Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Nhạc ngoại lời Việt : Ai đã viết bản tình ca Boulevard ?
Manage episode 449246685 series 130292
Trong số những tình khúc nổi tiếng, có từ thập niên 1980, nhạc phẩm « Boulevard » có lẽ thuộc vào hàng giai điệu khó quên nhất. Ngược lại, đa số người hâm mộ thường hay hát lại bài này nhưng ít khi nào biết tác giả là ai. Bản nhạc « Boulevard » từng được phóng tác nhiều lần sang tiếng Việt, phiên bản quen thuộc nhất là của nữ danh ca Ngọc Lan với tựa đề « Con đường tình ».
Làng nhạc chuyên nghiệp dùng thuật ngữ « one-hit wonder » (chỉ một lần nổi tiếng) để chỉ những nghệ sĩ có tên tuổi gắn liền với một bài hát ăn khách duy nhất. Đôi khi, người nghệ sĩ lập được thành tích chỉ có một lần tại một nước cụ thể, nhưng lại khá thành công ở nhiều quốc gia khác. Ca sĩ kiêm tác giả Dan Byrd thuộc vào diện này, tên tuổi của anh luôn đi đôi với nhạc phẩm « Boulevard », rất thịnh hành ở châu Á, nhưng tên tuổi của anh vẫn còn xa lạ đối với công chúng Âu – Mỹ.
Thật khó mà tìm thấy các thông tin trên mạng về Dan Byrd, cho dù ca sĩ kiêm tác giả này đã ra đi quá sớm vì bạo bệnh. Anh qua đời vào năm 2005, chỉ mới 52 tuổi. Sinh ngày 25/05/1953 tại Anvers, miền bắc nước Bỉ, Dan Byrd tên thật là Daniel Fogel. Thời sinh viên anh là ca sĩ chính của nhóm nhạc nghiệp dư « Hassidic Blues Orchestra ».
Theo lời kể của ông William Lip, một trong những thành viên của nhóm, thì ban nhạc chuyên đi biểu diễn trong các quán bar hay các liên hoan địa phương tại Bỉ vào những ngày cuối tuần. Hầu hết các thành viên ban nhạc thời bấy giờ đều là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp họ hành nghề kỹ sư, nha sĩ hay doanh nhân. Bản thân ông William Lip trở thành bác sĩ nhi khoa tại Bỉ (Anvers và Bruxelles) và tiếp tục soạn nhạc ghi âm, đăng trên Youtube những bài hát chủ yếu để giải trí. Riêng nam ca sĩ Dan Byrd mới chọn con đường sáng tác biểu diễn chuyên nghiệp, để rồi trở nên nổi tiếng vùng Viễn Đông, nhất là tại các nước châu Á.
Trong hệ ngôn ngữ Đức, Fogel có nghĩa là cánh chim và có nhiều cách viết khác nhau đôi chút là Vogel hay De Vogel tùy theo các vùng miền sử dụng tiếng Đức hay tiếng Hà Lan. Chuyển sang tiếng Pháp, chữ Fogel/Vogel có tên họ tương đương là Loiseau, còn trong tiếng Anh, danh hiệu này trở thành Bird hoặc Byrd, đó là lý do vì sao khi vào nghề Daniel Fogel đã chọn nghệ danh là Dan Byrd.
Một cách chính thức, sự nghiệp ca hát của Dan Byrd kéo dài trong 5 năm, từ năm 1982 đến 1987, thời anh có ký hợp đồng ghi âm với các hãng đĩa chuyên nghiệp. Album phòng thu đầu tiên của anh (phát hành vào năm 1982) với tựa đề « Stay » được hãng đĩa Polydor phân phối ngoài châu Âu tại Singapore, Malaysia, Hồng Kông và sau đó là tại Nhật Bản.
Sau đó, anh cho ra mắt thêm hai album nữa là « From heart to heart » năm 1985 và « Jennifer » vào năm 1987 với hãng đĩa Ace Records. Trong 5 năm sự nghiệp, Dan Byrd đã khá thành công tại châu Á với các sáng tác của mình như « Summer Nights, Stay, BeBop, Sayonara », nhưng nhạc phẩm « Boulevard » mới thực sự là bài hát được nghe nhiều nhất và được hầu như mọi người hâm mộ luôn nhắc tên. Sau khi Daniel Fogel/ Dan Byrd qua đời vào năm 2005, những bài hát này và đặc biệt là « Boulevard » lại càng thành công ở châu Á, hàng loạt phiên bản cover trên YouTube giúp cho giai điệu gây thêm nhiều tiếng vang trên thế giới.
« Boulevard » nổi lên như một bản ballad nhẹ nhàng sâu lắng, chiếm trọn trái tim người nghe với giai điệu u sầu. Nội dung bài hát nói về sự mất mát trong tình yêu và những đau thương trong cuộc đời. Sức hấp dẫn của giai điệu tạo thêm chiều sâu trong cảm xúc, chủ đề phổ quát khiến người nghe dù ở thời nào cũng dễ bắt gặp mình. Bài hát có lối phối khí đơn giản nhưng lôi cuốn, cùng phần diễn đạt mộc mạc chân thành của Dan Byrd giúp cho bản « Boulevard » chinh phục thêm nhiều thính giả.
Được khá nhiều nghệ sĩ cover lại trong nhiều năm qua, bài hát đã trở thành một tác phẩm kinh điển theo đúng nghĩa của từ. Nổi tiếng là bản nhạc duy nhất này làm nên tên tuổi của Dan Byrd, « Boulevard » tiếp tục gây thêm tiếng vang thời nay, khi thế hệ trẻ bây giờ mới khám phá nhạc phẩm. Cho dù không có nhiều thông tin về sự nghiệp của Dan Byrd từ năm 1987 cho tới ngày anh qua đời, « Boulevard » trở thành một trong những giai điệu đáng ghi nhớ nhất của thập niên 1980.
Khi được phóng tác sang tiếng Việt, giai điệu « Boulevard » có nhiều lời khác nhau. Lời đầu tiên với tựa đề là « Con đường tình » do nữ danh ca Ngọc Lan tự đặt lời và ghi âm. Lời thứ nhì là nhạc phẩm « Con tim buồn » của tác giả Nhật Ngân, do Tuấn Ngọc trình bày. Lời thứ ba dựa theo hình tượng của Boulevard là « Đại lộ tình yêu », do Khúc Lan chuyển ngữ và Don Hồ ghi âm. Bản phóng tác thứ tư « Con đường ta chia tay » là của tác giả Nguyễn Hoàng Đô.
Tuy không có duyên với ánh đèn sân khấu quê nhà lúc sinh thời, nhưng nam ca sĩ kiêm tác giả Dan Byrd vẫn để lại cho đời một khúc nhạc u sầu tuyệt diệu, một thoáng tâm hồn lắng sâu trong giai điệu !
92 tập
Manage episode 449246685 series 130292
Trong số những tình khúc nổi tiếng, có từ thập niên 1980, nhạc phẩm « Boulevard » có lẽ thuộc vào hàng giai điệu khó quên nhất. Ngược lại, đa số người hâm mộ thường hay hát lại bài này nhưng ít khi nào biết tác giả là ai. Bản nhạc « Boulevard » từng được phóng tác nhiều lần sang tiếng Việt, phiên bản quen thuộc nhất là của nữ danh ca Ngọc Lan với tựa đề « Con đường tình ».
Làng nhạc chuyên nghiệp dùng thuật ngữ « one-hit wonder » (chỉ một lần nổi tiếng) để chỉ những nghệ sĩ có tên tuổi gắn liền với một bài hát ăn khách duy nhất. Đôi khi, người nghệ sĩ lập được thành tích chỉ có một lần tại một nước cụ thể, nhưng lại khá thành công ở nhiều quốc gia khác. Ca sĩ kiêm tác giả Dan Byrd thuộc vào diện này, tên tuổi của anh luôn đi đôi với nhạc phẩm « Boulevard », rất thịnh hành ở châu Á, nhưng tên tuổi của anh vẫn còn xa lạ đối với công chúng Âu – Mỹ.
Thật khó mà tìm thấy các thông tin trên mạng về Dan Byrd, cho dù ca sĩ kiêm tác giả này đã ra đi quá sớm vì bạo bệnh. Anh qua đời vào năm 2005, chỉ mới 52 tuổi. Sinh ngày 25/05/1953 tại Anvers, miền bắc nước Bỉ, Dan Byrd tên thật là Daniel Fogel. Thời sinh viên anh là ca sĩ chính của nhóm nhạc nghiệp dư « Hassidic Blues Orchestra ».
Theo lời kể của ông William Lip, một trong những thành viên của nhóm, thì ban nhạc chuyên đi biểu diễn trong các quán bar hay các liên hoan địa phương tại Bỉ vào những ngày cuối tuần. Hầu hết các thành viên ban nhạc thời bấy giờ đều là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp họ hành nghề kỹ sư, nha sĩ hay doanh nhân. Bản thân ông William Lip trở thành bác sĩ nhi khoa tại Bỉ (Anvers và Bruxelles) và tiếp tục soạn nhạc ghi âm, đăng trên Youtube những bài hát chủ yếu để giải trí. Riêng nam ca sĩ Dan Byrd mới chọn con đường sáng tác biểu diễn chuyên nghiệp, để rồi trở nên nổi tiếng vùng Viễn Đông, nhất là tại các nước châu Á.
Trong hệ ngôn ngữ Đức, Fogel có nghĩa là cánh chim và có nhiều cách viết khác nhau đôi chút là Vogel hay De Vogel tùy theo các vùng miền sử dụng tiếng Đức hay tiếng Hà Lan. Chuyển sang tiếng Pháp, chữ Fogel/Vogel có tên họ tương đương là Loiseau, còn trong tiếng Anh, danh hiệu này trở thành Bird hoặc Byrd, đó là lý do vì sao khi vào nghề Daniel Fogel đã chọn nghệ danh là Dan Byrd.
Một cách chính thức, sự nghiệp ca hát của Dan Byrd kéo dài trong 5 năm, từ năm 1982 đến 1987, thời anh có ký hợp đồng ghi âm với các hãng đĩa chuyên nghiệp. Album phòng thu đầu tiên của anh (phát hành vào năm 1982) với tựa đề « Stay » được hãng đĩa Polydor phân phối ngoài châu Âu tại Singapore, Malaysia, Hồng Kông và sau đó là tại Nhật Bản.
Sau đó, anh cho ra mắt thêm hai album nữa là « From heart to heart » năm 1985 và « Jennifer » vào năm 1987 với hãng đĩa Ace Records. Trong 5 năm sự nghiệp, Dan Byrd đã khá thành công tại châu Á với các sáng tác của mình như « Summer Nights, Stay, BeBop, Sayonara », nhưng nhạc phẩm « Boulevard » mới thực sự là bài hát được nghe nhiều nhất và được hầu như mọi người hâm mộ luôn nhắc tên. Sau khi Daniel Fogel/ Dan Byrd qua đời vào năm 2005, những bài hát này và đặc biệt là « Boulevard » lại càng thành công ở châu Á, hàng loạt phiên bản cover trên YouTube giúp cho giai điệu gây thêm nhiều tiếng vang trên thế giới.
« Boulevard » nổi lên như một bản ballad nhẹ nhàng sâu lắng, chiếm trọn trái tim người nghe với giai điệu u sầu. Nội dung bài hát nói về sự mất mát trong tình yêu và những đau thương trong cuộc đời. Sức hấp dẫn của giai điệu tạo thêm chiều sâu trong cảm xúc, chủ đề phổ quát khiến người nghe dù ở thời nào cũng dễ bắt gặp mình. Bài hát có lối phối khí đơn giản nhưng lôi cuốn, cùng phần diễn đạt mộc mạc chân thành của Dan Byrd giúp cho bản « Boulevard » chinh phục thêm nhiều thính giả.
Được khá nhiều nghệ sĩ cover lại trong nhiều năm qua, bài hát đã trở thành một tác phẩm kinh điển theo đúng nghĩa của từ. Nổi tiếng là bản nhạc duy nhất này làm nên tên tuổi của Dan Byrd, « Boulevard » tiếp tục gây thêm tiếng vang thời nay, khi thế hệ trẻ bây giờ mới khám phá nhạc phẩm. Cho dù không có nhiều thông tin về sự nghiệp của Dan Byrd từ năm 1987 cho tới ngày anh qua đời, « Boulevard » trở thành một trong những giai điệu đáng ghi nhớ nhất của thập niên 1980.
Khi được phóng tác sang tiếng Việt, giai điệu « Boulevard » có nhiều lời khác nhau. Lời đầu tiên với tựa đề là « Con đường tình » do nữ danh ca Ngọc Lan tự đặt lời và ghi âm. Lời thứ nhì là nhạc phẩm « Con tim buồn » của tác giả Nhật Ngân, do Tuấn Ngọc trình bày. Lời thứ ba dựa theo hình tượng của Boulevard là « Đại lộ tình yêu », do Khúc Lan chuyển ngữ và Don Hồ ghi âm. Bản phóng tác thứ tư « Con đường ta chia tay » là của tác giả Nguyễn Hoàng Đô.
Tuy không có duyên với ánh đèn sân khấu quê nhà lúc sinh thời, nhưng nam ca sĩ kiêm tác giả Dan Byrd vẫn để lại cho đời một khúc nhạc u sầu tuyệt diệu, một thoáng tâm hồn lắng sâu trong giai điệu !
92 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.