Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Viện trợ để Ukraina kháng Nga: Cuộc quyết đấu Trump - Biden đầu mùa tranh cử 2024

9:16
 
Chia sẻ
 

Manage episode 401437864 series 1461624
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Thời sự giữa tháng 2/2024 nổi bật với phát biểu của Donald Trump để mặc Nga tấn công đồng minh NATO, được ví như ‘‘cơn sốc điện’’ với châu Âu. Diễn biến thu hút nhiều chú ý là khoản viện trợ quân sự 60 tỉ đô la giúp Ukraina kháng Nga, vừa được Thượng Viện Mỹ thông qua, nhưng đang bị ách lại tại Hạ Viện. Chính trị quốc tế và chính trị trong nước hòa trộn. Cựu tổng thống Trump, ra tái tranh cử, coi chống viện trợ cho Ukraina là điểm quyết đấu chống đương kim tổng thống.

Bất chấp các bế tắc trong hiện tại tưởng không thể vượt qua, nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ đang tìm kiếm nhiều phương thức hợp tác để khẩn cấp thông qua khoản viện trợ quân sự giúp Ukraina chống xâm lược. Người Hồng Kông đặt hy vọng gì đối với vùng lãnh thổ này vào Năm con Rồng vừa bắt đầu với quẻ bói đầu năm. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

***

Ngày 10/02/2024, vận động tranh cử tại bang Nam Carolina, ông Trump đã tung ra một phát biểu chưa từng có: đe dọa các đồng minh NATO, khuyến khích Nga tấn công những quốc gia nào bị khép tội không đóng góp đủ cho ngân sách quốc phòng (“I would encourage them to do whatever the hell they want” (tạm dịch là : ‘‘Tôi sẽ khuyến khích họ làm bất cứ điều gì họ muốn’’).

Sổ toẹt ''nguyên tắc đoàn kết'' của NATO

Với phát biểu nói trên, cựu tổng thống Mỹ đã sổ toẹt nguyên tắc đoàn kết, từng giúp cho NATO tồn tại và phát triển trong suốt 75 năm qua, với phương châm một nước bị tấn công là tất cả bị tấn công. Các phát biểu cực đoan, ‘‘văng mạng’’, không phải là điều hiếm có với nhà tỉ phú, từng được lãnh đạo nước Mỹ đưa ra, nhưng tuyên bố được ví như ‘‘cơn sốc điện’’ nói trên, đang gây lo sợ và bất bình ghê gớm tại châu Âu. Lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu, Joseph Borrell, gọi đây là những lời lẽ ‘‘nguy hiểm’’ và ‘‘ngớ ngẩn’’, bởi Liên minh NATO gắn bó mật thiết hoàn toàn không phải là một câu lạc bộ lỏng lẻo, để ai muốn tham gia thế nào thì tham gia. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhắc lại là, không chỉ châu Âu cần đến Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ cũng cần đến các đồng minh. Còn tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên án các lời lẽ nhắm vào NATO của đối thủ đảng Cộng Hòa là ‘‘dốt nát’’, ‘‘hèn hạ’’, ‘‘nguy hiểm’’ và ‘‘chống lại nước Mỹ’’.

Ông Biden lưu ý: ‘‘chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một tổng thống hèn hạ như vậy trước một nhà độc tài Nga’’, đồng thời nhấn mạnh đến ‘‘cam kết thiêng liêng’’ của NATO, ‘‘dựa trên các nguyên tắc căn bản của tự do, an ninh và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, những điều mà Donald Trump coi như ‘‘một gánh nặng’’ và hoàn toàn không chia sẻ, bởi đối với ông ta mọi thứ ‘‘chỉ là hàng hóa’’.

Trên thực tế, tuyên bố gây sốc của Donald Trump và các phản ứng dữ dội chống lại Trump, là tiêu biểu cho hai quan điểm đối lập về thế giới chủ đạo tại Mỹ. Trump đại diện cho ‘‘chủ nghĩa biệt lập’’ (isolationisme), có ảnh hưởng mạnh tại Mỹ, với khẩu hiệu ‘‘nước Mỹ trên hết’’. Quan điểm thứ hai, mà chính quyền Biden theo đuổi, hướng đến xây dựng các liên minh, đối tác và khẳng định‘‘vai trò lãnh đạo của nước Mỹ giúp cho sự ổn định của thế giới’’ và đổi lại ‘‘người dân Mỹ cũng được hưởng lợi trực tiếp’’ về mặt công ăn việc làm, kinh tế thương mại, theo như phát biểu của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), khai mạc hôm 16/02.

Hỗ trợ quân sự Ukraina: Vượt cửa ải lớn Thượng Viện Mỹ

Cuộc đọ sức nổi bật nhất hiện nay, giữa hai quan điểm đối lập về thế giới này, liên quan đến các hỗ trợ quân sự cho Ukraina trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga. Hoa Kỳ có tiếp tục hậu thuẫn Ukraina, quốc gia trên tuyến đầu của khối các quốc gia dân chủ chống độc tài, hay bỏ mặc Kiev. Ngày 12/02, Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua gói hỗ trợ 95 tỉ đô la, trong đó có 60 tỉ đô la cho Ukraina. Để đạt được kết quả này, dự luật đã được sự ủng hộ của hơn 20 thượng nghị sĩ đối lập Cộng Hòa, bất chấp các đe dọa của phe Trump.

Theo báo chí Mỹ, hợp tác mật thiết giữa thủ lĩnh nhóm thiểu số Cộng Hòa Mitch McConnel với phe đa số Dân Chủ của Chuck Summer là một bí quyết của thành công. Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington cho biết thêm:

‘‘70 phiếu thuận, 29 phiếu chống: với đa số đặc biệt cao này, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua gói viện trợ. Tổng số tiền là 95 tỷ đô la, trong đó có 60 tỷ đô là dành riêng cho Ukraina. Phần còn lại dành cho Đài Loan, Israel và viện trợ nhân đạo. 70 phiếu thuận có nghĩa là khá nhiều đảng viên đảng Cộng Hòa, chính xác là 22 người, đã bỏ phiếu cho gói viện trợ này, cùng với đảng Dân Chủ.Trong số đó, có các cựu thành viên lực lượng vũ trang hoặc các giới chức dân cử gắn bó với an ninh quốc gia Mỹ, theo mô tả của một số người trong họ.Ngoài ra cũng còn có nhiều lãnh đạo thuộc phe thiểu số Cộng Hòa ở đó, bao gồm cả thủ lĩnh Mitch McConnel, người rất thiết tha với viện trợ cho Ukraina.

Tuy nhiên, 22 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận giờ đây gần như bị coi là những kẻ phản bội. Trước hết, họ chỉ chiếm chưa đến một nửa nhóm, và các thượng nghị sĩ khác đã làm mọi cách để ngăn chặn hoặc làm chậm cuộc bỏ phiếu cho khoản viện trợ này. Ông Donald Trump công khai phản đối viện trợ cho Ukraina, cũng như việc bỏ phiếu thuận cho gói viện trợ này.

22 thượng nghị sĩ cho biết họ không hề lo sợ về những hậu quả đối với bầu cử có thể xảy ra sau này, và đây là điều đúng đắn nên làm. Viễn cảnh này chắc chắn ít có khả năng xảy ra hơn ở Hạ Viện, nơi toàn bộ các ghế dân biểu sẽ được bầu lại vào tháng 11 tới. Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, trung thành với Donald Trump, là người quyết định các văn bản sẽ được đưa ra bỏ phiếu hay không, đã nói rõ rằng, đối với ông, đề xuất này là không thể chấp nhận được.’’

Hạ Viện: Đa số ủng hộ giúp Ukraina, nhưng dân biểu Cộng Hòa sợ Trump

Cửa ải Hạ Viện dường như rất khó vượt. Ngay sau khi dự luật được thông qua tại Thượng Viện, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, người do phe Trump dựng lên hồi tháng 10/2023, tuyên bố sẽ không đưa luật ra bỏ phiếu.

Theo thẩm định của các chính trị gia từ cả hai phía, nếu đưa ra bỏ phiếu, dự luật sẽ được thông qua. Đây là quan điểm của dân biểu Cộng Hòa Andy Biggs (bài ‘‘US aid for Ukraine: a new chance for $60bn to get through Congress ?/ Trợ giúp Mỹ cho Ukraina Cơ hội mới để khoản 60 tỉ đô la được Quốc Hội thông qua?, Financial Times, 14/02/2024). Lãnh đạo phe thiểu số Dân Chủ, Hekeem Jeffries, tin tưởng là sẽ có khoảng 300 trên 435 dân biểu ủng hộ.

Căng thẳng đang dâng cao khi một nhóm nhỏ dân biểu trung thành với Donald Trump đe dọa phế truất chủ tịch Hạ Viện, nếu ông Mike Jonhson đưa dự luật ra bỏ phiếu. Trong khi đó, phe Dân Chủ thiểu số tại Hạ Viện cũng chủ trương “sử dụng mọi công cụ lập pháp sẵn có” để dự luật được thông qua. Trong số các biện pháp được tính đến có “Discharge petition” (tạm dịch là ‘‘Kiến nghị đi tắt’’), vì chỉ cần được đa số dân biểu ủng hộ (quá 50%), dự luật sẽ được đưa ra bỏ phiếu, không phải qua cấp tiểu ban, cũng không chờ quyết định của chủ tịch Hạ Viện.

Thủ tục tưởng như đơn giản, vì chỉ cần quá một nửa số dân biểu ủng hộ là thành công, tuy nhiên trên thực tế không dễ, đặc biệt do bên Cộng Hòa có thể có rất ít người tham gia. Ủng hộ ‘‘Discharge petition’’ thường bị coi như phản bội lại đảng của mình. Biện pháp này trên thực tế cũng rất ít được sử dụng, và nếu được dùng, xác suất thành công không cao. Lần thành công gần nhất được ghi nhận cách nay 10 năm.

Dân biểu Cộng Hòa phải lựa chọn: Đi với nước Mỹ hay đi với Trump?

Theo một số nhà quan sát, dù sao việc một bộ phận phe Cộng Hòa ở Thượng Viện đoàn kết với phe Dân Chủ thông qua được luật đã là một đòn bất ngờ với Trump. Sau khi qua ải Thượng Viện, dự luật trực tiếp đặt các dân biểu Hạ Viện trước trách nhiệm với cử tri. Hôm 13/02, ngay sau khi luật được thông qua tại Thượng Viện, đích thân tổng thống Biden kêu gọi chủ tịch Hạ Viện ‘‘hãy để cho toàn thể Hạ Viện có cơ hội bày tỏ quan điểm, không để cho những tiếng nói cực đoan nhất ngăn chặn dự luật.’’ Tổng thống Biden cũng trực tiếp nói với các dân biểu Cộng Hòa: ‘‘Các vị sẽ chọn bảo vệ tự do hay đi theo đảng của độc tài, đàn áp ? Các vị chọn đi với Ukraina hay đi với Putin? Các vị chọn nước Mỹ hay chọn Trump ?’’.

Báo Anh The Guardian dự báo: ‘‘còn nhiều rào cản chính trị và cơ chế cần vượt qua, trước khi khối đa số dân biểu vốn không quen làm việc cùng nhau trong Hạ Viện có thể cùng nhau vượt qua được cả Johnson (tức chủ tịch Hạ Viện), và rộng hơn là thắng được Trump’’ (Bài ‘‘Sự lộn xộn của đảng Cộng Hòa trong việc viện trợ cho Ukraina vén lộ sự phục tùng của Đảng đối với Trump’’, The Guardian, 13/02/2024).

Trump ‘‘điều chỉnh chiến thuật’’ do áp lực nội bộ ?

Nếu gói viện trợ cho Ukraina được thông qua, bên hưởng lợi sẽ không chỉ là Ukraina, mà cả nền dân chủ Mỹ. Hậu thuẫn Ukraina là để bảo vệ nền dân chủ, chống độc tài. Thái độ tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chịu trách nhiệm trước cử tri, của các dân biểu Hạ Viện, cũng sẽ chính là liều thuốc giúp cho nước Mỹ tránh chìm sâu trong xu thế độc tài – dân túy.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa McConnell lưu ý, việc nghị sĩ lưỡng đảng đoàn kết ra luật hỗ trợ Ukraina cũng chính là nỗ lực ‘‘xây dựng lại kho vũ khí dân chủ (‘‘arsenal of democracy’’) và chứng minh cho các đồng minh cũng như đối thủ thấy rằng chúng ta nghiêm túc thực thi sức mạnh Mỹ”. Các đồng minh của Mỹ, như Anh, cũng kêu gọi Quốc Hội Mỹ ‘‘đứng về phía bảo vệ tự do’’ (phát biểu của ngoại trưởng Anh David Cameron).

Dường như bắt mạch được áp lực ủng hộ đang gia tăng trong nội bộ đảng Cộng Hòa, có thể khiến dự luật viện trợ Ukraina được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ Viện, Donald Trump trong một phát biểu tranh cử tại North Charleston (bang South Carolina) hôm 14/02, đã đổi hướng. Trump, người kiên quyết chống viện trợ cho Ukraina, giờ đây khẳng định chính ông mới là người thực sự bảo vệ quốc gia Đông Âu này nếu tái đắc cử, và lên án đối thủ Biden để mặc nước Nga xâm lược Ukraina.

Quẻ bói năm con Rồng cho đặc khu Hồng Kông

Hồng Kông tưng bừng đón Năm mới Giáp Thìn với lượng pháo hoa nhiều nhất kể từ năm 2019, bị cấm kể từ đó do phong trào phản kháng đòi dân chủ 2019, rồi Covid. Theo truyền thống Trung Quốc, con rồng – con vật huyền thoại duy nhất trong 12 con giáp - là năm chứa đầy hy vọng. Năm Rồng là năm được coi là may mắn với hôn nhân, địa ốc hay sinh nở. Số trẻ em sinh năm nay dự kiến cũng sẽ tăng vọt, tiếp nối xu thế từ ba năm nay, với tỉ lệ sinh tăng 38% trong năm con Thỏ (2023) (tức năm Mão với người Việt).

Tại Hồng Kông cũng có một truyền thống đầu năm mới xem vận mạng của toàn vùng lãnh thổ. Quẻ được rút tại một ngôi đền cổ. Thông tín viên Florence de Changy tường trình từ Hồng Kông:

‘‘Tại Hồng Kông, có một truyền thống rất lâu đời, liên quan đến một ngôi đền lớn thờ tướng Xa Công (Che Kung), thời nhà Tống. Hàng năm tại đây người ta tổ chức buổi rút quẻ tiên tri về Năm mới, cho toàn bộ vùng lãnh thổ này. Quẻ được rút ra từ 96 chiếc que nằm trong một chiếc ống tre. Mỗi que tương ứng với một điềm báo, trong đó 35 que mang ‘‘điềm lành’’, 17 mang ‘‘điềm xấu’’ và 44 là ‘‘điềm trung tính’’.Người đứng đầu các cộng đồng nông thôn Hồng Kông chịu trách nhiệm rút quẻ.

Năm nay, vị ‘‘thầy bói’’ rút được quẻ số 15, một quẻ “trung tính”, tương tự như sáu năm trước. Quẻ kèm theo lời giải thích là “Hồng Kông đang bị mắc kẹt trong một khu rừng”. Một lời tiên tri nghe rất giống với một lời chỉ trích, vào thời điểm mà nền kinh tế Hồng Kông đang gặp khó khăn: thị trường chứng khoán kém hiệu quả, giá bất động sản sụt giảm, khách du lịch giảm, các doanh nghiệp nhỏ đóng cửa.

Nhưng như để bù đắp cho vận xấu này, người ‘‘thầy bói’’ nói thêm rằng : năm nay thuận lợi với việc áp dụng điều 23 của bộ luật An ninh mới. Đây là điều mà người dân Hồng Kông từng kịch liệt bác bỏ trước đây. Điều luật dự kiến sẽ được áp dụng vào cuối năm nay, để hoàn thiện luật An ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt vào năm 2020.

Như vậy, năm Giáp Thìn 2024, cho dù dân Hồng Kông được trông đợi sẽ có thêm nhiều đứa trẻ sinh ra năm con Rồng, nhưng có nguy cơ sẽ là một năm đen tối nữa đối với các quyền tự do dân sự tại vùng lãnh thổ này’’.

  continue reading

26 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 401437864 series 1461624
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Thời sự giữa tháng 2/2024 nổi bật với phát biểu của Donald Trump để mặc Nga tấn công đồng minh NATO, được ví như ‘‘cơn sốc điện’’ với châu Âu. Diễn biến thu hút nhiều chú ý là khoản viện trợ quân sự 60 tỉ đô la giúp Ukraina kháng Nga, vừa được Thượng Viện Mỹ thông qua, nhưng đang bị ách lại tại Hạ Viện. Chính trị quốc tế và chính trị trong nước hòa trộn. Cựu tổng thống Trump, ra tái tranh cử, coi chống viện trợ cho Ukraina là điểm quyết đấu chống đương kim tổng thống.

Bất chấp các bế tắc trong hiện tại tưởng không thể vượt qua, nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ đang tìm kiếm nhiều phương thức hợp tác để khẩn cấp thông qua khoản viện trợ quân sự giúp Ukraina chống xâm lược. Người Hồng Kông đặt hy vọng gì đối với vùng lãnh thổ này vào Năm con Rồng vừa bắt đầu với quẻ bói đầu năm. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

***

Ngày 10/02/2024, vận động tranh cử tại bang Nam Carolina, ông Trump đã tung ra một phát biểu chưa từng có: đe dọa các đồng minh NATO, khuyến khích Nga tấn công những quốc gia nào bị khép tội không đóng góp đủ cho ngân sách quốc phòng (“I would encourage them to do whatever the hell they want” (tạm dịch là : ‘‘Tôi sẽ khuyến khích họ làm bất cứ điều gì họ muốn’’).

Sổ toẹt ''nguyên tắc đoàn kết'' của NATO

Với phát biểu nói trên, cựu tổng thống Mỹ đã sổ toẹt nguyên tắc đoàn kết, từng giúp cho NATO tồn tại và phát triển trong suốt 75 năm qua, với phương châm một nước bị tấn công là tất cả bị tấn công. Các phát biểu cực đoan, ‘‘văng mạng’’, không phải là điều hiếm có với nhà tỉ phú, từng được lãnh đạo nước Mỹ đưa ra, nhưng tuyên bố được ví như ‘‘cơn sốc điện’’ nói trên, đang gây lo sợ và bất bình ghê gớm tại châu Âu. Lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu, Joseph Borrell, gọi đây là những lời lẽ ‘‘nguy hiểm’’ và ‘‘ngớ ngẩn’’, bởi Liên minh NATO gắn bó mật thiết hoàn toàn không phải là một câu lạc bộ lỏng lẻo, để ai muốn tham gia thế nào thì tham gia. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhắc lại là, không chỉ châu Âu cần đến Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ cũng cần đến các đồng minh. Còn tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên án các lời lẽ nhắm vào NATO của đối thủ đảng Cộng Hòa là ‘‘dốt nát’’, ‘‘hèn hạ’’, ‘‘nguy hiểm’’ và ‘‘chống lại nước Mỹ’’.

Ông Biden lưu ý: ‘‘chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một tổng thống hèn hạ như vậy trước một nhà độc tài Nga’’, đồng thời nhấn mạnh đến ‘‘cam kết thiêng liêng’’ của NATO, ‘‘dựa trên các nguyên tắc căn bản của tự do, an ninh và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, những điều mà Donald Trump coi như ‘‘một gánh nặng’’ và hoàn toàn không chia sẻ, bởi đối với ông ta mọi thứ ‘‘chỉ là hàng hóa’’.

Trên thực tế, tuyên bố gây sốc của Donald Trump và các phản ứng dữ dội chống lại Trump, là tiêu biểu cho hai quan điểm đối lập về thế giới chủ đạo tại Mỹ. Trump đại diện cho ‘‘chủ nghĩa biệt lập’’ (isolationisme), có ảnh hưởng mạnh tại Mỹ, với khẩu hiệu ‘‘nước Mỹ trên hết’’. Quan điểm thứ hai, mà chính quyền Biden theo đuổi, hướng đến xây dựng các liên minh, đối tác và khẳng định‘‘vai trò lãnh đạo của nước Mỹ giúp cho sự ổn định của thế giới’’ và đổi lại ‘‘người dân Mỹ cũng được hưởng lợi trực tiếp’’ về mặt công ăn việc làm, kinh tế thương mại, theo như phát biểu của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), khai mạc hôm 16/02.

Hỗ trợ quân sự Ukraina: Vượt cửa ải lớn Thượng Viện Mỹ

Cuộc đọ sức nổi bật nhất hiện nay, giữa hai quan điểm đối lập về thế giới này, liên quan đến các hỗ trợ quân sự cho Ukraina trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga. Hoa Kỳ có tiếp tục hậu thuẫn Ukraina, quốc gia trên tuyến đầu của khối các quốc gia dân chủ chống độc tài, hay bỏ mặc Kiev. Ngày 12/02, Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua gói hỗ trợ 95 tỉ đô la, trong đó có 60 tỉ đô la cho Ukraina. Để đạt được kết quả này, dự luật đã được sự ủng hộ của hơn 20 thượng nghị sĩ đối lập Cộng Hòa, bất chấp các đe dọa của phe Trump.

Theo báo chí Mỹ, hợp tác mật thiết giữa thủ lĩnh nhóm thiểu số Cộng Hòa Mitch McConnel với phe đa số Dân Chủ của Chuck Summer là một bí quyết của thành công. Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington cho biết thêm:

‘‘70 phiếu thuận, 29 phiếu chống: với đa số đặc biệt cao này, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua gói viện trợ. Tổng số tiền là 95 tỷ đô la, trong đó có 60 tỷ đô là dành riêng cho Ukraina. Phần còn lại dành cho Đài Loan, Israel và viện trợ nhân đạo. 70 phiếu thuận có nghĩa là khá nhiều đảng viên đảng Cộng Hòa, chính xác là 22 người, đã bỏ phiếu cho gói viện trợ này, cùng với đảng Dân Chủ.Trong số đó, có các cựu thành viên lực lượng vũ trang hoặc các giới chức dân cử gắn bó với an ninh quốc gia Mỹ, theo mô tả của một số người trong họ.Ngoài ra cũng còn có nhiều lãnh đạo thuộc phe thiểu số Cộng Hòa ở đó, bao gồm cả thủ lĩnh Mitch McConnel, người rất thiết tha với viện trợ cho Ukraina.

Tuy nhiên, 22 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận giờ đây gần như bị coi là những kẻ phản bội. Trước hết, họ chỉ chiếm chưa đến một nửa nhóm, và các thượng nghị sĩ khác đã làm mọi cách để ngăn chặn hoặc làm chậm cuộc bỏ phiếu cho khoản viện trợ này. Ông Donald Trump công khai phản đối viện trợ cho Ukraina, cũng như việc bỏ phiếu thuận cho gói viện trợ này.

22 thượng nghị sĩ cho biết họ không hề lo sợ về những hậu quả đối với bầu cử có thể xảy ra sau này, và đây là điều đúng đắn nên làm. Viễn cảnh này chắc chắn ít có khả năng xảy ra hơn ở Hạ Viện, nơi toàn bộ các ghế dân biểu sẽ được bầu lại vào tháng 11 tới. Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, trung thành với Donald Trump, là người quyết định các văn bản sẽ được đưa ra bỏ phiếu hay không, đã nói rõ rằng, đối với ông, đề xuất này là không thể chấp nhận được.’’

Hạ Viện: Đa số ủng hộ giúp Ukraina, nhưng dân biểu Cộng Hòa sợ Trump

Cửa ải Hạ Viện dường như rất khó vượt. Ngay sau khi dự luật được thông qua tại Thượng Viện, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, người do phe Trump dựng lên hồi tháng 10/2023, tuyên bố sẽ không đưa luật ra bỏ phiếu.

Theo thẩm định của các chính trị gia từ cả hai phía, nếu đưa ra bỏ phiếu, dự luật sẽ được thông qua. Đây là quan điểm của dân biểu Cộng Hòa Andy Biggs (bài ‘‘US aid for Ukraine: a new chance for $60bn to get through Congress ?/ Trợ giúp Mỹ cho Ukraina Cơ hội mới để khoản 60 tỉ đô la được Quốc Hội thông qua?, Financial Times, 14/02/2024). Lãnh đạo phe thiểu số Dân Chủ, Hekeem Jeffries, tin tưởng là sẽ có khoảng 300 trên 435 dân biểu ủng hộ.

Căng thẳng đang dâng cao khi một nhóm nhỏ dân biểu trung thành với Donald Trump đe dọa phế truất chủ tịch Hạ Viện, nếu ông Mike Jonhson đưa dự luật ra bỏ phiếu. Trong khi đó, phe Dân Chủ thiểu số tại Hạ Viện cũng chủ trương “sử dụng mọi công cụ lập pháp sẵn có” để dự luật được thông qua. Trong số các biện pháp được tính đến có “Discharge petition” (tạm dịch là ‘‘Kiến nghị đi tắt’’), vì chỉ cần được đa số dân biểu ủng hộ (quá 50%), dự luật sẽ được đưa ra bỏ phiếu, không phải qua cấp tiểu ban, cũng không chờ quyết định của chủ tịch Hạ Viện.

Thủ tục tưởng như đơn giản, vì chỉ cần quá một nửa số dân biểu ủng hộ là thành công, tuy nhiên trên thực tế không dễ, đặc biệt do bên Cộng Hòa có thể có rất ít người tham gia. Ủng hộ ‘‘Discharge petition’’ thường bị coi như phản bội lại đảng của mình. Biện pháp này trên thực tế cũng rất ít được sử dụng, và nếu được dùng, xác suất thành công không cao. Lần thành công gần nhất được ghi nhận cách nay 10 năm.

Dân biểu Cộng Hòa phải lựa chọn: Đi với nước Mỹ hay đi với Trump?

Theo một số nhà quan sát, dù sao việc một bộ phận phe Cộng Hòa ở Thượng Viện đoàn kết với phe Dân Chủ thông qua được luật đã là một đòn bất ngờ với Trump. Sau khi qua ải Thượng Viện, dự luật trực tiếp đặt các dân biểu Hạ Viện trước trách nhiệm với cử tri. Hôm 13/02, ngay sau khi luật được thông qua tại Thượng Viện, đích thân tổng thống Biden kêu gọi chủ tịch Hạ Viện ‘‘hãy để cho toàn thể Hạ Viện có cơ hội bày tỏ quan điểm, không để cho những tiếng nói cực đoan nhất ngăn chặn dự luật.’’ Tổng thống Biden cũng trực tiếp nói với các dân biểu Cộng Hòa: ‘‘Các vị sẽ chọn bảo vệ tự do hay đi theo đảng của độc tài, đàn áp ? Các vị chọn đi với Ukraina hay đi với Putin? Các vị chọn nước Mỹ hay chọn Trump ?’’.

Báo Anh The Guardian dự báo: ‘‘còn nhiều rào cản chính trị và cơ chế cần vượt qua, trước khi khối đa số dân biểu vốn không quen làm việc cùng nhau trong Hạ Viện có thể cùng nhau vượt qua được cả Johnson (tức chủ tịch Hạ Viện), và rộng hơn là thắng được Trump’’ (Bài ‘‘Sự lộn xộn của đảng Cộng Hòa trong việc viện trợ cho Ukraina vén lộ sự phục tùng của Đảng đối với Trump’’, The Guardian, 13/02/2024).

Trump ‘‘điều chỉnh chiến thuật’’ do áp lực nội bộ ?

Nếu gói viện trợ cho Ukraina được thông qua, bên hưởng lợi sẽ không chỉ là Ukraina, mà cả nền dân chủ Mỹ. Hậu thuẫn Ukraina là để bảo vệ nền dân chủ, chống độc tài. Thái độ tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chịu trách nhiệm trước cử tri, của các dân biểu Hạ Viện, cũng sẽ chính là liều thuốc giúp cho nước Mỹ tránh chìm sâu trong xu thế độc tài – dân túy.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa McConnell lưu ý, việc nghị sĩ lưỡng đảng đoàn kết ra luật hỗ trợ Ukraina cũng chính là nỗ lực ‘‘xây dựng lại kho vũ khí dân chủ (‘‘arsenal of democracy’’) và chứng minh cho các đồng minh cũng như đối thủ thấy rằng chúng ta nghiêm túc thực thi sức mạnh Mỹ”. Các đồng minh của Mỹ, như Anh, cũng kêu gọi Quốc Hội Mỹ ‘‘đứng về phía bảo vệ tự do’’ (phát biểu của ngoại trưởng Anh David Cameron).

Dường như bắt mạch được áp lực ủng hộ đang gia tăng trong nội bộ đảng Cộng Hòa, có thể khiến dự luật viện trợ Ukraina được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ Viện, Donald Trump trong một phát biểu tranh cử tại North Charleston (bang South Carolina) hôm 14/02, đã đổi hướng. Trump, người kiên quyết chống viện trợ cho Ukraina, giờ đây khẳng định chính ông mới là người thực sự bảo vệ quốc gia Đông Âu này nếu tái đắc cử, và lên án đối thủ Biden để mặc nước Nga xâm lược Ukraina.

Quẻ bói năm con Rồng cho đặc khu Hồng Kông

Hồng Kông tưng bừng đón Năm mới Giáp Thìn với lượng pháo hoa nhiều nhất kể từ năm 2019, bị cấm kể từ đó do phong trào phản kháng đòi dân chủ 2019, rồi Covid. Theo truyền thống Trung Quốc, con rồng – con vật huyền thoại duy nhất trong 12 con giáp - là năm chứa đầy hy vọng. Năm Rồng là năm được coi là may mắn với hôn nhân, địa ốc hay sinh nở. Số trẻ em sinh năm nay dự kiến cũng sẽ tăng vọt, tiếp nối xu thế từ ba năm nay, với tỉ lệ sinh tăng 38% trong năm con Thỏ (2023) (tức năm Mão với người Việt).

Tại Hồng Kông cũng có một truyền thống đầu năm mới xem vận mạng của toàn vùng lãnh thổ. Quẻ được rút tại một ngôi đền cổ. Thông tín viên Florence de Changy tường trình từ Hồng Kông:

‘‘Tại Hồng Kông, có một truyền thống rất lâu đời, liên quan đến một ngôi đền lớn thờ tướng Xa Công (Che Kung), thời nhà Tống. Hàng năm tại đây người ta tổ chức buổi rút quẻ tiên tri về Năm mới, cho toàn bộ vùng lãnh thổ này. Quẻ được rút ra từ 96 chiếc que nằm trong một chiếc ống tre. Mỗi que tương ứng với một điềm báo, trong đó 35 que mang ‘‘điềm lành’’, 17 mang ‘‘điềm xấu’’ và 44 là ‘‘điềm trung tính’’.Người đứng đầu các cộng đồng nông thôn Hồng Kông chịu trách nhiệm rút quẻ.

Năm nay, vị ‘‘thầy bói’’ rút được quẻ số 15, một quẻ “trung tính”, tương tự như sáu năm trước. Quẻ kèm theo lời giải thích là “Hồng Kông đang bị mắc kẹt trong một khu rừng”. Một lời tiên tri nghe rất giống với một lời chỉ trích, vào thời điểm mà nền kinh tế Hồng Kông đang gặp khó khăn: thị trường chứng khoán kém hiệu quả, giá bất động sản sụt giảm, khách du lịch giảm, các doanh nghiệp nhỏ đóng cửa.

Nhưng như để bù đắp cho vận xấu này, người ‘‘thầy bói’’ nói thêm rằng : năm nay thuận lợi với việc áp dụng điều 23 của bộ luật An ninh mới. Đây là điều mà người dân Hồng Kông từng kịch liệt bác bỏ trước đây. Điều luật dự kiến sẽ được áp dụng vào cuối năm nay, để hoàn thiện luật An ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt vào năm 2020.

Như vậy, năm Giáp Thìn 2024, cho dù dân Hồng Kông được trông đợi sẽ có thêm nhiều đứa trẻ sinh ra năm con Rồng, nhưng có nguy cơ sẽ là một năm đen tối nữa đối với các quyền tự do dân sự tại vùng lãnh thổ này’’.

  continue reading

26 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh