Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Pháp bị thu hẹp
Manage episode 450973730 series 130286
Các doanh nghiệp của Pháp đang đứng trước nhiều thách thức : Về đối ngoại, một cuộc chiến thương mại Mỹ khai mào được báo trước, áp lực hàng rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu, giao thương toàn cầu bị kẹt vì những căng thẳng địa chính trị trên thế giới ; về đối nội, áp lực về thuế từ khi Quốc Hội bị giải tán đè nặng lên chính sách phát triển của khu vực sản xuất.
« Tình hình đang xấu đi. Trong khoảng từ 6 đến 9 tháng nữa chúng ta sẽ thấy rõ hiệu ứng của một cơn sốc lớn». Một chủ công ty đã đánh giá tình hình như trên nhân diễn đàn các doanh nghiệp REFvào cuối tháng 8/2024. Chưa đầy một tháng sau, thống kê về các công ty vừa và nhỏ tại Pháp phá sản đi từ kỳ lục này đến kỷ lục khác. Cùng lúc chỉ số đầu tư trong khu vực sản xuất liên tục giảm. Đầu tháng 11/2024, hai tập đoàn lớn của Pháp được thế giới biết đến nhiều là hãng sản xuất lốp xe Michelin và chuỗi siêu thị Auchan cùng thông báo sa thải tổng cộng là hơn 3.600 nhân viên. Michelin đóng cửa hai nhà máy. Với Auchan, « hàng chục siêu thị » trên toàn quốc chóng ngừng hoạt động vì làm ăn thua lỗ.
Các công đoàn bảo vệ người lao động tại Pháp, các viện nghiên cứu đồng loạt cảnh báo hai kế hoạch sa thải nhân sự vừa nêu chỉ là « phần nổi của tảng băng ».
300.000 người mất việc trong năm 2024
Lãnh đạo công đoàn CGT Sophie Binet báo động : 200 doanh nghiệp chuẩn bị giảm nhân sự, 47.000 người mất việc, trong đó gần một nửa là công nhân trong các nhà máy. Báo Cộng Sản L’Humanité dự phóng, trong cả năm 2024 sẽ có đến 300.000 người lao động bị sa thải. Bộ trưởng Công Nghiệp Marc Ferracci hôm 16/11/204 nhìn nhận « nguy cơ trong những tuần lễ và những tháng sắp tới sẽ có nhiều thông báo các nhà máy đóng cửa », « hàng ngàn việc làm bị đe dọa. Ngành công nghiệp xe hơi, các nhà máy hóa chất, ngành luyện kim bị nước ngoài cạnh tranh gay gắt ».
François Monnier, tổng biên tập tuần báo Investir -Đầu Tư không ngạc nghiên về những tin xấu liên tiếp mà ngay cả các hãng lớn của Pháp như Auchan hay Michelin cũng không tránh khỏi vì các doanh nghiệp Pháp đang mất dần khả năng cạnh tranh. Trên đài thát thanh tư nhân Radio Classique (hôm 15/11/2024) François Monnier đơn cử ba thí dụ cụ thể giải thích vì sao một tên tuổi lớn như Michelin, đã hoạt động từ 135 năm nay phải cho hơn 1.200 nhân viên nghỉ việc.
« Châu Âu đòi các hãng lốp xe phải công bố nguồn gốc nhựa cao su sử dụng trong các nhà máy chế tạo lốp xe, chỉ nội khoản này gây thêm phí tổn phụ trội từ 150 đến 200 triệu euro cho hãng Michelin, trong khi đó các đối thủ của tập đoàn sản xuất lốp xe này không phải chứng minh nguồn gốc nguyên liệu sự dụng và không bị kiểm tra. Pháp bị chậm chế vì thủ tục hành chính rườm ra : tại bang Texas, chỉ cần một năm một để mở cửa thêm một nhà máy. Trong khi đó ở Pháp và châu Âu, phải mất hơn một năm một công ty mới được cấp giấy phép để xin đăng ký mở nhà máy. Về khả năng suất, Pháp và châu Âu cũng bị thua kém so với các nơi khác trên hành tinh : trong giai đoạn 1995-2023 năng suất lao động trong một giờ đồng hồ tăng trung bình 50 % tại Mỹ, ở Đức là 33 % trong khi đó ở Pháp chỉ số này tăng thêm có 25 % ».
Bóng ma một cuộc thương chiến tàn khốc
Tháng 9/2024 phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh « trong tám thập niên qua, chưa khi nào cộng đồng quốc tế phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện tại ». Trao đổi với báo chí bên ngoài phòng họp sau đó, cũng ông Macron thẳng thắn cho rằng tình huống này đang đẩy các doanh nghiệp Pháp vào thế kẹt. Nhưng khi đó nguyên thủ Pháp không thể ngờ rằng ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào đầu năm tới với lời hứa « đánh thuế 10 % tất cả hàng sản xuất ở nước ngoài báo sang thị trường Mỹ ».
Theo thẩm định của Sylvain Bersinger, kinh tế ttrưởng cơ quan tư vấn Asterès -Paris, Pháp có mức thặng dự mậu dịch tuy rất khiêm tốn chưa đầy 100 triệu đô la so với Hoa Kỳ (để so sánh, thăng dư của Đức với Mỹ là 82 tỷ đô la trong năm 2023, giữa Việt Nam với Mỹ là 96 tỷ đô la) nhưng thế bất cân đối đó tập trung trong một số lĩnh vực « then chốt » như là công nghệ hàng không và không gian, dược phẩm, rượu vang, rượu mạnh, nước hoa, mĩ phẩm, …và đó là những lĩnh vực trên nguyên tắc sẽ gặp khó khăn nhiều hơn nếu chính quyền Trump dựng nên các hàng rao quan thuế.
Nguy cơ bị hàng Trung Quốc nhận chìm
Trong các lĩnh vực khác từ hàng điện tử đến xe ô tô điện, pin mặt trời … thì các doanh nghiệp Pháp nói riêng, châu Âu nói chung bị chính sách trợ giá của Trung Quốc « đè bẹp ». Chính vì cạnh tranh không lại với các hãng Trung Quốc mà Systovi -vùng Nantes miền tây nước Pháp (một trong những nhà sản xuất cuối cùng của Pháp, trên đất Pháp) không biết còn cầm cự được bao lâu. Giám đốc điều hành nhà máy này, Paul Toulouse giải thích khó chống chọi được lâu khi mà giá thành của các đối thủ Trung Quốc chỉ bằng 25 % so với của Systovi từng là một biểu tượng của tiến trình chuyển đổi sang năng lượng xanh « made in France ».
Rất xa Nantes, ở ngoại ô thành phố Grenoble miền đông nước Pháp tập đoàn hóa chất Vencorex chuyên sản xuất phụ liệu để chế biến các loại sơn nước được dùng trong ngành xây dựng, hãng này cũng đang lo bị « khai tử » do từ « 2022 lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi sâu rộng, với một sự cạnh tranh khốc liệt chưa từng thấy. Hàng sản xuất dư thừa từ các nhà máy Trung Quốc đổ sang châu Âu ».
Ngành công nghiệp của Pháp -và châu Âu trong thế trên đe dưới búa : xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì có khuynh hướng sụt giảm vì thuế hải quan mà chính quyền Washington sắp tới sẽ ban bành, các nhà máy của Pháp thì có nguy cơ bị hàng rẻ Trung Quốc nhận nhìm. Nhất là khi biết rằng chỉ riêng trong lĩnh vực công nghiệp, ở đầu thập niên 1970 hơn 80 % tiêu thụ là hàng « made in France » thì hiện tại tỷ lệ này bị thu hẹp lại còn chưa dầy 38 %. Cùng lúc chỉ số tiêu thụ nội địa tăng chậm : hai thị trường địa ốc và xe hơi trông thấy những khó khăn ở tước mặt.
Chính phủ loay hoay đòi tăng thuế doanh nghiệp
Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ở Pháp thì bị chựng lại. Tổng biên tập tuần báo Investir François Monnier tiếc là trong bối cảnh vốn đã rất khó khăn cho các doanh nghiệp Pháp như vậy thì chính phủ của thủ tướng Barnier lại phải ráo riết đi tìm thêm 8 tỷ euro đủ để giữ được cam kết duy trì duy trì thâm hụt ngân sách năm 2025 ở ngưỡng 6 % tổng sản phẩm nội địa. Trên con đường đi tìm thêm các nguồn thu nhập đó thì chính phủ Pháp dự trù tăng thuế đánh vào khu vực sản xuất :
« Một cách cụ thể, sang năm 2025, các hãng có doanh thu từ 1 đến 3 tỷ euro một năm sẽ phải đóng thuế doanh nghiệp hơn 30 % thay vì 25 % như hiện này. Doanh thu trên 3 tỷ euro, thì khoản thuế này sẽ là hơn 35 % và thuế lại còn nặng hơn nữa từ năm 2028 trở đi (...) Vì hoạt động, do sản xuất tại Pháp, hay mua bán tại Pháp, các doanh nghiệp phải trả thuế cao hơn sơ với ở các nước khác. Trong khi đó hàng Made in China thì được chính quyền Bắc Kinh tài trợ, hàng sản xuất tại Mỹ thì được ưu đãi thuế khóa. Rõ ràng là các hàng của Pháp, làm việc tại Pháp bị thiệt thòi ».
Từ khi tổng thống Macron giải tán Quốc Hội tháng 6/2024, lên cầm quyền vào tháng 9/2024, thủ tướng Michel Barnier liên tục phải đàm phán với các đảng phái trên chính trường về dự luật ngân sách cho năm tới trong điều kiện chính phủ rất dễ bị lật đổ. Trong khi đó thì Paris cần nhanh chóng cho ra đời một dự luật ngân sách cho năm 2025, khẩn cấp giải quyết bớt nợ công, chưa bao giờ đạt ngưỡng 112 % GDP (thay vì 60 % GDP như quy định của khối các nước tham gia đồng tiền chung châu Âu). Bội chi ngân sách của Pháp vượt quá ngưỡng 6 % GDP (thay vì 3 % tổng sản phẩm nội địa như quy định của châu Âu). Pháp liên tục bị các cơ quan thẩm định tài chính Anh, Mỹ dọa « hạ điểm tín nhiệm » về mức nợ và như vậy lại càng phải đi vay với lãi suất cao hơn.
Trong bối cảnh đó các chính phủ Elisabeth Borne, Gabriel Attal và Michel Barnier đều cam kết cắt giảm chi tiêu, tăng thuế để từng bước quay trở lại với mức thâm hụt 3 % như quy định trong khối thành viên sử dụng đồng euro. Điều đó có nghĩa là Pháp phải tiết kiệm 60 tỷ đô la cho tài khóa 2025 : 40 tỷ do cắt giảm các khoản chi tiêu công cộng và 20 tỷ còn lại nhờ tăng thuế đánh vào một « bộ phận những người giàu có và thuế doanh nghiệp ». Chính phủ Barnier đề xuất một khoản thuế phụ trội 8 tỷ euro do hơn 400 công ty lớn của Pháp đài thọ. Thí dụ như tập đoàn LVMH trong lĩnh vực hàng xa xỉ thì xẽ bị chi thêm 750 triệu vào năm tới để chia sẻ gánh nặng chung; công ty điện lực quốc gia EDP phải tham gia vào nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách ở mức 500 triệu euro, hãng sản xuất máy bay Airbus là 300 triệu ….
Đương nhiên không một ai hài lòng với các liều thuốc đắng này. Tổng biên tập tuần san Investir François Monnier cho rằng, tăng thuế doanh nghiệp : Pháp đang « lội ngược dòng » và điều này đã phản ánh qua những trồi sụt trên các thị trường chứng khoán.
« Từ ngày 05/11/2024 với viễn cảnh tổng thống Trump giảm thuế doanh nghiệp, chỉ số chứng khoán ở Wall Street tăng 3 % trong vòng 10 ngày. Trái lại ở Pháp, chỉ số CAC40 giảm 1 %. Từ khi tổng thống Macron giải thế Quốc Hội, bất ổn chính trị khiến chỉ số này của Pháp giảm 9 % trong lúc mà Wall Street thì tăng 11%. Chứng khoán của Pháp mất giá mạnh hơn so với của Đức, Anh và thậm chí là của Ý ».
Không chỉ có các chủ doanh nghiệp bất bình và lo lắng. Các viện nghiên cứu của Pháp đồng ý giảm bội chi ngân sách và nợ công là điều cần thiết, nhưng Pháp đang trong thế hoàn toàn bất lợi. Những nỗ lực của chính quyền Macron từ 2017 để chọn Pháp là địa điểm đầu tư « Choose France » khó thuyết phục khi mà ở Hoa Kỳ, tổng thống sắp tới Donald Trump hứa hẹn giảm thuế doanh nghiệp đang từ 21 xuống còn 15 % thì trái lại Paris chuẩn bị nâng mức thuế này từ 25 % lên từ 30 đến 35 % và có thể là còn hơn thế nữa như vừa nói.
60 tập
Manage episode 450973730 series 130286
Các doanh nghiệp của Pháp đang đứng trước nhiều thách thức : Về đối ngoại, một cuộc chiến thương mại Mỹ khai mào được báo trước, áp lực hàng rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu, giao thương toàn cầu bị kẹt vì những căng thẳng địa chính trị trên thế giới ; về đối nội, áp lực về thuế từ khi Quốc Hội bị giải tán đè nặng lên chính sách phát triển của khu vực sản xuất.
« Tình hình đang xấu đi. Trong khoảng từ 6 đến 9 tháng nữa chúng ta sẽ thấy rõ hiệu ứng của một cơn sốc lớn». Một chủ công ty đã đánh giá tình hình như trên nhân diễn đàn các doanh nghiệp REFvào cuối tháng 8/2024. Chưa đầy một tháng sau, thống kê về các công ty vừa và nhỏ tại Pháp phá sản đi từ kỳ lục này đến kỷ lục khác. Cùng lúc chỉ số đầu tư trong khu vực sản xuất liên tục giảm. Đầu tháng 11/2024, hai tập đoàn lớn của Pháp được thế giới biết đến nhiều là hãng sản xuất lốp xe Michelin và chuỗi siêu thị Auchan cùng thông báo sa thải tổng cộng là hơn 3.600 nhân viên. Michelin đóng cửa hai nhà máy. Với Auchan, « hàng chục siêu thị » trên toàn quốc chóng ngừng hoạt động vì làm ăn thua lỗ.
Các công đoàn bảo vệ người lao động tại Pháp, các viện nghiên cứu đồng loạt cảnh báo hai kế hoạch sa thải nhân sự vừa nêu chỉ là « phần nổi của tảng băng ».
300.000 người mất việc trong năm 2024
Lãnh đạo công đoàn CGT Sophie Binet báo động : 200 doanh nghiệp chuẩn bị giảm nhân sự, 47.000 người mất việc, trong đó gần một nửa là công nhân trong các nhà máy. Báo Cộng Sản L’Humanité dự phóng, trong cả năm 2024 sẽ có đến 300.000 người lao động bị sa thải. Bộ trưởng Công Nghiệp Marc Ferracci hôm 16/11/204 nhìn nhận « nguy cơ trong những tuần lễ và những tháng sắp tới sẽ có nhiều thông báo các nhà máy đóng cửa », « hàng ngàn việc làm bị đe dọa. Ngành công nghiệp xe hơi, các nhà máy hóa chất, ngành luyện kim bị nước ngoài cạnh tranh gay gắt ».
François Monnier, tổng biên tập tuần báo Investir -Đầu Tư không ngạc nghiên về những tin xấu liên tiếp mà ngay cả các hãng lớn của Pháp như Auchan hay Michelin cũng không tránh khỏi vì các doanh nghiệp Pháp đang mất dần khả năng cạnh tranh. Trên đài thát thanh tư nhân Radio Classique (hôm 15/11/2024) François Monnier đơn cử ba thí dụ cụ thể giải thích vì sao một tên tuổi lớn như Michelin, đã hoạt động từ 135 năm nay phải cho hơn 1.200 nhân viên nghỉ việc.
« Châu Âu đòi các hãng lốp xe phải công bố nguồn gốc nhựa cao su sử dụng trong các nhà máy chế tạo lốp xe, chỉ nội khoản này gây thêm phí tổn phụ trội từ 150 đến 200 triệu euro cho hãng Michelin, trong khi đó các đối thủ của tập đoàn sản xuất lốp xe này không phải chứng minh nguồn gốc nguyên liệu sự dụng và không bị kiểm tra. Pháp bị chậm chế vì thủ tục hành chính rườm ra : tại bang Texas, chỉ cần một năm một để mở cửa thêm một nhà máy. Trong khi đó ở Pháp và châu Âu, phải mất hơn một năm một công ty mới được cấp giấy phép để xin đăng ký mở nhà máy. Về khả năng suất, Pháp và châu Âu cũng bị thua kém so với các nơi khác trên hành tinh : trong giai đoạn 1995-2023 năng suất lao động trong một giờ đồng hồ tăng trung bình 50 % tại Mỹ, ở Đức là 33 % trong khi đó ở Pháp chỉ số này tăng thêm có 25 % ».
Bóng ma một cuộc thương chiến tàn khốc
Tháng 9/2024 phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh « trong tám thập niên qua, chưa khi nào cộng đồng quốc tế phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện tại ». Trao đổi với báo chí bên ngoài phòng họp sau đó, cũng ông Macron thẳng thắn cho rằng tình huống này đang đẩy các doanh nghiệp Pháp vào thế kẹt. Nhưng khi đó nguyên thủ Pháp không thể ngờ rằng ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào đầu năm tới với lời hứa « đánh thuế 10 % tất cả hàng sản xuất ở nước ngoài báo sang thị trường Mỹ ».
Theo thẩm định của Sylvain Bersinger, kinh tế ttrưởng cơ quan tư vấn Asterès -Paris, Pháp có mức thặng dự mậu dịch tuy rất khiêm tốn chưa đầy 100 triệu đô la so với Hoa Kỳ (để so sánh, thăng dư của Đức với Mỹ là 82 tỷ đô la trong năm 2023, giữa Việt Nam với Mỹ là 96 tỷ đô la) nhưng thế bất cân đối đó tập trung trong một số lĩnh vực « then chốt » như là công nghệ hàng không và không gian, dược phẩm, rượu vang, rượu mạnh, nước hoa, mĩ phẩm, …và đó là những lĩnh vực trên nguyên tắc sẽ gặp khó khăn nhiều hơn nếu chính quyền Trump dựng nên các hàng rao quan thuế.
Nguy cơ bị hàng Trung Quốc nhận chìm
Trong các lĩnh vực khác từ hàng điện tử đến xe ô tô điện, pin mặt trời … thì các doanh nghiệp Pháp nói riêng, châu Âu nói chung bị chính sách trợ giá của Trung Quốc « đè bẹp ». Chính vì cạnh tranh không lại với các hãng Trung Quốc mà Systovi -vùng Nantes miền tây nước Pháp (một trong những nhà sản xuất cuối cùng của Pháp, trên đất Pháp) không biết còn cầm cự được bao lâu. Giám đốc điều hành nhà máy này, Paul Toulouse giải thích khó chống chọi được lâu khi mà giá thành của các đối thủ Trung Quốc chỉ bằng 25 % so với của Systovi từng là một biểu tượng của tiến trình chuyển đổi sang năng lượng xanh « made in France ».
Rất xa Nantes, ở ngoại ô thành phố Grenoble miền đông nước Pháp tập đoàn hóa chất Vencorex chuyên sản xuất phụ liệu để chế biến các loại sơn nước được dùng trong ngành xây dựng, hãng này cũng đang lo bị « khai tử » do từ « 2022 lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi sâu rộng, với một sự cạnh tranh khốc liệt chưa từng thấy. Hàng sản xuất dư thừa từ các nhà máy Trung Quốc đổ sang châu Âu ».
Ngành công nghiệp của Pháp -và châu Âu trong thế trên đe dưới búa : xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì có khuynh hướng sụt giảm vì thuế hải quan mà chính quyền Washington sắp tới sẽ ban bành, các nhà máy của Pháp thì có nguy cơ bị hàng rẻ Trung Quốc nhận nhìm. Nhất là khi biết rằng chỉ riêng trong lĩnh vực công nghiệp, ở đầu thập niên 1970 hơn 80 % tiêu thụ là hàng « made in France » thì hiện tại tỷ lệ này bị thu hẹp lại còn chưa dầy 38 %. Cùng lúc chỉ số tiêu thụ nội địa tăng chậm : hai thị trường địa ốc và xe hơi trông thấy những khó khăn ở tước mặt.
Chính phủ loay hoay đòi tăng thuế doanh nghiệp
Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ở Pháp thì bị chựng lại. Tổng biên tập tuần báo Investir François Monnier tiếc là trong bối cảnh vốn đã rất khó khăn cho các doanh nghiệp Pháp như vậy thì chính phủ của thủ tướng Barnier lại phải ráo riết đi tìm thêm 8 tỷ euro đủ để giữ được cam kết duy trì duy trì thâm hụt ngân sách năm 2025 ở ngưỡng 6 % tổng sản phẩm nội địa. Trên con đường đi tìm thêm các nguồn thu nhập đó thì chính phủ Pháp dự trù tăng thuế đánh vào khu vực sản xuất :
« Một cách cụ thể, sang năm 2025, các hãng có doanh thu từ 1 đến 3 tỷ euro một năm sẽ phải đóng thuế doanh nghiệp hơn 30 % thay vì 25 % như hiện này. Doanh thu trên 3 tỷ euro, thì khoản thuế này sẽ là hơn 35 % và thuế lại còn nặng hơn nữa từ năm 2028 trở đi (...) Vì hoạt động, do sản xuất tại Pháp, hay mua bán tại Pháp, các doanh nghiệp phải trả thuế cao hơn sơ với ở các nước khác. Trong khi đó hàng Made in China thì được chính quyền Bắc Kinh tài trợ, hàng sản xuất tại Mỹ thì được ưu đãi thuế khóa. Rõ ràng là các hàng của Pháp, làm việc tại Pháp bị thiệt thòi ».
Từ khi tổng thống Macron giải tán Quốc Hội tháng 6/2024, lên cầm quyền vào tháng 9/2024, thủ tướng Michel Barnier liên tục phải đàm phán với các đảng phái trên chính trường về dự luật ngân sách cho năm tới trong điều kiện chính phủ rất dễ bị lật đổ. Trong khi đó thì Paris cần nhanh chóng cho ra đời một dự luật ngân sách cho năm 2025, khẩn cấp giải quyết bớt nợ công, chưa bao giờ đạt ngưỡng 112 % GDP (thay vì 60 % GDP như quy định của khối các nước tham gia đồng tiền chung châu Âu). Bội chi ngân sách của Pháp vượt quá ngưỡng 6 % GDP (thay vì 3 % tổng sản phẩm nội địa như quy định của châu Âu). Pháp liên tục bị các cơ quan thẩm định tài chính Anh, Mỹ dọa « hạ điểm tín nhiệm » về mức nợ và như vậy lại càng phải đi vay với lãi suất cao hơn.
Trong bối cảnh đó các chính phủ Elisabeth Borne, Gabriel Attal và Michel Barnier đều cam kết cắt giảm chi tiêu, tăng thuế để từng bước quay trở lại với mức thâm hụt 3 % như quy định trong khối thành viên sử dụng đồng euro. Điều đó có nghĩa là Pháp phải tiết kiệm 60 tỷ đô la cho tài khóa 2025 : 40 tỷ do cắt giảm các khoản chi tiêu công cộng và 20 tỷ còn lại nhờ tăng thuế đánh vào một « bộ phận những người giàu có và thuế doanh nghiệp ». Chính phủ Barnier đề xuất một khoản thuế phụ trội 8 tỷ euro do hơn 400 công ty lớn của Pháp đài thọ. Thí dụ như tập đoàn LVMH trong lĩnh vực hàng xa xỉ thì xẽ bị chi thêm 750 triệu vào năm tới để chia sẻ gánh nặng chung; công ty điện lực quốc gia EDP phải tham gia vào nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách ở mức 500 triệu euro, hãng sản xuất máy bay Airbus là 300 triệu ….
Đương nhiên không một ai hài lòng với các liều thuốc đắng này. Tổng biên tập tuần san Investir François Monnier cho rằng, tăng thuế doanh nghiệp : Pháp đang « lội ngược dòng » và điều này đã phản ánh qua những trồi sụt trên các thị trường chứng khoán.
« Từ ngày 05/11/2024 với viễn cảnh tổng thống Trump giảm thuế doanh nghiệp, chỉ số chứng khoán ở Wall Street tăng 3 % trong vòng 10 ngày. Trái lại ở Pháp, chỉ số CAC40 giảm 1 %. Từ khi tổng thống Macron giải thế Quốc Hội, bất ổn chính trị khiến chỉ số này của Pháp giảm 9 % trong lúc mà Wall Street thì tăng 11%. Chứng khoán của Pháp mất giá mạnh hơn so với của Đức, Anh và thậm chí là của Ý ».
Không chỉ có các chủ doanh nghiệp bất bình và lo lắng. Các viện nghiên cứu của Pháp đồng ý giảm bội chi ngân sách và nợ công là điều cần thiết, nhưng Pháp đang trong thế hoàn toàn bất lợi. Những nỗ lực của chính quyền Macron từ 2017 để chọn Pháp là địa điểm đầu tư « Choose France » khó thuyết phục khi mà ở Hoa Kỳ, tổng thống sắp tới Donald Trump hứa hẹn giảm thuế doanh nghiệp đang từ 21 xuống còn 15 % thì trái lại Paris chuẩn bị nâng mức thuế này từ 25 % lên từ 30 đến 35 % và có thể là còn hơn thế nữa như vừa nói.
60 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.