Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc –Pakistan : Bắc Kinh trước thách thức Hồi giáo cực đoan Nam Á

9:23
 
Chia sẻ
 

Manage episode 423014731 series 130286
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif vừa kết thúc chuyến công du Trung Quốc trong 5 ngày (04-08/06/2024) với trọng tâm là khởi động giai đoạn 2 công trình CPEC-Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan, nối liền vùng tự trị Tân Cương với tỉnh Baloutchistan mở ra Ấn Độ Dương. Chính vì lợi thế này mà Bắc Kinh đã đầu tư 62 tỷ đô la vào dự án và nóng lòng muốn thấy CPEC nhanh chóng cất cánh sau hơn một chục năm giậm chân tại chỗ vì những bất ổn chính trị và an ninh tại Pakistan.

Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc -Pakistan -CPEC bao gồm những gì, đâu là lợi ích về kinh tế và nhất là chiến lược của mỗi bên ? Đang mang nợ 100 tỷ đô la mà 30 % trong số đó do Trung Quốc nắm giữ, thủ tướng Shehbaz Sharif kỳ vọng nhiều vào hành lang kinh tế này để phát triển đất nước, vực dậy một nền kinh tế bên bờ vực thẳm bị thiên tai và các nhóm khủng bố hoành hành.

Nhưng liệu Islamabad có thể làm được gì để bảo đảm an ninh cho các công trường của Trung Quốc ? Để trả lời các câu hỏi trên, RFI tiếng Việt tham khảo ý kiến của nhà nghiên cứu Laurent Pinguet, chuyên gia về khu vực Himalaya, Đài Quan Sát Pháp về Dự Án Con Đường Tơ Lụa Mới (OFNRS).

CPEC là một trong những trục chính của dự án Một Vành Đai Một Con Đường, hay còn được gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, Bắc Kinh khởi xướng từ 2013. Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc Pakistan xuất phát từ thành phố Kashgar, Tân Cương, đến thủ đô Islamabad và điểm đến cuối cùng là thành phố cảng Gwadar miền nam Pakistan, nhìn ra Biển Ả Rập -Ấn Độ Dương.

Gwadar là cảng nước sâu, từ 2015 Pakistan đã cho Trung Quốc « thuê trong 40 năm ». Bắc Kinh có tham vọng đến năm 2055 biến thành phố nghèo nàn này thành một lá phổi kinh tế quốc tế trong khu vực, với nhiều công trình đồ sộ như một sân bay quốc tế, bờ kè dài hơn 50 km, một khu vực trải rộng trên hơn 900 hecta nơi mà các doanh nghiệp được hưởng nhiều khoản ưu đãi về thuế khóa để phát triển....

Trả lời RFI Việt Ngữ, nhà Laurent Pinguet trước hết nói đến những lợi ích về kinh tế của công trình :

« Về phương diện kinh tế, hành lang này cho phép nhiều công ty Trung Quốc bắt rễ vào Pakistan, một thị trường với hơn 230 triệu dân. Theo bảng xếp hạng hồi năm 2021 của Fortune Global 500, gần một nửa các doanh nghiệp Trung Quốc trong danh sách này hiện diện tại Pakistan, chủ yếu trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó có một số hãng xe hơi và các tập đoàn xây dựng. Đối với Pakistan, đây là cơ hội để đem lại nhiều đổi mới và hiện đại hóa kinh tế tại quốc gia Nam Á này. Pakistan cần phát triển hệ thống cầu đường, cần xây thêm đập thủy điện … ».

Tránh sự nhòm ngó của Mỹ

Trong bài nghiên cứu của Đài Quan Sát về Dự Án Con Đường Tơ Lụa Mới (OFNRS) chuyên gia Pinguet nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của « cánh cổng mở ra Ấn Độ Dương », đến « sự gần gũi về địa lý với eo biển Hormuz nơi 40 % dầu hỏa của thế giới đi qua". Làm chủ hay được tuyến đường giao thông này cho phép « thu ngắn lộ trình 10.000 km khi cần đưa hàng của Trung Quốc sang các nước trong vùng Vịnh, tránh phải đi qua eo biển Malacca, giảm thiểu mật đô giao thông trên những tuyến đường hàng hải có sự hiện diện của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ và nhất là tránh phải đi qua một số căn cứ quân sự của Mỹ có thể muốn giám sát tàu thuyền của Bắc Kinh ».

… Và bắt rễ vào một vùng đất giàu tài nguyên của Pakistan

Không phải tình cờ mà dự án Hành Lang Kinh tế Trung Quốc -Pakistan kết thúc tại cảng Gwadar trong vùng Baloutchistan : Gwadar còn là cửa ngõ dẫn vào các mỏ khí đốt còn trinh nguyên tại một vùng đất có diện tích tương đương với 43,6 % của cả nước, trải rộng từ miền tây và tây nam Pakistan. Baloutchistan có nhiều quặng mỏ : đây là nơi có 1 trong 5 mỏ vàng lớn nhất thế giới ; khí đốt địa phương bảo đảm 36 % nhu cầu tiêu thụ cho cả nước ; 80 % dầu hỏa Pakistan được khai thác từ các giếng dầu ở Baloutchistan. Nhiều mỏ đồng, chì, uranium hay than đá còn đang chờ được khai thác …

Điều đó không cấm cản Baloutchistan là vùng đất nghèo nhất của Pakistan, 96 % dân số trong vùng sống dưới ngưỡng nghèo khó, tức với chưa đầy 2 đô la thu nhập mỗi ngày.

CPEC và những tính toán về địa chính trị của Bắc Kinh

Năm 2013 ngay khi khởi động dự án Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21, Bắc Kinh đã đặc biệt quan tâm đến Pakistan vì những tính toán địa chính trị. Đối với Islamabad vốn có nhiều hiềm khích và tranh chấp lãnh thổ với nước láng giềng sát cạnh là Ấn Độ, thì khi được đề nghị tham gia hành lang kinh tế CPEC chẳng khác nào « buồn ngủ mà gặp chiếu manh ». Laurent Pinguet giải thích :

« Hành lang này cho phép Trung Quốc mở được cánh cửa xuyên ra biển Ả Rập, dễ tiếp cận hơn với các nguồn năng lượng dầu khí, tránh được phần nào Ấn Độ và nhất là ít bị phụ thuộc vào Biển Đông trong các tuyến đường giao thương (...) Hơn nữa nhờ hợp tác với Pakistan trong khuôn khổ dự án CPEC Trung Quốc tăng cường hiện diện tại một số vùng đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ thập niên 1960 như trong vùng Aksai Chin, gần Tây Tạng và thung lũng Shaksgam. Đây chính là lý do vì sao Ấn Độ đã ba lần tẩy chay hội nghị quốc tế Con Đường Tơ Lụa Mới.

Về phía Pakistan, CPEC cho phép Islamabad có một điểm tựa vững chắc trong trường hợp phải đối đầu với Ấn Độ. Đây là một mối hợp tác mang tính sống còn đối với chính quyền Pakistan. Trong khu vực này, từ lâu nay Trung Quốc là đồng minh có trọng lượng duy nhất của Pakistan. Tôi muốn nói đến những hỗ trợ của Bắc Kinh từ thập niên 1970 giúp Islamabad chế tạo bom nguyên tử, làm đối trọng với cường quốc hạt nhân sát cạnh là Ấn Độ. Dự án này cũng cho phép Pakistan củng cố vị thế trên vấn đề tranh chấp chủ quyền với New Delhi ở vùng Cachemire ».

Cũng trong cuộc trả lời dành cho RFI Việt ngữ nhà nghiên cứu Pháp Laurent Pinguet lưu ý thêm là CPEC cho phép Trung Quốc tăng cường hiện diện và kiểm soát chặt chẽ hơn ngay hai vùng lãnh thổ của chính mình là Tây Tạng và Tân Cương. Tây Tạng được mệnh danh là bồn nước của châu Á mà Trung Quốc cần kiểm soát. Còn Tân Cương là khu tự trị với đa số dân cư theo đạo Hồi. Cũng chính vì dự án này mà Pakistan, « tuy là quốc gia Hồi Giáo nhưng hoàn toàn im lặng trước việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Islamabad còn đồng ý trục xuất những người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc xin tị nạn tại Pakistan ».

CPEC trước thách thức của các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Pakistan

Trong chuyến công du Trung Quốc dài ngày vừa qua, thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã chứng kiến lễ khởi công giai đoạn 2 của dự án CPEC, mở rộng hành lang kinh tế này đến nhiều lĩnh vực từ « phát minh đến năng lượng xanh… ». Islamabad và Bắc Kinh ký kết « hàng chục » thỏa thuận nghi nhớ nhưng theo hãng tin Anh Reuters, trên thực tế Trung Quốc đã không đặt bút ký thêm bất kỳ một hợp đồng đầu tư nào mới vào Pakistan. Điều này phản ánh một sự chậm trễ trong hợp tác song phương, một sự tê liệt trong dự án Hành Lang Kinh Tế gắn kết hai quốc gia này. Laurent Pinguet, đài quan sát OFNRS của Pháp phân tích :

« Dự án dậm chân tại chỗ tại vì theo nhiều nhân chứng, ngay tại Gwadar khu vực được coi là mũi nhọn của CPEC, đường phố vẫn còn vắng tanh, tỷ lệ nghèo khó cao ngút ở ngưỡng 40 % và bên cạnh đó thành phố này đang ngồi trên một núi nợ khổng lồ. Tình trạng mất an ninh là lý do vì sao dự án không thể cất cánh. Các nhà đầu tư nản lòng. Gần đây, hồi tháng 3 vừa qua, một vụ khủng bố tự sát nhắm vào một công trường đã cướp đi sinh mạng của 5 kỹ sư Trung Quốc. Vụ tấn công nói trên do quân Taliban tại Pakistan TTP (Tehrik-e-Taliban Pakistan) tiến hành.

Tình trạng mất an ninh đó xuất phát từ nhiều yếu tố : một là do tại Pakistan có nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan muốn lật đổ chính phủ ở Islamabad và chủ trương Pakistan cần áp dụng triệt để luật Hồi giáo rất khắt khe Charia. Lý do thứ nhì là có những phong trào nổi dậy ở bang Balouchistan. Dân cư tại đây là một sắc tộc thiểu số họ truy bức và bị cướp đất đai cho các dự án phát triển CPEC. Lý do thứ ba là Islambad đang sợ rằng dân tộc Pashtoune ở phía tây bắc Pakistan cũng sẽ đi theo con đường bạo động của người Balouchistan. Cuối cùng là thành phần Taliban từ Afghanistan tràn sang và định cư hẳn ở Pakistan. Số này có khuynh hướng tham gia các tổ chức Hồi giáo cực đoan của Pakistan »…

Trung Quốc bị lôi vào vòng xoáy

Theo các thống kê chính thức tại Islamabad, năm 2023 đã có 129 vụ tấn công nhắm vào các cơ sở của Trung Quốc tại Pakistan, 82 % trong số đó do nhóm Taliban TTP và các tổ chức nổi dậy của thiểu số Baloutchistan tiến hành. Vẫn theo nghiên cứu của chuyên gia Pháp về khu vực chung quanh dẫy núi Himalaya, Laurent Pinguet trong mắt dân cư địa phương, các doanh nghiệp Trung Quốc đến đây hoạt động không để khai thác hay mở mang vùng lãnh thổ nghèo nàn nay cho Pakistan, mà mục đích là nhằm « cướp đi các nguồn tài nguyên của Baloutchistan ».

Từ 2019 các cơ sở của Trung Quốc đã nhiều lần bị tấn công. Đối với Pakistan, bài toán vãn hồi « an ninh » trên lãnh thổ Pakistan để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc càng thêm nan giải từ khi quân Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan. Chuyên gia Pháp Pinguet ghi nhận " từ 2021 số lần TTP tiến hành khủng bố trên lãnh thổ Pakistan tăng 60 % và các đợt khủng bố tự sát đã được nhân lên cấp 5 lần".

Tương lai nào cho CPEC ?

Bắc Kinh đã hết kiên nhẫn trước tình trạng bất ổn kéo dài tại Pakistan. Tháng 3 vừa qua ngoại trưởng Vương Nghị trong chuyến công du Islamabad đòi Pakistan bảo đảm an toàn cho các cơ sở và công trường của Trung Quốc. Lần này tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã nhắc lại điều này. Bắc Kinh thậm chí yêu cầu thủ tướng Sharif triển khai quân đội để bảo vệ các cơ sở của Trung Quốc. Theo chuyên gia Laurent Pinguet cho dù đe dọa khủng bố vẫn rất lớn nhưng cả đôi bên cùng không thể quay lưng lại với dự án Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc –Pakistan :

« Theo tôi Pakistan và Trung Quốc không thể từ bỏ mối hợp tác này trong mọi trường hợp. Bằng mọi giá đôi bên phải gắn chặt với nhau. Đây mới chính là mối liên kết bất di bất dịch, nhất là vào lúc cả hai càng ngày càng có khuynh hướng tách rời khỏi cộng đồng quốc tế. Trong trường hợp của Trung Quốc, thì Bắc Kinh còn có Nga và vẫn duy trì đối thoại với phương Tây. Pakistan thực sự không biết phải trông vào ai nếu xảy ra xung đột với Ấn Độ hay với Afghanistan ngay sát cạnh. Islamabad chỉ có thể trông chờ vào Trung Quốc. Do vậy bằng mọi giá Pakistan phải duy trì dự án hành lang kinh tế với CPEC với Trung Quốc ».

Nợ nước ngoài của Pakistan lên tới 100 tỷ đô la, hơn 30 tỷ trong số đó là nợ Trung Quốc, lạm phát trên dưới 40 % và gần 40 % dân số sống trong cảnh bần cùng, chắc chắn là Islamabad không có nhiều lựa chọn và muốn trông thấy Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc Pakistan là một chiếc phao để thoát nạn.

Một trong những phương án tái lập an ninh cho Pakistan theo giới phân tích, có thể là lôi kéo Afghanistan trong tay phe Hồi giáo Taliban vào dự án CPEC dưới sự giám sát của nhà chủ nợ là Trung Quốc. Song đây cũng không phải là chuyện dễ làm khi mà những hiềm khích giữa hai quốc gia Hồi giáo ở nam Á này còn quá lớn, đặc biệt là trên vấn đề hồi hương người hai triệu rưỡi người tị nạn Afghanistan đang sống trên lãnh thổ Pakistan.

Islambad có kế hoạch trục xuất 1,7 triệu người về nước để diệt trừ hiểm họa số này tham gia hàng ngũ khủng bố Taliban TTP … Tới nay Pakistan đã thực hiện được gần 1/3 mục tiêu đề ra và dương như « an ninh vẫn không được cải thiện ».

  continue reading

60 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 423014731 series 130286
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif vừa kết thúc chuyến công du Trung Quốc trong 5 ngày (04-08/06/2024) với trọng tâm là khởi động giai đoạn 2 công trình CPEC-Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan, nối liền vùng tự trị Tân Cương với tỉnh Baloutchistan mở ra Ấn Độ Dương. Chính vì lợi thế này mà Bắc Kinh đã đầu tư 62 tỷ đô la vào dự án và nóng lòng muốn thấy CPEC nhanh chóng cất cánh sau hơn một chục năm giậm chân tại chỗ vì những bất ổn chính trị và an ninh tại Pakistan.

Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc -Pakistan -CPEC bao gồm những gì, đâu là lợi ích về kinh tế và nhất là chiến lược của mỗi bên ? Đang mang nợ 100 tỷ đô la mà 30 % trong số đó do Trung Quốc nắm giữ, thủ tướng Shehbaz Sharif kỳ vọng nhiều vào hành lang kinh tế này để phát triển đất nước, vực dậy một nền kinh tế bên bờ vực thẳm bị thiên tai và các nhóm khủng bố hoành hành.

Nhưng liệu Islamabad có thể làm được gì để bảo đảm an ninh cho các công trường của Trung Quốc ? Để trả lời các câu hỏi trên, RFI tiếng Việt tham khảo ý kiến của nhà nghiên cứu Laurent Pinguet, chuyên gia về khu vực Himalaya, Đài Quan Sát Pháp về Dự Án Con Đường Tơ Lụa Mới (OFNRS).

CPEC là một trong những trục chính của dự án Một Vành Đai Một Con Đường, hay còn được gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, Bắc Kinh khởi xướng từ 2013. Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc Pakistan xuất phát từ thành phố Kashgar, Tân Cương, đến thủ đô Islamabad và điểm đến cuối cùng là thành phố cảng Gwadar miền nam Pakistan, nhìn ra Biển Ả Rập -Ấn Độ Dương.

Gwadar là cảng nước sâu, từ 2015 Pakistan đã cho Trung Quốc « thuê trong 40 năm ». Bắc Kinh có tham vọng đến năm 2055 biến thành phố nghèo nàn này thành một lá phổi kinh tế quốc tế trong khu vực, với nhiều công trình đồ sộ như một sân bay quốc tế, bờ kè dài hơn 50 km, một khu vực trải rộng trên hơn 900 hecta nơi mà các doanh nghiệp được hưởng nhiều khoản ưu đãi về thuế khóa để phát triển....

Trả lời RFI Việt Ngữ, nhà Laurent Pinguet trước hết nói đến những lợi ích về kinh tế của công trình :

« Về phương diện kinh tế, hành lang này cho phép nhiều công ty Trung Quốc bắt rễ vào Pakistan, một thị trường với hơn 230 triệu dân. Theo bảng xếp hạng hồi năm 2021 của Fortune Global 500, gần một nửa các doanh nghiệp Trung Quốc trong danh sách này hiện diện tại Pakistan, chủ yếu trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó có một số hãng xe hơi và các tập đoàn xây dựng. Đối với Pakistan, đây là cơ hội để đem lại nhiều đổi mới và hiện đại hóa kinh tế tại quốc gia Nam Á này. Pakistan cần phát triển hệ thống cầu đường, cần xây thêm đập thủy điện … ».

Tránh sự nhòm ngó của Mỹ

Trong bài nghiên cứu của Đài Quan Sát về Dự Án Con Đường Tơ Lụa Mới (OFNRS) chuyên gia Pinguet nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của « cánh cổng mở ra Ấn Độ Dương », đến « sự gần gũi về địa lý với eo biển Hormuz nơi 40 % dầu hỏa của thế giới đi qua". Làm chủ hay được tuyến đường giao thông này cho phép « thu ngắn lộ trình 10.000 km khi cần đưa hàng của Trung Quốc sang các nước trong vùng Vịnh, tránh phải đi qua eo biển Malacca, giảm thiểu mật đô giao thông trên những tuyến đường hàng hải có sự hiện diện của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ và nhất là tránh phải đi qua một số căn cứ quân sự của Mỹ có thể muốn giám sát tàu thuyền của Bắc Kinh ».

… Và bắt rễ vào một vùng đất giàu tài nguyên của Pakistan

Không phải tình cờ mà dự án Hành Lang Kinh tế Trung Quốc -Pakistan kết thúc tại cảng Gwadar trong vùng Baloutchistan : Gwadar còn là cửa ngõ dẫn vào các mỏ khí đốt còn trinh nguyên tại một vùng đất có diện tích tương đương với 43,6 % của cả nước, trải rộng từ miền tây và tây nam Pakistan. Baloutchistan có nhiều quặng mỏ : đây là nơi có 1 trong 5 mỏ vàng lớn nhất thế giới ; khí đốt địa phương bảo đảm 36 % nhu cầu tiêu thụ cho cả nước ; 80 % dầu hỏa Pakistan được khai thác từ các giếng dầu ở Baloutchistan. Nhiều mỏ đồng, chì, uranium hay than đá còn đang chờ được khai thác …

Điều đó không cấm cản Baloutchistan là vùng đất nghèo nhất của Pakistan, 96 % dân số trong vùng sống dưới ngưỡng nghèo khó, tức với chưa đầy 2 đô la thu nhập mỗi ngày.

CPEC và những tính toán về địa chính trị của Bắc Kinh

Năm 2013 ngay khi khởi động dự án Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21, Bắc Kinh đã đặc biệt quan tâm đến Pakistan vì những tính toán địa chính trị. Đối với Islamabad vốn có nhiều hiềm khích và tranh chấp lãnh thổ với nước láng giềng sát cạnh là Ấn Độ, thì khi được đề nghị tham gia hành lang kinh tế CPEC chẳng khác nào « buồn ngủ mà gặp chiếu manh ». Laurent Pinguet giải thích :

« Hành lang này cho phép Trung Quốc mở được cánh cửa xuyên ra biển Ả Rập, dễ tiếp cận hơn với các nguồn năng lượng dầu khí, tránh được phần nào Ấn Độ và nhất là ít bị phụ thuộc vào Biển Đông trong các tuyến đường giao thương (...) Hơn nữa nhờ hợp tác với Pakistan trong khuôn khổ dự án CPEC Trung Quốc tăng cường hiện diện tại một số vùng đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ thập niên 1960 như trong vùng Aksai Chin, gần Tây Tạng và thung lũng Shaksgam. Đây chính là lý do vì sao Ấn Độ đã ba lần tẩy chay hội nghị quốc tế Con Đường Tơ Lụa Mới.

Về phía Pakistan, CPEC cho phép Islamabad có một điểm tựa vững chắc trong trường hợp phải đối đầu với Ấn Độ. Đây là một mối hợp tác mang tính sống còn đối với chính quyền Pakistan. Trong khu vực này, từ lâu nay Trung Quốc là đồng minh có trọng lượng duy nhất của Pakistan. Tôi muốn nói đến những hỗ trợ của Bắc Kinh từ thập niên 1970 giúp Islamabad chế tạo bom nguyên tử, làm đối trọng với cường quốc hạt nhân sát cạnh là Ấn Độ. Dự án này cũng cho phép Pakistan củng cố vị thế trên vấn đề tranh chấp chủ quyền với New Delhi ở vùng Cachemire ».

Cũng trong cuộc trả lời dành cho RFI Việt ngữ nhà nghiên cứu Pháp Laurent Pinguet lưu ý thêm là CPEC cho phép Trung Quốc tăng cường hiện diện và kiểm soát chặt chẽ hơn ngay hai vùng lãnh thổ của chính mình là Tây Tạng và Tân Cương. Tây Tạng được mệnh danh là bồn nước của châu Á mà Trung Quốc cần kiểm soát. Còn Tân Cương là khu tự trị với đa số dân cư theo đạo Hồi. Cũng chính vì dự án này mà Pakistan, « tuy là quốc gia Hồi Giáo nhưng hoàn toàn im lặng trước việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Islamabad còn đồng ý trục xuất những người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc xin tị nạn tại Pakistan ».

CPEC trước thách thức của các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Pakistan

Trong chuyến công du Trung Quốc dài ngày vừa qua, thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã chứng kiến lễ khởi công giai đoạn 2 của dự án CPEC, mở rộng hành lang kinh tế này đến nhiều lĩnh vực từ « phát minh đến năng lượng xanh… ». Islamabad và Bắc Kinh ký kết « hàng chục » thỏa thuận nghi nhớ nhưng theo hãng tin Anh Reuters, trên thực tế Trung Quốc đã không đặt bút ký thêm bất kỳ một hợp đồng đầu tư nào mới vào Pakistan. Điều này phản ánh một sự chậm trễ trong hợp tác song phương, một sự tê liệt trong dự án Hành Lang Kinh Tế gắn kết hai quốc gia này. Laurent Pinguet, đài quan sát OFNRS của Pháp phân tích :

« Dự án dậm chân tại chỗ tại vì theo nhiều nhân chứng, ngay tại Gwadar khu vực được coi là mũi nhọn của CPEC, đường phố vẫn còn vắng tanh, tỷ lệ nghèo khó cao ngút ở ngưỡng 40 % và bên cạnh đó thành phố này đang ngồi trên một núi nợ khổng lồ. Tình trạng mất an ninh là lý do vì sao dự án không thể cất cánh. Các nhà đầu tư nản lòng. Gần đây, hồi tháng 3 vừa qua, một vụ khủng bố tự sát nhắm vào một công trường đã cướp đi sinh mạng của 5 kỹ sư Trung Quốc. Vụ tấn công nói trên do quân Taliban tại Pakistan TTP (Tehrik-e-Taliban Pakistan) tiến hành.

Tình trạng mất an ninh đó xuất phát từ nhiều yếu tố : một là do tại Pakistan có nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan muốn lật đổ chính phủ ở Islamabad và chủ trương Pakistan cần áp dụng triệt để luật Hồi giáo rất khắt khe Charia. Lý do thứ nhì là có những phong trào nổi dậy ở bang Balouchistan. Dân cư tại đây là một sắc tộc thiểu số họ truy bức và bị cướp đất đai cho các dự án phát triển CPEC. Lý do thứ ba là Islambad đang sợ rằng dân tộc Pashtoune ở phía tây bắc Pakistan cũng sẽ đi theo con đường bạo động của người Balouchistan. Cuối cùng là thành phần Taliban từ Afghanistan tràn sang và định cư hẳn ở Pakistan. Số này có khuynh hướng tham gia các tổ chức Hồi giáo cực đoan của Pakistan »…

Trung Quốc bị lôi vào vòng xoáy

Theo các thống kê chính thức tại Islamabad, năm 2023 đã có 129 vụ tấn công nhắm vào các cơ sở của Trung Quốc tại Pakistan, 82 % trong số đó do nhóm Taliban TTP và các tổ chức nổi dậy của thiểu số Baloutchistan tiến hành. Vẫn theo nghiên cứu của chuyên gia Pháp về khu vực chung quanh dẫy núi Himalaya, Laurent Pinguet trong mắt dân cư địa phương, các doanh nghiệp Trung Quốc đến đây hoạt động không để khai thác hay mở mang vùng lãnh thổ nghèo nàn nay cho Pakistan, mà mục đích là nhằm « cướp đi các nguồn tài nguyên của Baloutchistan ».

Từ 2019 các cơ sở của Trung Quốc đã nhiều lần bị tấn công. Đối với Pakistan, bài toán vãn hồi « an ninh » trên lãnh thổ Pakistan để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc càng thêm nan giải từ khi quân Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan. Chuyên gia Pháp Pinguet ghi nhận " từ 2021 số lần TTP tiến hành khủng bố trên lãnh thổ Pakistan tăng 60 % và các đợt khủng bố tự sát đã được nhân lên cấp 5 lần".

Tương lai nào cho CPEC ?

Bắc Kinh đã hết kiên nhẫn trước tình trạng bất ổn kéo dài tại Pakistan. Tháng 3 vừa qua ngoại trưởng Vương Nghị trong chuyến công du Islamabad đòi Pakistan bảo đảm an toàn cho các cơ sở và công trường của Trung Quốc. Lần này tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã nhắc lại điều này. Bắc Kinh thậm chí yêu cầu thủ tướng Sharif triển khai quân đội để bảo vệ các cơ sở của Trung Quốc. Theo chuyên gia Laurent Pinguet cho dù đe dọa khủng bố vẫn rất lớn nhưng cả đôi bên cùng không thể quay lưng lại với dự án Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc –Pakistan :

« Theo tôi Pakistan và Trung Quốc không thể từ bỏ mối hợp tác này trong mọi trường hợp. Bằng mọi giá đôi bên phải gắn chặt với nhau. Đây mới chính là mối liên kết bất di bất dịch, nhất là vào lúc cả hai càng ngày càng có khuynh hướng tách rời khỏi cộng đồng quốc tế. Trong trường hợp của Trung Quốc, thì Bắc Kinh còn có Nga và vẫn duy trì đối thoại với phương Tây. Pakistan thực sự không biết phải trông vào ai nếu xảy ra xung đột với Ấn Độ hay với Afghanistan ngay sát cạnh. Islamabad chỉ có thể trông chờ vào Trung Quốc. Do vậy bằng mọi giá Pakistan phải duy trì dự án hành lang kinh tế với CPEC với Trung Quốc ».

Nợ nước ngoài của Pakistan lên tới 100 tỷ đô la, hơn 30 tỷ trong số đó là nợ Trung Quốc, lạm phát trên dưới 40 % và gần 40 % dân số sống trong cảnh bần cùng, chắc chắn là Islamabad không có nhiều lựa chọn và muốn trông thấy Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc Pakistan là một chiếc phao để thoát nạn.

Một trong những phương án tái lập an ninh cho Pakistan theo giới phân tích, có thể là lôi kéo Afghanistan trong tay phe Hồi giáo Taliban vào dự án CPEC dưới sự giám sát của nhà chủ nợ là Trung Quốc. Song đây cũng không phải là chuyện dễ làm khi mà những hiềm khích giữa hai quốc gia Hồi giáo ở nam Á này còn quá lớn, đặc biệt là trên vấn đề hồi hương người hai triệu rưỡi người tị nạn Afghanistan đang sống trên lãnh thổ Pakistan.

Islambad có kế hoạch trục xuất 1,7 triệu người về nước để diệt trừ hiểm họa số này tham gia hàng ngũ khủng bố Taliban TTP … Tới nay Pakistan đã thực hiện được gần 1/3 mục tiêu đề ra và dương như « an ninh vẫn không được cải thiện ».

  continue reading

60 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh