Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Giai điệu ''More than I can say : Yêu người quá đỗi, nói sao cho vừa
Manage episode 438660205 series 130292
Mỗi lần nhắc tới nhạc phẩm ''More than I can say'', hầu như mọi người yêu nhạc đều nghĩ tới phiên bản rất thành công vào năm 1980 của danh ca người Anh Leo Sayer, nay định cư tại Úc. Tuy nhiên, giai điệu này đã từng ăn khách từ hai thập niên trước đó, qua bản nhạc gốc ghi âm vào năm 1959 của hai tác giả Sonny Curtis và Jerry Allison.
Năm 1959 là năm đầy đau thương tang tóc đối với làng nhạc rock. Ba nghệ sĩ hàng đầu thời bấy giờ là Ritchie Valens, The Big Bopper và nhất là Buddy Holly qua đời vì tai nạn máy bay tại hồ Clear Lake, bang Iowa Hoa Kỳ, khiến cho công chúng cảm thấy tiếc thương vô vàn. Ca sĩ kiêm tác giả Don McLean trong nhạc phẩm ''American Pie'' (ghi âm vào năm 1971) gọi ngày này là ''The Day the Music Died'' : Ngày âm nhạc đã chết.
Giới hâm mộ sửng sốt trước sự qua đời quá đột ngột của ba tài năng còn rất trẻ. Gia đình và đồng nghiệp của họ lại càng bị choáng váng. Nhất là Buddy Holly vĩnh viễn ra đi quá sớm, ở tuổi 22 vào lúc sự nghiệp của anh vừa cất cánh. Đà thành công của nhóm The Crickets, ban nhạc của Buddy Holly cũng đột ngột bị gián đoạn. Trong cái rủi lại có cái may, nhóm The Crickets có cơ hội lưu diễn với nhóm The Everly Brothers nổi tiếng với các nhạc phẩm ''Bye Bye Love'' (Tạm biệt tình yêu) và ''All I have to do is dream'' (tựa tiếng Việt là Khi ta hai mươi)
Nhờ vậy, nhóm The Crickets mới tiếp tục giai đoạn thứ nhì trong sự nghiệp của họ. Bản nhạc ''More than I can say'' là ca khúc chủ đạo trích từ tập nhạc ''In style with the Crickets'', đây là bản ghi âm đầu tiên, đánh dấu sự thành công của nhóm này một năm sau ngày Buddy Holy qua đời. Tựa đề bản nhạc này được hiểu theo nghĩa ''Yêu em quá đỗi, biết nói sao cho vừa'' hay nói cách khác không có lời nào diễn đạt được hết tình yêu dành cho em.
Trước khi có phiên bản ghi âm lại của Leo Sayer, giới yêu nhạc trẻ Anh, Mỹ đầu những năm 1960 đã từng say đắm mê mẩn với bản nhạc gốc của Sonny Curtis và Jerry Allison sáng tác vào năm 1959, rồi ghi âm phát hành trên đĩa nhựa lần đầu tiên vào năm 1960. Bài hát này sau đó đã được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại trong đó có phiên bản của Bobby Vee (phát hành vào năm 1961) từng thành công ở Anh, nhưng lại không ăn khách tại Mỹ. Trong số các bản ghi âm lại (cover), thành công nhất vẫn là phiên bản của Leo Sayer, hạng nhì trên bảng xếp hạng Billboard, hạng tư châu Âu và hạng nhất thị trường Úc.
Theo lời kể của nam danh ca người Anh Leo Sayer, ông đã được nghe bài này qua phiên bản cover của Bobby Vee, chứ không phải là bản nhạc gốc. Lúc bấy giờ ông đang tìm kiếm một bài hát ăn khách thời trước để cho đủ số bài ghi âm trên album phòng thu thứ 8 của mình mang tựa đề ''Living in a Fantasy'', phát hành vào năm 1980.
Ở Việt Nam, nhạc phẩm ''More Than I Can Say'' từ lâu đã là một ca khúc kinh điển, do được đưa vào các giáo trình học tiếng Anh qua âm nhạc và được nghe liên tục trên mạng trong nhiều thập niên qua. Câu hát mở đầu bản nhạc "Oh oh, yeah yeah, I love you more than I can say" có thể nói đã in đậm vào tâm trí của nhiều người yêu nhạc.
Giai điệu ''More Than I Can Say'' tiính đến nay đã được ghi âm trong hơn 10 thứ tiếng, kể cả tiếng Nhật, tiếng Hoa hay tiếng Hàn ..... Còn trong tiếng Việt, bài này từng được đặt tựa thành ''Yêu em nhiều hơn lời nói'', có nhiều nguồn ghi chép là của tác giả Trung Hành và từng được nhiều nghệ sĩ như Lam Trường, Don Hồ, Quốc Khanh ghi âm.
Chắc cũng vì rất nhẹ nhàng trong câu chữ, ý tứ đơn giản từng lời, mà bản nhạc ''More than I can say'' dễ thấm vào lòng người, giai điệu thân quen đến đỗi giới yêu nhạc thuộc lòng từ thập niên 1960 : Yêu ai nhiều, lời vẫn chưa đủ nói. Đến hôm sau, tim càng yêu gấp bội. Từ lúc đầu cho đến giây phút cuối. Trọn một đời, vẫn yêu người mãi thôi.
92 tập
Manage episode 438660205 series 130292
Mỗi lần nhắc tới nhạc phẩm ''More than I can say'', hầu như mọi người yêu nhạc đều nghĩ tới phiên bản rất thành công vào năm 1980 của danh ca người Anh Leo Sayer, nay định cư tại Úc. Tuy nhiên, giai điệu này đã từng ăn khách từ hai thập niên trước đó, qua bản nhạc gốc ghi âm vào năm 1959 của hai tác giả Sonny Curtis và Jerry Allison.
Năm 1959 là năm đầy đau thương tang tóc đối với làng nhạc rock. Ba nghệ sĩ hàng đầu thời bấy giờ là Ritchie Valens, The Big Bopper và nhất là Buddy Holly qua đời vì tai nạn máy bay tại hồ Clear Lake, bang Iowa Hoa Kỳ, khiến cho công chúng cảm thấy tiếc thương vô vàn. Ca sĩ kiêm tác giả Don McLean trong nhạc phẩm ''American Pie'' (ghi âm vào năm 1971) gọi ngày này là ''The Day the Music Died'' : Ngày âm nhạc đã chết.
Giới hâm mộ sửng sốt trước sự qua đời quá đột ngột của ba tài năng còn rất trẻ. Gia đình và đồng nghiệp của họ lại càng bị choáng váng. Nhất là Buddy Holly vĩnh viễn ra đi quá sớm, ở tuổi 22 vào lúc sự nghiệp của anh vừa cất cánh. Đà thành công của nhóm The Crickets, ban nhạc của Buddy Holly cũng đột ngột bị gián đoạn. Trong cái rủi lại có cái may, nhóm The Crickets có cơ hội lưu diễn với nhóm The Everly Brothers nổi tiếng với các nhạc phẩm ''Bye Bye Love'' (Tạm biệt tình yêu) và ''All I have to do is dream'' (tựa tiếng Việt là Khi ta hai mươi)
Nhờ vậy, nhóm The Crickets mới tiếp tục giai đoạn thứ nhì trong sự nghiệp của họ. Bản nhạc ''More than I can say'' là ca khúc chủ đạo trích từ tập nhạc ''In style with the Crickets'', đây là bản ghi âm đầu tiên, đánh dấu sự thành công của nhóm này một năm sau ngày Buddy Holy qua đời. Tựa đề bản nhạc này được hiểu theo nghĩa ''Yêu em quá đỗi, biết nói sao cho vừa'' hay nói cách khác không có lời nào diễn đạt được hết tình yêu dành cho em.
Trước khi có phiên bản ghi âm lại của Leo Sayer, giới yêu nhạc trẻ Anh, Mỹ đầu những năm 1960 đã từng say đắm mê mẩn với bản nhạc gốc của Sonny Curtis và Jerry Allison sáng tác vào năm 1959, rồi ghi âm phát hành trên đĩa nhựa lần đầu tiên vào năm 1960. Bài hát này sau đó đã được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại trong đó có phiên bản của Bobby Vee (phát hành vào năm 1961) từng thành công ở Anh, nhưng lại không ăn khách tại Mỹ. Trong số các bản ghi âm lại (cover), thành công nhất vẫn là phiên bản của Leo Sayer, hạng nhì trên bảng xếp hạng Billboard, hạng tư châu Âu và hạng nhất thị trường Úc.
Theo lời kể của nam danh ca người Anh Leo Sayer, ông đã được nghe bài này qua phiên bản cover của Bobby Vee, chứ không phải là bản nhạc gốc. Lúc bấy giờ ông đang tìm kiếm một bài hát ăn khách thời trước để cho đủ số bài ghi âm trên album phòng thu thứ 8 của mình mang tựa đề ''Living in a Fantasy'', phát hành vào năm 1980.
Ở Việt Nam, nhạc phẩm ''More Than I Can Say'' từ lâu đã là một ca khúc kinh điển, do được đưa vào các giáo trình học tiếng Anh qua âm nhạc và được nghe liên tục trên mạng trong nhiều thập niên qua. Câu hát mở đầu bản nhạc "Oh oh, yeah yeah, I love you more than I can say" có thể nói đã in đậm vào tâm trí của nhiều người yêu nhạc.
Giai điệu ''More Than I Can Say'' tiính đến nay đã được ghi âm trong hơn 10 thứ tiếng, kể cả tiếng Nhật, tiếng Hoa hay tiếng Hàn ..... Còn trong tiếng Việt, bài này từng được đặt tựa thành ''Yêu em nhiều hơn lời nói'', có nhiều nguồn ghi chép là của tác giả Trung Hành và từng được nhiều nghệ sĩ như Lam Trường, Don Hồ, Quốc Khanh ghi âm.
Chắc cũng vì rất nhẹ nhàng trong câu chữ, ý tứ đơn giản từng lời, mà bản nhạc ''More than I can say'' dễ thấm vào lòng người, giai điệu thân quen đến đỗi giới yêu nhạc thuộc lòng từ thập niên 1960 : Yêu ai nhiều, lời vẫn chưa đủ nói. Đến hôm sau, tim càng yêu gấp bội. Từ lúc đầu cho đến giây phút cuối. Trọn một đời, vẫn yêu người mãi thôi.
92 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.