Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Nhật Bản trước thách thức địa chính trị Mỹ-Trung

9:21
 
Chia sẻ
 

Manage episode 447445949 series 1455066
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Kết quả bầu cử Quốc Hội Nhật Bản ngày 28/10/2024 gây thêm hoang mang cho các nhà đầu tư vào lúc cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đẩy Tokyo vào thế kẹt giữa một bên là đồng minh quân sự và bên kia nền kinh tế « gắn kết » chặt chẽ nhất với Nhật Bản. Bài toán càng thêm phức tạp khi mà Tokyo phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt xã hội để vẫn là nền kinh tế thứ 3 toàn cầu, để vẫn tiên phong về công nghệ mới.

Sau 15 năm liên tục cầm quyền, đảng Dân Chủ Tự Do LDP cánh hữu với lập trường bảo thủ mất đa số ở Quốc Hội. Thủ tướng Shigeru Ishiba mới nhậm chức hôm 01/10/2024 có hai giải pháp : hoặc là thành lập một chính phủ liên minh với đa số rất sít sao và rất dễ bị bất tín nhiệm, hoặc phải từ chức. Ở góc đài bên kia, đảng Dân Chủ Lập Hiến CDP cánh trung tả về đầu với 148 dân biểu nhưng không hội đủ đa số tuyệt đối 233 ghế và cũng không dễ thành lập chính phủ liên minh thay thế nội các Ishiba.

Yếu tố chính trị này bất lợi cho kinh tế Nhật Bản vào lúc nền kinh tế lớn thứ nhì tại châu Á mới vừa phục hồi. Trả lời đài RFI tiếng Việt, giáo sư Brieuc Monfort, giảng dậy tại đại học Sophia -Tokyo và hiện là khách mời của Quỹ Nghiên Cứu Pháp-Nhật, trường Cao Đẳng Khoa Học Xã Hội EHESS Paris phác họa về toàn cảnh kinh tế Nhật Bản hiện nay :

Brieuc Monfort : « Nhìn chung, kinh tế Nhật Bản còn chưa vững chắc lắm nhưng đã có nhiều tiến bộ trong ba năm từ 2021 đến 2024 dưới thời thủ tướng Fumio Kishida. Đấy cũng là thời điểm sau đại dịch Covid và trung bình, GDP tăng khoảng 1,2 % một năm. Nợ công bắt đầu giảm và tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 2,5 % tức là mức thấp chưa từng thấy. Bên cạnh những chỉ số khả quan đó thì như đã biết trong một thời gian dài, Nhật Bản phải đối mặt với hiện tượng giảm phát. Cố thủ tướng Shinzo Abe đã bắt đầu lật ngược tình thế, đẩy lạm phát lên được đến 1 %. Dưới chính quyền Kishida, Nhật Bản hoàn toàn thoát khỏi giảm phát và khi ông rời phủ thủ tướng, thì lạm phát ở Nhật Bản là 3 %. Tuy nhiên một phần dân chúng bị thiệt thòi vì lương của họ không tăng nhanh như vậy. Thêm vào đó là hiện tượng đồng yen bị mất giá khiến đời sống càng thêm đắt đỏ. Trong khi đó một số khó khăn trong giai đoạn Nhật Bản phải đối mặt với đại dịch Covid vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục ».

Tác động kép đè nặng lên sức mua của người dân

Theo giới quan sát, đảng cầm quyền LDP đã bị cử tri trừng phạt qua lá phiếu lần này, chủ yếu do những tai tiếng tham nhũng trong bối cảnh mãi lực của người dân sụt giảm dưới tác động kép của lạm phát và nhất là hiện tượng đồng yen trượt giá so với đô la Mỹ.

Brieuc Monfort : « Trong năm nay tỷ giá của đồng yen Nhật Bản trồi sụt thất thường. Đầu năm, 140 yen đổi lấy 1 đô la Mỹ nhưng đến tháng 7 vừa qua thì phải cần đến 160 yen mới mua được 1 đô la. Thế rồi chúng ta đang trở lại với tỷ giá hối đoái 140-150 yen ăn 1 đô la như hồi đầu năm. Đơn vị tiền tệ của Nhật bị mất giá do lãi suất ngân hàng của Nhật rất thấp so với tại châu Âu và Hoa Kỳ. Nhưng trong tháng 3/2024 và tháng 7/2024, Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo trở lại. Dù vậy, lãi suất ngân hàng ở Nhật vẫn thấp hơn so với ở các nơi khác, cho nên các nhà đầu tư Nhật Bản và nước ngoài rút vốn khỏi xứ hoa anh đào, để mua đô la và euro, ký gửi vào các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu để kiếm lãi nhiều hơn. Một khi có lãi, họ đem euro và đôla đổi trở lại sang đồng yen và do tiền tệ của Nhật bị mất giá, các nhà đầu tư này lại càng lãi nhiều hơn nữa. Đó là hiện tượng đầu cơ carry trade - giao dịch chênh lệch lãi suất. Hiện tượng này càng làm suy yếu đồng yen ».

Trên nguyên tắc một đồng yen mất giá có lợi cho các nhà sản xuất xứ hoa anh đào bởi Nhật Bản là một quốc gia xuất khẩu công nghiệp - đặc biệt là trong lĩnh vực hàng cao cấp, nhưng nguy hiểm đối với đảng cầm quyền trong thời gian gần đây, theo giới sư Monfort, là ở chỗ công luận Nhật « khó thở » vì những tai tiếng tham nhũng.

Hai ẩn số lớn : Trung Quốc và Hoa Kỳ

Bất ổn chính trị từ sau cuộc bầu cử lần này càng gây thêm lo ngại cho các doanh nghiệp Nhật Bản và các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng đây chỉ là một thách thức mới vào lúc mà Nhật Bản bị xem là quốc gia chịu áp lực lớn nhất từ cuộc đọ sức giữa hai nền kinh tế và siêu cường thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc tranh hùng giữa Washington và Bắc Kinh khuấy động tình hình tại châu Á Thái Bình Dương với hai điểm nhậy cảm nhất hiện tại là Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Cuối tháng 9/2024 lần đầu tiên một tàu chiến Nhật Bản đi qua eo biển Đài Loan, nơi mà theo thẩm định của hãng tin Mỹ Bloomberg « gần 50 % trong số các tàu chở hàng của thế giới phải đi qua ; 88 % giao thương đường biển cũng phải trung chuyển qua eo biển Đài Loan » vào lúc Bắc Kinh luôn xem việc thống nhất Đài Loan là một mục tiêu phải đạt được.

Đài Loan cũng là nguồn cung cấp chính trên thế giới chip điện tử tân tiến nhất, một tử huyệt của ngành công nghiệp Nhật Bản. Giáo sư Brieuc Monfort nhấn mạnh, hai câu hỏi lớn đang đặt ra tại Tokyo hiện nay là kịch bản nào trong trường hợp Trung Quốc đưa quân xâm chiếm Đài Loan và Mỹ cần bao nhiêu thời gian để can thiệp.

Brieuc Monfort : « Nhật Bản và Trung Quốc là hai nền kinh tế có những mối liên hệ chặt chẽ. Ngay sau khi nhậm chức thủ tướng hôm mồng 01/10 Shigeru Ishiba đã lập tức điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đôi bên nhấn mạnh đến các mục tiêu tăng cường hợp tác, duy trì ổn định trong khu vực… Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản ; 20 % xuất và nhập của Nhật là để hướng sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra Tokyo còn là bên tham gia Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực -RCEP, cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và khối ASEAN… Tầm ảnh hưởng của hiệp định này có thể chỉ giới hạn nhưng điều đó thể hiện quyết tâm của Nhật hội nhập vào mạng lưới thương mại mà ở đó Bắc Kinh cũng hiện diện. Trong điều kiện đó, nếu có xảy ra xung đột thì bên nào cũng sẽ phải trả giá đắt ».

Như phần còn lại trên thế giới, Tokyo cũng rất hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 05/11/2024 khi biết rằng 55.000 lính Mỹ đang đồn trú trên lãnh thổ Nhật Bản và ứng cử viên của bên đảng Cộng Hòa từng đem cả vế an ninh ra để mặc cả với các đồng minh quân sự thân thiết nhất của Washington. Đó là lý do giải thích vì sao, Tokyo không ngừng tăng ngân sách quốc phòng.

Nguy cơ bị tụt hậu, nỗi ám ảnh của Nhật

Bên cạnh những mối lo ngại vừa nêu, một trong những điểm cơ bản khác nữa là Nhật Bản có nguy cơ bị mất ngôi vị hạng ba kinh tế toàn cầu vì hai lý do : viễn cảnh mất 30 triệu người lao động trong 25 năm sắp tới và bị tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ số so với hai đại cường hiện nay là Mỹ và Trung Quốc. Vào lúc mà Trung Quốc đang vươn lên như một cường quốc công nghệ của thế kỷ 21 đủ sức để thách thức Hoa Kỳ thì liệu rằng Nhật Bản vẫn là một ngọn hải đăng trong thế giới công nghệ ? Với 40 % dân số trên 65 tuổi trong tương lai không xa, Nhật Bản liệu có thể tiếp tục dẫn dầu cuộc đua để cho ra đời những phát minh mới hay sẽ bị Mỹ và Trung Quốc đã đành, mà cả Hàn Quốc và Ấn Độ cùng qua mặt ?

Brieuc Monfort : « Nhật Bản bị chậm trễ so với nhiều quốc gia khác trong lĩnh vực phát triển công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, nói như thế cũng hơi bất công, bởi vì tuy không có những công ty khởi nghiệp, không có thung lũng công nghệ Silicon như của Mỹ nhưng Tokyo có một chính sách phát huy những công nghệ mới rất riêng biệt. Hơn thế nữa, Nhật Bản đẩy mạnh một số công nghệ mũi nhọn ít được phổ biến trong đại chúng. Về hiện tượng dân số bị lão hóa, thì đúng là từ nay đến ngưỡng 2050 thị trường lao động Nhật Bản sẽ mất đi thêm khoảng 30 triệu người ; tỷ lệ trên 65 tuổi trong dân số đang từ 30 % sẽ bị đẩy lên tới gần 40 % nhưng cùng lúc các chính quyền liên tiếp đã có một sự chuẩn bị dài hơi và đã có rất nhiều tiến bộ để bù đắp lại nhược điểm này ».

Vị trí nào trong cuộc chiến công nghệ và thương mại Mỹ-Trung ?

Theo báo cáo gần đây nhất của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới WIPO, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia đang dẫn đầu về phát triển trí tuệ nhân tạo, Nhật Bản đứng hạng 4, sau Hàn Quốc và chỉ hơn có Ấn Độ trong nhóm « Top Five ». Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến của Nhật Bản lệ thuộc một phần lớn vào chip điện tử do Đài Loan sản xuất, vào kim loại hiếm mà đến nay Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp số 1 trên thế giới, chiếm từ 80 và có khi là đến hơn 95 % thị phần toàn cầu. Như giáo sư Monfort vừa nói 20 % xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản tùy thuộc vào một khách hàng duy nhất là Trung Quốc. Năm 2022, chỉ riêng các khoản giao dịch trên mạng internet, khách hàng Trung Quốc mua vào gần 14,5 tỷ đô la hàng made in Japan.

Chiến lược bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoa Đông và eo biển Đài Loan và nhất là cuộc cuộc tranh hùng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, ngoại giao đến kinh tế và công nghệ là một yếu tố bất lợi cho Nhật. Những yếu tố này góp phần tăng tốc chính sách « tách rời khỏi Trung Quốc » của Tokyo : Sau tập đoàn Mitsubishi Motors đến lượt hãng xe Honda thông báo giảm nhân sự tại các nhà máy ở Hoa Lục.

Năm 2020 rồi 2022 bộ Kinh Tế và Thương Mại, Công Nghiệp Nhật Bản đã có hẳn một chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dời cơ sở khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á hay trở về nguyên quán.

Nghịch lý ở đây là dù rất gắn kết và phụ thuộc vào lẫn nhau, quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh thường xuyên căng thẳng vì những hồ sơ thương mại và công nghệ.

  continue reading

72 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 447445949 series 1455066
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Kết quả bầu cử Quốc Hội Nhật Bản ngày 28/10/2024 gây thêm hoang mang cho các nhà đầu tư vào lúc cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đẩy Tokyo vào thế kẹt giữa một bên là đồng minh quân sự và bên kia nền kinh tế « gắn kết » chặt chẽ nhất với Nhật Bản. Bài toán càng thêm phức tạp khi mà Tokyo phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt xã hội để vẫn là nền kinh tế thứ 3 toàn cầu, để vẫn tiên phong về công nghệ mới.

Sau 15 năm liên tục cầm quyền, đảng Dân Chủ Tự Do LDP cánh hữu với lập trường bảo thủ mất đa số ở Quốc Hội. Thủ tướng Shigeru Ishiba mới nhậm chức hôm 01/10/2024 có hai giải pháp : hoặc là thành lập một chính phủ liên minh với đa số rất sít sao và rất dễ bị bất tín nhiệm, hoặc phải từ chức. Ở góc đài bên kia, đảng Dân Chủ Lập Hiến CDP cánh trung tả về đầu với 148 dân biểu nhưng không hội đủ đa số tuyệt đối 233 ghế và cũng không dễ thành lập chính phủ liên minh thay thế nội các Ishiba.

Yếu tố chính trị này bất lợi cho kinh tế Nhật Bản vào lúc nền kinh tế lớn thứ nhì tại châu Á mới vừa phục hồi. Trả lời đài RFI tiếng Việt, giáo sư Brieuc Monfort, giảng dậy tại đại học Sophia -Tokyo và hiện là khách mời của Quỹ Nghiên Cứu Pháp-Nhật, trường Cao Đẳng Khoa Học Xã Hội EHESS Paris phác họa về toàn cảnh kinh tế Nhật Bản hiện nay :

Brieuc Monfort : « Nhìn chung, kinh tế Nhật Bản còn chưa vững chắc lắm nhưng đã có nhiều tiến bộ trong ba năm từ 2021 đến 2024 dưới thời thủ tướng Fumio Kishida. Đấy cũng là thời điểm sau đại dịch Covid và trung bình, GDP tăng khoảng 1,2 % một năm. Nợ công bắt đầu giảm và tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 2,5 % tức là mức thấp chưa từng thấy. Bên cạnh những chỉ số khả quan đó thì như đã biết trong một thời gian dài, Nhật Bản phải đối mặt với hiện tượng giảm phát. Cố thủ tướng Shinzo Abe đã bắt đầu lật ngược tình thế, đẩy lạm phát lên được đến 1 %. Dưới chính quyền Kishida, Nhật Bản hoàn toàn thoát khỏi giảm phát và khi ông rời phủ thủ tướng, thì lạm phát ở Nhật Bản là 3 %. Tuy nhiên một phần dân chúng bị thiệt thòi vì lương của họ không tăng nhanh như vậy. Thêm vào đó là hiện tượng đồng yen bị mất giá khiến đời sống càng thêm đắt đỏ. Trong khi đó một số khó khăn trong giai đoạn Nhật Bản phải đối mặt với đại dịch Covid vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục ».

Tác động kép đè nặng lên sức mua của người dân

Theo giới quan sát, đảng cầm quyền LDP đã bị cử tri trừng phạt qua lá phiếu lần này, chủ yếu do những tai tiếng tham nhũng trong bối cảnh mãi lực của người dân sụt giảm dưới tác động kép của lạm phát và nhất là hiện tượng đồng yen trượt giá so với đô la Mỹ.

Brieuc Monfort : « Trong năm nay tỷ giá của đồng yen Nhật Bản trồi sụt thất thường. Đầu năm, 140 yen đổi lấy 1 đô la Mỹ nhưng đến tháng 7 vừa qua thì phải cần đến 160 yen mới mua được 1 đô la. Thế rồi chúng ta đang trở lại với tỷ giá hối đoái 140-150 yen ăn 1 đô la như hồi đầu năm. Đơn vị tiền tệ của Nhật bị mất giá do lãi suất ngân hàng của Nhật rất thấp so với tại châu Âu và Hoa Kỳ. Nhưng trong tháng 3/2024 và tháng 7/2024, Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo trở lại. Dù vậy, lãi suất ngân hàng ở Nhật vẫn thấp hơn so với ở các nơi khác, cho nên các nhà đầu tư Nhật Bản và nước ngoài rút vốn khỏi xứ hoa anh đào, để mua đô la và euro, ký gửi vào các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu để kiếm lãi nhiều hơn. Một khi có lãi, họ đem euro và đôla đổi trở lại sang đồng yen và do tiền tệ của Nhật bị mất giá, các nhà đầu tư này lại càng lãi nhiều hơn nữa. Đó là hiện tượng đầu cơ carry trade - giao dịch chênh lệch lãi suất. Hiện tượng này càng làm suy yếu đồng yen ».

Trên nguyên tắc một đồng yen mất giá có lợi cho các nhà sản xuất xứ hoa anh đào bởi Nhật Bản là một quốc gia xuất khẩu công nghiệp - đặc biệt là trong lĩnh vực hàng cao cấp, nhưng nguy hiểm đối với đảng cầm quyền trong thời gian gần đây, theo giới sư Monfort, là ở chỗ công luận Nhật « khó thở » vì những tai tiếng tham nhũng.

Hai ẩn số lớn : Trung Quốc và Hoa Kỳ

Bất ổn chính trị từ sau cuộc bầu cử lần này càng gây thêm lo ngại cho các doanh nghiệp Nhật Bản và các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng đây chỉ là một thách thức mới vào lúc mà Nhật Bản bị xem là quốc gia chịu áp lực lớn nhất từ cuộc đọ sức giữa hai nền kinh tế và siêu cường thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc tranh hùng giữa Washington và Bắc Kinh khuấy động tình hình tại châu Á Thái Bình Dương với hai điểm nhậy cảm nhất hiện tại là Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Cuối tháng 9/2024 lần đầu tiên một tàu chiến Nhật Bản đi qua eo biển Đài Loan, nơi mà theo thẩm định của hãng tin Mỹ Bloomberg « gần 50 % trong số các tàu chở hàng của thế giới phải đi qua ; 88 % giao thương đường biển cũng phải trung chuyển qua eo biển Đài Loan » vào lúc Bắc Kinh luôn xem việc thống nhất Đài Loan là một mục tiêu phải đạt được.

Đài Loan cũng là nguồn cung cấp chính trên thế giới chip điện tử tân tiến nhất, một tử huyệt của ngành công nghiệp Nhật Bản. Giáo sư Brieuc Monfort nhấn mạnh, hai câu hỏi lớn đang đặt ra tại Tokyo hiện nay là kịch bản nào trong trường hợp Trung Quốc đưa quân xâm chiếm Đài Loan và Mỹ cần bao nhiêu thời gian để can thiệp.

Brieuc Monfort : « Nhật Bản và Trung Quốc là hai nền kinh tế có những mối liên hệ chặt chẽ. Ngay sau khi nhậm chức thủ tướng hôm mồng 01/10 Shigeru Ishiba đã lập tức điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đôi bên nhấn mạnh đến các mục tiêu tăng cường hợp tác, duy trì ổn định trong khu vực… Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản ; 20 % xuất và nhập của Nhật là để hướng sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra Tokyo còn là bên tham gia Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực -RCEP, cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và khối ASEAN… Tầm ảnh hưởng của hiệp định này có thể chỉ giới hạn nhưng điều đó thể hiện quyết tâm của Nhật hội nhập vào mạng lưới thương mại mà ở đó Bắc Kinh cũng hiện diện. Trong điều kiện đó, nếu có xảy ra xung đột thì bên nào cũng sẽ phải trả giá đắt ».

Như phần còn lại trên thế giới, Tokyo cũng rất hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 05/11/2024 khi biết rằng 55.000 lính Mỹ đang đồn trú trên lãnh thổ Nhật Bản và ứng cử viên của bên đảng Cộng Hòa từng đem cả vế an ninh ra để mặc cả với các đồng minh quân sự thân thiết nhất của Washington. Đó là lý do giải thích vì sao, Tokyo không ngừng tăng ngân sách quốc phòng.

Nguy cơ bị tụt hậu, nỗi ám ảnh của Nhật

Bên cạnh những mối lo ngại vừa nêu, một trong những điểm cơ bản khác nữa là Nhật Bản có nguy cơ bị mất ngôi vị hạng ba kinh tế toàn cầu vì hai lý do : viễn cảnh mất 30 triệu người lao động trong 25 năm sắp tới và bị tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ số so với hai đại cường hiện nay là Mỹ và Trung Quốc. Vào lúc mà Trung Quốc đang vươn lên như một cường quốc công nghệ của thế kỷ 21 đủ sức để thách thức Hoa Kỳ thì liệu rằng Nhật Bản vẫn là một ngọn hải đăng trong thế giới công nghệ ? Với 40 % dân số trên 65 tuổi trong tương lai không xa, Nhật Bản liệu có thể tiếp tục dẫn dầu cuộc đua để cho ra đời những phát minh mới hay sẽ bị Mỹ và Trung Quốc đã đành, mà cả Hàn Quốc và Ấn Độ cùng qua mặt ?

Brieuc Monfort : « Nhật Bản bị chậm trễ so với nhiều quốc gia khác trong lĩnh vực phát triển công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, nói như thế cũng hơi bất công, bởi vì tuy không có những công ty khởi nghiệp, không có thung lũng công nghệ Silicon như của Mỹ nhưng Tokyo có một chính sách phát huy những công nghệ mới rất riêng biệt. Hơn thế nữa, Nhật Bản đẩy mạnh một số công nghệ mũi nhọn ít được phổ biến trong đại chúng. Về hiện tượng dân số bị lão hóa, thì đúng là từ nay đến ngưỡng 2050 thị trường lao động Nhật Bản sẽ mất đi thêm khoảng 30 triệu người ; tỷ lệ trên 65 tuổi trong dân số đang từ 30 % sẽ bị đẩy lên tới gần 40 % nhưng cùng lúc các chính quyền liên tiếp đã có một sự chuẩn bị dài hơi và đã có rất nhiều tiến bộ để bù đắp lại nhược điểm này ».

Vị trí nào trong cuộc chiến công nghệ và thương mại Mỹ-Trung ?

Theo báo cáo gần đây nhất của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới WIPO, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia đang dẫn đầu về phát triển trí tuệ nhân tạo, Nhật Bản đứng hạng 4, sau Hàn Quốc và chỉ hơn có Ấn Độ trong nhóm « Top Five ». Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến của Nhật Bản lệ thuộc một phần lớn vào chip điện tử do Đài Loan sản xuất, vào kim loại hiếm mà đến nay Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp số 1 trên thế giới, chiếm từ 80 và có khi là đến hơn 95 % thị phần toàn cầu. Như giáo sư Monfort vừa nói 20 % xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản tùy thuộc vào một khách hàng duy nhất là Trung Quốc. Năm 2022, chỉ riêng các khoản giao dịch trên mạng internet, khách hàng Trung Quốc mua vào gần 14,5 tỷ đô la hàng made in Japan.

Chiến lược bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoa Đông và eo biển Đài Loan và nhất là cuộc cuộc tranh hùng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, ngoại giao đến kinh tế và công nghệ là một yếu tố bất lợi cho Nhật. Những yếu tố này góp phần tăng tốc chính sách « tách rời khỏi Trung Quốc » của Tokyo : Sau tập đoàn Mitsubishi Motors đến lượt hãng xe Honda thông báo giảm nhân sự tại các nhà máy ở Hoa Lục.

Năm 2020 rồi 2022 bộ Kinh Tế và Thương Mại, Công Nghiệp Nhật Bản đã có hẳn một chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dời cơ sở khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á hay trở về nguyên quán.

Nghịch lý ở đây là dù rất gắn kết và phụ thuộc vào lẫn nhau, quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh thường xuyên căng thẳng vì những hồ sơ thương mại và công nghệ.

  continue reading

72 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh

Nghe chương trình này trong khi bạn khám phá
Nghe