Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Kinh tế Pháp bên bờ vực thẳm sau bầu cử Quốc Hội ?

9:22
 
Chia sẻ
 

Manage episode 426798350 series 1455066
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Vài tuần nữa Pháp sẽ có chính phủ mới. Pháp vẫn là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài và kể cả đối với các doanh nghiệp của Pháp ? Đảng Tập Hợp Dân Tộc RN và liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới NFP đã hứa hẹn những gì để kiếm phiếu của cử tri ? Giới chuyên gia kinh tế đánh giá thế nào về tính khả thi của 2 chương trình này ?

RN và NFP đề nghị những gì để khuyến khích tiêu thụ, để hỗ trợ lĩnh vực sản xuất, và để giảm bội chi trong ngân sách của Nhà nước và giảm thâm hụt trong cán cân thương mại ?

Trong ba tuần, từ khi tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố giải tán Quốc Hội, chỉ số chứng khoán của Paris mất hơn 6 %. Pháp đi vay vốn với lãi suất cao hơn đến 0,8 điểm so với Đức trong đợt huy động vốn vài ngày trước bầu cử lập pháp vòng 1 trước viễn cảnh công cuộc cải tổ kinh tế của Pháp bị tê liệt và thậm chí là có thể bị « khai tử ».

Ưu tiên số 1 : Hứa hẹn tăng lương và bơm thêm tiền cho dân

Để thu hút phiếu của cử tri, đảng cực hữu RN và liên minh cánh tả NFP (gồm 4 đảng : đảng Cộng Sản, đảng Xanh EELV, đảng Xã Hội PS và Nước Pháp Bất Khuất LFI) cùng xem việc tăng thu nhập, tăng sức mua cho các hộ gia đình là ưu tiến hàng đầu.

Cánh tả NFP đề nghị : Tăng 14 % lương tối thiểu SMIC cho người lao động ; tăng 10 % tiền hưu trí và kèm theo đó là hứa hẹn cho người lao động về hưu ở tuổi 62 thay vì 64. Tương tự như trong các nền kinh tế « kế hoạch hóa », bất chấp quy luật cung cầu trên thị trường, Mặt Trận Bình Dân Mới hứa là chính phủ sẽ « chận » giá đối với một số mặt hàng thiết yếu, tránh để lạm phát gây khó khăn cho các hộ gia đình. Tổng cộng NFP chủ trương bơm thêm 25 tỷ euro cho người lao động để kích cầu.

Đảng cực hữu RN trong tay chủ tịch Jordan Bardella nhưng quyền lực thực sự vẫn thuộc về Marine và gia đình Le Pen sáng lập viên của đảng này, thì chủ trương « giảm thuế trị giá gia tăng TVA để bơm thêm sức mua cho dân ». Đảng này hứa hẹn TVA tại Pháp đang từ 20 % sẽ rơi xuống còn 5,5 % đối với nhiều mặt hàng (đầu tiên hết là điện, ga) và danh sách được giảm loại thuế này sẽ còn được mở rộng ra thêm trong tương lai « tùy theo tình trạng tài chính của đất nước ». Thiệt hại cho ngân sách nhà nước do giảm thuế TVA dự trù tương đương với 17 tỷ euro một năm. Ngoài ra, RN cũng nhắm tới việc tăng 10 % lương cho người lao động.

Làm thế nào đễ tài trợ cho các biện pháp đó ?

Liên minh cánh tả dự trù tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp, tăng thuế đánh vào « những tầng lớp giàu có ».

Về phía RN thì đảng này chủ trương « giảm thuế cho doanh nghiệp, với điều kiện họ tăng lương cho nhân viên 10 % ». Không thấy đảng này nói gì khi ngân sách của nhà nước n thất thu 17 tỷ euro vì giảm thuế TVA.

Các chuyên gia Pháp nghĩ gì các mục tiêu tăng thu nhập và mãi lực cho người dân Pháp của hai bên RN và NFP ? Trả lời đài truyền hình tư nhân BFM TV kinh tế gia Eric Heyer, thuộc Đài Quan Sát về Tình hình Kinh Tế Pháp OFCE không ngớt lời chỉ trích tính toán thiếu thực tế và sai lệch của cả hai đề xuất này :

« Có thực là sức mua của người Pháp bị sụt giảm hay không ? Nếu nhìn vào những chỉ số tại các quốc gia khác trong Liên Hiệp Châu Âu, như ở Ý và kể cả tại Đức thì câu trả lời là không. Đành rằng ở mọi nơi, lạm phát có gây khó khăn cho người tiêu dùng, nhưng không nói là hoàn cảnh ở Pháp tệ hại hay dân Pháp bị thua thiệt nhiều. Thu nhập đầu người vẫn ổn định. Nếu chúng ta nhìn vào thu nhập của 10 % dân Pháp nghèo nhất, mãi lực của họ không bị sa sút ; đối 20 % những người giàu nhất cũng vậy. Vấn đề còn lại là khối ở giữa hai ngưỡng này họ ảnh hưởng, có nghĩa là khoảng 70 % cảm thấy họ bị thiệt thòi.

Bên đảng cực hữu RN muốn giảm thuế trị giá gia tăng, kể cả thuế đánh vào năng lượng, để bơm thêm sức mua cho các hộ gia đình. Biện pháp này sẽ tốn khoảng 17 tỷ euro một năm. Theo tôi đây không phải là công cụ thích hợp vì giảm thuế TVA có nghĩa là sẽ tăng mãi mực cho tất cả những người tiêu dùng, tất cả những ai mua sắm tại Pháp. Thực sự thì người giàu họ đâu có cần được giảm thuế. Điều mà cương lĩnh tranh cử của đảng này không nói ra là làm thế nào tìm được 17 tỷ euro đó một năm cho ngân sách chung của nhà nước để lấp vào chỗ trống đó.

Cuối cùng, giảm TVA đánh vào xăng dầu, tức là khuyến khích tiêu thụ năng lượng hóa thạch, tăng khí thải carbon, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời thì đảng này đòi ngừng trợ cấp cho các chương trình phát triển năng lượng tái tạo … Nói tóm lại giải pháp này là một tai họa mà chúng ta cần phải quên đi.

Thế còn bên liên minh cánh tả, Mặt Trận Bình Dân Mới NFP thì muốn huy động 25 tỷ euro để tăng mãi lực cho dân. Theo tôi số tiền đó là quá đáng khi biết rằng sức mua của người Pháp không hoàn toàn bị sụp đổ như họ đã khẳng định. Hơn thế nữa tập hợp cánh tả này chủ trương bơm thêm tiền để kích thích kinh tế, khuyến khích tiêu thụ….Theo kịch bản này, thì Pháp trong tay NFP sẽ là nước duy nhất áp dụng chính sách kích cầu, trong lúc mà Ý, Đức … chặt chẽ trong việc chi tiêu. Với kiến thức cơ bản của học thuyết Keynes cũng đủ hiểu đây sẽ là một tai họa ».

Tăng lương cho người lao động « giết» xuất khẩu của Pháp

Cũng trên đài BFM TV chuyên gia Eric Chaney, viện nghiên cứu Montainge- Paris trông thấy ở biện pháp này « một tai họa được báo trước » :

« Ai thì cũng muốn được tăng lương. Câu hỏi đặt ra là Pháp có phương tiện để chiều ý mọi người hay không ? Rất rõ ràng, tôi xin trả lời là không. Pháp bị thâm hụt mậu dịch, tức là khả năng cạnh tranh của hàng Pháp kém. Thêm vào đó cùng với nhiều nước châu Âu, chúng ta sử dụng đồng euro với tỷ giá hối đoái cố định. Nếu như Pháp một mình tăng lương cho người lao động, sản xuất của chúng ta thì không tăng. Hàng của Pháp lại càng đắt thêm, đúng không nào ? Như vậy cán cân thương mại của Pháp lại càng tệ hại hơn nữa.

Đặt giả thuyết các hãng lớn có phương tiện để tăng lương cho nhân viên, nhưng còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp thì sao ? Nói cách khác chủ trương của hai danh sách cực hữu và liên minh cánh tả đẩy Pháp vào thế phải nhập khẩu hàng từ các nước khác nhiều hơn. Biện pháp đó không giúp ích gì cho ngành sản xuất của Pháp cả, tức là không tạo công việc làm cho dân Pháp, mà chúng ta sẽ mua nhiều hàng của Ý hay Đức hơn và đây sẽ là món quà Pháp tặng cho những nước ấy. … »

Tăng lương cho dân để tự hủy hoại cỗ máy sản xuất

Theo thẩm định của chuyên gia về thị trường lao động từng cố vấn cho cựu tổng thống Pháp Nicola Sarkozy ông Bertrand Martino, việc tăng lương tối thiểu SMIC 14 % khiến giới chủ « ngại » khi cần tuyển dụng nhân viên và sẽ « ảnh hưởng trực tiếp đến 350.000 người lao động tại Pháp ». Còn giáo sư Stéphane Carcillo trường Khoa Học Chính Trị Paris, Sciences Po, tự hỏi đảng cực hữu của gia đình Le Pen sẽ giúp được gì cho các công ty vừa và nhỏ tại Pháp khi họ không có phương tiện để tăng 10 % lương cho nhân viên ? Tính toán này không thực tế, khi biết rằng các doanh nghiệp nhỏ đã vất vả lắm mới có thể tăng 4 % lương cho nhân viên.

Về câu hỏi các chương trình kinh tế của hai Tập Hợp Dân Tộc và Mặt Trận Bình Dân Mới « tốn kém đến đâu », theo nghiên cứu của Viện Montaigne, liên minh cánh tả sẽ phải huy động thêm « 125 tỷ euro cho tài khóa 2024-2025 ». Còn chính sách của bên cực hữu sẽ khiến ngân sách của Pháp thâm hụt thêm « ít nhất là 100 tỷ euro » trong cùng thời kỳ.

« Ba màn lừa gạt » của RN và NFP

Trong một bài tham luận trên tuần báo Le Point hôm 18/06/2024 giải Nobel Kinh Tế năm 2022 Jean Tirole và giáo sư Olivier Blanchard từng giảng dậy tại trường MIT nổi tiếng của Hoa Kỳ, hai nhà kinh tế hàng đầu của Pháp đã rất khắt khe khi đánh giá về các chương trình kinh tế của RN và NFP.

Bài viết mang tựa đề « ba màn lừa gạt ». Màn lừa bịp thứ nhất, là cả hai cùng để cho cử tri hiểu rằng, cứ việc tự do chi tiêu, cứ việc mở van tín dụng để tăng lương, tăng tiền hưu trí, tăng trợ cấp cho doanh nghiệp rồi Nhà nước sẽ thanh toán hóa đơn…

Chủ tịch đảng cực hữu RN Jordan Bardella, cũng như nhân vật nặng ký của liên minh cánh tả, dân biểu đảng LFI Eric Coquerel khẳng định thâm hụt ngân sách của Pháp sẽ không bị đào sâu thêm. Thế nhưng nếu không có tăng trưởng mà chính phủ lại giảm thuế cho doanh nghiệp (chủ trương của RN) và tăng thuế đánh vào khu vực sản xuất, vào « người giàu » (lập trường của NFP) thì làm làm sao bội chi ngân sách không « thêm trầm trọng » ? Hai nhà nghiên cứu uy tín nhất của Pháp thẩm định thâm hụt ngân sách cho tài khóa 2024 sẽ tăng thêm tối thiểu là 6,3 % so với hồi 2023.

Đánh lạc hướng công luận với chiêu bài người nhập cư

Sự lừa gạt thứ nhì mà cử tri cần lưu ý là biện pháp mị dân bên đảng cựu hữu RN đưa ra. Đảng này chủ trương một nước Pháp cho người Pháp, hạn chế nhập cư, người Pháp dùng hàng Pháp … Nhưng trong điều kiện đó dân Pháp sẽ phải chấp nhận mua hàng với giá đắt hơn, nếu nước Pháp của ông Bardella áp dụng chính sách bảo hộ.

