Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Giấc mơ thường mang tính dự báo
Manage episode 229717657 series 1455065
Từ ngàn xưa, kể cả từ thời Cổ Đại, con người vẫn cố tìm cách giải đáp những điều bí ẩn, khó hiểu của giấc mơ.Trước đây, Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, cho rằng giấc mơ phản ánh những ham muốn bị ức chế trong chúng ta. Nhưng bây giờ thì các nhà nghiên cứu thấy rằng giấc mơ phản ánh không chỉ những ước muốn, mà cả cả những nỗi lo sợ, nỗi thất vọng, không chỉ gợi lên những kỷ niệm, mà cả những dự phóng để ta chuẩn bị cho những tình huống tốt đẹp hoặc đáng sợ. Nói cách khác, giấc mơ thường mang tính dự báo.
Trong đêm, chúng ta mơ thấy rất nhiều chuyện, thế mà sáng dậy có những người chẳng còn nhớ gì cả, những người khác lại nhớ như in, kể lại vanh vách cứ như là vừa mới xem một bộ phim ! Có những người mơ lại những chuyện họ đã thấy trong ngày, những người khác thì mơ những chuyện mà ngày hôm sau mới xảy ra, cứ như thể là có ai báo trước cho mình.
Tobie Nathan, giáo sư tâm lý học lâm sàng, Đại Học Paris 8, vừa cho xuất bản tại Pháp một cuốn sách tựa đề « Những bí mật trong các giấc mơ của bạn » (Les secrets de vos rêves). Nhân dịp này, ban Pháp ngữ đài RFI có mời giáo sư Tobie Nathan đến tham gia một chương trình mà trong đó ông cũng đã trả lời trực tiếp qua điện thoại và giải mộng cho một số thính giả RFI ở châu Phi. Chương trình đã được phát ngày 03/01/2017 vừa qua.
Tuy là một giáo sư về tâm lý học, nhưng thỉnh thoảng, qua điện thoại, ông Tobia Nathan cũng tìm cách giải mộng cho một số người không phải là bệnh nhân của ông. Nhưng theo giáo sư Nathan, đừng nên tin vào những « từ điển giải mộng » vì đối với ông đó chỉ là những cuốn sách « nhảm nhí ».
Giáo sư Nathan nhắc lại rằng, nhờ những nghiên cứu về thần kinh học, nay người ta biết rằng giấc ngủ được chia thành nhiều giai đoạn và trong những giai đoạn đó diễn ra những giấc mơ dài, mà đôi khi trở thành những câu chuyện. Trong giai đoạn nghịch (paradoxal) của giấc ngủ, các cơ tạm thời bị liệt và lúc đó, bộ não bừng tỉnh, cơ quan sinh dục cũng vậy và đôi mắt bắt đầu cử động nhanh, xoay chuyển về mọi phía.
Đó là giai đoạn mà bộ não thu thập những hình ảnh, những cảm giác, những từ ngữ…, rồi kết hợp chúng để « sáng tác » những tái hiện mới. Theo giáo sư Nathan, không phải là chính chúng ta nằm mơ, mà làm như có một cái gì đó, một cỗ máy nào đó, hoặc một vị thần nào đó trình bày cho chúng ta một thực tế giống như là thật.
Trả lời RFI Pháp ngữ, giáo sư Tobie Nathan cho rằng giấc mơ nào cũng mang tính dự báo cho ngày hôm sau :
“Những người nghiên cứu về giấc mơ nghĩ rằng giấc mơ là một hình thức chuẩn bị tinh thần của chúng ta cho ngày hôm sau. Giấc mơ cố giải đáp những câu hỏi mà chúng ta đặt ra, nó giống như là những dự báo, vì chúng ta cố dự đoán xem những gì có thể sẽ xảy ra với mình. Như vậy, tất cả các giấc mơ đều phần nào mang tính chất báo hiệu. “Kịch bản“ bình thường mà một giấc mơ nêu lên là : nếu trong cuộc sống thực của ta, chuyện đó xảy ra thì nó sẽ như thế nào ?
Tôi đã nghe kể nhiều giấc mơ và trong đó có một số giấc mơ rất kỳ lạ, nhưng không thể kiểm chứng được. Chẳng hạn có một phụ nữ kể với tôi rằng, trong suốt nhiều năm trời bà thường nằm mơ thấy một con đường. Bà đi trên con đường ấy, rồi dừng lại trước một ngôi nhà và nhìn căn nhà ấy. Bà cứ mơ như thế trong suốt 10 năm trời. Sau mười năm, bà ấy dọn nhà đi và nhà mới của bà lại chính là căn nhà nằm trên con đường mà bà đã mơ! Thật tình thì tôi chẳng biết giải thích như thế nào.
Dầu sao, những câu chuyện giống như trên chứng minh một điều rằng: giấc mơ là nhằm chuẩn bị cho tương lai, chuẩn bị về mặt tinh thần cho chúng ta đối phó với những gì có thể xảy ra ngày hôm sau."
Nhưng vì sao không phải ai cũng nhớ mình đã mơ những gì đêm trước? Giáo sư Tobie Nathan cho rằng chúng ta chỉ nhớ về giấc mơ khi chúng ta thật sự quan tâm đến nó:
“Tôi nhớ được nhiều giấc mơ trong cùng một đêm và ngày càng nhớ nhiều hơn kể từ khi tôi viết hai cuốn sách về giấc mơ. Điều đó chứng minh rằng chúng ta có thể nhớ được những gì chúng ta đã mơ khi chúng ta thực sự quan tâm tới nó.
Đêm qua, tôi đã có một giấc mơ mà tôi dự định sẽ ghi vào một cuốn sách. Tôi đã mơ thấy có một người có thể từ xa làm di chuyển một đồ vật. Mọi người hỏi rằng có phải là anh ta dùng suy nghĩ để làm như thế hay không thì anh ta bảo : ”Đâu có. Tôi chỉ nhờ một làn gió làm dùm”. Tôi tự nhủ : đây quả là một giấc mơ rất đẹp và tôi phải viết nó vào một cuốn sách.
Ai cũng nghĩ là mình sẽ nhớ như in những nằm mơ thấy, thế mà sau đó chúng ta lại quên bẳng. Bình thường thì chúng ta nhớ giấc mơ cuối cùng, tức là giấc mơ ngay trước lúc chúng ta thức dậy. Nên nhớ rằng giấc mơ được tạo ra cũng là nhằm đánh thức chúng ta dậy. Giấc mơ thường hướng về ngày hôm sau, chuẩn bị cho chúng ta thức dậy. Nếu trong chúng ta có 5 giấc mơ trong một đêm ngủ 8 tiếng chẳng hạn, thì sau mỗi một giấc mơ đó chúng ta gần như đã thức dậy. Khi có một giấc mơ gây ấn tượng thật mạnh, nó sẽ làm chúng ta tỉnh ngủ hoàn toàn. Lúc nó nên mở mắt ra và ghi giấc mơ lại ngay, rồi sau đó ngủ lại, nếu muốn.“
Sau khi mơ thấy một chuyện gì đó, nhất là những chuyện kỳ lạ, chuyện kinh khủng, ta thường nhờ đến người khác để giải mộng. Theo giáo sư Tobie Nathan, nhiều người trong chúng ta có thể kể cho người khác nghe về giấc mơ của mình một cách thoải mái, vì nghĩ rằng đó không hẳn là chuyện thầm kín của cá nhân :
“Thật khó cho một người kể những gì mà họ đang mơ mộng, chẳng hạn như đang mơ mộng gặp được người mà mình yêu thầm trộm nhớ. Đó là những điều rất thầm kín mà chẳng ai muốn kể ra. Nhưng kể một giấc mơ thì dễ hơn, bởi vì ai cũng nghĩ là thật ra không phải là chúng ta muốn mơ như vậy. Làm như một cái gì đó áp đặt những hình ảnh lên chúng ta. Chúng ta không có “trách nhiệm” gì về giấc mơ đó cả. Cho nên chúng ta có thể kể nó như là một sự kiện không liên hệ gì đến chúng ta, chứ không phải là một cái gì đó thầm kín. Tuy thực ra là nó có biểu lộ ra những điều thầm kín nhưng chúng ta cứ cảm nhận giấc mơ gì là một cái gì đó không liên can đến chúng ta.”
Tùy theo nền văn hóa, chủng tộc, cảm nhận về giấc mơ cũng khác nhau. Có thể là cùng mơ thấy nước lụt, nhưng người thổ dân ở Úc hay người Esquimau dĩ nhiên là không mơ giống nhau, cũng như sẽ không có cùng cách diễn giải nội dung giấc mơ.
Theo giáo sư Tobie Nathan, cách “xử lý” giấc mơ cũng khác nhau tùy theo xã hội:
“Trong mọi xã hội đều có cách thức xử lý giấc mơ, nhưng không giống nhau, thậm chí khác biệt nhau hoàn toàn. Những gì mà tôi thấy ở châu Phi, cụ thể là ở Guinea và Burundi, hai nước mà tôi đã sống, cũng như tại những nơi mà tôi đã viếng thăm, những thầy giải mộng làm công việc giống như là kê toa thuốc. Khi mơ thấy chuyện gì, người ta đến gặp thầy giải mộng để được khuyên là nên làm gì, chứ không phải để được nghe giải thích ý nghĩa của giấc mơ đó. Theo tôi làm như thế là phù hợp hơn với bản chất của giấc mơ. Giấc mơ chính là nhằm hướng dẫn cho chúng ta trong cuộc sống.”
26 tập
Manage episode 229717657 series 1455065
Từ ngàn xưa, kể cả từ thời Cổ Đại, con người vẫn cố tìm cách giải đáp những điều bí ẩn, khó hiểu của giấc mơ.Trước đây, Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, cho rằng giấc mơ phản ánh những ham muốn bị ức chế trong chúng ta. Nhưng bây giờ thì các nhà nghiên cứu thấy rằng giấc mơ phản ánh không chỉ những ước muốn, mà cả cả những nỗi lo sợ, nỗi thất vọng, không chỉ gợi lên những kỷ niệm, mà cả những dự phóng để ta chuẩn bị cho những tình huống tốt đẹp hoặc đáng sợ. Nói cách khác, giấc mơ thường mang tính dự báo.
Trong đêm, chúng ta mơ thấy rất nhiều chuyện, thế mà sáng dậy có những người chẳng còn nhớ gì cả, những người khác lại nhớ như in, kể lại vanh vách cứ như là vừa mới xem một bộ phim ! Có những người mơ lại những chuyện họ đã thấy trong ngày, những người khác thì mơ những chuyện mà ngày hôm sau mới xảy ra, cứ như thể là có ai báo trước cho mình.
Tobie Nathan, giáo sư tâm lý học lâm sàng, Đại Học Paris 8, vừa cho xuất bản tại Pháp một cuốn sách tựa đề « Những bí mật trong các giấc mơ của bạn » (Les secrets de vos rêves). Nhân dịp này, ban Pháp ngữ đài RFI có mời giáo sư Tobie Nathan đến tham gia một chương trình mà trong đó ông cũng đã trả lời trực tiếp qua điện thoại và giải mộng cho một số thính giả RFI ở châu Phi. Chương trình đã được phát ngày 03/01/2017 vừa qua.
Tuy là một giáo sư về tâm lý học, nhưng thỉnh thoảng, qua điện thoại, ông Tobia Nathan cũng tìm cách giải mộng cho một số người không phải là bệnh nhân của ông. Nhưng theo giáo sư Nathan, đừng nên tin vào những « từ điển giải mộng » vì đối với ông đó chỉ là những cuốn sách « nhảm nhí ».
Giáo sư Nathan nhắc lại rằng, nhờ những nghiên cứu về thần kinh học, nay người ta biết rằng giấc ngủ được chia thành nhiều giai đoạn và trong những giai đoạn đó diễn ra những giấc mơ dài, mà đôi khi trở thành những câu chuyện. Trong giai đoạn nghịch (paradoxal) của giấc ngủ, các cơ tạm thời bị liệt và lúc đó, bộ não bừng tỉnh, cơ quan sinh dục cũng vậy và đôi mắt bắt đầu cử động nhanh, xoay chuyển về mọi phía.
Đó là giai đoạn mà bộ não thu thập những hình ảnh, những cảm giác, những từ ngữ…, rồi kết hợp chúng để « sáng tác » những tái hiện mới. Theo giáo sư Nathan, không phải là chính chúng ta nằm mơ, mà làm như có một cái gì đó, một cỗ máy nào đó, hoặc một vị thần nào đó trình bày cho chúng ta một thực tế giống như là thật.
Trả lời RFI Pháp ngữ, giáo sư Tobie Nathan cho rằng giấc mơ nào cũng mang tính dự báo cho ngày hôm sau :
“Những người nghiên cứu về giấc mơ nghĩ rằng giấc mơ là một hình thức chuẩn bị tinh thần của chúng ta cho ngày hôm sau. Giấc mơ cố giải đáp những câu hỏi mà chúng ta đặt ra, nó giống như là những dự báo, vì chúng ta cố dự đoán xem những gì có thể sẽ xảy ra với mình. Như vậy, tất cả các giấc mơ đều phần nào mang tính chất báo hiệu. “Kịch bản“ bình thường mà một giấc mơ nêu lên là : nếu trong cuộc sống thực của ta, chuyện đó xảy ra thì nó sẽ như thế nào ?
Tôi đã nghe kể nhiều giấc mơ và trong đó có một số giấc mơ rất kỳ lạ, nhưng không thể kiểm chứng được. Chẳng hạn có một phụ nữ kể với tôi rằng, trong suốt nhiều năm trời bà thường nằm mơ thấy một con đường. Bà đi trên con đường ấy, rồi dừng lại trước một ngôi nhà và nhìn căn nhà ấy. Bà cứ mơ như thế trong suốt 10 năm trời. Sau mười năm, bà ấy dọn nhà đi và nhà mới của bà lại chính là căn nhà nằm trên con đường mà bà đã mơ! Thật tình thì tôi chẳng biết giải thích như thế nào.
Dầu sao, những câu chuyện giống như trên chứng minh một điều rằng: giấc mơ là nhằm chuẩn bị cho tương lai, chuẩn bị về mặt tinh thần cho chúng ta đối phó với những gì có thể xảy ra ngày hôm sau."
Nhưng vì sao không phải ai cũng nhớ mình đã mơ những gì đêm trước? Giáo sư Tobie Nathan cho rằng chúng ta chỉ nhớ về giấc mơ khi chúng ta thật sự quan tâm đến nó:
“Tôi nhớ được nhiều giấc mơ trong cùng một đêm và ngày càng nhớ nhiều hơn kể từ khi tôi viết hai cuốn sách về giấc mơ. Điều đó chứng minh rằng chúng ta có thể nhớ được những gì chúng ta đã mơ khi chúng ta thực sự quan tâm tới nó.
Đêm qua, tôi đã có một giấc mơ mà tôi dự định sẽ ghi vào một cuốn sách. Tôi đã mơ thấy có một người có thể từ xa làm di chuyển một đồ vật. Mọi người hỏi rằng có phải là anh ta dùng suy nghĩ để làm như thế hay không thì anh ta bảo : ”Đâu có. Tôi chỉ nhờ một làn gió làm dùm”. Tôi tự nhủ : đây quả là một giấc mơ rất đẹp và tôi phải viết nó vào một cuốn sách.
Ai cũng nghĩ là mình sẽ nhớ như in những nằm mơ thấy, thế mà sau đó chúng ta lại quên bẳng. Bình thường thì chúng ta nhớ giấc mơ cuối cùng, tức là giấc mơ ngay trước lúc chúng ta thức dậy. Nên nhớ rằng giấc mơ được tạo ra cũng là nhằm đánh thức chúng ta dậy. Giấc mơ thường hướng về ngày hôm sau, chuẩn bị cho chúng ta thức dậy. Nếu trong chúng ta có 5 giấc mơ trong một đêm ngủ 8 tiếng chẳng hạn, thì sau mỗi một giấc mơ đó chúng ta gần như đã thức dậy. Khi có một giấc mơ gây ấn tượng thật mạnh, nó sẽ làm chúng ta tỉnh ngủ hoàn toàn. Lúc nó nên mở mắt ra và ghi giấc mơ lại ngay, rồi sau đó ngủ lại, nếu muốn.“
Sau khi mơ thấy một chuyện gì đó, nhất là những chuyện kỳ lạ, chuyện kinh khủng, ta thường nhờ đến người khác để giải mộng. Theo giáo sư Tobie Nathan, nhiều người trong chúng ta có thể kể cho người khác nghe về giấc mơ của mình một cách thoải mái, vì nghĩ rằng đó không hẳn là chuyện thầm kín của cá nhân :
“Thật khó cho một người kể những gì mà họ đang mơ mộng, chẳng hạn như đang mơ mộng gặp được người mà mình yêu thầm trộm nhớ. Đó là những điều rất thầm kín mà chẳng ai muốn kể ra. Nhưng kể một giấc mơ thì dễ hơn, bởi vì ai cũng nghĩ là thật ra không phải là chúng ta muốn mơ như vậy. Làm như một cái gì đó áp đặt những hình ảnh lên chúng ta. Chúng ta không có “trách nhiệm” gì về giấc mơ đó cả. Cho nên chúng ta có thể kể nó như là một sự kiện không liên hệ gì đến chúng ta, chứ không phải là một cái gì đó thầm kín. Tuy thực ra là nó có biểu lộ ra những điều thầm kín nhưng chúng ta cứ cảm nhận giấc mơ gì là một cái gì đó không liên can đến chúng ta.”
Tùy theo nền văn hóa, chủng tộc, cảm nhận về giấc mơ cũng khác nhau. Có thể là cùng mơ thấy nước lụt, nhưng người thổ dân ở Úc hay người Esquimau dĩ nhiên là không mơ giống nhau, cũng như sẽ không có cùng cách diễn giải nội dung giấc mơ.
Theo giáo sư Tobie Nathan, cách “xử lý” giấc mơ cũng khác nhau tùy theo xã hội:
“Trong mọi xã hội đều có cách thức xử lý giấc mơ, nhưng không giống nhau, thậm chí khác biệt nhau hoàn toàn. Những gì mà tôi thấy ở châu Phi, cụ thể là ở Guinea và Burundi, hai nước mà tôi đã sống, cũng như tại những nơi mà tôi đã viếng thăm, những thầy giải mộng làm công việc giống như là kê toa thuốc. Khi mơ thấy chuyện gì, người ta đến gặp thầy giải mộng để được khuyên là nên làm gì, chứ không phải để được nghe giải thích ý nghĩa của giấc mơ đó. Theo tôi làm như thế là phù hợp hơn với bản chất của giấc mơ. Giấc mơ chính là nhằm hướng dẫn cho chúng ta trong cuộc sống.”
26 tập
Todos os episódios
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.