye" của hai tác giả Arnold Goland và Jacob Jack Gold. Ca sĩ đầu tiên ghi âm bài này là Margaret Whiting, phát hành trên tập nhạc "The Wheel of Hurt" vào năm 1966. Một năm sau đó, bản nhạc này lại lọt vào Top Ten thị trường Hoa Kỳ, nhờ vào phiên bản cover của Vera Lynn.

Trong tiếng Anh, cũng đã có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm lại giai điệu này. Môt trong những phiên bản gần đây là của nam ca sĩ Julian Ovenden. Năm nay 47 tuổi, anh sinh trưởng tại Sheffield, South Yorkshire. Thời còn nhỏ, anh đi hát trong dàn hợp xướng Nhà thờ Saint Paul, Luân Đôn. Nhờ có năng khiếu, anh giành được học bổng âm nhạc của trường Cao đẳng Eton. Ban đầu được đào tạo bài bản để trở thành ca sĩ opera, Julian lại thành danh nhờ đóng phim truyền hình và nổi tiếng trên sân khấu West End khi tham gia biểu diễn trong nhiều vở nhạc kịch.

Song song với khoa kịch nghệ tại Học viện Nghệ thuật Sân khấu Webber Douglas, Julian Ovenden ký được hợp đồng ghi âm album đầu tay có tựa đề "If You Stay" với hãng đĩa Decca Records vào năm 2013 và sau đó là với East West Records vào năm 2016. Trong vòng một thập niên, Julian đã phát hành 4 tuyển tập, ghi âm môt số ca khúc song ngữ Anh-Pháp như "I wish you love" (Que reste-il de nos amours) của Charles Trenet hay "If you go away" (Ne me quitte pas) của Jacques Brel. Riêng nhạc phẩm "It hurts to say goodbye" lại có lối mở đầu giống như nhạc phim James Bond.

Từ một giai dieu tiếng Anh, bài hát sau đó được chuyển ngữ và phối lại thành một ca khúc nhạc pop trẻ trung tân thời. Ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp, bản nhạc "It hurts to say goodbye / Comment te dire adieu’’ còn đuợc ghi âm trong nhiều ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Ý, tiếng Đức, Thụy Điển, Phần Lan, tiếng Hoa hay tiếng Nhật .....

Tác giả lời Việt : từ Lê Minh Bằng đến Vy Vân

Trong tiếng Việt, bài này cũng từng được đặt thêm nhiều lời khác nhau. Phiên bản đầu tiên mang tựa đề ''Mưa rơi'' từng được nhiều ca sĩ hải ngoại ghi âm trong đó có Lâm Thúy Vân, Hạ Vy, Don Hồ, Kim Anh .... Lời Việt là của tác giả Lê Minh Bằng với những câu như sau :

Tiếng mưa rơi chiều nay, buồn phiền nhớ ai

Gió vi vu hàng cây, mưa làm nắng phai

Trời còn mưa mưa mãi, anh xa xôi rồi

Nghẹn ngào rưng rưng khóe môi

Phiên bản ghi âm thứ nhì mang tựa đề "Làm sao nói giã từ" của ca sĩ Vy Vân, từng thành danh trong phong trào nhạc trẻ Việt Nam đầu những năm 1970. Phiên bản này được tác giả Vy Vân viết cho cô con gái ruột là nữ ca sĩ Candice Phi Phi, giọng ca đôi khi hơi nũng nịu. Trong cáhc đặt lời, đoạn thứ hai bám sát lời tiếng Pháp, đối chiếu hai hình tượng : đá dễ bén lửa trong khi thủy tinh lại không kỵ lửa ..... :

Trái tim em run rẩy, trong ngọn lửa yêu

Trái tim anh thủy tinh, chịu được lửa nung

Con tim em không biết, không hiểu thế nào

Chịu đựng được câu giã từ

Lời Việt thứ ba là phiên bản ghi âm của nữ ca sĩ Nguyễn Lệ Thu ở Paris với lời lẽ nhẹ nhàng, trầm buồn man mác, cho dù dùng những hình ảnh khác hẳn với lời tiếng Anh cũng như tiếng Pháp :

Nói với tôi làm chi, những lời dối gian

Có quên đi sầu đau, cuộc tình trái ngang

Lời biệt ly ai oán, trôi theo thu vàng

Và lòng tôi ddây nát tan .....

Lời Việt thứ tư là nhạc phẩm ''Cuộc tình đã xa'' với lối hòa âm dựa theo phiên bản dance pop của nam danh ca người Anh Jimmy Sommerville, có nơi ghi chép là của tác giả Lan Anh và do nữ ca sĩ Khánh Hà ghi âm lại với những câu mở đầu :

Hãy cho em tình yêu, muôn đời thiết tha

Hay cho em lệ rơi, khi tình đã xa

Cuộc tình như cơn sóng, sẽ luôn sôi động

Lệ sầu ở sau xóa nhòa

Hâu hết các phiên bản tiếng Việt đều minh họa cho cảnh một mối tình trái ngang, ngỡ ngàng đoạn tuyệt. Chuyện tình ban đầu tưởng chừng rất nhỏ, nào ngờ về sau lại khó dứt bỏ, cho con tim bao luyến tiếc, chưa đành nói câu vĩnh biệt.

  continue reading

89 tập

所有剧集

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh