Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Tết Nguyên Đán : Ký ức khó quên của người nước ngoài từng đón Tết tại Việt Nam
Manage episode 463718474 series 130294
« Chúc mừng năm mới, sức khỏe dồi dào ! »
« Các quý ông quý bà, chúc mừng năm mới và chúc sức khỏe ! »
« Chúc mừng năm mới! May mắn và mạnh khỏe ! »
Mở đầu tạp chí ngày mùng Một Tết Ất Tỵ là những lời chúc Tết bằng tiếng Việt của Prométhée Spathis, Frank Legrand và Patrick Hiep Nguyen, 3 trong số những người nước ngoài từng trải nghiệm đón Tết cổ truyền với người Việt ngay tại Việt Nam và chia sẻ ký ức ngày Tết với RFI tiếng Việt.
Là người nước ngoài, nhưng cũng như nhiều người Việt, ông Prométhée Spathis lại đặc biệt ấn tượng với không khí đặc biệt trên phố những ngày trước Tết. Qua 3 lần đón Tết Việt ở Việt Nam, ông cảm nhận rõ những bận rộn lo toan sắm sửa Tết nhất. Prométhée Spathis hào hứng kể lại :
« Được ở Việt Nam vào dịp Tết thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đã có cơ hội đến Việt Nam nhiều lần, nhưng trước đây chúng tôi luôn được cảnh báo rằng khi đi du lịch rằng đó là khoảng thời gian có ít hoạt động vì các cửa hàng, ngay cả những cửa hàng bán đồ thiết yếu, đều có thể đóng cửa. Và điều này khiến chuyến đi phức tạp hơn. Thế nên, ngay từ những chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam đơn thuần vì công việc, tôi luôn tránh dịp Tết. Sau đó vài năm, trong những chuyến đi vì lý do cá nhân riêng tư, tôi mới có cơ hội ăn Tết trong một một gia đình Việt Nam, đó là gia đình của vợ tôi.
Trong dịp Tết, có nhiều điều gây ấn tượng với tôi, vì đó thực sự là những điều rất đặc biệt. Tôi cứ nghĩ là đã biết Việt Nam, nhưng vào dịp Tết thì mọi điều đều thay đổi : tinh thần của người dân, cũng như các hoạt động thực sự rất khác biệt so với thời gian còn lại trong năm.
Nổi bật nhất, dĩ nhiên là toàn bộ công việc chuẩn bị đón Tết. Trong các gia đình người Việt, mọi người bắt đầu với việc dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, từ trong ra ngoài, dĩ nhiên là để xua đuổi vận rủi hoặc những chuyện không may mắn trong năm qua. Mọi thứ sẽ được dọn dẹp, chỉnh trang, cả bàn thờ tổ tiên nữa.
Và dĩ nhiên, sau đó là việc trang trí. Đây là điều khá đặc biệt, theo từng thành phố. Tôi khi đó ở Hà Nội, chúng tôi thấy hoa đào và mua loại hoa này. Vâng, đây thực sự là một nhiệm vụ quan trọng. Trên đường phố, chúng tôi cũng thấy những người giao hàng đi xe máy, chở những chậu hoa đào, quất rất to ở yên sau xe. Thành phố tràn ngập những chiếc xe máy trông cứ như những cái cây đang chuyển động xung quanh chúng tôi. Thực sự là như những khu rừng di động dọc theo những con đường mà người ta chở những chậu cây, hoa đó.
Tiếp theo, tất nhiên là mọi người trang trí tường và cửa bằng những món đồ trang trí màu đỏ và vàng, những màu sắc mang lại may mắn vì đó là những màu gắn với an khang, thịnh vượng và hạnh phúc.
Sau đó thì cũng phải chuẩn bị các món ăn đặc biệt dành cho Tết. Điều khá thú vị là thường thì mọi người tập trung trong gia đình để chuẩn bị, ví dụ ở miền Bắc là món bánh chưng hình vuông, phải nấu đến 8-10 tiếng. Đây là món chúng tôi ăn trong suốt nhiều ngày sau Tết, và tặng cả cho những ai đến nhà thăm. Nhưng tôi phải thừa nhận là ăn bánh chưng liền vài ngày thì cũng khó tiêu, và kiểu ăn nhiều quá cũng thấy mất ngon.
Và tất nhiên, còn có nem. Có khách đến thì còn có món thịt gà luộc. Thật là khó tin, đó là một con gà được luộc chín, ăn nguội cùng với gia vị, tiêu, muối và chanh. Món này có vẻ hơi vô vị, nhưng cũng khá thú vị vì thường thì dù con gà đã được luộc chín, nhưng vẫn được bày biện với phần đầu gà vươn cao.
Và trong số những món ăn khác mà mọi người chuẩn bị, có một số món được đặt lên bàn thờ để mời tổ tiên. Mọi người đón Tết với tổ tiên, mỗi nhà đều có bàn thờ, thắp nến và hương/nhang trong thời gian này để mời tổ tiên về đón Tết và phù hộ cho gia đình. Điều này rất thú vị ».
Đặc biệt ấn tượng về bầu không khí mọi nhà tất bật chuẩn bị trước Tết, nhưng ông Prométhée Spathis cảm nhận thế nào về những gì diễn ra vào đúng những ngày Tết ?
« Tết thực sự là khoảng thời gian mà tôi đặc biệt thích. Đây là giai đoạn mang tính lễ hội cao, với bầu không khí vui vẻ và rất thân thiện, dễ chịu, là thời điểm mọi người tránh cãi vã với nhau, tránh những chủ đề chọc giận người khác, đón năm mới với tinh thần lạc quan. Thế nhưng, Tết cũng là dịp để mọi người hướng về gia đình, nên rất đông thành viên trong gia đình đi thăm nhau. Và đây nhiều khi cũng là cơ hội để đi thăm những người đã lâu không gặp vì họ sống ở xa.
Nhưng đây cũng là giai đoạn với nhiều điều phải tuân thủ chặt chẽ, bởi vì có những truyền thống mọi người phải tôn trọng, như dâng lễ lên tổ tiên, hay việc bài trí nhà cửa, chuẩn bị các món ăn Tết. Ngoài những nghi lễ cổ truyền cần được thủ thì cũng có những hoạt động truyền thống, ví dụ gia đình cùng nhau chơi các trò chơi. Đây thực sự là một khoảng thời gian có rất nhiều hoạt động, và rất đặc biệt, với bầu không khí đặc biệt, rất riêng so với thời gian còn lại trong năm, thực sự là có 1 không 2, quả thực là mang lại hạnh phúc cho mọi người. Ai cũng vô cùng lạc quan, vui vẻ trong bầu không khí tốt đẹp để mọi chuyện trong năm mới diễn ra thật là thuận lợi ».
Cũng giống như Prométhée Spathis, ông Frank Legrand cũng là một người Pháp có nhiều trải nghiệm với Tết Việt, vì cũng là « chàng rể Việt » được hưởng không khí Tết nhất ấm cúng với gia đình tại Việt Nam. Ông Frank Legrand chia sẻ :
« Thực ra là từ năm 2005 đến nay cũng đã là khá lâu, kể lại những kỷ niệm của lần đầu đón Tết Việt thì hơi khó, chúng tôi cũng đã ăn Tết 4 lần ở Việt Nam, nên tôi cũng không nhớ rõ lần đầu đón Tết, nhưng tôi nhớ rõ lần gần đây nhất bởi vì khi đó có cả con gái của tôi. Chúng tôi đón Tết cùng gia đình ở thành phố Hải Dương, nơi gia đình vợ tôi sinh sống, nên nói chung, mọi chuyện diễn ra rất tốt đẹp. Cả gia đình tiếp đón chúng tôi, chúng tôi được ăn rất ngon, đa dạng và ăn rất nhiều, thậm chí là hơi nhiều (cười). Vâng có thể điều này đúng là không được tốt lắm, vì chúng tôi đã tăng cân.
Chúng tôi cũng đi đến nhà các thành viên trong gia đình, nhà bạn bè. Đây là những thời khắc rất tuyệt. Quả thực là chúng tôi có nhiều kỷ niệm về những lúc tuyệt vời trong ngày Tết. Ví dụ như cách nay 3 năm, cùng với con gái và mẹ vợ tôi, chúng tôi đã gói bánh chưng, có gạo, có thịt gói trong lá dong. Chúng tôi gói bánh chưng vuông. Mọi người trong gia đình cùng nấu bánh, khá lâu. Đến hôm sau thì chúng tôi ăn bánh chưng và mang biếu tặng cho mọi người trong gia đình.
Về không khí Tết, người ta treo nhiều cờ, các cửa hàng cửa hiệu bán rất nhiều thực phẩm và nhiều đồ trang trí cho ngày Tết. Thế nên, không khí những ngày này rất là khác biệt, nhất là về thực phẩm. Tôi vừa nói đến việc gói và nấu bánh nhưng, nhưng ăn bánh chưng thì lại là chuyện khác, như một thành tích vì chiếc bánh khá to và ngày nào chúng tôi cũng ăn. Thức ăn khác cũng rất nhiều.
Các món Tết và bầu không khí Tết là hai đều đặc biệt nhất. Ví dụ như vừa nãy, trên đường phố, chúng tôi thấy một trường võ cổ truyền Việt Nam. Họ đã bắt đầu luyện tập múa sư tử và đánh trống. Đó là những điều rất hay mà chúng tôi không thể quên. Đó là những điều rất riêng của đất nước Việt Nam, mà chúng tôi không chắc có thể thấy ở đâu khác. Vào dịp lễ Tết, tất cả mọi người đều trở về với gia đình ».
Khác với Prométhée Spathis và Frank Legrand , ông Patrick Hiep NGUYEN, người Pháp, có một phần huyết thống Việt, lại được đón Tết ở Việt Nam trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Ông hồi tưởng :
« Tôi là con lai, bố tôi là người Việt. Đối với bố tôi, đón Tết là một điều rất quan trọng, nhưng chủ yếu là chỉ trong gia đình, với các bữa ăn, chứ không phải kiểu lễ Tết truyền thống. Trên bàn lúc nào cũng có bánh chưng. Và vào dịp Tết, bố tôi thắp hương. Đối với tôi, ngày Tết chỉ mang tính gia đình. Ngoài khuôn khổ gia đình, tại Paris, Tết Việt chỉ được tổ chức ở các Hiệp hội của người Việt.
Tháng 10/2000, tôi đến Việt Nam để thực hiện hai công tác : dạy tiếng Pháp ở trường trung học Nguyễn Trãi và triển khai chương trình hợp tác giữa thành phố Montreuil (ngoại ô Paris) và tỉnh Hải Dương. Tôi đã ở Việt Nam 3 năm. Do năm đầu khi tôi đến là tháng 10 nên sau đó không lâu lần đầu tiên tôi được đón Tết ở Việt Nam ».
Điều gì cũng gây ngạc nhiên cho tôi cả. Hải Dương khi đó vẫn chưa phải là thành phố. Ngoài đường lúc nào cũng có người, có rất nhiều hoạt động diễn ra bên ngoài nhà. Trong những ngày trước Tết, thậm chí là trong vòng vài tuần trước Tết, người người ra đường, họ đi mua sắm, đâu đâu không khí cũng rất sôi động. Và ngoài đường bày bán rất nhiều cành đào, mà vào các thời điểm khác trong năm thì không thấy có.
Trước Tết vài ngày, có một ngày (ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo chầu trời), người ta đốt rất nhiều thứ ở trên phố, nếu tôi không lầm thì là để gửi cho ông bà tổ tiên. Thực sự đây là điều rất đặc biệt, 100% Việt, và gây kinh ngạc. Trước đó, khi ở Paris, tôi chưa từng biết đến chuyện này. Và đây là tục lệ đầu tiên trong dịp Tết khiến tôi ngạc nhiên.
Những người bạn Việt sau đó đã giải thích cho tôi hiểu là phải trả hết nợ nần trước Tết. Tôi thấy điều này vừa đáng ngạc nhiên, vừa rất hay. Ngoài ra, cũng phải dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ nhà cửa. Tôi đã rất hiếu kỳ khi thấy mọi người tích cực đến như vậy trong việc chuẩn bị Tết, không chỉ là chuẩn bị bữa ăn ngày Tết.
Ngạc nhiên, hiếu kỳ về những gì trước đó ông không hề biết là những điều được ông Patrick Hiep NGUYEN nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt :
« Và đến ngày Tết thì thật thú vị : Thành phố bỗng dưng yên ắng, vắng lặng khác thường, chẳng còn ai, hay gần như không còn một bóng người trên đường phố. Các cửa hàng thì đóng cửa, quán ăn cũng hầu như không mở. Khi đó tôi được bố trí ở tại Nhà khách của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương.
Bình thường đến bữa tôi ăn bên ngoài, nhưng đến Tết, chính điều này gây khó khăn cho tôi, bởi vì chỉ còn rất ít quán ăn mở cửa. Nhưng những người bạn Việt của tôi đã mời tôi đến ăn. Cứ đến bữa là tôi lại được mời đến ăn ở nhà họ. Tôi thực sự cảm động. Tôi cũng rất hiếu kỳ khi thấy ai cũng đi chúc Tết người khác. Mọi người đi từ nhà này đến nhà khác để chúc Tết bạn bè, gia đình, ít nhất là cũng cả ngày. Điều này thì trước đó tôi cũng không hề biết. Và khi đến nhà ai thì mọi người cũng được mời ăn và tất nhiên là có nhiều rượu. Kỷ lục là tôi đã ăn tới 5 bữa trong một ngày Tết, không thể từ chối được.
Tôi đã tự hỏi là làm thế nào tiếp khách đến nhà mình chúc Tết khi mà chính mình cũng cứ đi chú Tết nhà khác. Câu trả lời là : Cứ đi thôi, nếu không gặp thì sẽ lại quay lại lần nữa. Tôi thấy đây là một lối suy nghĩ rất thanh thản, nhẹ nhàng và khiến tôi rất thích.
Tôi cũng cảm thấy hiếu kỳ về việc người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa nhà ai đó thì sẽ có thể mang lại may mắn hay rủi ro, tùy vào từng người. Nhưng tôi không hiểu rõ lắm là phải là người thế nào thì mới mang lại may mắn. Nhưng dường như thì dẫu sao đây là điều rất, rất quan trọng đối với nhiều người.
Vậy đấy, nhưng mà những kỷ niệm này thì cũng là từ cách đây nhiều năm rồi ».
Khi được hỏi Tết Việt có điều gì khiến ông không thích lắm, ông Patrick Hiep NGUYEN bật cười nói : « Không, không có gì. Ban đầu thì tôi không thích bánh chưng lắm, nhưng rồi tôi cũng đã bắt đầu thích thực sự. Điều mà tôi thích nữa là đến cuối cùng thì sẽ có một cách ăn bánh chưng khác : rán bánh chưng lên rồi ăn. Trước đó tôi cũng không biết có thể ăn như vậy. Tôi thấy ăn như vậy cũng rất, rất ngon. Tôi cũng rất thích ».
Sau khi được khám phá, trải nghiệm những cái Tết cổ truyền như vậy, liệu những người nước ngoài này còn muốn đón Tết Việt kiểu người Việt và ở Việt Nam nữa hay không ? Ông Prométhée Spathis hào hứng chia sẻ : « Tôi chỉ có một mong muốn, đó là lại nhanh chóng đến dịp Tết để tôi có thể tận hưởng thời gian bên những người thân yêu và bạn bè của mình, và để có thể được ở đó mang lại niềm vui cho mọi người và để chúc mọi người những gì tốt đẹp nhất cho năm mới ».
Với nhiều kinh nghiệm đón Tết Nguyên Đán, ông Franck Legrand có một vài lời khuyên cho những người nước ngoài muốn đến Việt Nam vào dịp Tết : « Vì cửa hàng cửa hiệu thường đóng cửa vào Tết nên đây không phải một thời điểm tốt để đi du lịch. Mọi người thực sự đến Việt Nam để đón Tết, để quây quần với gia đình, chứ không phải để đi du lịch. Nhưng nếu quý vị không sợ đến Việt Nam trong dịp Tết, thì ít nhất cũng đó là 1 lần để xem Tết Việt là thế nào.
Tuy nhiên, tốt hơn là nên đến từ trước Tết, bởi vì trong những ngày Tết, sẽ khó mua sắm và có các hoạt động khác. Đến Việt Nam trước Tết cũng là để tranh thủ tận hưởng việc chuẩn bị Tết nhất, tận hưởng ngày Tết, đón Giao Thừa. Và một lời khuyên khác của tôi là quý vị đừng đến cửa hàng cửa hiệu vào ngày đầu năm vì nếu quý vị không mua gì thì sẽ mang lại vận rủi cho người kinh doanh đó trong suốt cả năm ».
Còn đối với ông Patrick Hiep NGUYEN, đã 25 năm trôi qua kể từ lần đầu đón Tết ở Việt Nam, giờ đây ký ức vẫn còn in đậm trong tâm trí ông, với những kỷ niệm mà ông trân trọng nói là « không bao giờ có thể quên », nhất là bởivì « đâu đâu cũng có những vòng tay rộng mở đón chào nhau », với « sự tiếp đón nồng hậu của tất cả mọi người dành cho nhau ». Không chỉ mong mỏi trở về Việt Nam đón Tết cổ truyền như Prométhée Spathis và Franck Legrand, còn hơn thế nữa, ông Patrick Hiep NGUYEN muốn được sống một phần đời nơi quê cha đất tổ.
Khép lại chương trình, xin kính chúc quý vị thính giả, độc giả khắp năm châu của RFI tiếng Việt một năm mới mạnh khỏe, vạn sự như ý. Mong một năm mới bình an cho tất cả mọi nhà ! CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
158 tập
Manage episode 463718474 series 130294
« Chúc mừng năm mới, sức khỏe dồi dào ! »
« Các quý ông quý bà, chúc mừng năm mới và chúc sức khỏe ! »
« Chúc mừng năm mới! May mắn và mạnh khỏe ! »
Mở đầu tạp chí ngày mùng Một Tết Ất Tỵ là những lời chúc Tết bằng tiếng Việt của Prométhée Spathis, Frank Legrand và Patrick Hiep Nguyen, 3 trong số những người nước ngoài từng trải nghiệm đón Tết cổ truyền với người Việt ngay tại Việt Nam và chia sẻ ký ức ngày Tết với RFI tiếng Việt.
Là người nước ngoài, nhưng cũng như nhiều người Việt, ông Prométhée Spathis lại đặc biệt ấn tượng với không khí đặc biệt trên phố những ngày trước Tết. Qua 3 lần đón Tết Việt ở Việt Nam, ông cảm nhận rõ những bận rộn lo toan sắm sửa Tết nhất. Prométhée Spathis hào hứng kể lại :
« Được ở Việt Nam vào dịp Tết thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đã có cơ hội đến Việt Nam nhiều lần, nhưng trước đây chúng tôi luôn được cảnh báo rằng khi đi du lịch rằng đó là khoảng thời gian có ít hoạt động vì các cửa hàng, ngay cả những cửa hàng bán đồ thiết yếu, đều có thể đóng cửa. Và điều này khiến chuyến đi phức tạp hơn. Thế nên, ngay từ những chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam đơn thuần vì công việc, tôi luôn tránh dịp Tết. Sau đó vài năm, trong những chuyến đi vì lý do cá nhân riêng tư, tôi mới có cơ hội ăn Tết trong một một gia đình Việt Nam, đó là gia đình của vợ tôi.
Trong dịp Tết, có nhiều điều gây ấn tượng với tôi, vì đó thực sự là những điều rất đặc biệt. Tôi cứ nghĩ là đã biết Việt Nam, nhưng vào dịp Tết thì mọi điều đều thay đổi : tinh thần của người dân, cũng như các hoạt động thực sự rất khác biệt so với thời gian còn lại trong năm.
Nổi bật nhất, dĩ nhiên là toàn bộ công việc chuẩn bị đón Tết. Trong các gia đình người Việt, mọi người bắt đầu với việc dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, từ trong ra ngoài, dĩ nhiên là để xua đuổi vận rủi hoặc những chuyện không may mắn trong năm qua. Mọi thứ sẽ được dọn dẹp, chỉnh trang, cả bàn thờ tổ tiên nữa.
Và dĩ nhiên, sau đó là việc trang trí. Đây là điều khá đặc biệt, theo từng thành phố. Tôi khi đó ở Hà Nội, chúng tôi thấy hoa đào và mua loại hoa này. Vâng, đây thực sự là một nhiệm vụ quan trọng. Trên đường phố, chúng tôi cũng thấy những người giao hàng đi xe máy, chở những chậu hoa đào, quất rất to ở yên sau xe. Thành phố tràn ngập những chiếc xe máy trông cứ như những cái cây đang chuyển động xung quanh chúng tôi. Thực sự là như những khu rừng di động dọc theo những con đường mà người ta chở những chậu cây, hoa đó.
Tiếp theo, tất nhiên là mọi người trang trí tường và cửa bằng những món đồ trang trí màu đỏ và vàng, những màu sắc mang lại may mắn vì đó là những màu gắn với an khang, thịnh vượng và hạnh phúc.
Sau đó thì cũng phải chuẩn bị các món ăn đặc biệt dành cho Tết. Điều khá thú vị là thường thì mọi người tập trung trong gia đình để chuẩn bị, ví dụ ở miền Bắc là món bánh chưng hình vuông, phải nấu đến 8-10 tiếng. Đây là món chúng tôi ăn trong suốt nhiều ngày sau Tết, và tặng cả cho những ai đến nhà thăm. Nhưng tôi phải thừa nhận là ăn bánh chưng liền vài ngày thì cũng khó tiêu, và kiểu ăn nhiều quá cũng thấy mất ngon.
Và tất nhiên, còn có nem. Có khách đến thì còn có món thịt gà luộc. Thật là khó tin, đó là một con gà được luộc chín, ăn nguội cùng với gia vị, tiêu, muối và chanh. Món này có vẻ hơi vô vị, nhưng cũng khá thú vị vì thường thì dù con gà đã được luộc chín, nhưng vẫn được bày biện với phần đầu gà vươn cao.
Và trong số những món ăn khác mà mọi người chuẩn bị, có một số món được đặt lên bàn thờ để mời tổ tiên. Mọi người đón Tết với tổ tiên, mỗi nhà đều có bàn thờ, thắp nến và hương/nhang trong thời gian này để mời tổ tiên về đón Tết và phù hộ cho gia đình. Điều này rất thú vị ».
Đặc biệt ấn tượng về bầu không khí mọi nhà tất bật chuẩn bị trước Tết, nhưng ông Prométhée Spathis cảm nhận thế nào về những gì diễn ra vào đúng những ngày Tết ?
« Tết thực sự là khoảng thời gian mà tôi đặc biệt thích. Đây là giai đoạn mang tính lễ hội cao, với bầu không khí vui vẻ và rất thân thiện, dễ chịu, là thời điểm mọi người tránh cãi vã với nhau, tránh những chủ đề chọc giận người khác, đón năm mới với tinh thần lạc quan. Thế nhưng, Tết cũng là dịp để mọi người hướng về gia đình, nên rất đông thành viên trong gia đình đi thăm nhau. Và đây nhiều khi cũng là cơ hội để đi thăm những người đã lâu không gặp vì họ sống ở xa.
Nhưng đây cũng là giai đoạn với nhiều điều phải tuân thủ chặt chẽ, bởi vì có những truyền thống mọi người phải tôn trọng, như dâng lễ lên tổ tiên, hay việc bài trí nhà cửa, chuẩn bị các món ăn Tết. Ngoài những nghi lễ cổ truyền cần được thủ thì cũng có những hoạt động truyền thống, ví dụ gia đình cùng nhau chơi các trò chơi. Đây thực sự là một khoảng thời gian có rất nhiều hoạt động, và rất đặc biệt, với bầu không khí đặc biệt, rất riêng so với thời gian còn lại trong năm, thực sự là có 1 không 2, quả thực là mang lại hạnh phúc cho mọi người. Ai cũng vô cùng lạc quan, vui vẻ trong bầu không khí tốt đẹp để mọi chuyện trong năm mới diễn ra thật là thuận lợi ».
Cũng giống như Prométhée Spathis, ông Frank Legrand cũng là một người Pháp có nhiều trải nghiệm với Tết Việt, vì cũng là « chàng rể Việt » được hưởng không khí Tết nhất ấm cúng với gia đình tại Việt Nam. Ông Frank Legrand chia sẻ :
« Thực ra là từ năm 2005 đến nay cũng đã là khá lâu, kể lại những kỷ niệm của lần đầu đón Tết Việt thì hơi khó, chúng tôi cũng đã ăn Tết 4 lần ở Việt Nam, nên tôi cũng không nhớ rõ lần đầu đón Tết, nhưng tôi nhớ rõ lần gần đây nhất bởi vì khi đó có cả con gái của tôi. Chúng tôi đón Tết cùng gia đình ở thành phố Hải Dương, nơi gia đình vợ tôi sinh sống, nên nói chung, mọi chuyện diễn ra rất tốt đẹp. Cả gia đình tiếp đón chúng tôi, chúng tôi được ăn rất ngon, đa dạng và ăn rất nhiều, thậm chí là hơi nhiều (cười). Vâng có thể điều này đúng là không được tốt lắm, vì chúng tôi đã tăng cân.
Chúng tôi cũng đi đến nhà các thành viên trong gia đình, nhà bạn bè. Đây là những thời khắc rất tuyệt. Quả thực là chúng tôi có nhiều kỷ niệm về những lúc tuyệt vời trong ngày Tết. Ví dụ như cách nay 3 năm, cùng với con gái và mẹ vợ tôi, chúng tôi đã gói bánh chưng, có gạo, có thịt gói trong lá dong. Chúng tôi gói bánh chưng vuông. Mọi người trong gia đình cùng nấu bánh, khá lâu. Đến hôm sau thì chúng tôi ăn bánh chưng và mang biếu tặng cho mọi người trong gia đình.
Về không khí Tết, người ta treo nhiều cờ, các cửa hàng cửa hiệu bán rất nhiều thực phẩm và nhiều đồ trang trí cho ngày Tết. Thế nên, không khí những ngày này rất là khác biệt, nhất là về thực phẩm. Tôi vừa nói đến việc gói và nấu bánh nhưng, nhưng ăn bánh chưng thì lại là chuyện khác, như một thành tích vì chiếc bánh khá to và ngày nào chúng tôi cũng ăn. Thức ăn khác cũng rất nhiều.
Các món Tết và bầu không khí Tết là hai đều đặc biệt nhất. Ví dụ như vừa nãy, trên đường phố, chúng tôi thấy một trường võ cổ truyền Việt Nam. Họ đã bắt đầu luyện tập múa sư tử và đánh trống. Đó là những điều rất hay mà chúng tôi không thể quên. Đó là những điều rất riêng của đất nước Việt Nam, mà chúng tôi không chắc có thể thấy ở đâu khác. Vào dịp lễ Tết, tất cả mọi người đều trở về với gia đình ».
Khác với Prométhée Spathis và Frank Legrand , ông Patrick Hiep NGUYEN, người Pháp, có một phần huyết thống Việt, lại được đón Tết ở Việt Nam trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Ông hồi tưởng :
« Tôi là con lai, bố tôi là người Việt. Đối với bố tôi, đón Tết là một điều rất quan trọng, nhưng chủ yếu là chỉ trong gia đình, với các bữa ăn, chứ không phải kiểu lễ Tết truyền thống. Trên bàn lúc nào cũng có bánh chưng. Và vào dịp Tết, bố tôi thắp hương. Đối với tôi, ngày Tết chỉ mang tính gia đình. Ngoài khuôn khổ gia đình, tại Paris, Tết Việt chỉ được tổ chức ở các Hiệp hội của người Việt.
Tháng 10/2000, tôi đến Việt Nam để thực hiện hai công tác : dạy tiếng Pháp ở trường trung học Nguyễn Trãi và triển khai chương trình hợp tác giữa thành phố Montreuil (ngoại ô Paris) và tỉnh Hải Dương. Tôi đã ở Việt Nam 3 năm. Do năm đầu khi tôi đến là tháng 10 nên sau đó không lâu lần đầu tiên tôi được đón Tết ở Việt Nam ».
Điều gì cũng gây ngạc nhiên cho tôi cả. Hải Dương khi đó vẫn chưa phải là thành phố. Ngoài đường lúc nào cũng có người, có rất nhiều hoạt động diễn ra bên ngoài nhà. Trong những ngày trước Tết, thậm chí là trong vòng vài tuần trước Tết, người người ra đường, họ đi mua sắm, đâu đâu không khí cũng rất sôi động. Và ngoài đường bày bán rất nhiều cành đào, mà vào các thời điểm khác trong năm thì không thấy có.
Trước Tết vài ngày, có một ngày (ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo chầu trời), người ta đốt rất nhiều thứ ở trên phố, nếu tôi không lầm thì là để gửi cho ông bà tổ tiên. Thực sự đây là điều rất đặc biệt, 100% Việt, và gây kinh ngạc. Trước đó, khi ở Paris, tôi chưa từng biết đến chuyện này. Và đây là tục lệ đầu tiên trong dịp Tết khiến tôi ngạc nhiên.
Những người bạn Việt sau đó đã giải thích cho tôi hiểu là phải trả hết nợ nần trước Tết. Tôi thấy điều này vừa đáng ngạc nhiên, vừa rất hay. Ngoài ra, cũng phải dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ nhà cửa. Tôi đã rất hiếu kỳ khi thấy mọi người tích cực đến như vậy trong việc chuẩn bị Tết, không chỉ là chuẩn bị bữa ăn ngày Tết.
Ngạc nhiên, hiếu kỳ về những gì trước đó ông không hề biết là những điều được ông Patrick Hiep NGUYEN nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt :
« Và đến ngày Tết thì thật thú vị : Thành phố bỗng dưng yên ắng, vắng lặng khác thường, chẳng còn ai, hay gần như không còn một bóng người trên đường phố. Các cửa hàng thì đóng cửa, quán ăn cũng hầu như không mở. Khi đó tôi được bố trí ở tại Nhà khách của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương.
Bình thường đến bữa tôi ăn bên ngoài, nhưng đến Tết, chính điều này gây khó khăn cho tôi, bởi vì chỉ còn rất ít quán ăn mở cửa. Nhưng những người bạn Việt của tôi đã mời tôi đến ăn. Cứ đến bữa là tôi lại được mời đến ăn ở nhà họ. Tôi thực sự cảm động. Tôi cũng rất hiếu kỳ khi thấy ai cũng đi chúc Tết người khác. Mọi người đi từ nhà này đến nhà khác để chúc Tết bạn bè, gia đình, ít nhất là cũng cả ngày. Điều này thì trước đó tôi cũng không hề biết. Và khi đến nhà ai thì mọi người cũng được mời ăn và tất nhiên là có nhiều rượu. Kỷ lục là tôi đã ăn tới 5 bữa trong một ngày Tết, không thể từ chối được.
Tôi đã tự hỏi là làm thế nào tiếp khách đến nhà mình chúc Tết khi mà chính mình cũng cứ đi chú Tết nhà khác. Câu trả lời là : Cứ đi thôi, nếu không gặp thì sẽ lại quay lại lần nữa. Tôi thấy đây là một lối suy nghĩ rất thanh thản, nhẹ nhàng và khiến tôi rất thích.
Tôi cũng cảm thấy hiếu kỳ về việc người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa nhà ai đó thì sẽ có thể mang lại may mắn hay rủi ro, tùy vào từng người. Nhưng tôi không hiểu rõ lắm là phải là người thế nào thì mới mang lại may mắn. Nhưng dường như thì dẫu sao đây là điều rất, rất quan trọng đối với nhiều người.
Vậy đấy, nhưng mà những kỷ niệm này thì cũng là từ cách đây nhiều năm rồi ».
Khi được hỏi Tết Việt có điều gì khiến ông không thích lắm, ông Patrick Hiep NGUYEN bật cười nói : « Không, không có gì. Ban đầu thì tôi không thích bánh chưng lắm, nhưng rồi tôi cũng đã bắt đầu thích thực sự. Điều mà tôi thích nữa là đến cuối cùng thì sẽ có một cách ăn bánh chưng khác : rán bánh chưng lên rồi ăn. Trước đó tôi cũng không biết có thể ăn như vậy. Tôi thấy ăn như vậy cũng rất, rất ngon. Tôi cũng rất thích ».
Sau khi được khám phá, trải nghiệm những cái Tết cổ truyền như vậy, liệu những người nước ngoài này còn muốn đón Tết Việt kiểu người Việt và ở Việt Nam nữa hay không ? Ông Prométhée Spathis hào hứng chia sẻ : « Tôi chỉ có một mong muốn, đó là lại nhanh chóng đến dịp Tết để tôi có thể tận hưởng thời gian bên những người thân yêu và bạn bè của mình, và để có thể được ở đó mang lại niềm vui cho mọi người và để chúc mọi người những gì tốt đẹp nhất cho năm mới ».
Với nhiều kinh nghiệm đón Tết Nguyên Đán, ông Franck Legrand có một vài lời khuyên cho những người nước ngoài muốn đến Việt Nam vào dịp Tết : « Vì cửa hàng cửa hiệu thường đóng cửa vào Tết nên đây không phải một thời điểm tốt để đi du lịch. Mọi người thực sự đến Việt Nam để đón Tết, để quây quần với gia đình, chứ không phải để đi du lịch. Nhưng nếu quý vị không sợ đến Việt Nam trong dịp Tết, thì ít nhất cũng đó là 1 lần để xem Tết Việt là thế nào.
Tuy nhiên, tốt hơn là nên đến từ trước Tết, bởi vì trong những ngày Tết, sẽ khó mua sắm và có các hoạt động khác. Đến Việt Nam trước Tết cũng là để tranh thủ tận hưởng việc chuẩn bị Tết nhất, tận hưởng ngày Tết, đón Giao Thừa. Và một lời khuyên khác của tôi là quý vị đừng đến cửa hàng cửa hiệu vào ngày đầu năm vì nếu quý vị không mua gì thì sẽ mang lại vận rủi cho người kinh doanh đó trong suốt cả năm ».
Còn đối với ông Patrick Hiep NGUYEN, đã 25 năm trôi qua kể từ lần đầu đón Tết ở Việt Nam, giờ đây ký ức vẫn còn in đậm trong tâm trí ông, với những kỷ niệm mà ông trân trọng nói là « không bao giờ có thể quên », nhất là bởivì « đâu đâu cũng có những vòng tay rộng mở đón chào nhau », với « sự tiếp đón nồng hậu của tất cả mọi người dành cho nhau ». Không chỉ mong mỏi trở về Việt Nam đón Tết cổ truyền như Prométhée Spathis và Franck Legrand, còn hơn thế nữa, ông Patrick Hiep NGUYEN muốn được sống một phần đời nơi quê cha đất tổ.
Khép lại chương trình, xin kính chúc quý vị thính giả, độc giả khắp năm châu của RFI tiếng Việt một năm mới mạnh khỏe, vạn sự như ý. Mong một năm mới bình an cho tất cả mọi nhà ! CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
158 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.