Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Thế Vận Hội Paris 2024 : Breaking, điệu nhảy đường phố trở thành môn thể thao thi đấu chính thức

9:34
 
Chia sẻ
 

Manage episode 387325630 series 130287
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Tại Thế Vận Hội Paris, diễn ra vào mùa hè 2024, lần đầu tiên Breaking, một điệu nhảy đường phố thuộc trào lưu văn hóa Hip Hop bắt nguồn từ Hoa Kỳ từ những năm 1970, được đưa vào danh sách bộ môn thi đấu chính thức.

Chưa đầy một năm nữa, thủ đô Paris của Pháp sẽ tổ chức Thế Vận Hội mùa hè Paris (26/07-11/08/2024), với lễ khai mạc trên sông Seine, các cuộc thi đấu bóng chuyền dưới chân tháp Eiffel và giới thiệu tới công chúng quan tâm đến thể thao một bộ môn mới : Breaking. Bắt nguồn từ khu ổ chuột Bronz ở New York vào những năm 1970, điệu nhảy Breaking là một trong 4 yếu tố cấu thành nền “văn hóa Hip Hop”, bên cạnh nhạc rap, graffiti (vẽ tranh đường phố), DJ (phối nhạc điện tử). Lúc đó, tại các buổi tiệc của khu phố, quy tụ nhiều người đến, chủ yếu là có nguồn gốc từ châu Phi hoặc châu Mỹ La Tinh, Breaking được cho là điệu nhảy để giải quyết tranh chấp của các băng đảng, thay vì dùng vũ lực. Họ thực hiện các điệu nhảy, đối đầu, thậm chí cầm dao hù dọa và nhảy để thách thức nhau nhưng không chạm vào nhau. “Đó là những điệu nhảy đối đầu một cách hòa bình”, như nhận định của Anne Nguyen, một vũ công chuyên nghiệp, là nhà sáng lập vũ đoàn Compagnie par Terre.

Văn hóa Hip Hop - thế giới ngầm "tạo ra lý do để tồn tại"

Cô Anne Nguyen là một trong những vũ công Breaking thuộc thế hệ đầu tiên khi trào lưu văn hóa Hip Hop du nhập vào Pháp từ những năm 1980. Không chỉ Breaking mà cô còn thành thạo nhiều điệu nhảy khác cũng thuộc trào lưu Hip Hop, như popping, rocking… Vào năm 2005, cô đã thành lập vũ đoàn Compagnie par Terre, để quy tụ những người có cùng đam mê các điệu nhảy đường phố.

Cô cho biết, lúc đó, “những điệu nhảy đường phố này rất quan trọng đối với những thanh niên trong các khu phố nghèo bị bỏ quên, thường là có nguồn gốc nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Có thể nói rằng sự kết hợp từ những người khác nhau có gia cảnh khác nhau, nhưng cùng nhau hoà hợp, được chấp nhận trong một môi trường, được thể hiện mình. Mỗi một vũ công mang đến một điều khác biệt, không cần biết diện mạo, trang phục của người đó ra sao mà họ được biết đến, được công nhận qua những động tác, điệu nhảy trong bóng tối... Tại Pháp cũng vậy, thông điệp của văn hóa Hip Hop đó là ‘không quan trọng màu da, văn hóa của bạn là gì, xuất thân ra sao, càng không có gì thì bạn càng được trân trọng, chỉ cần bạn đến và cùng sáng tạo ra một nền văn hóa đa quốc gia mà tất cả mọi người đều được chấp nhận’. Họ là những người thiểu số, bị cô lập, sống ngoài lề xã hội. Do vậy mà văn hoá nhảy đường phố này đã du nhập vào các khu ngoại ô của Pháp từ những năm 1980. Đối với những người xuất thân từ lịch sử thuộc địa như tôi, hay những người có nguồn gốc nhập cư, những người phải bỏ quê để lên thành phố sinh sống, không có gì, bị mất cội rễ, nhảy Breaking là cách để tìm hiểu chính mình, là một đam mê, một lý do để tồn tại. ”

Từ những vũ công trở thành vận động viên chuyên nghiệp

Với những động tác nhảy sát đất, những vũ công breaking (b-boys, hoặc b-girls), phải sử dụng tứ chi và cả vai, lưng để có thể thực hiện những động tác như xoay đầu, đá chân lên trời, hoặc những màn nhào lộn xen trong tiếng nhạc trên các sàn đấu. Do cần dùng nhiều lực, phải tập luyện các múi cơ khác nhau, chính vì vậy cô Anne Nguyen cho rằng “cơ thể của các vũ công breaking dần trở thành như những vận động viên chuyên nghiệp”.

Sau khi được giới thiệu thành công tại Thế Vận Hội Trẻ 2018 ở Achentina, điệu nhảy Breaking sẽ được ra mắt vào Thế Vận Hội Mùa Hè 2024, 16 vũ công nam (b-boys) và 16 vũ công nữ (b-girls) xuất sắc nhất thế giới sẽ đối đầu trong các trận đấu solo một đấu một. Vũ công Anne Nguyen nhận định rằng “việc Breaking được đưa vào thi đấu ở Thế Vận Hội, chỉ ra rằng điệu nhảy đường phố này ngày càng được xem như một loại hình nghệ thuật biểu diễn và mang tính cạnh tranh. Nhiều thương hiệu, nhãn hàng tư nhân, ví dụ như Red Bull đã đứng ra tổ chức các cuộc đấu Breaking, hip hop, để chỉ ra khía cạnh nghệ thuật cũng như cá tính trình diễn của các vũ công. Những động tác nhảy cũng có thể là những ẩn dụ cho câu chuyện mà họ muốn truyền đạt, đó có thể là những câu chuyện mang tính phổ quát”.

Điều thú vị ở Breaking là tính đa văn hóa, với những vận động viên có nguồn gốc khác nhau, gặp nhau thi đấu đối đầu nhau nhưng mang tinh thần đoàn kết, tinh thần của Olympic. Trên thực tế, những giá trị mà Thế Vận Hội muốn truyền tải cũng là những giá trị cốt lõi của văn hóa Hip Hop : tình anh em, vượt lên chính mình qua thể thao, chơi đẹp, qua thông điệp Peace, Love, Unity and Having Fun – Hòa bình, Yêu thương, Đoàn Kết và Vui vẻ. Do vậy tôi cho rằng những giá trị này rất quan trọng trong bối cảnh chính trị toàn cầu bị chia rẽ mà chúng ta đang trải qua hiện nay, hay những chia rẽ về chủng tộc hay tôn giáo…vv.”

Về điệu nhảy Breaking, có 3 động tác cơ bản là top rock (các động tác dùng chân ở tư thế đứng), down rock (các động tác tiếp xúc gần với mặt đất bằng tay) và freeze (đột ngột dừng lại giữ nguyên ở một tư thế sau khi thực hiện một loạt các động tác khác). Động tác đòi hỏi kỹ năng phức tạp nhất được gọi là powermove, thường dùng đầu, vai hoặc lưng tiếp đất. Các vũ công nhảy dưới nền nhạc Jazz, funk, electro…

Trong các trận đối đầu một đấu một, ví dụ như Red Bull BC One, hai bên thay phiên nhau thực hiện các động tác không quá 60 giây, hai đến 3 lần.

Trước khi trở thành bộ môn thi đấu chính thức tại Thế Vận Hội, các cuộc thi đấu Breaking không có quá nhiều quy tắc. Các cuộc tranh tài thường được tổ chức bởi chính các vũ công, bởi các nhóm nhảy, hoặc hiệp hội. Cuộc thi với quy mô toàn cầu duy nhất được biết đến nhiều nhất là BC One (Break Championship) do Red Bull tổ chức từ gần 20 năm qua.

Theo vũ công Anne Nguyen, trước kia, các trận đấu Breaking là dịp để mọi người có cùng đam mê, có thể tụ họp, cùng nhau nhảy, chia sẻ. Khán giả vừa là những người cổ vũ, cũng vừa là ban giám khảo. Mọi người quyết định ai giành chiến thắng bằng việc giơ tay để bỏ phiếu. Thế nhưng ngày nay, điệu nhảy đường phố này đã “trở thành một môn thể thao với một số bộ quy tắc để tạo nên sự cạnh tranh công bằng”, theo như mô tả trên trang mạng chính thức của Thế Vận Hội. Các trận đấu sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí như sáng tạo, kỹ thuật, sự đa dạng trong các động tác, khả năng biểu diễn, âm nhạc cũng như tính cách của vũ công. Thành viên ban giám khảo gồm tối thiểu 3 người, họ sẽ đưa ra phiếu bầu và người có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng. Tại Thế Vận Hội Trẻ 2018, ban giám khảo gồm 5 thành viên.

Thu hút giới trẻ, "mong muốn riêng của nước Pháp"

Tại Thế Vận Hội Paris 2024, không chỉ nhảy Breaking mà môn trượt ván, những hoạt động được nhiều người trẻ quan tâm, cũng nằm trong danh sách các môn thi đấu, cô Anne Nguyen cho rằng đây là cách để ban tổ chức thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Cô nhận định rằng “những ai thấy rằng văn hóa Hip Hop là quan trọng vì tạo ra được một cuộc thi đua giữa giới trẻ”, đặc biệt là những người đến từ các khu ngoại ô, những người “sống bên lề xã hội”. Cô Anne Nguyen cho rằng sự quan tâm của truyền thông hiện nay đối với Hip Hop là “ngắn hạn” nhưng được những người trong giới nghệ thuật sử dụng như làm bàn đạp để “thúc đẩy việc quảng bá văn hóa hip hop, kết nối giới trẻ, về lâu về dài, chứ không phải chỉ riêng trong thời gian diễn ra sự kiện.”

Vào Thế Vận hội 2028 tại Los Angeles, Breaking không xuất hiện trong danh sách môn thi đấu chính thức. Theo cô Anne Nguyen, như vậy thì có khả năng Breaking lần đầu tiên được đưa vào Thế vận hội Paris 2024, và có thể cũng là lần cuối cùng, “có khả năng đưa Breaking vào thi đấu là mong muốn của riêng nước Pháp, vốn là nước có đông đảo cộng đồng Breaking. Hơn nữa Pháp cũng đã tạo ra một đặc trưng riêng trong các điệu nhảy Breaking từ những năm 1980 (...) Vũ đoàn của tôi cũng đã đi biểu diễn khắp nơi trên thế giới, với một góc nhìn không hẳn là thiên về thể thao mà văn hoá. Bởi vì chúng tôi cho rằng những điều gắn kết mọi người trong điệu nhảy đường phố này giống như một sự tồn tại mang tính xã hội, thậm chí là truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (…) Breaking có thể trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp, nhưng nếu quên đi cội rễ của nó, thì có nguy cơ những giá trị vốn có sẽ trở nên ít quan trọng hơn, thậm chí bị xoá bỏ.”

Hơn nữa, Breaking dần trở thành một môn thể thao mang tính hàn lâm. Trong khi vốn là một điệu nhảy “không nằm trong bất cứ thể chế nào”, thì nay được ghi vào danh sách các bộ môn thi đấu của một thể chế thể thao lớn như Thế vận hội Olympic, với sự xuất hiện của các nhà tài trợ tư nhân và các bộ quy tắc. Điều này có thể khiến cho loại hình nghệ thuật này bị “biến dạng”, các động tác bị tính điểm, như vậy thì các vũ công “dần mất đi sự sáng tạo”.

  continue reading

55 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 387325630 series 130287
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Tại Thế Vận Hội Paris, diễn ra vào mùa hè 2024, lần đầu tiên Breaking, một điệu nhảy đường phố thuộc trào lưu văn hóa Hip Hop bắt nguồn từ Hoa Kỳ từ những năm 1970, được đưa vào danh sách bộ môn thi đấu chính thức.

Chưa đầy một năm nữa, thủ đô Paris của Pháp sẽ tổ chức Thế Vận Hội mùa hè Paris (26/07-11/08/2024), với lễ khai mạc trên sông Seine, các cuộc thi đấu bóng chuyền dưới chân tháp Eiffel và giới thiệu tới công chúng quan tâm đến thể thao một bộ môn mới : Breaking. Bắt nguồn từ khu ổ chuột Bronz ở New York vào những năm 1970, điệu nhảy Breaking là một trong 4 yếu tố cấu thành nền “văn hóa Hip Hop”, bên cạnh nhạc rap, graffiti (vẽ tranh đường phố), DJ (phối nhạc điện tử). Lúc đó, tại các buổi tiệc của khu phố, quy tụ nhiều người đến, chủ yếu là có nguồn gốc từ châu Phi hoặc châu Mỹ La Tinh, Breaking được cho là điệu nhảy để giải quyết tranh chấp của các băng đảng, thay vì dùng vũ lực. Họ thực hiện các điệu nhảy, đối đầu, thậm chí cầm dao hù dọa và nhảy để thách thức nhau nhưng không chạm vào nhau. “Đó là những điệu nhảy đối đầu một cách hòa bình”, như nhận định của Anne Nguyen, một vũ công chuyên nghiệp, là nhà sáng lập vũ đoàn Compagnie par Terre.

Văn hóa Hip Hop - thế giới ngầm "tạo ra lý do để tồn tại"

Cô Anne Nguyen là một trong những vũ công Breaking thuộc thế hệ đầu tiên khi trào lưu văn hóa Hip Hop du nhập vào Pháp từ những năm 1980. Không chỉ Breaking mà cô còn thành thạo nhiều điệu nhảy khác cũng thuộc trào lưu Hip Hop, như popping, rocking… Vào năm 2005, cô đã thành lập vũ đoàn Compagnie par Terre, để quy tụ những người có cùng đam mê các điệu nhảy đường phố.

Cô cho biết, lúc đó, “những điệu nhảy đường phố này rất quan trọng đối với những thanh niên trong các khu phố nghèo bị bỏ quên, thường là có nguồn gốc nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Có thể nói rằng sự kết hợp từ những người khác nhau có gia cảnh khác nhau, nhưng cùng nhau hoà hợp, được chấp nhận trong một môi trường, được thể hiện mình. Mỗi một vũ công mang đến một điều khác biệt, không cần biết diện mạo, trang phục của người đó ra sao mà họ được biết đến, được công nhận qua những động tác, điệu nhảy trong bóng tối... Tại Pháp cũng vậy, thông điệp của văn hóa Hip Hop đó là ‘không quan trọng màu da, văn hóa của bạn là gì, xuất thân ra sao, càng không có gì thì bạn càng được trân trọng, chỉ cần bạn đến và cùng sáng tạo ra một nền văn hóa đa quốc gia mà tất cả mọi người đều được chấp nhận’. Họ là những người thiểu số, bị cô lập, sống ngoài lề xã hội. Do vậy mà văn hoá nhảy đường phố này đã du nhập vào các khu ngoại ô của Pháp từ những năm 1980. Đối với những người xuất thân từ lịch sử thuộc địa như tôi, hay những người có nguồn gốc nhập cư, những người phải bỏ quê để lên thành phố sinh sống, không có gì, bị mất cội rễ, nhảy Breaking là cách để tìm hiểu chính mình, là một đam mê, một lý do để tồn tại. ”

Từ những vũ công trở thành vận động viên chuyên nghiệp

Với những động tác nhảy sát đất, những vũ công breaking (b-boys, hoặc b-girls), phải sử dụng tứ chi và cả vai, lưng để có thể thực hiện những động tác như xoay đầu, đá chân lên trời, hoặc những màn nhào lộn xen trong tiếng nhạc trên các sàn đấu. Do cần dùng nhiều lực, phải tập luyện các múi cơ khác nhau, chính vì vậy cô Anne Nguyen cho rằng “cơ thể của các vũ công breaking dần trở thành như những vận động viên chuyên nghiệp”.

Sau khi được giới thiệu thành công tại Thế Vận Hội Trẻ 2018 ở Achentina, điệu nhảy Breaking sẽ được ra mắt vào Thế Vận Hội Mùa Hè 2024, 16 vũ công nam (b-boys) và 16 vũ công nữ (b-girls) xuất sắc nhất thế giới sẽ đối đầu trong các trận đấu solo một đấu một. Vũ công Anne Nguyen nhận định rằng “việc Breaking được đưa vào thi đấu ở Thế Vận Hội, chỉ ra rằng điệu nhảy đường phố này ngày càng được xem như một loại hình nghệ thuật biểu diễn và mang tính cạnh tranh. Nhiều thương hiệu, nhãn hàng tư nhân, ví dụ như Red Bull đã đứng ra tổ chức các cuộc đấu Breaking, hip hop, để chỉ ra khía cạnh nghệ thuật cũng như cá tính trình diễn của các vũ công. Những động tác nhảy cũng có thể là những ẩn dụ cho câu chuyện mà họ muốn truyền đạt, đó có thể là những câu chuyện mang tính phổ quát”.

Điều thú vị ở Breaking là tính đa văn hóa, với những vận động viên có nguồn gốc khác nhau, gặp nhau thi đấu đối đầu nhau nhưng mang tinh thần đoàn kết, tinh thần của Olympic. Trên thực tế, những giá trị mà Thế Vận Hội muốn truyền tải cũng là những giá trị cốt lõi của văn hóa Hip Hop : tình anh em, vượt lên chính mình qua thể thao, chơi đẹp, qua thông điệp Peace, Love, Unity and Having Fun – Hòa bình, Yêu thương, Đoàn Kết và Vui vẻ. Do vậy tôi cho rằng những giá trị này rất quan trọng trong bối cảnh chính trị toàn cầu bị chia rẽ mà chúng ta đang trải qua hiện nay, hay những chia rẽ về chủng tộc hay tôn giáo…vv.”

Về điệu nhảy Breaking, có 3 động tác cơ bản là top rock (các động tác dùng chân ở tư thế đứng), down rock (các động tác tiếp xúc gần với mặt đất bằng tay) và freeze (đột ngột dừng lại giữ nguyên ở một tư thế sau khi thực hiện một loạt các động tác khác). Động tác đòi hỏi kỹ năng phức tạp nhất được gọi là powermove, thường dùng đầu, vai hoặc lưng tiếp đất. Các vũ công nhảy dưới nền nhạc Jazz, funk, electro…

Trong các trận đối đầu một đấu một, ví dụ như Red Bull BC One, hai bên thay phiên nhau thực hiện các động tác không quá 60 giây, hai đến 3 lần.

Trước khi trở thành bộ môn thi đấu chính thức tại Thế Vận Hội, các cuộc thi đấu Breaking không có quá nhiều quy tắc. Các cuộc tranh tài thường được tổ chức bởi chính các vũ công, bởi các nhóm nhảy, hoặc hiệp hội. Cuộc thi với quy mô toàn cầu duy nhất được biết đến nhiều nhất là BC One (Break Championship) do Red Bull tổ chức từ gần 20 năm qua.

Theo vũ công Anne Nguyen, trước kia, các trận đấu Breaking là dịp để mọi người có cùng đam mê, có thể tụ họp, cùng nhau nhảy, chia sẻ. Khán giả vừa là những người cổ vũ, cũng vừa là ban giám khảo. Mọi người quyết định ai giành chiến thắng bằng việc giơ tay để bỏ phiếu. Thế nhưng ngày nay, điệu nhảy đường phố này đã “trở thành một môn thể thao với một số bộ quy tắc để tạo nên sự cạnh tranh công bằng”, theo như mô tả trên trang mạng chính thức của Thế Vận Hội. Các trận đấu sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí như sáng tạo, kỹ thuật, sự đa dạng trong các động tác, khả năng biểu diễn, âm nhạc cũng như tính cách của vũ công. Thành viên ban giám khảo gồm tối thiểu 3 người, họ sẽ đưa ra phiếu bầu và người có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng. Tại Thế Vận Hội Trẻ 2018, ban giám khảo gồm 5 thành viên.

Thu hút giới trẻ, "mong muốn riêng của nước Pháp"

Tại Thế Vận Hội Paris 2024, không chỉ nhảy Breaking mà môn trượt ván, những hoạt động được nhiều người trẻ quan tâm, cũng nằm trong danh sách các môn thi đấu, cô Anne Nguyen cho rằng đây là cách để ban tổ chức thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Cô nhận định rằng “những ai thấy rằng văn hóa Hip Hop là quan trọng vì tạo ra được một cuộc thi đua giữa giới trẻ”, đặc biệt là những người đến từ các khu ngoại ô, những người “sống bên lề xã hội”. Cô Anne Nguyen cho rằng sự quan tâm của truyền thông hiện nay đối với Hip Hop là “ngắn hạn” nhưng được những người trong giới nghệ thuật sử dụng như làm bàn đạp để “thúc đẩy việc quảng bá văn hóa hip hop, kết nối giới trẻ, về lâu về dài, chứ không phải chỉ riêng trong thời gian diễn ra sự kiện.”

Vào Thế Vận hội 2028 tại Los Angeles, Breaking không xuất hiện trong danh sách môn thi đấu chính thức. Theo cô Anne Nguyen, như vậy thì có khả năng Breaking lần đầu tiên được đưa vào Thế vận hội Paris 2024, và có thể cũng là lần cuối cùng, “có khả năng đưa Breaking vào thi đấu là mong muốn của riêng nước Pháp, vốn là nước có đông đảo cộng đồng Breaking. Hơn nữa Pháp cũng đã tạo ra một đặc trưng riêng trong các điệu nhảy Breaking từ những năm 1980 (...) Vũ đoàn của tôi cũng đã đi biểu diễn khắp nơi trên thế giới, với một góc nhìn không hẳn là thiên về thể thao mà văn hoá. Bởi vì chúng tôi cho rằng những điều gắn kết mọi người trong điệu nhảy đường phố này giống như một sự tồn tại mang tính xã hội, thậm chí là truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (…) Breaking có thể trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp, nhưng nếu quên đi cội rễ của nó, thì có nguy cơ những giá trị vốn có sẽ trở nên ít quan trọng hơn, thậm chí bị xoá bỏ.”

Hơn nữa, Breaking dần trở thành một môn thể thao mang tính hàn lâm. Trong khi vốn là một điệu nhảy “không nằm trong bất cứ thể chế nào”, thì nay được ghi vào danh sách các bộ môn thi đấu của một thể chế thể thao lớn như Thế vận hội Olympic, với sự xuất hiện của các nhà tài trợ tư nhân và các bộ quy tắc. Điều này có thể khiến cho loại hình nghệ thuật này bị “biến dạng”, các động tác bị tính điểm, như vậy thì các vũ công “dần mất đi sự sáng tạo”.

  continue reading

55 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh