Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Tại Niger, Hoa Kỳ bị Nga "phục kích"

13:17
 
Chia sẻ
 

Manage episode 410642094 series 1455067
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Bất chấp những nỗ lực ngoại giao và thái độ hòa hoãn của Washington kể từ sau cuộc đảo chính tháng 7/2023, chính quyền quân sự Niger ngày 16/03/2024 đơn phương thông báo, « có hiệu lực ngay lập tức », hủy bỏ thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Nga. Thông báo này phải chăng là dấu hiệu sang trang sự hiện diện của phương Tây tại vùng Sahel của châu Phi?

Thỏa thuận SOFA

Ngược dòng thời gian, ngày 06/07/2012, chính phủ tổng thống Mahamadou Issoufou đã thông qua thỏa thuận hợp tác quân sự, có tên gọi là SOFA, với Mỹ. Chương trình này bao gồm đào tạo và hỗ trợ cho lực lượng Niger trong cuộc chiến chống khủng bố. Trên làn sóng đài phát thanh France Culture ngày 20/03/2024, nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giám đốc chương trình châu Phi, Viện Egmont, lưu ý thêm rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Niger đã có từ những năm đầu thập niên 2000:

« Giữa Mỹ và Niger đã có một số hình thức hợp tác khác nhau. Đặc biệt là thỏa thuận 2012, cho phép các binh sĩ Mỹ được tự do di chuyển trên lãnh thổ Niger, điều này là thông thường. Nhưng Niger cũng tham gia nhiều sáng kiến trong vùng mà Mỹ khởi xướng từ hơn 20 năm qua. Vào năm 2003, Hoa Kỳ đã bắt đầu sáng kiến gọi là sáng kiến Pan-Sahel, để đào tạo và trang bị vũ khí cho quân đội bốn nước vùng Sahel, trong đó có Niger. »

Hiện tại, hơn 1.000 quân nhân Mỹ, phần lớn là các thành viên lực lượng không quân trú đóng ở căn cứ không quân 201 ở Agadez, cách thủ đô Niamey 1.000 km về phía bắc. Cơ sở này được Mỹ xây dựng từ năm 2016 với một nguồn kinh phí lên đến khoảng hai trăm triệu đô la.

Tại khu phức hợp bao la này, Hoa Kỳ bố trí nhiều drone vũ trang Reaper MQ-9 công nghệ cao, được dùng cho các hoạt động giám sát một phần vùng Sahel cũng như là Libya. Căn cứ này cũng có thể tiếp nhận các loại máy bay vận tải C-17 để vận chuyển quân và trang thiết bị.

Niger trách gì ở Mỹ ?

Thông báo hủy bỏ thỏa thuận quân sự được đưa ra hai ngày sau chuyến thăm Niamey của một phái đoàn Mỹ bao gồm trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Phi, Molly Phee, người đồng cấp bộ Quốc phòng Celeste Wallander và người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Phi (AFRICOM), Michael Langley. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, bộ ba này tới Niamey để thảo luận về việc đưa Niger « quay trở lại con đường dân chủ và tương lai của quan hệ đối tác của đôi bên trong lĩnh vực an ninh và phát triển. »

Nhưng rốt cuộc, chuyến đi này kết thúc trong tủi nhục. Được thủ tướng Niger Lamine Zeine tiếp đón, phái đoàn Mỹ đã phải đợi lâu hơn một ngày so với dự kiến, để rồi bị từ chối gặp người đứng đầu tập đoàn quân sự, tướng Abdourahamane Tiani, mà không được nêu lý do chính thức.

Hai ngày sau, Niamey giáng tiếp cho Washington một đòn, đơn phương thông báo hủy bỏ « có hiệu lực ngay lập tức, thỏa thuận có liên quan đến quy chế quân nhân Mỹ và các nhân viên dân sự của bộ Quốc Phòng Mỹ trên lãnh thổ Niger ». Chính quyền quân sự Niger, qua lời phát ngôn viên, đại tá Amadou Abdramane, mạnh mẽ tố cáo thỏa thuận quân sự này là « không công bằng », chỉ « đơn giản được đưa ra bằng lời », và do Washington « đơn phương áp đặt ».

Theo những lời chỉ trích của Niger, thỏa thuận này buộc họ phải chi trả các khoản chi phí có liên quan đến thuế đối với máy bay Mỹ, tiêu tốn của nước này nhiều tỷ đô la. Niger tố cáo Mỹ « đơn phương hành động », khi không cung cấp thông tin về quân số và các loại thiết bị mà Mỹ triển khai trên lãnh thổ. Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) còn cho rằng sự hiện diện của Mỹ trên lãnh thổ Niger là « bất hợp pháp » và « vi phạm mọi quy tắc Hiến pháp và dân chủ ».

Nhưng giới quan sát cho rằng còn có những nguyên nhân khác. Ban châu Phi đài RFI dẫn một nguồn tin từ bộ An Ninh Niger giải thích quyết định trên được đưa ra là do thái độ « không hợp tác » của Mỹ về chống khủng bố. Theo nguồn tin này,« hiện có khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ ở Niger. Họ có drone, và nhiều thiết bị tinh vi khác. Nhưng họ lại từ chối chia sẻ thông tin với chúng tôi về các hoạt động di chuyển của quân khủng bố. Thật là quá đáng ! »

Mỹ can thiệp vào chính sách đối ngoại của Niger ?

Ngoài việc trách cứ phái đoàn Mỹ có thái độ « bất lịch sự » trong cuộc trao đổi khi hối thúc tập đoàn quân sự « làm mọi cách để thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp dân chủ », một điểm khác trong cuộc thảo luận này đã dẫn đến việc cắt đứt quan hệ : Đối tác ngoại giao và chiến lược của Niger.

Trong cuộc trao đổi, phái đoàn Mỹ một mặt đàm phán về việc duy trì căn cứ quân sự Mỹ ở Agadez, nhưng mặt khác Washington bày tỏ quan ngại về đà tiến của Matxcơva tại châu Phi, đặc biệt là tổ chức bán quân sự Wagner. Từ nhiều tháng qua, Mỹ tìm cách thuyết phục Niger không nên đi theo gót chân của Mali.

Hoa Kỳ cảm thấy bất an trước việc Niger hồi tháng 9/2023 xích lại gần với Mali và Burkina Faso, hai nước cũng do tập đoàn quân sự lãnh đạo sau các cuộc đảo chính, và tham gia vào Liên minh các Quốc gia vùng Sahel, rồi trước việc Niger chấm dứt hai thỏa thuận quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu, và nhất là trong cùng giai đoạn này, chính quyền chuyển tiếp Niger đã tiếp một phái đoàn Nga.

Không chỉ với Nga, mối quan hệ mà giới quân sự Niger duy trì với Iran cũng là một điểm gây căng thẳng. Nhà báo Serge Daniel, chuyên gia về vùng Sahel, trả lời ban châu Phi kênh truyền hình quốc tế TV5 Monde nhắc lại thủ tướng Niger hồi cuối tháng 01/2024 dẫn đầu một phái đoàn đến Teheran để thảo luận các vấn đề về năng lượng hiện tại ở Niger.

Nhà báo Serge Daniel giải thích : « Có tin đồn về việc Iran cung cấp các máy phát điện cho Niger để nước này đối phó với khủng hoảng năng lượng. Đổi lại, Iran dường như đã đề nghị Niger cung cấp uranium. Hoa Kỳ đã nêu ra vấn đề này, và điều đó chắc chắn đã không làm họ hài lòng. »

Trong bài phát biểu trên truyền hình, phát ngôn viên chính quyền quân sự Amadou Abdramane đã xem là « dối trá » những cáo buộc của Mỹ rằng Niger đã âm thầm ký kết một thỏa thuận về uranium với Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Hệ quả nào cho Mỹ và Niger ?

Theo phân tích từ một chuyên gia về Niger xin ẩn danh với kênh truyền hình France 24, giới quân sự cầm quyền và những phe ủng hộ họ dường như đánh giá cao lập trường của Mỹ khi kêu gọi ưu tiên con đường ôn hòa trước kế hoạch can thiệp quân sự của CEDEO. « Nhưng rõ ràng Mỹ đã không hiểu rằng Niamey, cũng như là Bamako và Ouagadougou, kể từ nay không muốn bị ai chỉ bảo, không theo bất cứ ai. »

Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giáo sư ngành khoa học chính trị trường đại học Lund, đồng chia sẻ trên đài France Culture, khi cho rằng có một xu hướng xoay lưng lại với phương Tây ở vùng Sahel.

« Thật sự có một mong muốn thoát khỏi tất cả các loại thỏa thuận có thể được hiểu là hạn chế quyền tự quyết của họ. Vì vậy, có một mong muốn mãnh liệt chứng tỏ rằng họ có quyền lực, rằng họ có quyền tự quyết và trên hết còn có một mong muốn duy trì quyền lực. Và do vậy, cần phải ở lại, không tiến tới chuyển tiếp hoặc tổ chức bầu cử mà họ có thể thua.

Vì vậy, nếu có bầu cử ở một trong ba nước này, đó sẽ là một cuộc bầu cử bị thao túng rất nhiều ngay từ đầu, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng cho đến lúc này có một bộ phận người dân đang ủng hộ sự thay đổi này. Dù vậy, ý tưởng ở đây là vẫn duy trì quyền lực và đây là những điều mà Nga có thể cung cấp cho phe quân sự, những điều mà phương Tây không thể đưa ra những đề nghị rõ ràng như thế đối với giới quân sự. »

Hệ quả nào cho Niger và Hoa Kỳ ? Nhà nghiên cứu Paul-Simon Handy, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh (ISS) tại Addis-Abeba, thủ đô Ethiopia, trả lời ban châu Phi đài RFI, nhận định, về phía Niger, quân đội nước này có thể mất đi một nguồn hỗ trợ hậu cần quan trọng: « Quân đội Niger được trang bị nhiều phương tiện không vận, các chiếc máy bay C-130 có vai trò quan trọng trong tất cả các chiến dịch quân sự ». Hoa Kỳ cũng có thể có những thái độ cứng rắn và trả đũa kinh tế và chính trị.

Đối với Mỹ, trên bình diện chiến lược, thông báo này của chính quyền quân sự Niamey là một đòn đau cho Bộ Tư Lệnh Châu Phi Hoa Kỳ (AFRICOM), do việc căn cứ Agadez là căn cứ quân sự quan trọng lớn thứ hai của Mỹ tại châu Phi, chỉ sau căn cứ Djibouti.

« Căn cứ drone này đương nhiên giúp Mỹ thu thập thông tin tình báo và những thông tin hữu ích cho cuộc chiến chống các nhóm cực đoan bạo lực, nhưng chắc chắn cũng để chống lại tất cả các đường dây buôn lậu và di dân bất hợp pháp.

Người ta đương nhiên cũng nghĩ đến Lybia. Ở biên giới Niger với Lybia cũng vậy. Niger chắc chắn mất đi một phương tiện quan trọng để có được các thông tin về những gì đang diễn ra ở biên giới với Libya. Còn Mỹ cuối cùng sẽ bị mất đi một nguồn thông tin tình báo to lớn về hoạt động tại Libya và xung quanh Libya. »

Hiện tại chính quyền Biden chưa có phản ứng gì ngoài ý kiến của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller trên mạng xã hội X. Ông cho biết Washington đã « lưu ý đến thông cáo báo chí của CNPS và thảo luận thẳng thắn về mối quan ngại của Mỹ » liên quan đến « quỹ đạo » của chính quyền. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ vẫn đang liên lạc với chính quyền và sẽ cung cấp thêm thông tin « nếu cần thiết ».

Nga phục kích

Theo AFP, sự việc cũng cho thấy rõ Nga đang tiến các quân cờ của họ tại châu Phi. Trong thế phục kích, Matxcơva chực chờ chớp lấy thời cơ tại khu vực. Chính sách của Nga đối với châu Phi không những đầy tham vọng, mà ngày càng được thể hiện một cách công khai. Giữa Niamey và Matxcơva dường như đã có một hình thức đồng thuận nào đó. Nếu như tính thích đáng của mối liên minh với Nga đang làm dấy lên các cuộc tranh luận tại Niger, bà Nina Wilèn cho rằng nên đặt sự việc trong một bối cảnh địa chính trị rộng lớn.

« Vì vậy, ở Mali, chúng tôi biết rằng có ít nhất từ 1.000 – 1.500 binh sĩ Wagner, tổ chức bán quân sự có liên quan đến Prigozine, vẫn đang tiếp tục chiến đấu chống các nhóm thánh chiến và quân khủng bố phi nhà nước khác nhau. Gần đây, nhóm Wagner cũng đã sở hữu một mỏ vàng Intahaka ở Mali. Điều này là quan trọng vì chúng có nghĩa là người Nga sẽ ở đó lâu dài. Tương tự ở Burkina Faso. Kể từ tháng 01/2024, đã có ít nhất từ 100 – 200 quân Nga. Bây giờ, họ đổi tên và định dạng lại Wagner, được gọi là Afrika Korps – Quân đoàn Châu Phi.

Cái tên quyến rũ này có từ Đệ Nhị Thế Chiến – Afrika Korps của Đức ở Bắc Phi – nhưng bất kể người ta gọi là gì, những đội quân này có liên hệ trực tiếp đến bộ Quốc Phòng Nga. Họ không còn nói đến lính đánh thuê nữa, người ta nói nhiều đến tầm ảnh hưởng tiềm ẩn. Đây thực sự là một chiến lược rõ ràng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nga tại châu Phi rộng lớn hơn và bây giờ là rõ ràng ở vùng Sahel. »

Để thay cho lời kết luận, tuần báo Pháp Courrier International ngày 18/03/2024, lược dịch bài viết đăng trên trang « Aujourd’hui au Faso », tạm dịch là « Ngày nay ở Faso », có tựa đề « Niger cắt cuống rốn quân sự với Mỹ ». Trên trang mạng Jeune Afrique, đi kèm với bài bình luận có tiêu đề « Niger của Tiani xoay lưng lại với Mỹ » là bức biếm họa : Một bên là ảnh chú Sam năm 2012, cau mày nghiêm mặt chỉ tay nói rằng « You Need Me – Mày cần tao ». Sát cạnh là chú Sam 2024, mười hai năm sau, đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, mồ hôi đầm đìa đứng trước một ông tướng Niger thân hình to béo, ngón tay chỉ ngược vào mình run rẩy hỏi « You don’t want me ? – Ông không cần đến tôi à ? ». Có lẽ tấm ảnh này đã nói lên được nhiều điều, xin miễn bình luận !

  continue reading

50 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 410642094 series 1455067
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Bất chấp những nỗ lực ngoại giao và thái độ hòa hoãn của Washington kể từ sau cuộc đảo chính tháng 7/2023, chính quyền quân sự Niger ngày 16/03/2024 đơn phương thông báo, « có hiệu lực ngay lập tức », hủy bỏ thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Nga. Thông báo này phải chăng là dấu hiệu sang trang sự hiện diện của phương Tây tại vùng Sahel của châu Phi?

Thỏa thuận SOFA

Ngược dòng thời gian, ngày 06/07/2012, chính phủ tổng thống Mahamadou Issoufou đã thông qua thỏa thuận hợp tác quân sự, có tên gọi là SOFA, với Mỹ. Chương trình này bao gồm đào tạo và hỗ trợ cho lực lượng Niger trong cuộc chiến chống khủng bố. Trên làn sóng đài phát thanh France Culture ngày 20/03/2024, nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giám đốc chương trình châu Phi, Viện Egmont, lưu ý thêm rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Niger đã có từ những năm đầu thập niên 2000:

« Giữa Mỹ và Niger đã có một số hình thức hợp tác khác nhau. Đặc biệt là thỏa thuận 2012, cho phép các binh sĩ Mỹ được tự do di chuyển trên lãnh thổ Niger, điều này là thông thường. Nhưng Niger cũng tham gia nhiều sáng kiến trong vùng mà Mỹ khởi xướng từ hơn 20 năm qua. Vào năm 2003, Hoa Kỳ đã bắt đầu sáng kiến gọi là sáng kiến Pan-Sahel, để đào tạo và trang bị vũ khí cho quân đội bốn nước vùng Sahel, trong đó có Niger. »

Hiện tại, hơn 1.000 quân nhân Mỹ, phần lớn là các thành viên lực lượng không quân trú đóng ở căn cứ không quân 201 ở Agadez, cách thủ đô Niamey 1.000 km về phía bắc. Cơ sở này được Mỹ xây dựng từ năm 2016 với một nguồn kinh phí lên đến khoảng hai trăm triệu đô la.

Tại khu phức hợp bao la này, Hoa Kỳ bố trí nhiều drone vũ trang Reaper MQ-9 công nghệ cao, được dùng cho các hoạt động giám sát một phần vùng Sahel cũng như là Libya. Căn cứ này cũng có thể tiếp nhận các loại máy bay vận tải C-17 để vận chuyển quân và trang thiết bị.

Niger trách gì ở Mỹ ?

Thông báo hủy bỏ thỏa thuận quân sự được đưa ra hai ngày sau chuyến thăm Niamey của một phái đoàn Mỹ bao gồm trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Phi, Molly Phee, người đồng cấp bộ Quốc phòng Celeste Wallander và người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Phi (AFRICOM), Michael Langley. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, bộ ba này tới Niamey để thảo luận về việc đưa Niger « quay trở lại con đường dân chủ và tương lai của quan hệ đối tác của đôi bên trong lĩnh vực an ninh và phát triển. »

Nhưng rốt cuộc, chuyến đi này kết thúc trong tủi nhục. Được thủ tướng Niger Lamine Zeine tiếp đón, phái đoàn Mỹ đã phải đợi lâu hơn một ngày so với dự kiến, để rồi bị từ chối gặp người đứng đầu tập đoàn quân sự, tướng Abdourahamane Tiani, mà không được nêu lý do chính thức.

Hai ngày sau, Niamey giáng tiếp cho Washington một đòn, đơn phương thông báo hủy bỏ « có hiệu lực ngay lập tức, thỏa thuận có liên quan đến quy chế quân nhân Mỹ và các nhân viên dân sự của bộ Quốc Phòng Mỹ trên lãnh thổ Niger ». Chính quyền quân sự Niger, qua lời phát ngôn viên, đại tá Amadou Abdramane, mạnh mẽ tố cáo thỏa thuận quân sự này là « không công bằng », chỉ « đơn giản được đưa ra bằng lời », và do Washington « đơn phương áp đặt ».

Theo những lời chỉ trích của Niger, thỏa thuận này buộc họ phải chi trả các khoản chi phí có liên quan đến thuế đối với máy bay Mỹ, tiêu tốn của nước này nhiều tỷ đô la. Niger tố cáo Mỹ « đơn phương hành động », khi không cung cấp thông tin về quân số và các loại thiết bị mà Mỹ triển khai trên lãnh thổ. Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) còn cho rằng sự hiện diện của Mỹ trên lãnh thổ Niger là « bất hợp pháp » và « vi phạm mọi quy tắc Hiến pháp và dân chủ ».

Nhưng giới quan sát cho rằng còn có những nguyên nhân khác. Ban châu Phi đài RFI dẫn một nguồn tin từ bộ An Ninh Niger giải thích quyết định trên được đưa ra là do thái độ « không hợp tác » của Mỹ về chống khủng bố. Theo nguồn tin này,« hiện có khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ ở Niger. Họ có drone, và nhiều thiết bị tinh vi khác. Nhưng họ lại từ chối chia sẻ thông tin với chúng tôi về các hoạt động di chuyển của quân khủng bố. Thật là quá đáng ! »

Mỹ can thiệp vào chính sách đối ngoại của Niger ?

Ngoài việc trách cứ phái đoàn Mỹ có thái độ « bất lịch sự » trong cuộc trao đổi khi hối thúc tập đoàn quân sự « làm mọi cách để thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp dân chủ », một điểm khác trong cuộc thảo luận này đã dẫn đến việc cắt đứt quan hệ : Đối tác ngoại giao và chiến lược của Niger.

Trong cuộc trao đổi, phái đoàn Mỹ một mặt đàm phán về việc duy trì căn cứ quân sự Mỹ ở Agadez, nhưng mặt khác Washington bày tỏ quan ngại về đà tiến của Matxcơva tại châu Phi, đặc biệt là tổ chức bán quân sự Wagner. Từ nhiều tháng qua, Mỹ tìm cách thuyết phục Niger không nên đi theo gót chân của Mali.

Hoa Kỳ cảm thấy bất an trước việc Niger hồi tháng 9/2023 xích lại gần với Mali và Burkina Faso, hai nước cũng do tập đoàn quân sự lãnh đạo sau các cuộc đảo chính, và tham gia vào Liên minh các Quốc gia vùng Sahel, rồi trước việc Niger chấm dứt hai thỏa thuận quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu, và nhất là trong cùng giai đoạn này, chính quyền chuyển tiếp Niger đã tiếp một phái đoàn Nga.

Không chỉ với Nga, mối quan hệ mà giới quân sự Niger duy trì với Iran cũng là một điểm gây căng thẳng. Nhà báo Serge Daniel, chuyên gia về vùng Sahel, trả lời ban châu Phi kênh truyền hình quốc tế TV5 Monde nhắc lại thủ tướng Niger hồi cuối tháng 01/2024 dẫn đầu một phái đoàn đến Teheran để thảo luận các vấn đề về năng lượng hiện tại ở Niger.

Nhà báo Serge Daniel giải thích : « Có tin đồn về việc Iran cung cấp các máy phát điện cho Niger để nước này đối phó với khủng hoảng năng lượng. Đổi lại, Iran dường như đã đề nghị Niger cung cấp uranium. Hoa Kỳ đã nêu ra vấn đề này, và điều đó chắc chắn đã không làm họ hài lòng. »

Trong bài phát biểu trên truyền hình, phát ngôn viên chính quyền quân sự Amadou Abdramane đã xem là « dối trá » những cáo buộc của Mỹ rằng Niger đã âm thầm ký kết một thỏa thuận về uranium với Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Hệ quả nào cho Mỹ và Niger ?

Theo phân tích từ một chuyên gia về Niger xin ẩn danh với kênh truyền hình France 24, giới quân sự cầm quyền và những phe ủng hộ họ dường như đánh giá cao lập trường của Mỹ khi kêu gọi ưu tiên con đường ôn hòa trước kế hoạch can thiệp quân sự của CEDEO. « Nhưng rõ ràng Mỹ đã không hiểu rằng Niamey, cũng như là Bamako và Ouagadougou, kể từ nay không muốn bị ai chỉ bảo, không theo bất cứ ai. »

Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giáo sư ngành khoa học chính trị trường đại học Lund, đồng chia sẻ trên đài France Culture, khi cho rằng có một xu hướng xoay lưng lại với phương Tây ở vùng Sahel.

« Thật sự có một mong muốn thoát khỏi tất cả các loại thỏa thuận có thể được hiểu là hạn chế quyền tự quyết của họ. Vì vậy, có một mong muốn mãnh liệt chứng tỏ rằng họ có quyền lực, rằng họ có quyền tự quyết và trên hết còn có một mong muốn duy trì quyền lực. Và do vậy, cần phải ở lại, không tiến tới chuyển tiếp hoặc tổ chức bầu cử mà họ có thể thua.

Vì vậy, nếu có bầu cử ở một trong ba nước này, đó sẽ là một cuộc bầu cử bị thao túng rất nhiều ngay từ đầu, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng cho đến lúc này có một bộ phận người dân đang ủng hộ sự thay đổi này. Dù vậy, ý tưởng ở đây là vẫn duy trì quyền lực và đây là những điều mà Nga có thể cung cấp cho phe quân sự, những điều mà phương Tây không thể đưa ra những đề nghị rõ ràng như thế đối với giới quân sự. »

Hệ quả nào cho Niger và Hoa Kỳ ? Nhà nghiên cứu Paul-Simon Handy, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh (ISS) tại Addis-Abeba, thủ đô Ethiopia, trả lời ban châu Phi đài RFI, nhận định, về phía Niger, quân đội nước này có thể mất đi một nguồn hỗ trợ hậu cần quan trọng: « Quân đội Niger được trang bị nhiều phương tiện không vận, các chiếc máy bay C-130 có vai trò quan trọng trong tất cả các chiến dịch quân sự ». Hoa Kỳ cũng có thể có những thái độ cứng rắn và trả đũa kinh tế và chính trị.

Đối với Mỹ, trên bình diện chiến lược, thông báo này của chính quyền quân sự Niamey là một đòn đau cho Bộ Tư Lệnh Châu Phi Hoa Kỳ (AFRICOM), do việc căn cứ Agadez là căn cứ quân sự quan trọng lớn thứ hai của Mỹ tại châu Phi, chỉ sau căn cứ Djibouti.

« Căn cứ drone này đương nhiên giúp Mỹ thu thập thông tin tình báo và những thông tin hữu ích cho cuộc chiến chống các nhóm cực đoan bạo lực, nhưng chắc chắn cũng để chống lại tất cả các đường dây buôn lậu và di dân bất hợp pháp.

Người ta đương nhiên cũng nghĩ đến Lybia. Ở biên giới Niger với Lybia cũng vậy. Niger chắc chắn mất đi một phương tiện quan trọng để có được các thông tin về những gì đang diễn ra ở biên giới với Libya. Còn Mỹ cuối cùng sẽ bị mất đi một nguồn thông tin tình báo to lớn về hoạt động tại Libya và xung quanh Libya. »

Hiện tại chính quyền Biden chưa có phản ứng gì ngoài ý kiến của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller trên mạng xã hội X. Ông cho biết Washington đã « lưu ý đến thông cáo báo chí của CNPS và thảo luận thẳng thắn về mối quan ngại của Mỹ » liên quan đến « quỹ đạo » của chính quyền. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ vẫn đang liên lạc với chính quyền và sẽ cung cấp thêm thông tin « nếu cần thiết ».

Nga phục kích

Theo AFP, sự việc cũng cho thấy rõ Nga đang tiến các quân cờ của họ tại châu Phi. Trong thế phục kích, Matxcơva chực chờ chớp lấy thời cơ tại khu vực. Chính sách của Nga đối với châu Phi không những đầy tham vọng, mà ngày càng được thể hiện một cách công khai. Giữa Niamey và Matxcơva dường như đã có một hình thức đồng thuận nào đó. Nếu như tính thích đáng của mối liên minh với Nga đang làm dấy lên các cuộc tranh luận tại Niger, bà Nina Wilèn cho rằng nên đặt sự việc trong một bối cảnh địa chính trị rộng lớn.

« Vì vậy, ở Mali, chúng tôi biết rằng có ít nhất từ 1.000 – 1.500 binh sĩ Wagner, tổ chức bán quân sự có liên quan đến Prigozine, vẫn đang tiếp tục chiến đấu chống các nhóm thánh chiến và quân khủng bố phi nhà nước khác nhau. Gần đây, nhóm Wagner cũng đã sở hữu một mỏ vàng Intahaka ở Mali. Điều này là quan trọng vì chúng có nghĩa là người Nga sẽ ở đó lâu dài. Tương tự ở Burkina Faso. Kể từ tháng 01/2024, đã có ít nhất từ 100 – 200 quân Nga. Bây giờ, họ đổi tên và định dạng lại Wagner, được gọi là Afrika Korps – Quân đoàn Châu Phi.

Cái tên quyến rũ này có từ Đệ Nhị Thế Chiến – Afrika Korps của Đức ở Bắc Phi – nhưng bất kể người ta gọi là gì, những đội quân này có liên hệ trực tiếp đến bộ Quốc Phòng Nga. Họ không còn nói đến lính đánh thuê nữa, người ta nói nhiều đến tầm ảnh hưởng tiềm ẩn. Đây thực sự là một chiến lược rõ ràng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nga tại châu Phi rộng lớn hơn và bây giờ là rõ ràng ở vùng Sahel. »

Để thay cho lời kết luận, tuần báo Pháp Courrier International ngày 18/03/2024, lược dịch bài viết đăng trên trang « Aujourd’hui au Faso », tạm dịch là « Ngày nay ở Faso », có tựa đề « Niger cắt cuống rốn quân sự với Mỹ ». Trên trang mạng Jeune Afrique, đi kèm với bài bình luận có tiêu đề « Niger của Tiani xoay lưng lại với Mỹ » là bức biếm họa : Một bên là ảnh chú Sam năm 2012, cau mày nghiêm mặt chỉ tay nói rằng « You Need Me – Mày cần tao ». Sát cạnh là chú Sam 2024, mười hai năm sau, đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, mồ hôi đầm đìa đứng trước một ông tướng Niger thân hình to béo, ngón tay chỉ ngược vào mình run rẩy hỏi « You don’t want me ? – Ông không cần đến tôi à ? ». Có lẽ tấm ảnh này đã nói lên được nhiều điều, xin miễn bình luận !

  continue reading

50 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh