Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Nga hợp tác quân sự với Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên, nhưng với giá nào ?
Manage episode 440733208 series 1455067
Quan hệ đối tác quân sự với Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên đã giúp Nga giảm nhẹ được áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng thời duy trì được cường độ các cuộc tấn công đánh chiếm Ukraina, và góp phần cho nhiều thắng lợi của Nga trên chiến trường. Nhưng cả ba nước này cũng đã tận dụng sự phát triển các động lực chính trị, kinh tế, và quân sự của Nga để giành lợi thế và những nhượng bộ từ Matxcơva.
Quyết định của tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina đã đưa Nga vào một cuộc chiến tiêu hao lâu dài, đòi hỏi ngành công nghiệp quốc phòng phải sản xuất và cung cấp liên tục thiết bị quân sự cho chiến trường. Nhưng các đòn trừng phạt của phương Tây đã gây nhiều khó khăn lớn cho khả năng tự cung tự cấp, buộc Nga phải trông cậy vào sự hỗ trợ quân sự từ các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên.
Đổi công nghệ lấy viện trợ vũ khí
Cả ba nước này hậu thuẫn cho các nỗ lực chiến tranh của điện Kremlin ở những mức độ khác nhau và với các mục tiêu địa chính trị rất khác biệt. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà phân tích địa chính trị về Nga, Igor Delanoe, phó giám đốc Đài Quan sát Pháp – Nga, trước hết lưu ý rằng sự hỗ trợ mà mỗi nước đối tác dành cho Nga có bản chất không giống nhau.
Igor Delanoe : Theo như những gì chúng tôi biết, Trung Quốc chưa hề cung cấp thiết bị quân sự sát thương mà thay vào đó là những thiết bị lưỡng dụng như linh kiện bán dẫn hay các bộ vi xử lý, drone bốn cánh quạt – những loại drone nhỏ này trên thực tế có thể được dùng để gắn chất nổ chẳng hạn (…)
Còn đối với Bắc Triều Tiên, người ta nói nhiều về việc cung cấp đạn pháo, bởi vì kho đạn nước này dường như rất dồi dào. Dĩ nhiên, nếu xét về lịch sử quan hệ giữa hai nước, Bắc Triều Tiên và quân đội Bắc Triều Tiên sử dụng trang thiết bị do Liên Xô cũ sản xuất. Và do vậy, có một sự tương thích khá thú vị về hệ thống vũ khí, đạn dược giữa hai nước (…)
Về phía Iran, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm khá thú vị, bởi vì nước này đã nhanh chóng giúp đỡ Nga qua việc cung cấp drone, kể cả drone trinh sát và các loại đạn dược. Ngoài ra, còn có cả một cơ sở sản xuất những loại drone này trên lãnh thổ Nga. Thậm chí gần đây nhất đã có tin đồn nói về việc cung cấp tên lửa đạn đạo.
Thông tin này đã xuất hiện từ vài tháng trước, nhưng chưa bao giờ thực sự được xác minh trên địa bàn. Tuy nhiên, hồi tuần rồi, cách nay vài ngày, nhiều lãnh đạo Mỹ, đặc biệt là ngoại trưởng Anthony Blinken, có nói rõ rằng Iran đã chuyển giao 200 tên lửa đạn đạo cho Nga.
Đương nhiên, Iran chính thức phủ nhận vì hơn nữa, cả bộ Ngoại Giao và tân tổng thống đã khẳng định rằng chẳng có chuyện như thế xảy ra. Do vậy, chúng ta sẽ phải quan sát những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraina để xem liệu những khẳng định trên có chính xác hay không.
Tuy những thiết bị này nhìn chung có chất lượng thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của phương Tây, nhưng chúng vẫn cho phép Lực lượng Vũ trang Nga (FAR) được cung cấp tương đối đầy đủ. Nếu như ba nguồn cung này đã có thể giúp Nga duy trì cuộc chiến với một cường độ lớn chưa từng có, thì cả ba đối tác của Nga cũng hưởng được lợi từ kinh tế, chính trị cho đến quân sự trong việc hợp tác quân sự với Nga.
Tổng thống Vladimir Putin dường như phải chịu một số nhượng bộ, chấp nhận chia sẻ nhiều kỹ thuật, công nghệ quân sự tùy theo nhu cầu của mỗi đối tác – những « bí quyết » quân sự cho đến trước khi có cuộc xung đột tại Ukraina, Nga chưa bao giờ sẵn sàng cung cấp. Chuyên gia về Nga, Igor Delanoe, giải thích tiếp với RFI Tiếng Việt :
Igor Delanoe : Đối với Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy khối lượng trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc, theo đúng nghĩa đen, đã tăng vọt trong năm 2023. Trao đổi mậu dịch giữa hai nước đã đạt gần 240 tỷ đô la, một con số thực sự to lớn (…)
Rồi Nga đã giúp thúc đẩy chương trình không gian của Bình Nhưỡng, bởi vì không lâu sau chuyến thăm Bắc Triều Tiên của ông Vladimir Putin, Bình Nhưỡng đã phóng một vệ tinh từ sân bay vũ trụ của họ, một vệ tinh quân sự, vệ tinh quan sát, hay đúng hơn là vệ tinh « gián điệp ». Ở đây, chúng ta có thể tin là có nhiều khả năng Nga đã giúp Bắc Triều Tiên (…)
Vì đây là cái giá mà Nga phải trả nên có lẽ còn thú vị hơn, khi Iran trông đợi rất nhiều từ Nga. Họ đang chờ đợi Nga chuyển giao chiến đấu cơ Su-35 và các hệ thống phòng không như S-400, cũng như các loại trực thăng tấn công.
Vẫn còn khá nhiều thứ Iran đang chờ đợi và ngoài ra còn có một bối cảnh song phương khá thú vị vào lúc hai nước đang trong quá trình triển hạn thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mà trên thực tế, đây là một thỏa thuận hợp tác chiến lược cho 20 năm. Thỏa thuận này rất có thể sẽ được hoàn tất trong những ngày hay những tuần sắp tới.
Thế bất cân xứng
Việc phải phụ thuộc một phần vào viện trợ quân sự từ Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên ít nhiều cũng đã làm biến đổi bản chất mối quan hệ giữa Nga với ba nước này. Vị thế thống trị của Nga trong mối quan hệ song phương bị suy giảm theo những cách khác nhau với từng đối tác.
Igor Delanoe : Ở đây cần phải xem xét từng nước. Nhưng nếu chúng ta lấy Iran làm ví dụ, thì cho đến khi chiến tranh bùng nổ và trước những tiến triển mà tôi đã đề cập ở trên, trước đây rõ ràng có một sự bất cân xứng rất mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa Nga và Iran, nhìn chung Nga luôn chiếm thế thượng phong vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra từ tháng 2/2022 và cuộc chiến tại Ukraina, và sự hỗ trợ này, dù Iran luôn phủ nhận, mối quan hệ giữa Nga và Iran đang được tái cân bằng, và sự bất xứng như nói ở trên không tồn tại theo cách tương tự.
Với Trung Quốc, mối quan hệ bất cân xứng ngày càng bị đào sâu. Một mặt, trong trao đổi thương mại giữa hai nước, lợi thế vẫn luôn nghiêng về phía Trung Quốc. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc chỉ chiếm từ 4-5%, trong khi chiều ngược lại, con số này lên đến gần 40%. Cũng theo phân tích của ông Igor Delanoe, Trung Quốc giờ cũng không còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ của Nga như trong những năm 1990 – 2000.
Igor Delanoe : Họ đã tiếp thu được rất nhiều công nghệ và bí quyết của Nga. Đương nhiên, vẫn còn nhiều phân khúc, nhiều lĩnh vực mà Matxcơva vẫn là một đối tác quan trọng của Bắc Kinh, chẳng hạn như động cơ cho máy bay chiến đấu. Rồi còn có những lĩnh vực mà Nga vẫn chiếm ưu thế như các công nghệ có liên quan đến ra-đa phát hiện sớm cho hệ thống tên lửa đạn đạo. Trong những lĩnh vực này, Nga vẫn đi trước Trung Quốc một bước.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có sẵn sàng chia sẻ với Trung Quốc loại công nghệ này hay không ? Ông Putin cách nay hai năm từng đề cập đến điều này khi giải thích rằng Nga và Trung Quốc có thể hợp tác xây dựng một hệ thống chung, hay chia sẻ mọi thứ. Kể từ đó, chúng tôi chưa thấy có gì mới cả.
Việc Nga mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên sẽ tác động ra sao đến các cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraina và Gaza ? Theo nhận định của ông Igor Delanoe với RFI Tiếng Việt, điều này phụ thuộc một phần vào lập trường các nước phương Tây sẽ đưa ra liên quan đến việc cung cấp vũ khí mới hay cho phép Ukraina sử dụng các thiết bị đã được chuyển giao để tấn công các vị trí nhạy cảm nằm sâu trên lãnh thổ Nga.
Igor Delanoe : Nói cách khác, nếu Mỹ cho phép Ukraina oanh kích bằng tên lửa của Mỹ chẳng hạn nhắm vào vùng Matxcơva hay các thành phố của Nga, hoặc căn cứ quân sự Nga, cho đến hiện tại vẫn chưa bị ảnh hưởng, một phần phản ứng của Nga rất có thể sẽ là cung cấp thiết bị hay tên lửa cho các phe phái, các nhóm chống lại những lợi ích của phương Tây tại châu Phi, Trung Đông hay nhiều nơi khác. Điều này là hoàn toàn có thể. Hiện tại chúng ta chưa thấy gì, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng này trong tương lai.
Xuất khẩu vũ khí của Nga : Nạn nhân liên đới ?
Liệu người ta có thể nói đến sự hình thành một trục liên minh bốn nước chuyên chế Trung Quốc – Nga – Iran – Bắc Triều Tiên mà giới chuyên gia tại Pháp gọi tắt là CRIC hay không ? Chuyên gia về quốc phòng Nga Igor Delanoe lưu ý có sự khác biệt về bản chất trong các mối quan hệ Nga – Trung và quan hệ Nga – Iran – Bắc Triều Tiên.
Igor Delanoe : Iran và Bắc Triều Tiên thuộc về điều mà chính quyền tân bảo thủ của ông Bush từng gọi là « Trục Ma quỷ » vào đầu những năm 2000. Hai nước này, vì nhiều lý do khác nhau, nằm trong tầm ngắm của Washington từ nhiều thập niên qua, và chính bản thân họ cũng xem Mỹ là một kẻ thù cho sự tồn tại, một kẻ thù chiến lược cơ bản trong việc thể hiện mối tương quan lực lượng. Và điều này thật sự chẳng có gì mới, ngoại trừ việc phát triển hợp tác kỹ thuật – quân sự với Nga, mà tôi cho là nhằm củng cố hơn nữa luận điệu này của hai nước đó, cũng như là niềm tin của họ trong mối tương quan lực lượng này.
Nếu như Trung Quốc không đi xa hơn trong việc hậu thuẫn quân sự cho Nga một phần là vì những lợi ích kinh tế to lớn vẫn còn ràng buộc Bắc Kinh với Washington trong nhiều lĩnh vực tài chính, thương mại…, thì ông khổng lồ châu Á này dường như cũng muốn san bằng ảnh hưởng của Mỹ trong vùng lân cận, và do vậy, việc thắt chặt hợp tác với Nga cũng được phát triển theo chiều hướng chống phương Tây.
Igor Delanoe : Hiện tại, Trung Quốc vẫn còn neo bám trong hệ thống tài chính và kinh tế do phương Tây điều hành. Tôi muốn nói đến đồng đô la, Ngân hàng Thế giới, ngân hàng Mỹ v.v… Nhưng hiển nhiên, về mặt chính trị, có một dạng mong muốn hay một sự cám dỗ muốn tránh xa một chút tất cả những điều đó và bắt tay với Nga trong các hình thức đa phương khác như nhóm BRICS hay các mô hình Á-Âu, nhằm đa dạng hóa các mối quan hệ của mình, đặc biệt là với Nga.
Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là liệu việc chia sẻ một số kỹ thuật, công nghệ mà Nga vẫn giữ cho đến giờ như là một công cụ ngoại giao để gây ảnh hưởng có tác động ra sao đến vị thế thống trị của Nga trên thị trường vũ khí ? Tính đến năm 2022, 2023, Nga nằm luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Nếu như Mỹ luôn bỏ xa các đối thủ, thì trong bảng sắp hạng Nga đứng hàng thứ hai, đôi khi là ba.
Tuy nhiên, việc phải ưu tiên cho chiến trường Ukraina đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành xuất khẩu vũ khí của Nga, theo như quan sát của nhà địa chính trị học về Nga, Igor Delanoe.
Igor Delanoe : Do nhu cầu to lớn này của quân đội Nga trên chiến trường, Nga buộc phải ưu tiên cung cấp cho quân đội trên địa bàn. Hệ quả là khách hàng của tổ hợp công nghiệp – quân sự Nga sẽ phải chờ để nhận một số hệ thống vũ khí hay một số đơn đặt hàng sẽ bị tạm đóng băng. Mặt khác, vấn đề các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng đã cản trở một số nước hợp tác với tổ hợp công nghiệp – quân sự Nga, với các hãng vũ khí của Nga. Điều này chắc chắn có những tác động to lớn.
Vậy ai được lợi từ tình huống này ? Đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, không hẳn là Mỹ, do họ không có cùng phân khúc thị trường với Nga, mà là những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Những nước này có thể ký hợp đồng với những quốc gia trước đây từng là khách hàng của Nga, ví dụ như những gì Ấn Độ đang thực hiện ở Armenia.
Trung Quốc cũng có những thiết bị rõ ràng có giá không cao như với thiết bị của Mỹ, Pháp hoặc các nước khác, chúng rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn đối với các nước phía Nam, các nước Châu Phi, các nước Trung Đông hoặc thậm chí cả các nước châu Á, những nước mà trước đây từng trang bị vũ khí của Nga và giờ có thể mua vũ khí từ Trung Quốc.
Ngược lại, Pháp chẳng hạn, thật thú vị là Pháp cũng tận dụng được hiệu ứng này để bán máy bay chiến đấu. Vì vậy, ở những nước mà trước đây máy bay Su-35 Nga có thế cạnh tranh, Pháp rất có thể sẽ đạt nhiều hợp đồng hơn với máy bay Rafale. Ai sẽ giành được hợp đồng? Quả thật, có sự cạnh tranh giữa các công ty quốc phòng của Nga và Pháp. Phía Pháp thực sự có thể tiến những con tốt của mình nếu tính đến nhu cầu của Nga trên chiến trường và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga hiện nay.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Igor Delanoe, phó giám đốc Đài Quan sát Pháp – Nga.
51 tập
Manage episode 440733208 series 1455067
Quan hệ đối tác quân sự với Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên đã giúp Nga giảm nhẹ được áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng thời duy trì được cường độ các cuộc tấn công đánh chiếm Ukraina, và góp phần cho nhiều thắng lợi của Nga trên chiến trường. Nhưng cả ba nước này cũng đã tận dụng sự phát triển các động lực chính trị, kinh tế, và quân sự của Nga để giành lợi thế và những nhượng bộ từ Matxcơva.
Quyết định của tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina đã đưa Nga vào một cuộc chiến tiêu hao lâu dài, đòi hỏi ngành công nghiệp quốc phòng phải sản xuất và cung cấp liên tục thiết bị quân sự cho chiến trường. Nhưng các đòn trừng phạt của phương Tây đã gây nhiều khó khăn lớn cho khả năng tự cung tự cấp, buộc Nga phải trông cậy vào sự hỗ trợ quân sự từ các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên.
Đổi công nghệ lấy viện trợ vũ khí
Cả ba nước này hậu thuẫn cho các nỗ lực chiến tranh của điện Kremlin ở những mức độ khác nhau và với các mục tiêu địa chính trị rất khác biệt. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà phân tích địa chính trị về Nga, Igor Delanoe, phó giám đốc Đài Quan sát Pháp – Nga, trước hết lưu ý rằng sự hỗ trợ mà mỗi nước đối tác dành cho Nga có bản chất không giống nhau.
Igor Delanoe : Theo như những gì chúng tôi biết, Trung Quốc chưa hề cung cấp thiết bị quân sự sát thương mà thay vào đó là những thiết bị lưỡng dụng như linh kiện bán dẫn hay các bộ vi xử lý, drone bốn cánh quạt – những loại drone nhỏ này trên thực tế có thể được dùng để gắn chất nổ chẳng hạn (…)
Còn đối với Bắc Triều Tiên, người ta nói nhiều về việc cung cấp đạn pháo, bởi vì kho đạn nước này dường như rất dồi dào. Dĩ nhiên, nếu xét về lịch sử quan hệ giữa hai nước, Bắc Triều Tiên và quân đội Bắc Triều Tiên sử dụng trang thiết bị do Liên Xô cũ sản xuất. Và do vậy, có một sự tương thích khá thú vị về hệ thống vũ khí, đạn dược giữa hai nước (…)
Về phía Iran, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm khá thú vị, bởi vì nước này đã nhanh chóng giúp đỡ Nga qua việc cung cấp drone, kể cả drone trinh sát và các loại đạn dược. Ngoài ra, còn có cả một cơ sở sản xuất những loại drone này trên lãnh thổ Nga. Thậm chí gần đây nhất đã có tin đồn nói về việc cung cấp tên lửa đạn đạo.
Thông tin này đã xuất hiện từ vài tháng trước, nhưng chưa bao giờ thực sự được xác minh trên địa bàn. Tuy nhiên, hồi tuần rồi, cách nay vài ngày, nhiều lãnh đạo Mỹ, đặc biệt là ngoại trưởng Anthony Blinken, có nói rõ rằng Iran đã chuyển giao 200 tên lửa đạn đạo cho Nga.
Đương nhiên, Iran chính thức phủ nhận vì hơn nữa, cả bộ Ngoại Giao và tân tổng thống đã khẳng định rằng chẳng có chuyện như thế xảy ra. Do vậy, chúng ta sẽ phải quan sát những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraina để xem liệu những khẳng định trên có chính xác hay không.
Tuy những thiết bị này nhìn chung có chất lượng thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của phương Tây, nhưng chúng vẫn cho phép Lực lượng Vũ trang Nga (FAR) được cung cấp tương đối đầy đủ. Nếu như ba nguồn cung này đã có thể giúp Nga duy trì cuộc chiến với một cường độ lớn chưa từng có, thì cả ba đối tác của Nga cũng hưởng được lợi từ kinh tế, chính trị cho đến quân sự trong việc hợp tác quân sự với Nga.
Tổng thống Vladimir Putin dường như phải chịu một số nhượng bộ, chấp nhận chia sẻ nhiều kỹ thuật, công nghệ quân sự tùy theo nhu cầu của mỗi đối tác – những « bí quyết » quân sự cho đến trước khi có cuộc xung đột tại Ukraina, Nga chưa bao giờ sẵn sàng cung cấp. Chuyên gia về Nga, Igor Delanoe, giải thích tiếp với RFI Tiếng Việt :
Igor Delanoe : Đối với Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy khối lượng trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc, theo đúng nghĩa đen, đã tăng vọt trong năm 2023. Trao đổi mậu dịch giữa hai nước đã đạt gần 240 tỷ đô la, một con số thực sự to lớn (…)
Rồi Nga đã giúp thúc đẩy chương trình không gian của Bình Nhưỡng, bởi vì không lâu sau chuyến thăm Bắc Triều Tiên của ông Vladimir Putin, Bình Nhưỡng đã phóng một vệ tinh từ sân bay vũ trụ của họ, một vệ tinh quân sự, vệ tinh quan sát, hay đúng hơn là vệ tinh « gián điệp ». Ở đây, chúng ta có thể tin là có nhiều khả năng Nga đã giúp Bắc Triều Tiên (…)
Vì đây là cái giá mà Nga phải trả nên có lẽ còn thú vị hơn, khi Iran trông đợi rất nhiều từ Nga. Họ đang chờ đợi Nga chuyển giao chiến đấu cơ Su-35 và các hệ thống phòng không như S-400, cũng như các loại trực thăng tấn công.
Vẫn còn khá nhiều thứ Iran đang chờ đợi và ngoài ra còn có một bối cảnh song phương khá thú vị vào lúc hai nước đang trong quá trình triển hạn thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mà trên thực tế, đây là một thỏa thuận hợp tác chiến lược cho 20 năm. Thỏa thuận này rất có thể sẽ được hoàn tất trong những ngày hay những tuần sắp tới.
Thế bất cân xứng
Việc phải phụ thuộc một phần vào viện trợ quân sự từ Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên ít nhiều cũng đã làm biến đổi bản chất mối quan hệ giữa Nga với ba nước này. Vị thế thống trị của Nga trong mối quan hệ song phương bị suy giảm theo những cách khác nhau với từng đối tác.
Igor Delanoe : Ở đây cần phải xem xét từng nước. Nhưng nếu chúng ta lấy Iran làm ví dụ, thì cho đến khi chiến tranh bùng nổ và trước những tiến triển mà tôi đã đề cập ở trên, trước đây rõ ràng có một sự bất cân xứng rất mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa Nga và Iran, nhìn chung Nga luôn chiếm thế thượng phong vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra từ tháng 2/2022 và cuộc chiến tại Ukraina, và sự hỗ trợ này, dù Iran luôn phủ nhận, mối quan hệ giữa Nga và Iran đang được tái cân bằng, và sự bất xứng như nói ở trên không tồn tại theo cách tương tự.
Với Trung Quốc, mối quan hệ bất cân xứng ngày càng bị đào sâu. Một mặt, trong trao đổi thương mại giữa hai nước, lợi thế vẫn luôn nghiêng về phía Trung Quốc. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc chỉ chiếm từ 4-5%, trong khi chiều ngược lại, con số này lên đến gần 40%. Cũng theo phân tích của ông Igor Delanoe, Trung Quốc giờ cũng không còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ của Nga như trong những năm 1990 – 2000.
Igor Delanoe : Họ đã tiếp thu được rất nhiều công nghệ và bí quyết của Nga. Đương nhiên, vẫn còn nhiều phân khúc, nhiều lĩnh vực mà Matxcơva vẫn là một đối tác quan trọng của Bắc Kinh, chẳng hạn như động cơ cho máy bay chiến đấu. Rồi còn có những lĩnh vực mà Nga vẫn chiếm ưu thế như các công nghệ có liên quan đến ra-đa phát hiện sớm cho hệ thống tên lửa đạn đạo. Trong những lĩnh vực này, Nga vẫn đi trước Trung Quốc một bước.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có sẵn sàng chia sẻ với Trung Quốc loại công nghệ này hay không ? Ông Putin cách nay hai năm từng đề cập đến điều này khi giải thích rằng Nga và Trung Quốc có thể hợp tác xây dựng một hệ thống chung, hay chia sẻ mọi thứ. Kể từ đó, chúng tôi chưa thấy có gì mới cả.
Việc Nga mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên sẽ tác động ra sao đến các cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraina và Gaza ? Theo nhận định của ông Igor Delanoe với RFI Tiếng Việt, điều này phụ thuộc một phần vào lập trường các nước phương Tây sẽ đưa ra liên quan đến việc cung cấp vũ khí mới hay cho phép Ukraina sử dụng các thiết bị đã được chuyển giao để tấn công các vị trí nhạy cảm nằm sâu trên lãnh thổ Nga.
Igor Delanoe : Nói cách khác, nếu Mỹ cho phép Ukraina oanh kích bằng tên lửa của Mỹ chẳng hạn nhắm vào vùng Matxcơva hay các thành phố của Nga, hoặc căn cứ quân sự Nga, cho đến hiện tại vẫn chưa bị ảnh hưởng, một phần phản ứng của Nga rất có thể sẽ là cung cấp thiết bị hay tên lửa cho các phe phái, các nhóm chống lại những lợi ích của phương Tây tại châu Phi, Trung Đông hay nhiều nơi khác. Điều này là hoàn toàn có thể. Hiện tại chúng ta chưa thấy gì, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng này trong tương lai.
Xuất khẩu vũ khí của Nga : Nạn nhân liên đới ?
Liệu người ta có thể nói đến sự hình thành một trục liên minh bốn nước chuyên chế Trung Quốc – Nga – Iran – Bắc Triều Tiên mà giới chuyên gia tại Pháp gọi tắt là CRIC hay không ? Chuyên gia về quốc phòng Nga Igor Delanoe lưu ý có sự khác biệt về bản chất trong các mối quan hệ Nga – Trung và quan hệ Nga – Iran – Bắc Triều Tiên.
Igor Delanoe : Iran và Bắc Triều Tiên thuộc về điều mà chính quyền tân bảo thủ của ông Bush từng gọi là « Trục Ma quỷ » vào đầu những năm 2000. Hai nước này, vì nhiều lý do khác nhau, nằm trong tầm ngắm của Washington từ nhiều thập niên qua, và chính bản thân họ cũng xem Mỹ là một kẻ thù cho sự tồn tại, một kẻ thù chiến lược cơ bản trong việc thể hiện mối tương quan lực lượng. Và điều này thật sự chẳng có gì mới, ngoại trừ việc phát triển hợp tác kỹ thuật – quân sự với Nga, mà tôi cho là nhằm củng cố hơn nữa luận điệu này của hai nước đó, cũng như là niềm tin của họ trong mối tương quan lực lượng này.
Nếu như Trung Quốc không đi xa hơn trong việc hậu thuẫn quân sự cho Nga một phần là vì những lợi ích kinh tế to lớn vẫn còn ràng buộc Bắc Kinh với Washington trong nhiều lĩnh vực tài chính, thương mại…, thì ông khổng lồ châu Á này dường như cũng muốn san bằng ảnh hưởng của Mỹ trong vùng lân cận, và do vậy, việc thắt chặt hợp tác với Nga cũng được phát triển theo chiều hướng chống phương Tây.
Igor Delanoe : Hiện tại, Trung Quốc vẫn còn neo bám trong hệ thống tài chính và kinh tế do phương Tây điều hành. Tôi muốn nói đến đồng đô la, Ngân hàng Thế giới, ngân hàng Mỹ v.v… Nhưng hiển nhiên, về mặt chính trị, có một dạng mong muốn hay một sự cám dỗ muốn tránh xa một chút tất cả những điều đó và bắt tay với Nga trong các hình thức đa phương khác như nhóm BRICS hay các mô hình Á-Âu, nhằm đa dạng hóa các mối quan hệ của mình, đặc biệt là với Nga.
Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là liệu việc chia sẻ một số kỹ thuật, công nghệ mà Nga vẫn giữ cho đến giờ như là một công cụ ngoại giao để gây ảnh hưởng có tác động ra sao đến vị thế thống trị của Nga trên thị trường vũ khí ? Tính đến năm 2022, 2023, Nga nằm luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Nếu như Mỹ luôn bỏ xa các đối thủ, thì trong bảng sắp hạng Nga đứng hàng thứ hai, đôi khi là ba.
Tuy nhiên, việc phải ưu tiên cho chiến trường Ukraina đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành xuất khẩu vũ khí của Nga, theo như quan sát của nhà địa chính trị học về Nga, Igor Delanoe.
Igor Delanoe : Do nhu cầu to lớn này của quân đội Nga trên chiến trường, Nga buộc phải ưu tiên cung cấp cho quân đội trên địa bàn. Hệ quả là khách hàng của tổ hợp công nghiệp – quân sự Nga sẽ phải chờ để nhận một số hệ thống vũ khí hay một số đơn đặt hàng sẽ bị tạm đóng băng. Mặt khác, vấn đề các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng đã cản trở một số nước hợp tác với tổ hợp công nghiệp – quân sự Nga, với các hãng vũ khí của Nga. Điều này chắc chắn có những tác động to lớn.
Vậy ai được lợi từ tình huống này ? Đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, không hẳn là Mỹ, do họ không có cùng phân khúc thị trường với Nga, mà là những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Những nước này có thể ký hợp đồng với những quốc gia trước đây từng là khách hàng của Nga, ví dụ như những gì Ấn Độ đang thực hiện ở Armenia.
Trung Quốc cũng có những thiết bị rõ ràng có giá không cao như với thiết bị của Mỹ, Pháp hoặc các nước khác, chúng rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn đối với các nước phía Nam, các nước Châu Phi, các nước Trung Đông hoặc thậm chí cả các nước châu Á, những nước mà trước đây từng trang bị vũ khí của Nga và giờ có thể mua vũ khí từ Trung Quốc.
Ngược lại, Pháp chẳng hạn, thật thú vị là Pháp cũng tận dụng được hiệu ứng này để bán máy bay chiến đấu. Vì vậy, ở những nước mà trước đây máy bay Su-35 Nga có thế cạnh tranh, Pháp rất có thể sẽ đạt nhiều hợp đồng hơn với máy bay Rafale. Ai sẽ giành được hợp đồng? Quả thật, có sự cạnh tranh giữa các công ty quốc phòng của Nga và Pháp. Phía Pháp thực sự có thể tiến những con tốt của mình nếu tính đến nhu cầu của Nga trên chiến trường và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga hiện nay.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Igor Delanoe, phó giám đốc Đài Quan sát Pháp – Nga.
51 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.