Cũng là một ảo vọng theo hai chuyên gia Jean Tirole và Olivier Blanchard nếu đảng bài ngoại RN nghĩ rằng các đối tác thương mại của Pháp sẽ lặng yên cho Paris muốn làm gì thì làm.

Đó là chưa kể tính toán của RN muốn gạt những người song tịch ra khỏi những vị trí « then chốt » trong các hoạt động của nước Pháp. Lập luận này đánh trúng tâm lý của bộ phận người Pháp lo sợ bị thua thiệt vì người ngoại quốc nhưng làm thế nào để hạn chế người nhập cư khi biết rằng, chỉ riêng ngành xây dựng, 30 % công nhân là người lao động nước ngoài ? Thậm chí không ít trong số đó không có giấy tờ hợp lệ nên phải đi làm « chui » với đồng lương rất thấp.

Điều mà hai kinh tế gia uy tín của Pháp gọi là sự « lừa bịp thứ ba » chính là ảo vọng về viễn cảnh tăng trưởng của nước Pháp sắp tới. Câu hỏi khá đơn giản : nếu tập trung tăng lương cho nhân viên, vào việc đóng thuế, kể cả thuế đánh vào các khoản đầu tư, vào các công cụ sản xuất thì một doanh nghiệp có còn đủ sức để « đầu tư cho tương lai nữa hay không » ?

Ở cấp vĩ mô chính phủ Pháp liệu có thể đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu hay sẽ nhường tất cả các sân chơi này lại cho Mỹ, cho Trung Quốc và một số đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu ?

Cử tri Pháp không sợ phải cọ sát với thị trường lao động ?

Trong ba tuần vận động tranh cử vừa qua không thấy cử tri Pháp lo lắng vì thất nghiệp vẫn còn ở ngưỡng trên 7 %, thấp nhất so với hai đời tổng thống tiền nhiệm của Emmanuel Macron, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao với với nước Đức (5,8 %) hay Ý (6,9 %) sát cạnh.

Không thấy RN và NFP đề xuất những giải pháp nào để tạo thêm công việc làm cho người dân. Cũng không thấy các đề đề cập đến chủ đề tăng cường sự tự chủ của nước Pháp về mặt công nghiệp, hay để bắt kịp công nghệ cao của Mỹ, để bớt lệ thuộc vào hàng của Trung Quốc …

Chỉ nghe thấy bên đảng cực hữu của gia đình Le Pen đòi « ngừng trợ cấp cho ngành năng lượng tái tạo », ngừng phát triển điện gió. Còn liên minh cánh tả -trong đó có đảng xanh EELV thì đòi đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân ….

Căn cứ vào những yếu tố vừa trình bày, có thể hiểu như là cử tri Pháp không quan tâm đến chuyện đầu tư cho tương lai, không còn xem việc phải tạo thêm công việc làm giải quyết thất nghiệp là một ưu tiên, và cũng đã phần nào quên mất rằng, kinh tế có thịnh vượng là cũng nhờ vào cả khu vực sản xuất chứ không thể chỉ trông chờ vào sức tiêu thụ của người dân.

Không có các doanh nghiệp hay khi mà các cơ sở sản xuất bị dời đi nơi khác, thì người lao động Pháp mất việc làm và chỉ còn có thể trông chờ vào trợ cấp xã hội mà sống.

Dù vậy, ba chuyên gia kinh tế của Pháp, giáo sư Philippes Aghion trường Collège de France, Jean Pisani Ferrry viện nghiên cứu Bruegel tại Bỉ và Alexandre Roulet học viện châu Âu INSEAD trên báo Les Echos (02/07/2024) ghi nhận giữa chương trình kinh tế của RN và NFP thì họ thấy rằng tập hợp cánh tả có phần « ít nguy hiểm hơn » bởi lý do đơn giản, RN có lập trường « dân tộc chủ nghĩa, bài châu Âu ». Trái lại NFP là một tập hợp gồm 4 đảng, mà phần lớn vẫn gắn bó với Liên Âu và « khối này » không có cùng một tiếng nói và NFP sẽ phải uyển chuyển trong cách áp dụng chính sách kinh tế ... họ đề xuất.

  continue reading

72 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 426798350 series 1455066
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Vài tuần nữa Pháp sẽ có chính phủ mới. Pháp vẫn là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài và kể cả đối với các doanh nghiệp của Pháp ? Đảng Tập Hợp Dân Tộc RN và liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới NFP đã hứa hẹn những gì để kiếm phiếu của cử tri ? Giới chuyên gia kinh tế đánh giá thế nào về tính khả thi của 2 chương trình này ?

RN và NFP đề nghị những gì để khuyến khích tiêu thụ, để hỗ trợ lĩnh vực sản xuất, và để giảm bội chi trong ngân sách của Nhà nước và giảm thâm hụt trong cán cân thương mại ?

Trong ba tuần, từ khi tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố giải tán Quốc Hội, chỉ số chứng khoán của Paris mất hơn 6 %. Pháp đi vay vốn với lãi suất cao hơn đến 0,8 điểm so với Đức trong đợt huy động vốn vài ngày trước bầu cử lập pháp vòng 1 trước viễn cảnh công cuộc cải tổ kinh tế của Pháp bị tê liệt và thậm chí là có thể bị « khai tử ».

Ưu tiên số 1 : Hứa hẹn tăng lương và bơm thêm tiền cho dân

Để thu hút phiếu của cử tri, đảng cực hữu RN và liên minh cánh tả NFP (gồm 4 đảng : đảng Cộng Sản, đảng Xanh EELV, đảng Xã Hội PS và Nước Pháp Bất Khuất LFI) cùng xem việc tăng thu nhập, tăng sức mua cho các hộ gia đình là ưu tiến hàng đầu.

Cánh tả NFP đề nghị : Tăng 14 % lương tối thiểu SMIC cho người lao động ; tăng 10 % tiền hưu trí và kèm theo đó là hứa hẹn cho người lao động về hưu ở tuổi 62 thay vì 64. Tương tự như trong các nền kinh tế « kế hoạch hóa », bất chấp quy luật cung cầu trên thị trường, Mặt Trận Bình Dân Mới hứa là chính phủ sẽ « chận » giá đối với một số mặt hàng thiết yếu, tránh để lạm phát gây khó khăn cho các hộ gia đình. Tổng cộng NFP chủ trương bơm thêm 25 tỷ euro cho người lao động để kích cầu.

Đảng cực hữu RN trong tay chủ tịch Jordan Bardella nhưng quyền lực thực sự vẫn thuộc về Marine và gia đình Le Pen sáng lập viên của đảng này, thì chủ trương « giảm thuế trị giá gia tăng TVA để bơm thêm sức mua cho dân ». Đảng này hứa hẹn TVA tại Pháp đang từ 20 % sẽ rơi xuống còn 5,5 % đối với nhiều mặt hàng (đầu tiên hết là điện, ga) và danh sách được giảm loại thuế này sẽ còn được mở rộng ra thêm trong tương lai « tùy theo tình trạng tài chính của đất nước ». Thiệt hại cho ngân sách nhà nước do giảm thuế TVA dự trù tương đương với 17 tỷ euro một năm. Ngoài ra, RN cũng nhắm tới việc tăng 10 % lương cho người lao động.

Làm thế nào đễ tài trợ cho các biện pháp đó ?

Liên minh cánh tả dự trù tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp, tăng thuế đánh vào « những tầng lớp giàu có ».

Về phía RN thì đảng này chủ trương « giảm thuế cho doanh nghiệp, với điều kiện họ tăng lương cho nhân viên 10 % ». Không thấy đảng này nói gì khi ngân sách của nhà nước n thất thu 17 tỷ euro vì giảm thuế TVA.

Các chuyên gia Pháp nghĩ gì các mục tiêu tăng thu nhập và mãi lực cho người dân Pháp của hai bên RN và NFP ? Trả lời đài truyền hình tư nhân BFM TV kinh tế gia Eric Heyer, thuộc Đài Quan Sát về Tình hình Kinh Tế Pháp OFCE không ngớt lời chỉ trích tính toán thiếu thực tế và sai lệch của cả hai đề xuất này :

« Có thực là sức mua của người Pháp bị sụt giảm hay không ? Nếu nhìn vào những chỉ số tại các quốc gia khác trong Liên Hiệp Châu Âu, như ở Ý và kể cả tại Đức thì câu trả lời là không. Đành rằng ở mọi nơi, lạm phát có gây khó khăn cho người tiêu dùng, nhưng không nói là hoàn cảnh ở Pháp tệ hại hay dân Pháp bị thua thiệt nhiều. Thu nhập đầu người vẫn ổn định. Nếu chúng ta nhìn vào thu nhập của 10 % dân Pháp nghèo nhất, mãi lực của họ không bị sa sút ; đối 20 % những người giàu nhất cũng vậy. Vấn đề còn lại là khối ở giữa hai ngưỡng này họ ảnh hưởng, có nghĩa là khoảng 70 % cảm thấy họ bị thiệt thòi.

Bên đảng cực hữu RN muốn giảm thuế trị giá gia tăng, kể cả thuế đánh vào năng lượng, để bơm thêm sức mua cho các hộ gia đình. Biện pháp này sẽ tốn khoảng 17 tỷ euro một năm. Theo tôi đây không phải là công cụ thích hợp vì giảm thuế TVA có nghĩa là sẽ tăng mãi mực cho tất cả những người tiêu dùng, tất cả những ai mua sắm tại Pháp. Thực sự thì người giàu họ đâu có cần được giảm thuế. Điều mà cương lĩnh tranh cử của đảng này không nói ra là làm thế nào tìm được 17 tỷ euro đó một năm cho ngân sách chung của nhà nước để lấp vào chỗ trống đó.

Cuối cùng, giảm TVA đánh vào xăng dầu, tức là khuyến khích tiêu thụ năng lượng hóa thạch, tăng khí thải carbon, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời thì đảng này đòi ngừng trợ cấp cho các chương trình phát triển năng lượng tái tạo … Nói tóm lại giải pháp này là một tai họa mà chúng ta cần phải quên đi.

Thế còn bên liên minh cánh tả, Mặt Trận Bình Dân Mới NFP thì muốn huy động 25 tỷ euro để tăng mãi lực cho dân. Theo tôi số tiền đó là quá đáng khi biết rằng sức mua của người Pháp không hoàn toàn bị sụp đổ như họ đã khẳng định. Hơn thế nữa tập hợp cánh tả này chủ trương bơm thêm tiền để kích thích kinh tế, khuyến khích tiêu thụ….Theo kịch bản này, thì Pháp trong tay NFP sẽ là nước duy nhất áp dụng chính sách kích cầu, trong lúc mà Ý, Đức … chặt chẽ trong việc chi tiêu. Với kiến thức cơ bản của học thuyết Keynes cũng đủ hiểu đây sẽ là một tai họa ».

Tăng lương cho người lao động « giết» xuất khẩu của Pháp

Cũng trên đài BFM TV chuyên gia Eric Chaney, viện nghiên cứu Montainge- Paris trông thấy ở biện pháp này « một tai họa được báo trước » :

« Ai thì cũng muốn được tăng lương. Câu hỏi đặt ra là Pháp có phương tiện để chiều ý mọi người hay không ? Rất rõ ràng, tôi xin trả lời là không. Pháp bị thâm hụt mậu dịch, tức là khả năng cạnh tranh của hàng Pháp kém. Thêm vào đó cùng với nhiều nước châu Âu, chúng ta sử dụng đồng euro với tỷ giá hối đoái cố định. Nếu như Pháp một mình tăng lương cho người lao động, sản xuất của chúng ta thì không tăng. Hàng của Pháp lại càng đắt thêm, đúng không nào ? Như vậy cán cân thương mại của Pháp lại càng tệ hại hơn nữa.

Đặt giả thuyết các hãng lớn có phương tiện để tăng lương cho nhân viên, nhưng còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp thì sao ? Nói cách khác chủ trương của hai danh sách cực hữu và liên minh cánh tả đẩy Pháp vào thế phải nhập khẩu hàng từ các nước khác nhiều hơn. Biện pháp đó không giúp ích gì cho ngành sản xuất của Pháp cả, tức là không tạo công việc làm cho dân Pháp, mà chúng ta sẽ mua nhiều hàng của Ý hay Đức hơn và đây sẽ là món quà Pháp tặng cho những nước ấy. … »

Tăng lương cho dân để tự hủy hoại cỗ máy sản xuất

Theo thẩm định của chuyên gia về thị trường lao động từng cố vấn cho cựu tổng thống Pháp Nicola Sarkozy ông Bertrand Martino, việc tăng lương tối thiểu SMIC 14 % khiến giới chủ « ngại » khi cần tuyển dụng nhân viên và sẽ « ảnh hưởng trực tiếp đến 350.000 người lao động tại Pháp ». Còn giáo sư Stéphane Carcillo trường Khoa Học Chính Trị Paris, Sciences Po, tự hỏi đảng cực hữu của gia đình Le Pen sẽ giúp được gì cho các công ty vừa và nhỏ tại Pháp khi họ không có phương tiện để tăng 10 % lương cho nhân viên ? Tính toán này không thực tế, khi biết rằng các doanh nghiệp nhỏ đã vất vả lắm mới có thể tăng 4 % lương cho nhân viên.

Về câu hỏi các chương trình kinh tế của hai Tập Hợp Dân Tộc và Mặt Trận Bình Dân Mới « tốn kém đến đâu », theo nghiên cứu của Viện Montaigne, liên minh cánh tả sẽ phải huy động thêm « 125 tỷ euro cho tài khóa 2024-2025 ». Còn chính sách của bên cực hữu sẽ khiến ngân sách của Pháp thâm hụt thêm « ít nhất là 100 tỷ euro » trong cùng thời kỳ.

« Ba màn lừa gạt » của RN và NFP

Trong một bài tham luận trên tuần báo Le Point hôm 18/06/2024 giải Nobel Kinh Tế năm 2022 Jean Tirole và giáo sư Olivier Blanchard từng giảng dậy tại trường MIT nổi tiếng của Hoa Kỳ, hai nhà kinh tế hàng đầu của Pháp đã rất khắt khe khi đánh giá về các chương trình kinh tế của RN và NFP.

Bài viết mang tựa đề « ba màn lừa gạt ». Màn lừa bịp thứ nhất, là cả hai cùng để cho cử tri hiểu rằng, cứ việc tự do chi tiêu, cứ việc mở van tín dụng để tăng lương, tăng tiền hưu trí, tăng trợ cấp cho doanh nghiệp rồi Nhà nước sẽ thanh toán hóa đơn…

Chủ tịch đảng cực hữu RN Jordan Bardella, cũng như nhân vật nặng ký của liên minh cánh tả, dân biểu đảng LFI Eric Coquerel khẳng định thâm hụt ngân sách của Pháp sẽ không bị đào sâu thêm. Thế nhưng nếu không có tăng trưởng mà chính phủ lại giảm thuế cho doanh nghiệp (chủ trương của RN) và tăng thuế đánh vào khu vực sản xuất, vào « người giàu » (lập trường của NFP) thì làm làm sao bội chi ngân sách không « thêm trầm trọng » ? Hai nhà nghiên cứu uy tín nhất của Pháp thẩm định thâm hụt ngân sách cho tài khóa 2024 sẽ tăng thêm tối thiểu là 6,3 % so với hồi 2023.

Đánh lạc hướng công luận với chiêu bài người nhập cư

Sự lừa gạt thứ nhì mà cử tri cần lưu ý là biện pháp mị dân bên đảng cựu hữu RN đưa ra. Đảng này chủ trương một nước Pháp cho người Pháp, hạn chế nhập cư, người Pháp dùng hàng Pháp … Nhưng trong điều kiện đó dân Pháp sẽ phải chấp nhận mua hàng với giá đắt hơn, nếu nước Pháp của ông Bardella áp dụng chính sách bảo hộ.

