Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Công nghiệp : Trung Quốc trong thế đối đầu với Liên Âu

9:44
 
Chia sẻ
 

Manage episode 418224520 series 1455066
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Không có dấu hiệu hòa hoãn giữa Bắc Kinh với Bruxelles về thương mại và ngoại giao sau chuyến công du châu Âu đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc từ sau đại dịch Covid-19. Vẫn cần giữ thị trường châu Âu, ông Tập Cận Bình cảnh cáo Liên Âu nên « đánh giá đúng đắn về Trung Quốc » khi bị cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng. Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp mũi nhọn nhờ khai thác những nhược điểm của châu Âu.

Ngày 10/05/2024 chủ tịch Tập Cận Bình kết thúc vòng công du ba nước châu Âu với các chặng dừng tại Pháp, Serbia và Hungary. Tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc tại thủ đô Budapest, thủ tướng Hungary Viktor Orban, một thành viên của Liên Âu đã mạnh mẽ tuyên bố : « Thế giới đa cực đã có một trật tự mới mà ở đó Trung Quốc là một trong những cột trụ. Quốc gia này định hướng cho các hoạt động kinh tế và chính trị của thế giới ». Theo chuyên gia Pháp về Trung Quốc, Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS câu nói này của Viktor Orban « là tất cả những gì Tập Cận Bình chờ đợi ».

Trung Quốc trực tiếp đối đầu với Liên Âu

Trung Quốc, Liên Âu và toàn cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi trong 5 năm qua, từ lần cuối chủ tịch Tập Cận Bình đặt chân lên Lục Địa Già : sau đại dịch Covid Trung Quốc không còn là điểm đầu tư lý tưởng trong măt các doanh nghiệp phương Tây. Bruxelles và Washington cùng chủ trương giảm lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, « giảm thiểu rủi ro » khi Trung Quốc đã trở thành mắt xích quá lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bản thân Trung Quốc từ 2019 đến nay cũng đã trải qua nhiều thay đổi : Cuộc đọ sức Mỹ -Trung không hề thuyên giảm và Hoa Kỳ từng bước khép chặt cửa với công nghệ cao của Trung Quốc. Cùng lúc, kế hoạch « Made in China 2025 » bắt đầu đem lại kết quả. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc công nghiệp cao cấp, mà điển hình là đang dẫn đầu thế giới trong ngành ô tô điện và pin mặt trời.

Về đối nội, trái với mong đợi, tăng trưởng tại Trung Quốc không khởi sắc trở lại sau 3 năm đóng cửa chống dịch và khủng hoảng niềm tin vào tương lai làm thui chột tiêu thụ nội địa. Lối thoát còn lại là xuất khẩu. Do vậy giám đốc đặc trách về Châu Á Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI Marc Julienne trên đài phát thanh France Info hôm 06/05/2024 nhấn mạnh đến trọng lượng kinh tế và thương mại của Liên Âu đối với khu vực sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc hiện tại :

« Kinh tế Trung Quốc đã bị chặt mất một chân vì khủng hoảng địa ốc. Thêm vào đó là thất nghiệp rất cao nơi giới trẻ. Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế. Khách hàng số 1 của Trung Quốc là Liên Hiệp Châu Âu và thị trường lớn thứ nhì là Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ đã từng bước đóng cửa với hàng của Trung Quốc đặc biệt là cấm nhập khẩu ô tô điện do Trung Quốc sản xuất, cấm sử dụng công nghệ thông tin của Hoa Vi… Thành thử, vai trò của Liên Âu lại càng lớn hơn trong mắt các nhà sản xuất Trung Quốc so với trước đây ».

Nhà nghiên cứu Yu Jie, chuyên gia về Châu Á Thái Bình Dương Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoàng Gia Anh -Chatham House (09/05/2024) ghi nhận chủ tịch Tập Cận Bình trở lại châu Âu vào thời điểm « mô hình kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (…) lấy xuất khẩu hàng công nghiệp cao cấp làm kim chỉ nam (…) mà Liên Âu là một thị trường tiêu thụ mang tính sống còn ». Đồng thời trong tiến trình chuyển đổi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp đối đầu với các đại tập đoàn của châu Âu.

Bắc Kinh hoàn toàn ý thức được rằng Liên Âu đang bị chiến tranh Ukraina chi phối, 27 thành viên khối này vẫn phải đối mặt với lạm phát từ cuộc chiến Nga gây nên và vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng y tế xuất phát từ Vũ Hán.

Trả lời đài truyền hình Pháp France24 (ngày 10/05/2024) chuyên gia Isabelle Feng, trung tâm nghiên cứu Perelman, Đại Học Bruxelles - Bỉ cho rằng, Paris chặng dừng đầu tiên vòng công du ba nước châu Âu của chủ tịch Trung Quốc vừa qua, về mặt chính thức là để kỷ niệm 60 năm quan hệ song phương nhưng, giá trị thực sự của nước Pháp trong mắt ông Tập là trọng lượng của Paris trong Liên Hiệp Châu Âu :

« Nếu nhìn đến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, năm 2023 chỉ số này đã rơi xuống mức thấp bằng với hồi 30 trước đây. Chuyến công du Pháp của ông Tập Cận Bình lần này cho thấy giai đoạn các bên rầm rộ thông báo ký kết những hợp đồng khổng lồ đã thuộc về quá khứ. Tuy nhiên Bắc Kinh muốn vận động để Liên Âu nới lỏng gọng kềm đối với hàng của Trung Quốc dễ dàng đổ vào thị trường châu Âu. Pháp không là một đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, chỉ là nguồn cung cấp đứng thứ 28 và xếp hạng 23 trong số các khách mua vào hàng của Trung Quốc. Đối với Paris, Bắc Kinh cũng không là một đối tác thương mại quá lớn bởi vì Trung Quốc chỉ mua vào có 4 % xuất khẩu của Pháp ra toàn thế giới. Nhưng tiếng nói của nước Pháp có trọng lượng trong Liên Hiệp Châu Âu vào lúc mà Bruxelles nhắm vào ô tô điện của Trung Quốc và ông Tập Cận Bình thì đang bận tâm vì khả năng sản xuất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và do vậy phải tìm cách thanh lý hàng tồn đọng …».

« Trung Quốc không còn cần nhiều FDI của châu Âu »

Theo báo cáo của Phòng Thương Mại Châu Âu tại Bắc Kinh công bố hôm 10/05/2024 các doanh nghiệp châu Âu không còn xem Trung Quốc là một điểm đến lý tưởng : chỉ có 13 % những doanh nhân được hỏi vẫn gắn bó với Hoa Lục. Cuối 2022 tỷ lệ này là 25 %. Một trong những lý do giải thích cho khác biệt nói trên là « tính thiếu minh bạch » của luật pháp Trung Quốc về luật đầu tư nước ngoài, là sức mua kém hấp dẫn của thị trường với gần 1,5 tỷ dân, là căng thẳng kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ và sự thận trọng của Liên Âu.

Denis Jacquet, sáng lập viên chương trình Top Cream chuyên tổ chức hội thảo dành riêng cho giới doanh nhân không ngạc nhiên trước hiện tượng đầu tư vào Trung Quốc sụt giảm mạnh :

« Thực ra Trung Quốc không còn cần đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều như trước nữa –đương nhiên là vẫn cần chứ không phải là không, nhưng Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực và không còn phải dựa vào công nghệ, vào kiến thức của Liên Âu nữa. Điều không tưởng là giờ đây chính nước Đức đã phải học hỏi Trung Quốc trong một số lĩnh vực. Trung Quốc đã tự sản xuất được ô tô điện, được máy bay. Họ tự chế tạo được tên lửa và làm chủ trí tuệ nhân tạo… đương nhiên là một khi đã học hỏi được rất nhiều sau khi chiêu dụ các doanh nghiệp Âu Mỹ vào làm ăn thì giờ đây, Trung Quốc không còn cần đến các hãng ngoại quốc nữa nên đã 'mời' các doanh nhân ngoại quốc đi chỗ khác chơi »

Tại sao phải nhượng bộ Liên Âu ?

Theo Eric Le Boucher của tờ báo có khuynh hướng tự do và thiên hữu L’Opinion (12/05/2024) chỉ riêng về kinh tế và thương mại, Trung Quốc đã không hề nhượng bộ Liên Hiệp Châu Âu bất kỳ điều gì. Tháng trước thủ tướng Đức một thân một mình đến Bắc Kinh với hy vọng cứu vãn một số lợi ích của các hãng xe hơi nổi tiếng của Đức như BMW hay Mercedes, cứu vãn lợi ích của các công ty sản xuất máy móc sử dụng trong công nghiệp. Olaf Scholz vẫn kỳ vọng vào « quan hệ kinh tế đặc biệt song phương » để thúc đẩy tăng trưởng cho « đầu tàu công nghiệp » của Liên Hiệp Châu Âu.

Thủ tướng Scholz ra về với kết quả không nhiều, bởi « Trung Quốc đang đương đầu với Mỹ về công nghệ kỹ thuật số, cạnh tranh trực tiếp với Đức về công nghiệp xe hơi, về robot, về máy móc … và đang chiếm lợi thế nhờ đang dẫn đầu cuộc đua trong lĩnh vực ô tô điện ». Vậy ông Tập Cận Bình có cần nhượng bộ Bruxelles trước đe dọa xe điện của Trung Quốc bị Liên Âu điều tra cạnh tranh bất bình đẳng hay không ? Trái lại giờ đây, Bắc Kinh đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào một số nước tại Châu Âu, như Hungary chẳng hạn, để cạnh tranh ngược lại với các hãng xe hơi của Đức.

Tại Paris tuần qua, lãnh đạo Bắc Kinh đã tỏ ra rất « mơ hồ » khi nguyên thủ Pháp yêu cầu Trung Quốc ngừng cung cấp thiết bị điện tử giúp Nga chế tạo vũ khí để phục vụ trên chiến trường Ukraina. Tổng thống Emmanuel Macron, rồi cả chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen đã nhận được gì khi mạnh dạn đòi Trung Quốc ngừng trợ giá cho ô tô điện và pin mặt trời để xuất khẩu ồ ạt cả hai mặt hàng này sang thị trường châu Âu ?

Giới quan sát đồng loạt cho rằng Bruxelles không còn « ngây thơ » hay dễ dãi với các nhà đầu tư Trung Quốc như trước nữa. Do vậy theo nhà nghiên cứu Yu Jie của Viện Chatham House, Luân Đôn « chủ đích của ông Tập là tránh để quan hệ với châu Âu xấu đi thêm ». Chủ tịch Trung Quốc đồng thời « khai thác những chia rẽ trong nội bộ Liên Âu (…) để phát huy tầm nhìn của Bắc Kinh về một thế giới đa cực ».

Thâm nhập Liên Âu bằng lỗ hổng Hungary và đánh đường vòng qua Serbia

Điển hình là sau Pháp, « tiếng nói mạnh mẽ và riêng biệt trong đại gia đình châu Âu » ông Tập Cận Bình đã bay tiếp sang Serbia và Hungary. Beograd là một mắt xích trong kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường. Bắc Kinh đã đầu tư hơn 11 tỷ đô la vào quốc gia trong vùng Balkan này trong giai đoạn 2009-2021.

Còn Budapest thành viên « bướng bỉnh trong Liên Âu », dưới chính quyền của thủ tướng Orban, Hungrary ngăn chận Liên Âu lên án Bắc Kinh bóp ngạt các quyền tự do tại Hồng Kông. Vào lúc Bruxelles điều tra để đánh thuế ô tô điện Trung Quốc thì thủ tướng Orban đón nhận đầu tư của hãng xe BYD như « một món quà tặng » ông Tập đem lại. Báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia nhận xét Liên Hiệp Châu Âu bị ám ảnh trước khối lượng ô tô Trung Quốc đang tồn đọng trên các bến cảng Anvers và Zeebruges của Bỉ chờ thâm nhập thị trường châu Âu. Nhưng đó chỉ là « một cái cây che khuất cánh rừng » bởi một khi mà các hãng xe Trung Quốc mở nhà máy lắp ráp tại châu Âu thì đó cũng là hồi kết của cả ngành công nghiệp xe hơi châu Âu.

Trong vài năm sức mạnh của các nhà sản xuất pin mặt trời Trung Quốc đã « loại gần hết các con chim đầu đàn trong ngành của châu Âu ». Nhà kinh tế Anthony Morlet Lavidalie công ty tư vấn Rexecode trụ sở tại Paris báo động « Trung Quốc đang vươn lên trong rất nhiều những lĩnh vực công nghiệp cao cấp nơi mà tới nay châu Âu luôn dẫn đầu ».

Theo giáo sư kinh tế đại học Clermont-Auvergne, Mary Françoise Renard trên đài truyền hình France24 bất cân đối trong cán cân thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc giờ đây là hậu quả từ những tính toán sai lầm trong chiến lược phát triển của Bruxelles :

« Liên Hiệp Châu Âu không ngây thơ mà chỉ là Bruxelles đã mải miết lo phục vụ những lợi ích ngắn hạn của khối này cho nên Liên Âu đã không có hẳn một chính sách công nghiệp về lâu dài. Hơn nữa, trong lúc Mỹ, hay Trung Quốc là một quốc gia, thì Liên Âu là một khối với 27 thành viên với những lợi ích riêng biệt và khối này không phải lúc nào cũng đồng lòng với nhau do vậy khó mà có một tiếng nói chung để rồi Liên Âu bị đặt trước sự đã rồi ».

Vào lúc Hoa Kỳ đã có đạo luật IRA (Inflation Reduction Act) để ngăn chận hàng Trung Quốc ồ ạt đổ vào Hoa Kỳ thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn loay hoay đi tìm một lối thoát để không bị cuốn vào vòng xoáy của hàng cao cấp « made in China ». Ít bi quan hơn, kinh tế gia Elvire Fabry viện nghiên cứu châu Âu Jacques Delors cho rằng, Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu tự vệ nhưng tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ, tránh vượt ra ngoài khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và do vậy Pháp đang vận động vì một mối quan hệ mới với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc « réciprocité- có đi có lại ».

Trước mắt nếu như cả Pháp lẫn Liên Âu cùng không đạt được bất kỳ một nhượng bộ nào sau chuyến công du vừa qua của ông Tập Cận Bình trên vế thương mại thì chí ít, như bà Niquet bên Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp nhận định, Liên Hiệp Châu Âu đã trông thấy rõ hơn những nhược điểm của mình và qua đó là những thách thức phải vượt qua để tồn tại.

  continue reading

72 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 418224520 series 1455066
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Không có dấu hiệu hòa hoãn giữa Bắc Kinh với Bruxelles về thương mại và ngoại giao sau chuyến công du châu Âu đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc từ sau đại dịch Covid-19. Vẫn cần giữ thị trường châu Âu, ông Tập Cận Bình cảnh cáo Liên Âu nên « đánh giá đúng đắn về Trung Quốc » khi bị cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng. Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp mũi nhọn nhờ khai thác những nhược điểm của châu Âu.

Ngày 10/05/2024 chủ tịch Tập Cận Bình kết thúc vòng công du ba nước châu Âu với các chặng dừng tại Pháp, Serbia và Hungary. Tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc tại thủ đô Budapest, thủ tướng Hungary Viktor Orban, một thành viên của Liên Âu đã mạnh mẽ tuyên bố : « Thế giới đa cực đã có một trật tự mới mà ở đó Trung Quốc là một trong những cột trụ. Quốc gia này định hướng cho các hoạt động kinh tế và chính trị của thế giới ». Theo chuyên gia Pháp về Trung Quốc, Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS câu nói này của Viktor Orban « là tất cả những gì Tập Cận Bình chờ đợi ».

Trung Quốc trực tiếp đối đầu với Liên Âu

Trung Quốc, Liên Âu và toàn cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi trong 5 năm qua, từ lần cuối chủ tịch Tập Cận Bình đặt chân lên Lục Địa Già : sau đại dịch Covid Trung Quốc không còn là điểm đầu tư lý tưởng trong măt các doanh nghiệp phương Tây. Bruxelles và Washington cùng chủ trương giảm lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, « giảm thiểu rủi ro » khi Trung Quốc đã trở thành mắt xích quá lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bản thân Trung Quốc từ 2019 đến nay cũng đã trải qua nhiều thay đổi : Cuộc đọ sức Mỹ -Trung không hề thuyên giảm và Hoa Kỳ từng bước khép chặt cửa với công nghệ cao của Trung Quốc. Cùng lúc, kế hoạch « Made in China 2025 » bắt đầu đem lại kết quả. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc công nghiệp cao cấp, mà điển hình là đang dẫn đầu thế giới trong ngành ô tô điện và pin mặt trời.

Về đối nội, trái với mong đợi, tăng trưởng tại Trung Quốc không khởi sắc trở lại sau 3 năm đóng cửa chống dịch và khủng hoảng niềm tin vào tương lai làm thui chột tiêu thụ nội địa. Lối thoát còn lại là xuất khẩu. Do vậy giám đốc đặc trách về Châu Á Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI Marc Julienne trên đài phát thanh France Info hôm 06/05/2024 nhấn mạnh đến trọng lượng kinh tế và thương mại của Liên Âu đối với khu vực sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc hiện tại :

« Kinh tế Trung Quốc đã bị chặt mất một chân vì khủng hoảng địa ốc. Thêm vào đó là thất nghiệp rất cao nơi giới trẻ. Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế. Khách hàng số 1 của Trung Quốc là Liên Hiệp Châu Âu và thị trường lớn thứ nhì là Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ đã từng bước đóng cửa với hàng của Trung Quốc đặc biệt là cấm nhập khẩu ô tô điện do Trung Quốc sản xuất, cấm sử dụng công nghệ thông tin của Hoa Vi… Thành thử, vai trò của Liên Âu lại càng lớn hơn trong mắt các nhà sản xuất Trung Quốc so với trước đây ».

Nhà nghiên cứu Yu Jie, chuyên gia về Châu Á Thái Bình Dương Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoàng Gia Anh -Chatham House (09/05/2024) ghi nhận chủ tịch Tập Cận Bình trở lại châu Âu vào thời điểm « mô hình kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (…) lấy xuất khẩu hàng công nghiệp cao cấp làm kim chỉ nam (…) mà Liên Âu là một thị trường tiêu thụ mang tính sống còn ». Đồng thời trong tiến trình chuyển đổi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp đối đầu với các đại tập đoàn của châu Âu.

Bắc Kinh hoàn toàn ý thức được rằng Liên Âu đang bị chiến tranh Ukraina chi phối, 27 thành viên khối này vẫn phải đối mặt với lạm phát từ cuộc chiến Nga gây nên và vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng y tế xuất phát từ Vũ Hán.

Trả lời đài truyền hình Pháp France24 (ngày 10/05/2024) chuyên gia Isabelle Feng, trung tâm nghiên cứu Perelman, Đại Học Bruxelles - Bỉ cho rằng, Paris chặng dừng đầu tiên vòng công du ba nước châu Âu của chủ tịch Trung Quốc vừa qua, về mặt chính thức là để kỷ niệm 60 năm quan hệ song phương nhưng, giá trị thực sự của nước Pháp trong mắt ông Tập là trọng lượng của Paris trong Liên Hiệp Châu Âu :

« Nếu nhìn đến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, năm 2023 chỉ số này đã rơi xuống mức thấp bằng với hồi 30 trước đây. Chuyến công du Pháp của ông Tập Cận Bình lần này cho thấy giai đoạn các bên rầm rộ thông báo ký kết những hợp đồng khổng lồ đã thuộc về quá khứ. Tuy nhiên Bắc Kinh muốn vận động để Liên Âu nới lỏng gọng kềm đối với hàng của Trung Quốc dễ dàng đổ vào thị trường châu Âu. Pháp không là một đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, chỉ là nguồn cung cấp đứng thứ 28 và xếp hạng 23 trong số các khách mua vào hàng của Trung Quốc. Đối với Paris, Bắc Kinh cũng không là một đối tác thương mại quá lớn bởi vì Trung Quốc chỉ mua vào có 4 % xuất khẩu của Pháp ra toàn thế giới. Nhưng tiếng nói của nước Pháp có trọng lượng trong Liên Hiệp Châu Âu vào lúc mà Bruxelles nhắm vào ô tô điện của Trung Quốc và ông Tập Cận Bình thì đang bận tâm vì khả năng sản xuất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và do vậy phải tìm cách thanh lý hàng tồn đọng …».

« Trung Quốc không còn cần nhiều FDI của châu Âu »

Theo báo cáo của Phòng Thương Mại Châu Âu tại Bắc Kinh công bố hôm 10/05/2024 các doanh nghiệp châu Âu không còn xem Trung Quốc là một điểm đến lý tưởng : chỉ có 13 % những doanh nhân được hỏi vẫn gắn bó với Hoa Lục. Cuối 2022 tỷ lệ này là 25 %. Một trong những lý do giải thích cho khác biệt nói trên là « tính thiếu minh bạch » của luật pháp Trung Quốc về luật đầu tư nước ngoài, là sức mua kém hấp dẫn của thị trường với gần 1,5 tỷ dân, là căng thẳng kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ và sự thận trọng của Liên Âu.

Denis Jacquet, sáng lập viên chương trình Top Cream chuyên tổ chức hội thảo dành riêng cho giới doanh nhân không ngạc nhiên trước hiện tượng đầu tư vào Trung Quốc sụt giảm mạnh :

« Thực ra Trung Quốc không còn cần đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều như trước nữa –đương nhiên là vẫn cần chứ không phải là không, nhưng Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực và không còn phải dựa vào công nghệ, vào kiến thức của Liên Âu nữa. Điều không tưởng là giờ đây chính nước Đức đã phải học hỏi Trung Quốc trong một số lĩnh vực. Trung Quốc đã tự sản xuất được ô tô điện, được máy bay. Họ tự chế tạo được tên lửa và làm chủ trí tuệ nhân tạo… đương nhiên là một khi đã học hỏi được rất nhiều sau khi chiêu dụ các doanh nghiệp Âu Mỹ vào làm ăn thì giờ đây, Trung Quốc không còn cần đến các hãng ngoại quốc nữa nên đã 'mời' các doanh nhân ngoại quốc đi chỗ khác chơi »

Tại sao phải nhượng bộ Liên Âu ?

Theo Eric Le Boucher của tờ báo có khuynh hướng tự do và thiên hữu L’Opinion (12/05/2024) chỉ riêng về kinh tế và thương mại, Trung Quốc đã không hề nhượng bộ Liên Hiệp Châu Âu bất kỳ điều gì. Tháng trước thủ tướng Đức một thân một mình đến Bắc Kinh với hy vọng cứu vãn một số lợi ích của các hãng xe hơi nổi tiếng của Đức như BMW hay Mercedes, cứu vãn lợi ích của các công ty sản xuất máy móc sử dụng trong công nghiệp. Olaf Scholz vẫn kỳ vọng vào « quan hệ kinh tế đặc biệt song phương » để thúc đẩy tăng trưởng cho « đầu tàu công nghiệp » của Liên Hiệp Châu Âu.

Thủ tướng Scholz ra về với kết quả không nhiều, bởi « Trung Quốc đang đương đầu với Mỹ về công nghệ kỹ thuật số, cạnh tranh trực tiếp với Đức về công nghiệp xe hơi, về robot, về máy móc … và đang chiếm lợi thế nhờ đang dẫn đầu cuộc đua trong lĩnh vực ô tô điện ». Vậy ông Tập Cận Bình có cần nhượng bộ Bruxelles trước đe dọa xe điện của Trung Quốc bị Liên Âu điều tra cạnh tranh bất bình đẳng hay không ? Trái lại giờ đây, Bắc Kinh đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào một số nước tại Châu Âu, như Hungary chẳng hạn, để cạnh tranh ngược lại với các hãng xe hơi của Đức.

Tại Paris tuần qua, lãnh đạo Bắc Kinh đã tỏ ra rất « mơ hồ » khi nguyên thủ Pháp yêu cầu Trung Quốc ngừng cung cấp thiết bị điện tử giúp Nga chế tạo vũ khí để phục vụ trên chiến trường Ukraina. Tổng thống Emmanuel Macron, rồi cả chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen đã nhận được gì khi mạnh dạn đòi Trung Quốc ngừng trợ giá cho ô tô điện và pin mặt trời để xuất khẩu ồ ạt cả hai mặt hàng này sang thị trường châu Âu ?

Giới quan sát đồng loạt cho rằng Bruxelles không còn « ngây thơ » hay dễ dãi với các nhà đầu tư Trung Quốc như trước nữa. Do vậy theo nhà nghiên cứu Yu Jie của Viện Chatham House, Luân Đôn « chủ đích của ông Tập là tránh để quan hệ với châu Âu xấu đi thêm ». Chủ tịch Trung Quốc đồng thời « khai thác những chia rẽ trong nội bộ Liên Âu (…) để phát huy tầm nhìn của Bắc Kinh về một thế giới đa cực ».

Thâm nhập Liên Âu bằng lỗ hổng Hungary và đánh đường vòng qua Serbia

Điển hình là sau Pháp, « tiếng nói mạnh mẽ và riêng biệt trong đại gia đình châu Âu » ông Tập Cận Bình đã bay tiếp sang Serbia và Hungary. Beograd là một mắt xích trong kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường. Bắc Kinh đã đầu tư hơn 11 tỷ đô la vào quốc gia trong vùng Balkan này trong giai đoạn 2009-2021.

Còn Budapest thành viên « bướng bỉnh trong Liên Âu », dưới chính quyền của thủ tướng Orban, Hungrary ngăn chận Liên Âu lên án Bắc Kinh bóp ngạt các quyền tự do tại Hồng Kông. Vào lúc Bruxelles điều tra để đánh thuế ô tô điện Trung Quốc thì thủ tướng Orban đón nhận đầu tư của hãng xe BYD như « một món quà tặng » ông Tập đem lại. Báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia nhận xét Liên Hiệp Châu Âu bị ám ảnh trước khối lượng ô tô Trung Quốc đang tồn đọng trên các bến cảng Anvers và Zeebruges của Bỉ chờ thâm nhập thị trường châu Âu. Nhưng đó chỉ là « một cái cây che khuất cánh rừng » bởi một khi mà các hãng xe Trung Quốc mở nhà máy lắp ráp tại châu Âu thì đó cũng là hồi kết của cả ngành công nghiệp xe hơi châu Âu.

Trong vài năm sức mạnh của các nhà sản xuất pin mặt trời Trung Quốc đã « loại gần hết các con chim đầu đàn trong ngành của châu Âu ». Nhà kinh tế Anthony Morlet Lavidalie công ty tư vấn Rexecode trụ sở tại Paris báo động « Trung Quốc đang vươn lên trong rất nhiều những lĩnh vực công nghiệp cao cấp nơi mà tới nay châu Âu luôn dẫn đầu ».

Theo giáo sư kinh tế đại học Clermont-Auvergne, Mary Françoise Renard trên đài truyền hình France24 bất cân đối trong cán cân thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc giờ đây là hậu quả từ những tính toán sai lầm trong chiến lược phát triển của Bruxelles :

« Liên Hiệp Châu Âu không ngây thơ mà chỉ là Bruxelles đã mải miết lo phục vụ những lợi ích ngắn hạn của khối này cho nên Liên Âu đã không có hẳn một chính sách công nghiệp về lâu dài. Hơn nữa, trong lúc Mỹ, hay Trung Quốc là một quốc gia, thì Liên Âu là một khối với 27 thành viên với những lợi ích riêng biệt và khối này không phải lúc nào cũng đồng lòng với nhau do vậy khó mà có một tiếng nói chung để rồi Liên Âu bị đặt trước sự đã rồi ».

Vào lúc Hoa Kỳ đã có đạo luật IRA (Inflation Reduction Act) để ngăn chận hàng Trung Quốc ồ ạt đổ vào Hoa Kỳ thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn loay hoay đi tìm một lối thoát để không bị cuốn vào vòng xoáy của hàng cao cấp « made in China ». Ít bi quan hơn, kinh tế gia Elvire Fabry viện nghiên cứu châu Âu Jacques Delors cho rằng, Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu tự vệ nhưng tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ, tránh vượt ra ngoài khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và do vậy Pháp đang vận động vì một mối quan hệ mới với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc « réciprocité- có đi có lại ».

Trước mắt nếu như cả Pháp lẫn Liên Âu cùng không đạt được bất kỳ một nhượng bộ nào sau chuyến công du vừa qua của ông Tập Cận Bình trên vế thương mại thì chí ít, như bà Niquet bên Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp nhận định, Liên Hiệp Châu Âu đã trông thấy rõ hơn những nhược điểm của mình và qua đó là những thách thức phải vượt qua để tồn tại.

  continue reading

72 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh