Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Công nghệ cao : Liên Âu đứng ngoài cuộc
Manage episode 440411277 series 130286
Bỏ lỡ cơ hội phát triển công nghệ cao, kinh tế Liên Âu tụt hậu so với Hoa Kỳ và lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Mỹ có nhiều phương tiện tài trợ cho những phát minh mới. Trung Quốc thu hẹp khoảng cách và đọ sức ngang ngửa với Hoa Kỳ. Châu Âu mất dần những lợi thế cạnh tranh, tiền không nhiều, đầu tư không đúng chỗ và thiếu tầm nhìn tổng quát về chính sách công nghiệp chung.
Trên đây là những điểm chính trong báo cáo về tiềm năng cạnh tranh của Liên Hiệp Châu Âu đã được trình lên chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hôm 09/09/2024. Tác giả là cựu thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu - BCE Mario Draghi. Năm 2012 ông là người từng cứu đồng euro vào lúc đơn vị tiền tệ chung châu Âu bị tấn công, khối euro có nguy cơ bị tan rã do khủng hoảng tài chính Hy Lạp.
Liên Âu bị lạc hậu
« Hight Technologies » là nỗi ám ảnh Bruxelles và cũng là nguyên nhân dẫn đến một « sự tụt hậu của khối này so với Hoa Kỳ ». Năm 2002 GDP của châu Âu thấp hơn so với Mỹ 17 %. Hai thập niên sau khoảng cách là 30 % và « 70 % sự khác biệt đó là do Liên Âu thua kém về công nghệ cao ».
Mỹ đang dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, đang chạy nước rút để đầu tư vào công nghiệp chế tạo linh kiện bán dẫn.
Trả lời đài phát thanh France Culture (ngày 14/09/2024) Agathe Demairais đặc trách ban địa kinh tế thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Quốc Tế (ECFR) nhận định Liên Hiệp Châu Âu hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội trên tiến trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh. Trong số 50 doanh nghiệp hàng đầu thế giới về « công nghệ cao », chỉ có 4 hãng là của châu Âu và trong một vài dự án hiếm hoi mà Liên Hiệp Châu Âu đã chen chân được vào, thì 1/3 trong số doanh nghiệp đó sớm muộn gì rồi cũng di dời cơ sở sang Mỹ, bởi đấy mới là « đất lành chim đậu cho ngành high tech ».
Trong giai đoạn 2019-2023, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Âu giảm 6 % trong lúc FDI đổ vào Mỹ tăng 63 % : thêm một dẫn chứng cho thấy châu Âu mất sức thu hút.
Đối với Trung Quốc, đầu tư của Liên Âu vào khâu Nghiên cứu và Phát Triển R&D thua kém xa. Trong các mảng công nghệ mới - chế tạo các bình điện cho xe ô tô, pin điện mặt trời và những vật liệu mới, Trung Quốc đang vượt trội. Theo báo cáo Draghi, 70 % những « vật liệu xanh » cho phép chuyển đổi sang một mô hình kinh tế « sạch » đều do Trung Quốc sản xuất. Hơn nữa toàn cầu bị phụ thuộc đến 80 % kim loại hiếm của Trung Quốc, và đây là những chất liệu để sản xuất bình điện hay chip bán dẫn, phục vụ mảng công nghệ kỹ thuật số.
Ba nguyên nhân giải thích Liên Âu mất khả năng cạnh tranh
Làm sao giải thích sự chậm trễ của Liên Hiệp Châu Âu trong chính sách phát triển công nghệ cao và khả năng cạnh tranh của khối này bị thu hẹp lại ?
Agathe Demarais thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Quốc Tế (ECFR) trả lời :
« Đầu tiên hết là căng thẳng địa chính trị gia tăng. Tôi muốn nói đến sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, đến chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza : Điều đó có nghĩa là châu Âu phải huy động vốn đầu tư trở lại vào các phương tiện để phòng thủ thay vì dùng khoản chi tiêu đó vào mục tiêu phát triển. Chúng ta đã thấy là Hoa Kỳ yêu cầu châu Âu tăng chi tiêu quân sự. Cú sốc thứ nhì là khác hẳn với châu Âu, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều huy động rất nhiều phương tiện để thực hiện tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ. Washington và Bắc Kinh cùng trong thế ‘tấn công’. Mỗi bên đều muốn dẫn đầu cuộc đua. Mỹ muốn giữ được thế cường quốc số 1 toàn cầu. Còn Trung Quốc cần thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Cả hai cường quốc kinh tế này có một tầm nhìn toàn diện với chủ trương kết hợp chặt chẽ các chính sách thương mại, công nghiệp và an ninh. Châu Âu thì vẫn chưa hiểu được điều đó và chưa thích nghi được với hoàn cảnh mới mẻ này ».
Liên Âu mất những lợi thế đã có
Vì chiến tranh Ukraina Liên Âu mất nguồn cung cấp dầu hỏa và khí đốt của Nga. Mỹ và Trung Quốc là hai khách hàng lớn của châu Âu, căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu này khiến cả Washington lẫn Bắc Kinh cùng « chuyển hướng » trong chính sách thương mại : Mỹ tập trung nhiều hơn vào Mêhicô, Canada và Việt Nam. Còn Bắc Kinh thì tranh thủ các thị trường của Nga, của khối Đông Nam Á, của Trung Đông và Châu Mỹ La Tinh. Riêng Liên Âu thì vẫn « an phận » với hai khách hàng truyền thống quan trọng nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thêm vào đó Bruxelles bị kẹt trong cái bẫy « phi carbon hóa » guồng máy sản xuất trước ngưỡng 2035. Đó là điều mà Agathe Demarais, thuộc hội đồng ECFR gọi là cú sốc thứ ba :
« Châu Âu đề ra mục tiêu nhanh chóng phi carbone hóa, tức là giảm thiểu lượng khí thải làm hâm nóng trái đất. Điều này đòi hỏi ngay từ bây giờ châu Âu phải lựa chọn giữa hai giải pháp : nhập công nghệ xanh của Trung Quốc hay là tự phát triển cả mảng công nghiệp ngày. Trong trường hợp đầu tiên, để tăng tốc tiến trình chuyển đổi năng lượng, Bruxelles phải chấp nhận nhập khẩu pin mặt trời và ô tô điện của Trung Quốc. Bruxelles chấp nhận lệ thuộc hơn vào công nghệ xanh của Trung Quốc. Nếu muốn tránh để lệ thuộc vào Trung Quốc thì Liên Hiệp Châu Âu phải đẩy mạnh công nghệ ô tô điện, năng lượng mặt trời … nhưng làm thế nào để cạnh tranh với hàng của Trung Quốc và của Mỹ trong lúc mà tiền điện ở châu Âu đắt gấp 2, gấp 3 lần so với Mỹ ? Trung bình để chuyển đổi sang mô hình sản xuất sạch, một nhà máy của châu Âu cần đầu tư 500 triệu euro trong 15 năm ».
Chín người, mười ý
Một nhược điểm lớn khác của châu Âu so với Hoa Kỳ và Trung Quốc là khối 27 thành viên hoàn toàn không đoàn kết và lại càng không có chung một tầm nhìn về chính sách phát triển công nghiệp. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, mang quốc tịch Đức, bà Ursula von der Leyen mạnh mẽ hô hào « de–risking » để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào hàng hóa, vào nguyên liệu vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc … Thế nhưng đồng hương của bà, là thủ tướng Olaf Scholz lại không bỏ lỡ một cơ hội nào để Bắc Kinh, tham dự các diễn đàn kinh tế, gặp gỡ các doanh nhân Trung Quốc … Trong sáu tháng đầu năm 2024, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đức vào Hoa Lục lớn hơn so với thống kê của cả năm 2023.
Nhìn sang Tây Ban Nha, Madrid là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất đòi tăng thuế đánh vào ô tô điện của Trung Quốc nhưng sau cuộc hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 09/09/2024 thủ tướng Pedro Sanchez đã « đổi giọng » vì sợ Bắc Kinh ngừng nhập khẩu thịt heo của Tây Ban Nha.
Nhưng về cơ bản, Lục Địa Già đang mất đi hai lá chủ bài quan trọng nhất để tạo được một sự năng động kinh tế về lâu dài. Agathe Demarais :
« Có hai yếu tố quyết định để một nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh : đó là tăng trưởng và dân số. Liên Hiệp Châu Âu gặp khó khăn trên cả hai phương diện này. Hệ quả kèm theo là Liên Hiệp Châu Âu trong tương lai càng bị tụt hậu. Từ nay đến năm 2040, mỗi năm thị trường lao động của khối này mất đi 2 triệu người, vì dân số đang già đi. So sánh tỷ lệ tăng trưởng về năng suất của một người lao động châu Âu và ở Mỹ, hiện tại châu Âu thua hẳn Mỹ. Cùng lúc, mỗi năm Hoa Kỳ đầu từ gần 900 tỷ đô la vào khâu Nghiên Cứu và Phát Triển R&D. Số tiền này cao gấp đôi so với đầu tư vào R&D của toàn khối Liên Âu. Chỉ riêng trong hai lĩnh vực là trí tuệ nhân tạo và máy tính lượng tử, 70 % các dự án xuất phát từ Hoa Kỳ ; 2/3 các khoản đầu tư vào thông minh nhân tạo hướng về Mỹ. Nhìn đến công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn, từ nay đến 2032, Hoa Kỳ tập trung đến 1/3 chíp điện tử tiên tiến nhất của thế giới. Trong tất cả các hoạt động mang tính chiến lược để đem lại tăng trưởng trong tương lai, châu Âu không đóng vai trò hàng đầu ở bất kỳ một lĩnh vực nào ».
Báo cáo Mario Draghi bắt mạch, chẩn bệnh và kê toa thuốc để Liên Hiệp Châu Âu có thể trở lại cuộc chơi công nghệ. Nhưng để chữa được bệnh, tài liệu này thẩm định Liên Hiệp Châu Âu cần dành ra hẳn 5 % GDP của toàn khối để đầu tư vào mảng hight tech.
Làm thế nào để huy động được từ 750 đến 800 tỷ euro một năm ? Nếu có được số tiền đó thì làm thế nào để sử dụng một cách có hiệu quả ? Mất bao lâu nữa Liên Âu mới làm chủ công nghệ chế tạo pin mặt trời, cánh quạt gió …. và ô tô điện như các nhà máy của Trung Quốc hiện tại ? Đến khi nào trình độ trí tuệ nhân tạo của châu Âu được hư hiện nay ở Mỹ ? Báo cáo Draghi không có câu trả lời.
Vả lại tài liệu vừa được công bố còn chưa ráo mực, đã bị nhiều thành viên trong Liên Âu –đứng đầu là Đức, phản bác. Bản thân bà von der Leyen vừa nhiệt tình cảm ơn tác giả của bản báo cáo về tiềm năng cạnh tranh của Liên Âu, vừa thận trọng trước những đề xuất cho phép khối này tìm được một chỗ đứng trên bàn cờ « hight tech » thế giới. Liên Âu ráo riết đi tìm lực đẩy để « phát triển » và mang lại tăng trưởng cho toàn khối, nhưng không thấy các con chim đầu đàn trong khối này hào hứng hay mạnh mẽ ủng hộ các đề xuất của ông Draghi để « đảo ngược thế cờ » để, bớt thua kém Mỹ và Trung Quốc.
61 tập
Manage episode 440411277 series 130286
Bỏ lỡ cơ hội phát triển công nghệ cao, kinh tế Liên Âu tụt hậu so với Hoa Kỳ và lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Mỹ có nhiều phương tiện tài trợ cho những phát minh mới. Trung Quốc thu hẹp khoảng cách và đọ sức ngang ngửa với Hoa Kỳ. Châu Âu mất dần những lợi thế cạnh tranh, tiền không nhiều, đầu tư không đúng chỗ và thiếu tầm nhìn tổng quát về chính sách công nghiệp chung.
Trên đây là những điểm chính trong báo cáo về tiềm năng cạnh tranh của Liên Hiệp Châu Âu đã được trình lên chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hôm 09/09/2024. Tác giả là cựu thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu - BCE Mario Draghi. Năm 2012 ông là người từng cứu đồng euro vào lúc đơn vị tiền tệ chung châu Âu bị tấn công, khối euro có nguy cơ bị tan rã do khủng hoảng tài chính Hy Lạp.
Liên Âu bị lạc hậu
« Hight Technologies » là nỗi ám ảnh Bruxelles và cũng là nguyên nhân dẫn đến một « sự tụt hậu của khối này so với Hoa Kỳ ». Năm 2002 GDP của châu Âu thấp hơn so với Mỹ 17 %. Hai thập niên sau khoảng cách là 30 % và « 70 % sự khác biệt đó là do Liên Âu thua kém về công nghệ cao ».
Mỹ đang dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, đang chạy nước rút để đầu tư vào công nghiệp chế tạo linh kiện bán dẫn.
Trả lời đài phát thanh France Culture (ngày 14/09/2024) Agathe Demairais đặc trách ban địa kinh tế thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Quốc Tế (ECFR) nhận định Liên Hiệp Châu Âu hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội trên tiến trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh. Trong số 50 doanh nghiệp hàng đầu thế giới về « công nghệ cao », chỉ có 4 hãng là của châu Âu và trong một vài dự án hiếm hoi mà Liên Hiệp Châu Âu đã chen chân được vào, thì 1/3 trong số doanh nghiệp đó sớm muộn gì rồi cũng di dời cơ sở sang Mỹ, bởi đấy mới là « đất lành chim đậu cho ngành high tech ».
Trong giai đoạn 2019-2023, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Âu giảm 6 % trong lúc FDI đổ vào Mỹ tăng 63 % : thêm một dẫn chứng cho thấy châu Âu mất sức thu hút.
Đối với Trung Quốc, đầu tư của Liên Âu vào khâu Nghiên cứu và Phát Triển R&D thua kém xa. Trong các mảng công nghệ mới - chế tạo các bình điện cho xe ô tô, pin điện mặt trời và những vật liệu mới, Trung Quốc đang vượt trội. Theo báo cáo Draghi, 70 % những « vật liệu xanh » cho phép chuyển đổi sang một mô hình kinh tế « sạch » đều do Trung Quốc sản xuất. Hơn nữa toàn cầu bị phụ thuộc đến 80 % kim loại hiếm của Trung Quốc, và đây là những chất liệu để sản xuất bình điện hay chip bán dẫn, phục vụ mảng công nghệ kỹ thuật số.
Ba nguyên nhân giải thích Liên Âu mất khả năng cạnh tranh
Làm sao giải thích sự chậm trễ của Liên Hiệp Châu Âu trong chính sách phát triển công nghệ cao và khả năng cạnh tranh của khối này bị thu hẹp lại ?
Agathe Demarais thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Quốc Tế (ECFR) trả lời :
« Đầu tiên hết là căng thẳng địa chính trị gia tăng. Tôi muốn nói đến sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, đến chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza : Điều đó có nghĩa là châu Âu phải huy động vốn đầu tư trở lại vào các phương tiện để phòng thủ thay vì dùng khoản chi tiêu đó vào mục tiêu phát triển. Chúng ta đã thấy là Hoa Kỳ yêu cầu châu Âu tăng chi tiêu quân sự. Cú sốc thứ nhì là khác hẳn với châu Âu, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều huy động rất nhiều phương tiện để thực hiện tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ. Washington và Bắc Kinh cùng trong thế ‘tấn công’. Mỗi bên đều muốn dẫn đầu cuộc đua. Mỹ muốn giữ được thế cường quốc số 1 toàn cầu. Còn Trung Quốc cần thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Cả hai cường quốc kinh tế này có một tầm nhìn toàn diện với chủ trương kết hợp chặt chẽ các chính sách thương mại, công nghiệp và an ninh. Châu Âu thì vẫn chưa hiểu được điều đó và chưa thích nghi được với hoàn cảnh mới mẻ này ».
Liên Âu mất những lợi thế đã có
Vì chiến tranh Ukraina Liên Âu mất nguồn cung cấp dầu hỏa và khí đốt của Nga. Mỹ và Trung Quốc là hai khách hàng lớn của châu Âu, căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu này khiến cả Washington lẫn Bắc Kinh cùng « chuyển hướng » trong chính sách thương mại : Mỹ tập trung nhiều hơn vào Mêhicô, Canada và Việt Nam. Còn Bắc Kinh thì tranh thủ các thị trường của Nga, của khối Đông Nam Á, của Trung Đông và Châu Mỹ La Tinh. Riêng Liên Âu thì vẫn « an phận » với hai khách hàng truyền thống quan trọng nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thêm vào đó Bruxelles bị kẹt trong cái bẫy « phi carbon hóa » guồng máy sản xuất trước ngưỡng 2035. Đó là điều mà Agathe Demarais, thuộc hội đồng ECFR gọi là cú sốc thứ ba :
« Châu Âu đề ra mục tiêu nhanh chóng phi carbone hóa, tức là giảm thiểu lượng khí thải làm hâm nóng trái đất. Điều này đòi hỏi ngay từ bây giờ châu Âu phải lựa chọn giữa hai giải pháp : nhập công nghệ xanh của Trung Quốc hay là tự phát triển cả mảng công nghiệp ngày. Trong trường hợp đầu tiên, để tăng tốc tiến trình chuyển đổi năng lượng, Bruxelles phải chấp nhận nhập khẩu pin mặt trời và ô tô điện của Trung Quốc. Bruxelles chấp nhận lệ thuộc hơn vào công nghệ xanh của Trung Quốc. Nếu muốn tránh để lệ thuộc vào Trung Quốc thì Liên Hiệp Châu Âu phải đẩy mạnh công nghệ ô tô điện, năng lượng mặt trời … nhưng làm thế nào để cạnh tranh với hàng của Trung Quốc và của Mỹ trong lúc mà tiền điện ở châu Âu đắt gấp 2, gấp 3 lần so với Mỹ ? Trung bình để chuyển đổi sang mô hình sản xuất sạch, một nhà máy của châu Âu cần đầu tư 500 triệu euro trong 15 năm ».
Chín người, mười ý
Một nhược điểm lớn khác của châu Âu so với Hoa Kỳ và Trung Quốc là khối 27 thành viên hoàn toàn không đoàn kết và lại càng không có chung một tầm nhìn về chính sách phát triển công nghiệp. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, mang quốc tịch Đức, bà Ursula von der Leyen mạnh mẽ hô hào « de–risking » để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào hàng hóa, vào nguyên liệu vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc … Thế nhưng đồng hương của bà, là thủ tướng Olaf Scholz lại không bỏ lỡ một cơ hội nào để Bắc Kinh, tham dự các diễn đàn kinh tế, gặp gỡ các doanh nhân Trung Quốc … Trong sáu tháng đầu năm 2024, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đức vào Hoa Lục lớn hơn so với thống kê của cả năm 2023.
Nhìn sang Tây Ban Nha, Madrid là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất đòi tăng thuế đánh vào ô tô điện của Trung Quốc nhưng sau cuộc hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 09/09/2024 thủ tướng Pedro Sanchez đã « đổi giọng » vì sợ Bắc Kinh ngừng nhập khẩu thịt heo của Tây Ban Nha.
Nhưng về cơ bản, Lục Địa Già đang mất đi hai lá chủ bài quan trọng nhất để tạo được một sự năng động kinh tế về lâu dài. Agathe Demarais :
« Có hai yếu tố quyết định để một nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh : đó là tăng trưởng và dân số. Liên Hiệp Châu Âu gặp khó khăn trên cả hai phương diện này. Hệ quả kèm theo là Liên Hiệp Châu Âu trong tương lai càng bị tụt hậu. Từ nay đến năm 2040, mỗi năm thị trường lao động của khối này mất đi 2 triệu người, vì dân số đang già đi. So sánh tỷ lệ tăng trưởng về năng suất của một người lao động châu Âu và ở Mỹ, hiện tại châu Âu thua hẳn Mỹ. Cùng lúc, mỗi năm Hoa Kỳ đầu từ gần 900 tỷ đô la vào khâu Nghiên Cứu và Phát Triển R&D. Số tiền này cao gấp đôi so với đầu tư vào R&D của toàn khối Liên Âu. Chỉ riêng trong hai lĩnh vực là trí tuệ nhân tạo và máy tính lượng tử, 70 % các dự án xuất phát từ Hoa Kỳ ; 2/3 các khoản đầu tư vào thông minh nhân tạo hướng về Mỹ. Nhìn đến công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn, từ nay đến 2032, Hoa Kỳ tập trung đến 1/3 chíp điện tử tiên tiến nhất của thế giới. Trong tất cả các hoạt động mang tính chiến lược để đem lại tăng trưởng trong tương lai, châu Âu không đóng vai trò hàng đầu ở bất kỳ một lĩnh vực nào ».
Báo cáo Mario Draghi bắt mạch, chẩn bệnh và kê toa thuốc để Liên Hiệp Châu Âu có thể trở lại cuộc chơi công nghệ. Nhưng để chữa được bệnh, tài liệu này thẩm định Liên Hiệp Châu Âu cần dành ra hẳn 5 % GDP của toàn khối để đầu tư vào mảng hight tech.
Làm thế nào để huy động được từ 750 đến 800 tỷ euro một năm ? Nếu có được số tiền đó thì làm thế nào để sử dụng một cách có hiệu quả ? Mất bao lâu nữa Liên Âu mới làm chủ công nghệ chế tạo pin mặt trời, cánh quạt gió …. và ô tô điện như các nhà máy của Trung Quốc hiện tại ? Đến khi nào trình độ trí tuệ nhân tạo của châu Âu được hư hiện nay ở Mỹ ? Báo cáo Draghi không có câu trả lời.
Vả lại tài liệu vừa được công bố còn chưa ráo mực, đã bị nhiều thành viên trong Liên Âu –đứng đầu là Đức, phản bác. Bản thân bà von der Leyen vừa nhiệt tình cảm ơn tác giả của bản báo cáo về tiềm năng cạnh tranh của Liên Âu, vừa thận trọng trước những đề xuất cho phép khối này tìm được một chỗ đứng trên bàn cờ « hight tech » thế giới. Liên Âu ráo riết đi tìm lực đẩy để « phát triển » và mang lại tăng trưởng cho toàn khối, nhưng không thấy các con chim đầu đàn trong khối này hào hứng hay mạnh mẽ ủng hộ các đề xuất của ông Draghi để « đảo ngược thế cờ » để, bớt thua kém Mỹ và Trung Quốc.
61 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.