Cũng là một ảo vọng theo hai chuyên gia Jean Tirole và Olivier Blanchard nếu đảng bài ngoại RN nghĩ rằng các đối tác thương mại của Pháp sẽ lặng yên cho Paris muốn làm gì thì làm.

Đó là chưa kể tính toán của RN muốn gạt những người song tịch ra khỏi những vị trí « then chốt » trong các hoạt động của nước Pháp. Lập luận này đánh trúng tâm lý của bộ phận người Pháp lo sợ bị thua thiệt vì người ngoại quốc nhưng làm thế nào để hạn chế người nhập cư khi biết rằng, chỉ riêng ngành xây dựng, 30 % công nhân là người lao động nước ngoài ? Thậm chí không ít trong số đó không có giấy tờ hợp lệ nên phải đi làm « chui » với đồng lương rất thấp.

Điều mà hai kinh tế gia uy tín của Pháp gọi là sự « lừa bịp thứ ba » chính là ảo vọng về viễn cảnh tăng trưởng của nước Pháp sắp tới. Câu hỏi khá đơn giản : nếu tập trung tăng lương cho nhân viên, vào việc đóng thuế, kể cả thuế đánh vào các khoản đầu tư, vào các công cụ sản xuất thì một doanh nghiệp có còn đủ sức để « đầu tư cho tương lai nữa hay không » ?

Ở cấp vĩ mô chính phủ Pháp liệu có thể đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu hay sẽ nhường tất cả các sân chơi này lại cho Mỹ, cho Trung Quốc và một số đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu ?

Cử tri Pháp không sợ phải cọ sát với thị trường lao động ?

Trong ba tuần vận động tranh cử vừa qua không thấy cử tri Pháp lo lắng vì thất nghiệp vẫn còn ở ngưỡng trên 7 %, thấp nhất so với hai đời tổng thống tiền nhiệm của Emmanuel Macron, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao với với nước Đức (5,8 %) hay Ý (6,9 %) sát cạnh.

Không thấy RN và NFP đề xuất những giải pháp nào để tạo thêm công việc làm cho người dân. Cũng không thấy các đề đề cập đến chủ đề tăng cường sự tự chủ của nước Pháp về mặt công nghiệp, hay để bắt kịp công nghệ cao của Mỹ, để bớt lệ thuộc vào hàng của Trung Quốc …

Chỉ nghe thấy bên đảng cực hữu của gia đình Le Pen đòi « ngừng trợ cấp cho ngành năng lượng tái tạo », ngừng phát triển điện gió. Còn liên minh cánh tả -trong đó có đảng xanh EELV thì đòi đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân ….

Căn cứ vào những yếu tố vừa trình bày, có thể hiểu như là cử tri Pháp không quan tâm đến chuyện đầu tư cho tương lai, không còn xem việc phải tạo thêm công việc làm giải quyết thất nghiệp là một ưu tiên, và cũng đã phần nào quên mất rằng, kinh tế có thịnh vượng là cũng nhờ vào cả khu vực sản xuất chứ không thể chỉ trông chờ vào sức tiêu thụ của người dân.

Không có các doanh nghiệp hay khi mà các cơ sở sản xuất bị dời đi nơi khác, thì người lao động Pháp mất việc làm và chỉ còn có thể trông chờ vào trợ cấp xã hội mà sống.

Dù vậy, ba chuyên gia kinh tế của Pháp, giáo sư Philippes Aghion trường Collège de France, Jean Pisani Ferrry viện nghiên cứu Bruegel tại Bỉ và Alexandre Roulet học viện châu Âu INSEAD trên báo Les Echos (02/07/2024) ghi nhận giữa chương trình kinh tế của RN và NFP thì họ thấy rằng tập hợp cánh tả có phần « ít nguy hiểm hơn » bởi lý do đơn giản, RN có lập trường « dân tộc chủ nghĩa, bài châu Âu ». Trái lại NFP là một tập hợp gồm 4 đảng, mà phần lớn vẫn gắn bó với Liên Âu và « khối này » không có cùng một tiếng nói và NFP sẽ phải uyển chuyển trong cách áp dụng chính sách kinh tế ... họ đề xuất.

  continue reading

72 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh