Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Thế Vận Hội Paris 2024 : Alice Milliat, người « bẻ khóa » Olympic cho phụ nữ

9:38
 
Chia sẻ
 

Manage episode 427333321 series 130287
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Nam tước Pierre de Coubertin được mệnh danh là « cha đẻ » của Olympic hiện đại, còn Alice Milliat là « người mẹ » chắp những đôi cánh cho các các nữ vận động viên trên toàn thế giới « cùng nhau », « mạnh hơn », bay « cao hơn », nhảy « xa hơn ».

Năm 1922, hơn 100 năm trước Olympic Paris 2024, Alice Milliat ngay tại Kinh đô Ánh sáng đã tổ chức một sự kiện thể thao để 4 năm một lần cho nữ giới.

« Riêng cá nhân tôi không tán đồng việc để phụ nữ tranh tài trước công chúng (…) Điều đó hòan toàn không có nghĩa là phái nữ không tham gia vào nhiều bộ môn thể thao, nhưng nữ giới nên tránh biến họ thành những màn giải trí. Tại Thế Vận Hội, vai trò của phụ nữ chủ yếu -như trong những cuộc tranh tài truyền thống xưa kia, là để trao tặng vòng nguyệt quế cho những người chiến thắng »

Trên đây là quan điểm của nam tước Pierre de Coubertin (1863-1937) năm 1935 về vị trí của phụ nữ trong mỗi kỳ Thế Vận Hội. Ông quan niệm « làng Thế Vận » là nơi kết hợp của « thể lực và khối óc » mà chỉ các đấng mày râu mới có được. Trong diễn văn năm 1894 tại trường Đại Học Sorbonne về các cuộc tranh tài Thế Vận Hội hiện đại, Coubertin từng cho rằng không cần « loại nữ giới » khỏi các kỳ Olympic, tự họ phải đứng ngoài cuộc chơi bởi một khối óc trong đầu một bậc hồng quần là « điều không tưởng ».

Thế Vận Hội hiện đại đầu tiên năm 1896 đã không một nữ vận động viên nào được mời thi thố tài năng. Nhưng trước làn sóng bất bình trên toàn châu Âu, chẳng đặng đừng, ban tổ chức Olympic năm 1900 đã phải mở một cánh cửa rất nhỏ cho 22 nữ vận động viên mang các quốc tịch Pháp, Anh, Bỉ, Ý … tham dự (2 % trong số gần 1000 vận động viên tham dự). Năm đó, tay vợt người Anh Charlotte Cooper đi vào lịch sử Thế Vận Hội : bà là phụ nữ đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic. Nhưng sự hiện diện của phái đẹp đã bị thu hẹp lại ở vỏn vẹn 5 bộ môn : quần vợt, đánh golfe, đua ngựa, chèo thuyền và bóng vồ (croquet) bởi đó là những trò giải trí trong giới « quý tộc ».

Trước sự bất công đó, Alice Milliat (1884-1957) khởi xướng một cuộc đua giành riêng cho nữ giới. Bị cấm động đến « ngọn lửa thiêng Olympic », bà tổ chức Les Jeux Mondiaux Féminins tại thủ đô Paris năm 1922, quy tụ 77 nữ vận động viên từ 5 quốc gia đến tham dự. Alice Milliat là ai mà dám thách thức tượng đài Olympic, nam tước Pierre de Coubertin và bà đã vượt qua những cửa ải nào để giành lấy chỗ đứng trong những ngôi làng Olympic cho cho biết bao nhiêu thế hệ, để hơn 100 năm sau, cũng tại Paris, lần đầu tiên trong lịch sử Thế Vận Hội, 50 % trong số 10.500 nhà thể thao sắp lao vào cuộc tranh tài là phụ nữ ?

Sinh năm 1884 tại thành phố Nantes, miền Tây nước Pháp, trong một gia đình bình dân, Alice được cha mẹ dậy dỗ để trở thành một con người độc lập trong gia đình và trong xã hội. Bà sang Luân Đôn sống cùng chồng, góa sớm năm 24 tuổi, không con. Alice đam mê thể thao, nhiều lần đoạt chức vô địch ở các môn bơi lội, chèo thuyền và khúc côn cầu… Năm 1915 bà sáng lập và điều hành câu lạc bộ thể thao giành cho nữ giới. Đây là nơi phụ nữ thi thố tài năng từ các môn thể dục dụng cụ, thể dục thẩm mỹ, đến điền kinh, chèo thuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, khúc côn cầu … Hơn thế nữa Alice Milliat quan niệm để phụ nữ thực sự tỏa sáng trong làng thể thao, các câu lạc bộ thể dục phải do chính họ điều hành. Một ý tưởng quá xa lạ với quan điểm thời đó.

Đá bóng : 1920 đội tuyển nữ đầu tiên của nước Pháp

Đương nhiên các đấng mày râu đầu thế kỷ XX không thể chấp nhận vị trí mà Alice muốn giành lấy cho nữ giới. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Alice Milliat đã xác định rõ quan điểm của bà về quyền của phụ nữ được chơi thể thao, được thi thố tài năng ở tất cả những bộ môn như phái nam. Công luận ở thập niên 20-30 thế kỷ trước xem đấy như một lời tuyên chiến.

« Các đấng quân tử từ chối công nhận rằng phụ nữ cũng là những khối cơ bắp, bởi họ sợ bị chị em chúng tôi qua mặt, họ không muốn công nhận sức mạnh của phái nữ. Nhưng chúng tôi là người bằng xương bằng thịt, có tay có chân. Chị em phụ nữ đã bắt đầu vận dụng cơ bắp và không gì ngăn chận nổi tiến trình đó ».

Stéphane Gachet, tác giả cuốn sách mang tựa đề Alice Milliat, 20 năm đặt nền tảng cho việc phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể thao (xuất bản 2019) nói rõ hơn về bối cảnh chung trong hai thập niên đầu thế kỷ XX : « Quan điểm của bà rất hiện đại vào thời đó đơn giản là đàn bà cũng phải được tham gia vào những bộ môn thể thao như đàn ông vì điều này là giúp họ tìm được thế cân bằng trong cuộc sống hàng này. Hơn thế nữa, đòi hỏi của Alice Milliat cho phụ nữ xuất hiện trong một bối cảnh thuận lợi : đấy là thời điểm một số bộ môn mới như bóng đá, bóng bầu dục … ra đời và các môn thể thao không chỉ thu gọn ở mục tiêu quân sự như là bắn súng, đánh kiếm … Thêm vào đó với Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918), thanh niên bị huy động ra chiến trường, phụ nữ phải thay thế họ gánh vác mọi việc trong gia đình, họ phải lao vào nhà máy, họ tham gia vào đời sống xã hội và kinh tế. Trên các sân vận động cũng chỉ còn lại có nữ giới. Đâu đó, các sân cỏ, sân vận động … tự động thuộc về phái nữ ».

Nữ vận động viên điền kinh Pháp, Jacqueline Laudré (1910-2007), nhiều lần đoạt chức vô địch toàn quốc ở các môn nhảy rào, nhảy cao và nhảy xa là một trong những người con tinh thần từng được chính Alice Milliat dẫn dắt. Bà Laudré nhận xét về Alice Milliat như sau : Alice « là một người có cá tính rất mạnh, một người đầy uy lực và phải nói là bà đã ngự trị trong thế giới thể thao của phái nữ như một bà hoàng. Không ai làm điều gì mà không hỏi ý bà ».

Năm 1917 Alice tổ chức một cuộc thi điền kinh giữa các câu lạc bộ và sự kiện thể thao hiếm hoi trong những năm tháng đen tối vì chiến tranh kéo dài ấy đã gây được tiếng vang lớn. Năm 1920 cũng Alice Milliat đã dựng lên đội bóng nữ quốc gia đầu tiên và đội này đã đấu với đội bóng nữ của Anh Quốc trên sân cỏ với 25.000 khán giả vào xem.

Đương nhiên, việc các nữ vận động viên tỏa sáng trong các cuộc tranh tài và nhất là tại các sân vận động đã không làm các đấng nam nhi quân tử hài lòng. Không chỉ có nam tước Pierre de Coubertin, mà còn có rất nhiều các phóng viên, các quan chức và ngay cả những khán giả bình thường thời đó đều cho quan niệm phụ nữ nên chỉ là khán giả để cổ vũ cho các vận động viên nam thì hơn. Nếu như báo chi Anh thời đó thán phục trước những thành tích thể thao của phái đẹp, hoan nghênh những đóng góp to lớn của Alice Milliat, thì trái lại những cuộc giao lưu bà tổ chức đã bị báo giới Pháp dè bỉu chê bai. Vô địch điền kinh toàn quốc Jacqueline Laudré của những thập niên 1930 kể lại :

« Lập trường của Milliat không khiến các ông hài lòng. Tất cả các ông trong làng thể thao không ai ưa bà Milliat » - Làm thế nào « ưa » được Alice khi bà khẳng định rằng phụ nữ cũng có thể lực và thông minh không thua gì nam giới ? Làm thế nào để ưa được Alice khi bà không chấp nhận phụ nhữ chỉ là một dạng « cây cảnh » để trao tặng huy chương cho các vị anh hùng mỗi mùa Thế Vận Hội nhưng chính họ thì lại bị gạt ra bên ngoài gia đình Olympic ?

1922 - Rừng Vincennes « ngôi làng Olympic » cho nữ giới

Từ năm 1919 Alice Milliat thuyết phục Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế CIO mở rộng cửa Olympic -Bỉ, cho các vận động viên nữ. Bà đã thất bại. Trong số 2.626 vận động viên được mời tham gia Thế Vận Hội Anvers năm 1920 phụ nữ chỉ có 65 vé vào cửa (phụ nữ chiếm 2,4 % số người tham gia thi đấu). Nữ giới bị cấm tham dự tất cả các môn như quyền anh, đá bóng, đô vật và đương nhiên là mọi môn điền kinh.

Alice Milliat không nản lòng. Năm 1921 bà tổ chức một cuộc giao lưu thể thao quốc tế tiền đề cho một phiên bản nữ của các kỳ Thế Vận Hội một năm sau đó. Bị cấm sử dụng chữ Olympic, Alice Milliat tổ chức Đại Hội Thế Thao Phụ Nữ Thế Giới cũng bốn năm một lần. Cuộc tranh tài đầu năm 1922 diễn ra tại sân vận động Pershing, rừng Vincennes Paris, 77 nữ vận động viên đại diện cho 5 quốc gia trên thế giới (Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ và Tiệp Khắc) tham dự. Khán đài với 20.000 chỗ ngồi chật cứng.

Cho đến năm 1934, bà Milliat đã tổ chức tổng cộng bốn lần Đại Hội Thể Thao và trong lần cuối cùng, năm 1934, tại Luân Đôn, đã có hơn 200 nữ vận động viên đại diện cho 19 quốc gia tranh tài. Trong đó có màu cờ của Nam Phi, Nhật Bản, Palestine, Nam Tư …. Trong suốt thời gian thi đấu mỗi ngày có hơn 6.000 khán giả vào xem.

Olympic Amsterdam 1928 : Một chút nhượng bộ hay đòn hiểm ?

Hiện tượng hàng chục ngàn khán giả hơn một thể kỷ trước đây mua vé vào xem các nữ vận động viên tranh tài, bắt đầu khiến Ủy Ban Quốc Tế Olympic, kể cả nam tước Coubertin « nghĩ lại ». Thế Vận Hội Amsterdam năm 1928 lần đầu tiên tổ chức các cuộc tranh tài ở môn điền kinh và thể dục cho nữ giới. Alice Milliat được mời vào ban giám khảo : lần đầu tiên trong lịch sử Olympic hiện đại, một phụ nữ được quyền « chấm điểm » các thành tích của phái nam.

Song, với Alice sự hiện diện của nữ giới trong ngôi làng Olympic Amsterdam chỉ là một thắng lợi nửa vời : Năm đó vào giờ chót, ban tổ chức đã hủy môn chạy ở cự ly 800 mét với lý do, một thí sinh bị ngã và các đối thủ còn lại thì « mệt mỏi ». Phần lớn các môn đấu khác vẫn « khép chặt cửa » với phụ nữ.

Bốn năm sau, tại Thế Vận Hội Los Angeles Hoa Kỳ, không một phụ nữ nào được mời vào thành phần ban giám khảo và « không gian thể thao » dành cho phái nữ đã bị thu gọn lại so với ở Amsterdam, một phần do nước Mỹ và thế giới gần như khánh tận sau cuộc Đại Khủng Hoảng tài chính năm 1929.

Năm 1935 Alice Milliat chính thức yêu cầu CIO « trả lại tự do » cho các đoàn vận động viên nữ, khai trừ họ khỏi các kỳ Olympic nhưng hãy công nhận « chủ quyền » của các Liên Đoàn Thể Thao Quốc Tế Nữ. Nam tước Coubertin và ê kíp bao quanh ông đã im lặng. Mệt mỏi với các màn đấu trí triền miên, Alice Milliat giã từ thế giới thể thao. Thế Chiến Thứ Hai khai mào năm 1939 vĩnh viễn đẩy bà ra xa hơn nữa với các sân vận động … Alice Milliat kiếm sống bằng nghề thư ký đánh máy và phiên dịch, để rồi tên tuổi của bà chìm vào quên lãng. Năm 1957 bà âm thầm vĩnh viễn ra đi.

100 năm hành trình từ Rừng Vincennes đến… Paris 2024

Năm 1941 sau khi chính quyền Pétain đầu hàng Đức Quốc Xã, tất cả những tiến bộ trong lĩnh vực thể thao mà Alice Milliat giành được cho nữ giới đã bị « xóa nhòa ». Phải đợi đến thập niên 1970 dưới thời tổng thống Valérie Giscard d’Estaing phụ nữ Pháp mới được đá bóng trở lại trên sân cỏ.

Năm 1970 dưới sức ép của Liên Hiệp Quốc, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế nhìn nhận « bình đẳng nam nữ là một giá trị thiết yếu của thể thao Olympic ». Nhưng phải đợi thêm gần ba thập niên nữa, đến năm 2007 Hiến Chương Olympic mới chính thức ghi nhận « vai trò của CIO là khuyến khích, hỗ trợ phát huy vai trò của phụ nữ trong thể thao ở tất cả mọi cấp và mọi tổ chức với mục tiêu thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam -nữ ».

Nhưng từ đó đến nay, Thế Vận Hội Paris 2024 sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Olympic hiện đại, trên 10.500 vé dành cho các vận động viên quốc tế, đúng một nửa trong số đó là vé vào cửa thuộc về phụ nữ. Chỗ đứng mỗi một nữ vận động viên trong số 5.250 người tranh tài tại các sân vận động ở Pháp năm nay đều có hình ảnh của Alice Milliat người đã « bẻ khóa » tất cả những cánh cổng kiên cố nhất, để ngọn lửa thiêng từ núi Olympie bên Hy Lạp làm rạng ngời chiến công của tất cả các vận động viên trên thế giới, bất luận nam hay nữ.

  continue reading

55 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 427333321 series 130287
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Nam tước Pierre de Coubertin được mệnh danh là « cha đẻ » của Olympic hiện đại, còn Alice Milliat là « người mẹ » chắp những đôi cánh cho các các nữ vận động viên trên toàn thế giới « cùng nhau », « mạnh hơn », bay « cao hơn », nhảy « xa hơn ».

Năm 1922, hơn 100 năm trước Olympic Paris 2024, Alice Milliat ngay tại Kinh đô Ánh sáng đã tổ chức một sự kiện thể thao để 4 năm một lần cho nữ giới.

« Riêng cá nhân tôi không tán đồng việc để phụ nữ tranh tài trước công chúng (…) Điều đó hòan toàn không có nghĩa là phái nữ không tham gia vào nhiều bộ môn thể thao, nhưng nữ giới nên tránh biến họ thành những màn giải trí. Tại Thế Vận Hội, vai trò của phụ nữ chủ yếu -như trong những cuộc tranh tài truyền thống xưa kia, là để trao tặng vòng nguyệt quế cho những người chiến thắng »

Trên đây là quan điểm của nam tước Pierre de Coubertin (1863-1937) năm 1935 về vị trí của phụ nữ trong mỗi kỳ Thế Vận Hội. Ông quan niệm « làng Thế Vận » là nơi kết hợp của « thể lực và khối óc » mà chỉ các đấng mày râu mới có được. Trong diễn văn năm 1894 tại trường Đại Học Sorbonne về các cuộc tranh tài Thế Vận Hội hiện đại, Coubertin từng cho rằng không cần « loại nữ giới » khỏi các kỳ Olympic, tự họ phải đứng ngoài cuộc chơi bởi một khối óc trong đầu một bậc hồng quần là « điều không tưởng ».

Thế Vận Hội hiện đại đầu tiên năm 1896 đã không một nữ vận động viên nào được mời thi thố tài năng. Nhưng trước làn sóng bất bình trên toàn châu Âu, chẳng đặng đừng, ban tổ chức Olympic năm 1900 đã phải mở một cánh cửa rất nhỏ cho 22 nữ vận động viên mang các quốc tịch Pháp, Anh, Bỉ, Ý … tham dự (2 % trong số gần 1000 vận động viên tham dự). Năm đó, tay vợt người Anh Charlotte Cooper đi vào lịch sử Thế Vận Hội : bà là phụ nữ đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic. Nhưng sự hiện diện của phái đẹp đã bị thu hẹp lại ở vỏn vẹn 5 bộ môn : quần vợt, đánh golfe, đua ngựa, chèo thuyền và bóng vồ (croquet) bởi đó là những trò giải trí trong giới « quý tộc ».

Trước sự bất công đó, Alice Milliat (1884-1957) khởi xướng một cuộc đua giành riêng cho nữ giới. Bị cấm động đến « ngọn lửa thiêng Olympic », bà tổ chức Les Jeux Mondiaux Féminins tại thủ đô Paris năm 1922, quy tụ 77 nữ vận động viên từ 5 quốc gia đến tham dự. Alice Milliat là ai mà dám thách thức tượng đài Olympic, nam tước Pierre de Coubertin và bà đã vượt qua những cửa ải nào để giành lấy chỗ đứng trong những ngôi làng Olympic cho cho biết bao nhiêu thế hệ, để hơn 100 năm sau, cũng tại Paris, lần đầu tiên trong lịch sử Thế Vận Hội, 50 % trong số 10.500 nhà thể thao sắp lao vào cuộc tranh tài là phụ nữ ?

Sinh năm 1884 tại thành phố Nantes, miền Tây nước Pháp, trong một gia đình bình dân, Alice được cha mẹ dậy dỗ để trở thành một con người độc lập trong gia đình và trong xã hội. Bà sang Luân Đôn sống cùng chồng, góa sớm năm 24 tuổi, không con. Alice đam mê thể thao, nhiều lần đoạt chức vô địch ở các môn bơi lội, chèo thuyền và khúc côn cầu… Năm 1915 bà sáng lập và điều hành câu lạc bộ thể thao giành cho nữ giới. Đây là nơi phụ nữ thi thố tài năng từ các môn thể dục dụng cụ, thể dục thẩm mỹ, đến điền kinh, chèo thuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, khúc côn cầu … Hơn thế nữa Alice Milliat quan niệm để phụ nữ thực sự tỏa sáng trong làng thể thao, các câu lạc bộ thể dục phải do chính họ điều hành. Một ý tưởng quá xa lạ với quan điểm thời đó.

Đá bóng : 1920 đội tuyển nữ đầu tiên của nước Pháp

Đương nhiên các đấng mày râu đầu thế kỷ XX không thể chấp nhận vị trí mà Alice muốn giành lấy cho nữ giới. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Alice Milliat đã xác định rõ quan điểm của bà về quyền của phụ nữ được chơi thể thao, được thi thố tài năng ở tất cả những bộ môn như phái nam. Công luận ở thập niên 20-30 thế kỷ trước xem đấy như một lời tuyên chiến.

« Các đấng quân tử từ chối công nhận rằng phụ nữ cũng là những khối cơ bắp, bởi họ sợ bị chị em chúng tôi qua mặt, họ không muốn công nhận sức mạnh của phái nữ. Nhưng chúng tôi là người bằng xương bằng thịt, có tay có chân. Chị em phụ nữ đã bắt đầu vận dụng cơ bắp và không gì ngăn chận nổi tiến trình đó ».

Stéphane Gachet, tác giả cuốn sách mang tựa đề Alice Milliat, 20 năm đặt nền tảng cho việc phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể thao (xuất bản 2019) nói rõ hơn về bối cảnh chung trong hai thập niên đầu thế kỷ XX : « Quan điểm của bà rất hiện đại vào thời đó đơn giản là đàn bà cũng phải được tham gia vào những bộ môn thể thao như đàn ông vì điều này là giúp họ tìm được thế cân bằng trong cuộc sống hàng này. Hơn thế nữa, đòi hỏi của Alice Milliat cho phụ nữ xuất hiện trong một bối cảnh thuận lợi : đấy là thời điểm một số bộ môn mới như bóng đá, bóng bầu dục … ra đời và các môn thể thao không chỉ thu gọn ở mục tiêu quân sự như là bắn súng, đánh kiếm … Thêm vào đó với Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918), thanh niên bị huy động ra chiến trường, phụ nữ phải thay thế họ gánh vác mọi việc trong gia đình, họ phải lao vào nhà máy, họ tham gia vào đời sống xã hội và kinh tế. Trên các sân vận động cũng chỉ còn lại có nữ giới. Đâu đó, các sân cỏ, sân vận động … tự động thuộc về phái nữ ».

Nữ vận động viên điền kinh Pháp, Jacqueline Laudré (1910-2007), nhiều lần đoạt chức vô địch toàn quốc ở các môn nhảy rào, nhảy cao và nhảy xa là một trong những người con tinh thần từng được chính Alice Milliat dẫn dắt. Bà Laudré nhận xét về Alice Milliat như sau : Alice « là một người có cá tính rất mạnh, một người đầy uy lực và phải nói là bà đã ngự trị trong thế giới thể thao của phái nữ như một bà hoàng. Không ai làm điều gì mà không hỏi ý bà ».

Năm 1917 Alice tổ chức một cuộc thi điền kinh giữa các câu lạc bộ và sự kiện thể thao hiếm hoi trong những năm tháng đen tối vì chiến tranh kéo dài ấy đã gây được tiếng vang lớn. Năm 1920 cũng Alice Milliat đã dựng lên đội bóng nữ quốc gia đầu tiên và đội này đã đấu với đội bóng nữ của Anh Quốc trên sân cỏ với 25.000 khán giả vào xem.

Đương nhiên, việc các nữ vận động viên tỏa sáng trong các cuộc tranh tài và nhất là tại các sân vận động đã không làm các đấng nam nhi quân tử hài lòng. Không chỉ có nam tước Pierre de Coubertin, mà còn có rất nhiều các phóng viên, các quan chức và ngay cả những khán giả bình thường thời đó đều cho quan niệm phụ nữ nên chỉ là khán giả để cổ vũ cho các vận động viên nam thì hơn. Nếu như báo chi Anh thời đó thán phục trước những thành tích thể thao của phái đẹp, hoan nghênh những đóng góp to lớn của Alice Milliat, thì trái lại những cuộc giao lưu bà tổ chức đã bị báo giới Pháp dè bỉu chê bai. Vô địch điền kinh toàn quốc Jacqueline Laudré của những thập niên 1930 kể lại :

« Lập trường của Milliat không khiến các ông hài lòng. Tất cả các ông trong làng thể thao không ai ưa bà Milliat » - Làm thế nào « ưa » được Alice khi bà khẳng định rằng phụ nữ cũng có thể lực và thông minh không thua gì nam giới ? Làm thế nào để ưa được Alice khi bà không chấp nhận phụ nhữ chỉ là một dạng « cây cảnh » để trao tặng huy chương cho các vị anh hùng mỗi mùa Thế Vận Hội nhưng chính họ thì lại bị gạt ra bên ngoài gia đình Olympic ?

1922 - Rừng Vincennes « ngôi làng Olympic » cho nữ giới

Từ năm 1919 Alice Milliat thuyết phục Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế CIO mở rộng cửa Olympic -Bỉ, cho các vận động viên nữ. Bà đã thất bại. Trong số 2.626 vận động viên được mời tham gia Thế Vận Hội Anvers năm 1920 phụ nữ chỉ có 65 vé vào cửa (phụ nữ chiếm 2,4 % số người tham gia thi đấu). Nữ giới bị cấm tham dự tất cả các môn như quyền anh, đá bóng, đô vật và đương nhiên là mọi môn điền kinh.

Alice Milliat không nản lòng. Năm 1921 bà tổ chức một cuộc giao lưu thể thao quốc tế tiền đề cho một phiên bản nữ của các kỳ Thế Vận Hội một năm sau đó. Bị cấm sử dụng chữ Olympic, Alice Milliat tổ chức Đại Hội Thế Thao Phụ Nữ Thế Giới cũng bốn năm một lần. Cuộc tranh tài đầu năm 1922 diễn ra tại sân vận động Pershing, rừng Vincennes Paris, 77 nữ vận động viên đại diện cho 5 quốc gia trên thế giới (Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ và Tiệp Khắc) tham dự. Khán đài với 20.000 chỗ ngồi chật cứng.

Cho đến năm 1934, bà Milliat đã tổ chức tổng cộng bốn lần Đại Hội Thể Thao và trong lần cuối cùng, năm 1934, tại Luân Đôn, đã có hơn 200 nữ vận động viên đại diện cho 19 quốc gia tranh tài. Trong đó có màu cờ của Nam Phi, Nhật Bản, Palestine, Nam Tư …. Trong suốt thời gian thi đấu mỗi ngày có hơn 6.000 khán giả vào xem.

Olympic Amsterdam 1928 : Một chút nhượng bộ hay đòn hiểm ?

Hiện tượng hàng chục ngàn khán giả hơn một thể kỷ trước đây mua vé vào xem các nữ vận động viên tranh tài, bắt đầu khiến Ủy Ban Quốc Tế Olympic, kể cả nam tước Coubertin « nghĩ lại ». Thế Vận Hội Amsterdam năm 1928 lần đầu tiên tổ chức các cuộc tranh tài ở môn điền kinh và thể dục cho nữ giới. Alice Milliat được mời vào ban giám khảo : lần đầu tiên trong lịch sử Olympic hiện đại, một phụ nữ được quyền « chấm điểm » các thành tích của phái nam.

Song, với Alice sự hiện diện của nữ giới trong ngôi làng Olympic Amsterdam chỉ là một thắng lợi nửa vời : Năm đó vào giờ chót, ban tổ chức đã hủy môn chạy ở cự ly 800 mét với lý do, một thí sinh bị ngã và các đối thủ còn lại thì « mệt mỏi ». Phần lớn các môn đấu khác vẫn « khép chặt cửa » với phụ nữ.

Bốn năm sau, tại Thế Vận Hội Los Angeles Hoa Kỳ, không một phụ nữ nào được mời vào thành phần ban giám khảo và « không gian thể thao » dành cho phái nữ đã bị thu gọn lại so với ở Amsterdam, một phần do nước Mỹ và thế giới gần như khánh tận sau cuộc Đại Khủng Hoảng tài chính năm 1929.

Năm 1935 Alice Milliat chính thức yêu cầu CIO « trả lại tự do » cho các đoàn vận động viên nữ, khai trừ họ khỏi các kỳ Olympic nhưng hãy công nhận « chủ quyền » của các Liên Đoàn Thể Thao Quốc Tế Nữ. Nam tước Coubertin và ê kíp bao quanh ông đã im lặng. Mệt mỏi với các màn đấu trí triền miên, Alice Milliat giã từ thế giới thể thao. Thế Chiến Thứ Hai khai mào năm 1939 vĩnh viễn đẩy bà ra xa hơn nữa với các sân vận động … Alice Milliat kiếm sống bằng nghề thư ký đánh máy và phiên dịch, để rồi tên tuổi của bà chìm vào quên lãng. Năm 1957 bà âm thầm vĩnh viễn ra đi.

100 năm hành trình từ Rừng Vincennes đến… Paris 2024

Năm 1941 sau khi chính quyền Pétain đầu hàng Đức Quốc Xã, tất cả những tiến bộ trong lĩnh vực thể thao mà Alice Milliat giành được cho nữ giới đã bị « xóa nhòa ». Phải đợi đến thập niên 1970 dưới thời tổng thống Valérie Giscard d’Estaing phụ nữ Pháp mới được đá bóng trở lại trên sân cỏ.

Năm 1970 dưới sức ép của Liên Hiệp Quốc, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế nhìn nhận « bình đẳng nam nữ là một giá trị thiết yếu của thể thao Olympic ». Nhưng phải đợi thêm gần ba thập niên nữa, đến năm 2007 Hiến Chương Olympic mới chính thức ghi nhận « vai trò của CIO là khuyến khích, hỗ trợ phát huy vai trò của phụ nữ trong thể thao ở tất cả mọi cấp và mọi tổ chức với mục tiêu thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam -nữ ».

Nhưng từ đó đến nay, Thế Vận Hội Paris 2024 sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Olympic hiện đại, trên 10.500 vé dành cho các vận động viên quốc tế, đúng một nửa trong số đó là vé vào cửa thuộc về phụ nữ. Chỗ đứng mỗi một nữ vận động viên trong số 5.250 người tranh tài tại các sân vận động ở Pháp năm nay đều có hình ảnh của Alice Milliat người đã « bẻ khóa » tất cả những cánh cổng kiên cố nhất, để ngọn lửa thiêng từ núi Olympie bên Hy Lạp làm rạng ngời chiến công của tất cả các vận động viên trên thế giới, bất luận nam hay nữ.

  continue reading

55 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh