Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Chiến tranh Gaza : Joe Biden ra tối hậu thư với đồng minh Israel

9:36
 
Chia sẻ
 

Manage episode 410976199 series 1461624
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Hoa Kỳ thay đổi lập trường trong cuộc chiến ở Gaza, đặt điều kiện với Israel. Cơ quan tiếp nhận đơn xin bồi thường thiệt hại chiến tranh ở Ukraina chính thức hoạt động. Phiến quân Hồi giáo tấn công lực lượng an ninh ở Iran. Bắc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo mới. Trên đây là những chủ đề chính trong mục tạp chí Thế giới đó đây tuần này.

Cuộc chiến giữa Irael và Hamas tại dải Gaza vẫn là chủ đề được chú ý trong tuần qua, đặc biệt là về lập trường của Hoa Kỳ đối với đồng minh Nhà nước Do Thái, ngày càng bị chỉ trích vì các cuộc tấn công đẫm máu ở Gaza.

Nội dung cuộc điện đàm kéo dài 30 phút giữa tổng thống Joe Biden và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, theo AFP, được nêu ra một cách « cẩn trọng » trong thông cáo của Nhà Trắng, đề cập đến khả năng « Hoa Kỳ có thể thay đổi chính sách liên quan đến Gaza, tùy theo các quyết định mà Israel đưa ra ngay lập tức ». Joe Biden coi vụ tấn công « không cố ý » của Israel, lấy đi sinh mạng của 7 nhà hoạt động nhân đạo tại tổ chức World Central Kitchen ở Gaza, là « không thể chấp nhận được ». Lãnh đạo Hoa Kỳ cũng yêu cầu Nhà nước Do Thái cho phép nhiều viện trợ nhân đạo có thể tiếp cận Gaza dễ dàng hơn, làm việc với các nhà đàm phán trung gian để trao trả con tin, cũng tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức. Trước áp lực từ Hoa Kỳ, sáng thứ Sáu, Israel đã thông báo tạm thời cho phép chuyển hàng viện trợ tới Gaza, thông qua cảng Ashdod và cửa khẩu Erez.

Đây là lần đầu tiên, kể từ khi Israel oanh kích Gaza, sau vụ lực lượng Palestine Hamas tấn công khủng bố, cách nay sáu tháng, Joe Biden đặt điều kiện, « ra tối hậu thư » với đồng minh Israel. Liệu tiếp theo, Biden có tính đến việc đình chỉ việc chuyển giao vũ khí cho Israel hay không ? Báo chí Hoa Kỳ tiết lộ rằng hôm xảy ra vụ tấn công khiến 7 tình nguyện viên nhân đạo bỏ mạng ở Gaza, cũng là ngày mà chính phủ Hoa Kỳ phê duyệt việc chuyển hàng ngàn quả bom cho Israel.

Theo The Economist, Hoa Kỳ trên thực tế vẫn tiếp tục viện trợ cho Israel ngay cả khi quan hệ giữa Biden và ông Netanyahu trở nên xấu đi. Vào tháng 12 năm ngoái, ông Biden đã lách Quốc Hội để thông qua việc bán đạn pháo xe tăng và các thiết bị khác cho Israel trị giá 107 triệu USD. Martin Quencez, nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại German Marshall Fund có trụ sở ở Paris, trả lời RFI Pháp ngữ, cho rằng « Joe Biden bị mắc kẹt giữa việc muốn chỉ trích Benjamin Netanyahu nhiều hơn và cách hành xử của chính phủ Israel và việc phải tiếp tục hỗ trợ một đối tác ở một khu vực nào đó... ».

Ông Biden cũng phải chịu áp lực từ những người ủng hộ Palestine, được cho là chiếm số lượng lớn những cử tri có thể bầu cho ông vào cuộc bầu cử sắp tới đối mặt với Donald Trump.

Cơ chế bồi thường thiệt hại trong chiến tranh Ukraina

Về chiến tranh Ukraina, kể từ thứ Ba tuần này, ngày 02/04, Cơ quan tiếp nhận đơn đòi bồi thường thiệt hại chiến tranh Ukraina, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, được thành lập năm 2023 theo quyết định của Hội đồng Toàn châu Âu, chính thức đi vào hoạt động, có thể tiếp nhận các báo cáo, các đơn xin bồi thường thiệt hại do cuộc xâm lược của Nga. Ngay ngày đầu tiên, trong cuộc họp báo sau sự kiện này, ngoại trưởng Ukraina cho biết đã có hàng trăm người nộp đơn xin bồi thường thiệt hại. Cơ quan này dự trù có thể sẽ tiếp nhận khoảng 10 triệu yêu cầu tương tự.

Từ La Haye, thông tín viên Stéphanie Maupas cho biết thêm :

« Đây là bước đầu tiên hướng tới việc đền bù (những thiệt hại từ chiến tranh). Người Ukraina được khuyến nghị báo cáo những thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với tài sản của họ. Trong tương lai, họ có thể nộp đơn xin bồi thường vì mất người thân, về những thương tích, các vụ bạo lực tình dục, tra tấn hay bị cưỡng bức đưa ra khỏi lãnh thổ Ukraina hoặc các thiệt hại khác do cuộc xâm lược của Nga. Nhà nước Ukraina và các doanh nghiệp của nước này cũng có thể xin bồi thường những tổn thất phải gánh chịu từ đầu cuộc xâm lược của quân đội Nga, 24/02/2022. Tuy nhiên, cần phải thiết lập một cơ chế quốc tế để các quỹ có thể phân bổ bồi thường cho các nạn nhân. Ukraina hy vọng rằng quỹ này sẽ được bổ sung nhờ vào các tài sản tịch thu từ các trừng phạt từ đầu cuộc chiến, nhắm vào Nhà nước Nga và các cá nhân, đặc biệt là từ các tài phiệt Nga.

Những người tham gia vào cuộc hội nghị này cho rằng các tài sản của Nga đã bị đóng băng sẽ vẫn bị phong tỏa cho đến khi nào Nga chấm dứt cuộc xâm lược Ukraina và bồi thường những thiệt hại đã gây ra. Tuy nhiên, khoản lãi thu được từ các tài sản đóng băng này có thể lên đến hàng tỷ euro mỗi năm và khoản này có thể dùng để bồi thường thiệt hại chiến tranh.

Hội nghị kết thúc vào tối thứ Ba, bộ trưởng ngoại giao Ukraina Dmytro Kuleba nhắc lại yêu cầu của Kiev về mong muốn thành lập một tòa án đặc biệt để xét xử những thủ phạm chính trong cuộc xâm lược của Nga ».

Phiến quân Hồi giáo tấn công lực lượng an ninh ở Iran

Về thời sự Trung Đông, trong tuần vừa qua, hôm 03/04, tại Chabahar và Rask, miền đông nam Iran, các cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo cực đoan đã khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có 10 người thuộc lực lượng an ninh của Iran. Thông tín viên Siavosh Ghazi, từ Tehran, cho biết thêm thông tin :

« Theo quan chức Iran, hơn 20 chục người được trang bị vũ khí, đã tham gia vào cuộc tấn công nhắm vào hai căn cứ của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, một căn cứ Hải quân và một đồn cảnh sát. Tehran đã cáo buộc nhóm phiến quân Jaïsh al-Adl (Quân đội của công lý) theo hệ Hồi giáo Suni, đứng đằng sau các vụ tấn công này.

Vào tháng 12 năm ngoái, nhóm này đã tấn công một đồn cảnh sát trong vùng, khiến 12 người thiệt mạng thuộc lực lượng an ninh. Iran đã dùng tên lửa, và drone tấn công vào 2 căn cứ của nhóm Jaïsh al-Adl tại Pakistan. Islamabad sau đó đã có hành động trả đũa, vụ việc này đã gây ra căng thẳng giữa hai nước.

Vụ tấn công hôm thứ Tư, 03/04, là một trong những chiến dịch lớn nhất mà nhóm Jaïsh al-Adl thực hiện tại tỉnh này trong thời gian gần đây. Nhóm phiến quân Hồi giáo này cũng thường xuyên thực hiện các vụ tấn công chống lại lực lượng an ninh tại các khu vực giáp với biên giới Pakistan. Vùng Sistan-Baloutchistan có cộng đồng người theo đạo Hồi Sunni khá đông đảo. Iran cáo buộc Pakistan không có hành động đủ mạnh để chống lại nhóm Jaïsh al-Adl, hiện đang ẩn náu tại nước này. Theo Tehran, nhóm này được hậu thuẫn bởi cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Israel, để thực hiện các hành động nhằm gây bất ổn Iran.

Bắc Triều Tiên lại thử tên lửa mới

Nhìn sang châu Á, hôm thứ Ba, 02/04 vừa qua, Bắc Triều Tiên thông báo đã bắn thử thành công một tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung. Loại tên lửa của Bình Nhưỡng, được đặt tên là Hwasong 16-B có gì đặc biệt, liệu có khiến Seoul và đồng minh lo ngại hay không ? Thông tín viên Nicolas Rocca từ thủ đô Hàn Quốc, cho biết thêm thông tin :

« Sự hiện diện của Kim Jong Un tại một buổi thử nghiệm tên lửa thường hé lộ tầm quan trọng của sự kiện đó ở Bắc Triều Tiên. Các kênh truyền thông của Nhà nước bố trí, dựng cảnh vụ phóng thử tên lửa Hwasong 16-B, một loại tên lửa siêu thanh sử dụng nhiên liệu rắn. Hai đặc tính này có thể làm nhiễu loạn hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ và Hàn Quốc.

Tên lửa siêu thanh rất khó có thể bắn chặn được vì có tính cơ động cao, trong khi loại nhiên liệu rắn cho phép loại vũ khí này có thể được triển khai nhanh hơn. Theo lãnh đạo Bắc Triều Tiên, cải tiến công nghệ này có nghĩa là tất cả các tên lửa chiến thuật, tác chiến và chiến lược ở các tầm bắn khác nhau của Bình Nhưỡng có thể được trang bị những khả năng này, cùng với một đầu đạn hạn nhân mang tính cơ động.

Thế nhưng với Bình Nhưỡng, vẫn cần cẩn trọng như thường lệ. Các khả năng của tên lửa mới Hwasong 16-B gây tranh cãi. Seoul và Tokyo ước tính rằng tên lửa đã bay khoảng 600 km, trong khi Bắc Triều Tiên lại khẳng định “tầm bắn giới hạn ở 1000 km vì lý do an toàn ».

Chất ô nhiễm "vĩnh cửu"

Về vấn đề môi trường, gần đây loại hóa chất PFAS, được mệnh danh là hóa chất vĩnh cửu vì gần như không thể phá hủy, ngày càng thu hút sự quan tâm của công luận. Hôm thứ Năm, 04/04, Hạ Viện Pháp đã thông qua một dự thảo nhằm cấm sản xuất, nhập khẩu và bán các loại sản phẩm có chứa PFAS tại Pháp, và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2026. Do áp lực vận động hành lang, các đồ dùng trong nhà bếp có chứa PFAS, chưa nằm trong danh sách cấm này.

PFAS là một dạng các phân tử tổng hợp có nguồn gốc từ nhựa, theo AFP, xuất hiện vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ. Những phân tử này được tìm thấy trong bao bì, chảo chống dính, sản phẩm tẩy rửa, sơn, thuốc trừ sâu, dầu gội, trong một số loại mỹ phẩm như mascara, trong bọt chữa cháy hoặc thậm chí trong thuốc. « Chất ô nhiễm vĩnh cửu », khi bị tích tụ trong môi trường, làm ô nhiễm đất, sông, không khí, thực phẩm và cả các sinh vật sống, bao gồm cả con người.

Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu, FSPA có thể gây rối loạn nội tiết, gây ung thư, tổn thương gan, các bệnh về tuyến giáp, thúc đẩy béo phì và thậm chí là vô sinh.

Tại Mỹ, gần đây, nhiều tập đoàn lớn sản xuất chất PFSA như 3M, Chemours, DuPont, Corteva…, đã phải trả khoản bồi thường lớn để tránh các thủ tục tố tụng. Thông tín viên RFI Loubna Anaki cho biết thêm thông tin :

« Các thỏa thuận đã chiếm nhiều mặt báo tại Hoa Kỳ vào năm ngoái, và đã được tư pháp Hoa Kỳ thông qua gần đây. Các tập đoàn nói trên bị liên can vì sản xuất các sản phẩm có chưa chất ô nhiễm vĩnh cửu, và họ đã chấp thuận chi trả rất nhiều tiền.

Đầu tiên là tập đoàn 3M, đã cam kết chi từ 10 đến 13 tỷ đô la trong 13 năm tới. Tập đoàn này bị truy tố vì sản xuất một loại bọt nước được dùng trong cứu hỏa, để dập tắt các đám cháy. Hợp chất PFSA có trong loại bọt nước này sau đó đã chảy xuống đất (gây ô nhiễm).

Khoản tiền mà tập đoàn này phải trả sẽ được dùng để hỗ trợ hệ thống phân phối nước uống công cộng đạt tiêu chuẩn.

Về phía các tập đoàn như Chemours, DuPont et Corteva, họ sẽ phải trả hơn 1 tỷ đô la vì phải chịu trách nhiệm làm ô nhiễm nước trên khắp nước Mỹ.

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên khoảng 700 địa điểm cho thấy 45% nước từ vòi (nước máy), của Mỹ chứa chất ô nhiễm vĩnh cửu. »

  continue reading

26 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 410976199 series 1461624
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Hoa Kỳ thay đổi lập trường trong cuộc chiến ở Gaza, đặt điều kiện với Israel. Cơ quan tiếp nhận đơn xin bồi thường thiệt hại chiến tranh ở Ukraina chính thức hoạt động. Phiến quân Hồi giáo tấn công lực lượng an ninh ở Iran. Bắc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo mới. Trên đây là những chủ đề chính trong mục tạp chí Thế giới đó đây tuần này.

Cuộc chiến giữa Irael và Hamas tại dải Gaza vẫn là chủ đề được chú ý trong tuần qua, đặc biệt là về lập trường của Hoa Kỳ đối với đồng minh Nhà nước Do Thái, ngày càng bị chỉ trích vì các cuộc tấn công đẫm máu ở Gaza.

Nội dung cuộc điện đàm kéo dài 30 phút giữa tổng thống Joe Biden và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, theo AFP, được nêu ra một cách « cẩn trọng » trong thông cáo của Nhà Trắng, đề cập đến khả năng « Hoa Kỳ có thể thay đổi chính sách liên quan đến Gaza, tùy theo các quyết định mà Israel đưa ra ngay lập tức ». Joe Biden coi vụ tấn công « không cố ý » của Israel, lấy đi sinh mạng của 7 nhà hoạt động nhân đạo tại tổ chức World Central Kitchen ở Gaza, là « không thể chấp nhận được ». Lãnh đạo Hoa Kỳ cũng yêu cầu Nhà nước Do Thái cho phép nhiều viện trợ nhân đạo có thể tiếp cận Gaza dễ dàng hơn, làm việc với các nhà đàm phán trung gian để trao trả con tin, cũng tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức. Trước áp lực từ Hoa Kỳ, sáng thứ Sáu, Israel đã thông báo tạm thời cho phép chuyển hàng viện trợ tới Gaza, thông qua cảng Ashdod và cửa khẩu Erez.

Đây là lần đầu tiên, kể từ khi Israel oanh kích Gaza, sau vụ lực lượng Palestine Hamas tấn công khủng bố, cách nay sáu tháng, Joe Biden đặt điều kiện, « ra tối hậu thư » với đồng minh Israel. Liệu tiếp theo, Biden có tính đến việc đình chỉ việc chuyển giao vũ khí cho Israel hay không ? Báo chí Hoa Kỳ tiết lộ rằng hôm xảy ra vụ tấn công khiến 7 tình nguyện viên nhân đạo bỏ mạng ở Gaza, cũng là ngày mà chính phủ Hoa Kỳ phê duyệt việc chuyển hàng ngàn quả bom cho Israel.

Theo The Economist, Hoa Kỳ trên thực tế vẫn tiếp tục viện trợ cho Israel ngay cả khi quan hệ giữa Biden và ông Netanyahu trở nên xấu đi. Vào tháng 12 năm ngoái, ông Biden đã lách Quốc Hội để thông qua việc bán đạn pháo xe tăng và các thiết bị khác cho Israel trị giá 107 triệu USD. Martin Quencez, nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại German Marshall Fund có trụ sở ở Paris, trả lời RFI Pháp ngữ, cho rằng « Joe Biden bị mắc kẹt giữa việc muốn chỉ trích Benjamin Netanyahu nhiều hơn và cách hành xử của chính phủ Israel và việc phải tiếp tục hỗ trợ một đối tác ở một khu vực nào đó... ».

Ông Biden cũng phải chịu áp lực từ những người ủng hộ Palestine, được cho là chiếm số lượng lớn những cử tri có thể bầu cho ông vào cuộc bầu cử sắp tới đối mặt với Donald Trump.

Cơ chế bồi thường thiệt hại trong chiến tranh Ukraina

Về chiến tranh Ukraina, kể từ thứ Ba tuần này, ngày 02/04, Cơ quan tiếp nhận đơn đòi bồi thường thiệt hại chiến tranh Ukraina, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, được thành lập năm 2023 theo quyết định của Hội đồng Toàn châu Âu, chính thức đi vào hoạt động, có thể tiếp nhận các báo cáo, các đơn xin bồi thường thiệt hại do cuộc xâm lược của Nga. Ngay ngày đầu tiên, trong cuộc họp báo sau sự kiện này, ngoại trưởng Ukraina cho biết đã có hàng trăm người nộp đơn xin bồi thường thiệt hại. Cơ quan này dự trù có thể sẽ tiếp nhận khoảng 10 triệu yêu cầu tương tự.

Từ La Haye, thông tín viên Stéphanie Maupas cho biết thêm :

« Đây là bước đầu tiên hướng tới việc đền bù (những thiệt hại từ chiến tranh). Người Ukraina được khuyến nghị báo cáo những thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với tài sản của họ. Trong tương lai, họ có thể nộp đơn xin bồi thường vì mất người thân, về những thương tích, các vụ bạo lực tình dục, tra tấn hay bị cưỡng bức đưa ra khỏi lãnh thổ Ukraina hoặc các thiệt hại khác do cuộc xâm lược của Nga. Nhà nước Ukraina và các doanh nghiệp của nước này cũng có thể xin bồi thường những tổn thất phải gánh chịu từ đầu cuộc xâm lược của quân đội Nga, 24/02/2022. Tuy nhiên, cần phải thiết lập một cơ chế quốc tế để các quỹ có thể phân bổ bồi thường cho các nạn nhân. Ukraina hy vọng rằng quỹ này sẽ được bổ sung nhờ vào các tài sản tịch thu từ các trừng phạt từ đầu cuộc chiến, nhắm vào Nhà nước Nga và các cá nhân, đặc biệt là từ các tài phiệt Nga.

Những người tham gia vào cuộc hội nghị này cho rằng các tài sản của Nga đã bị đóng băng sẽ vẫn bị phong tỏa cho đến khi nào Nga chấm dứt cuộc xâm lược Ukraina và bồi thường những thiệt hại đã gây ra. Tuy nhiên, khoản lãi thu được từ các tài sản đóng băng này có thể lên đến hàng tỷ euro mỗi năm và khoản này có thể dùng để bồi thường thiệt hại chiến tranh.

Hội nghị kết thúc vào tối thứ Ba, bộ trưởng ngoại giao Ukraina Dmytro Kuleba nhắc lại yêu cầu của Kiev về mong muốn thành lập một tòa án đặc biệt để xét xử những thủ phạm chính trong cuộc xâm lược của Nga ».

Phiến quân Hồi giáo tấn công lực lượng an ninh ở Iran

Về thời sự Trung Đông, trong tuần vừa qua, hôm 03/04, tại Chabahar và Rask, miền đông nam Iran, các cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo cực đoan đã khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có 10 người thuộc lực lượng an ninh của Iran. Thông tín viên Siavosh Ghazi, từ Tehran, cho biết thêm thông tin :

« Theo quan chức Iran, hơn 20 chục người được trang bị vũ khí, đã tham gia vào cuộc tấn công nhắm vào hai căn cứ của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, một căn cứ Hải quân và một đồn cảnh sát. Tehran đã cáo buộc nhóm phiến quân Jaïsh al-Adl (Quân đội của công lý) theo hệ Hồi giáo Suni, đứng đằng sau các vụ tấn công này.

Vào tháng 12 năm ngoái, nhóm này đã tấn công một đồn cảnh sát trong vùng, khiến 12 người thiệt mạng thuộc lực lượng an ninh. Iran đã dùng tên lửa, và drone tấn công vào 2 căn cứ của nhóm Jaïsh al-Adl tại Pakistan. Islamabad sau đó đã có hành động trả đũa, vụ việc này đã gây ra căng thẳng giữa hai nước.

Vụ tấn công hôm thứ Tư, 03/04, là một trong những chiến dịch lớn nhất mà nhóm Jaïsh al-Adl thực hiện tại tỉnh này trong thời gian gần đây. Nhóm phiến quân Hồi giáo này cũng thường xuyên thực hiện các vụ tấn công chống lại lực lượng an ninh tại các khu vực giáp với biên giới Pakistan. Vùng Sistan-Baloutchistan có cộng đồng người theo đạo Hồi Sunni khá đông đảo. Iran cáo buộc Pakistan không có hành động đủ mạnh để chống lại nhóm Jaïsh al-Adl, hiện đang ẩn náu tại nước này. Theo Tehran, nhóm này được hậu thuẫn bởi cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Israel, để thực hiện các hành động nhằm gây bất ổn Iran.

Bắc Triều Tiên lại thử tên lửa mới

Nhìn sang châu Á, hôm thứ Ba, 02/04 vừa qua, Bắc Triều Tiên thông báo đã bắn thử thành công một tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung. Loại tên lửa của Bình Nhưỡng, được đặt tên là Hwasong 16-B có gì đặc biệt, liệu có khiến Seoul và đồng minh lo ngại hay không ? Thông tín viên Nicolas Rocca từ thủ đô Hàn Quốc, cho biết thêm thông tin :

« Sự hiện diện của Kim Jong Un tại một buổi thử nghiệm tên lửa thường hé lộ tầm quan trọng của sự kiện đó ở Bắc Triều Tiên. Các kênh truyền thông của Nhà nước bố trí, dựng cảnh vụ phóng thử tên lửa Hwasong 16-B, một loại tên lửa siêu thanh sử dụng nhiên liệu rắn. Hai đặc tính này có thể làm nhiễu loạn hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ và Hàn Quốc.

Tên lửa siêu thanh rất khó có thể bắn chặn được vì có tính cơ động cao, trong khi loại nhiên liệu rắn cho phép loại vũ khí này có thể được triển khai nhanh hơn. Theo lãnh đạo Bắc Triều Tiên, cải tiến công nghệ này có nghĩa là tất cả các tên lửa chiến thuật, tác chiến và chiến lược ở các tầm bắn khác nhau của Bình Nhưỡng có thể được trang bị những khả năng này, cùng với một đầu đạn hạn nhân mang tính cơ động.

Thế nhưng với Bình Nhưỡng, vẫn cần cẩn trọng như thường lệ. Các khả năng của tên lửa mới Hwasong 16-B gây tranh cãi. Seoul và Tokyo ước tính rằng tên lửa đã bay khoảng 600 km, trong khi Bắc Triều Tiên lại khẳng định “tầm bắn giới hạn ở 1000 km vì lý do an toàn ».

Chất ô nhiễm "vĩnh cửu"

Về vấn đề môi trường, gần đây loại hóa chất PFAS, được mệnh danh là hóa chất vĩnh cửu vì gần như không thể phá hủy, ngày càng thu hút sự quan tâm của công luận. Hôm thứ Năm, 04/04, Hạ Viện Pháp đã thông qua một dự thảo nhằm cấm sản xuất, nhập khẩu và bán các loại sản phẩm có chứa PFAS tại Pháp, và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2026. Do áp lực vận động hành lang, các đồ dùng trong nhà bếp có chứa PFAS, chưa nằm trong danh sách cấm này.

PFAS là một dạng các phân tử tổng hợp có nguồn gốc từ nhựa, theo AFP, xuất hiện vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ. Những phân tử này được tìm thấy trong bao bì, chảo chống dính, sản phẩm tẩy rửa, sơn, thuốc trừ sâu, dầu gội, trong một số loại mỹ phẩm như mascara, trong bọt chữa cháy hoặc thậm chí trong thuốc. « Chất ô nhiễm vĩnh cửu », khi bị tích tụ trong môi trường, làm ô nhiễm đất, sông, không khí, thực phẩm và cả các sinh vật sống, bao gồm cả con người.

Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu, FSPA có thể gây rối loạn nội tiết, gây ung thư, tổn thương gan, các bệnh về tuyến giáp, thúc đẩy béo phì và thậm chí là vô sinh.

Tại Mỹ, gần đây, nhiều tập đoàn lớn sản xuất chất PFSA như 3M, Chemours, DuPont, Corteva…, đã phải trả khoản bồi thường lớn để tránh các thủ tục tố tụng. Thông tín viên RFI Loubna Anaki cho biết thêm thông tin :

« Các thỏa thuận đã chiếm nhiều mặt báo tại Hoa Kỳ vào năm ngoái, và đã được tư pháp Hoa Kỳ thông qua gần đây. Các tập đoàn nói trên bị liên can vì sản xuất các sản phẩm có chưa chất ô nhiễm vĩnh cửu, và họ đã chấp thuận chi trả rất nhiều tiền.

Đầu tiên là tập đoàn 3M, đã cam kết chi từ 10 đến 13 tỷ đô la trong 13 năm tới. Tập đoàn này bị truy tố vì sản xuất một loại bọt nước được dùng trong cứu hỏa, để dập tắt các đám cháy. Hợp chất PFSA có trong loại bọt nước này sau đó đã chảy xuống đất (gây ô nhiễm).

Khoản tiền mà tập đoàn này phải trả sẽ được dùng để hỗ trợ hệ thống phân phối nước uống công cộng đạt tiêu chuẩn.

Về phía các tập đoàn như Chemours, DuPont et Corteva, họ sẽ phải trả hơn 1 tỷ đô la vì phải chịu trách nhiệm làm ô nhiễm nước trên khắp nước Mỹ.

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên khoảng 700 địa điểm cho thấy 45% nước từ vòi (nước máy), của Mỹ chứa chất ô nhiễm vĩnh cửu. »

  continue reading

26 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh