Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Ông bà Thérouanne và 30 năm dấn thân vì điện ảnh châu Á

9:38
 
Chia sẻ
 

Manage episode 402545403 series 130290
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Bắt đầu từ con số không, nhưng với niềm đam mê điện ảnh mãnh liệt, với tình yêu đích thực dành cho châu Á và với nghị lực phi thường, hai vợ chồng Jean-Marc và Martine Thérouanne đã thành công trong việc biến Liên hoan Quốc tế Điện ảnh Châu Á (FICA) tại thành phố Vesoul, miền đông nước Pháp, trở thành một trong những sự kiện điện ảnh hàng đầu thế giới.

Hai người đều mê phim đã gặp nhau ở Thái Lan vào năm 1982. Ý tưởng quảng bá điện ảnh châu Á đã nảy sinh trong đầu họ vào năm 1994. Trả lời RFI tại Liên hoan Vesoul, ông Jean-Marc Thérouanne, tổng đại diện của Liên hoan Vesoul, kể lại:

Tôi có cảm tưởng là thời gian trôi qua quá nhanh, chính tôi cũng ngạc nhiên là liên hoan đã 30 tuổi rồi. Nhưng dường như ngạn ngữ có câu “Khi ta yêu thì ta lúc nào cũng như tuổi 30”.

Chuyện bắt đầu rất đơn giản: Trước đây tôi là dân Paris, rồi một hôm, ngày 23/08/1982, tôi đã phải lòng một cô gái thành phố Vesoul trên một bãi biển ở Thái Lan trên đảo Koh Samui. Từ đó chúng tôi sống với nhau và chia sẽ niềm đam mê châu Á. Rồi tôi trở thành cư dân của Vesoul, vì một năm sau đó chúng tôi làm lễ thành hôn.

Thời gian đó, vợ tôi đảm trách câu lạc bộ điện ảnh Vesoul vì từ nhỏ bà đã rất say mê điện ảnh. Tôi cũng vậy, nhưng bà còn say mê châu Á hơn cả tôi. Đến năm 1994, để đánh dấu kỷ niệm 100 năm điện ảnh ra đời, khi họp lại, chúng tôi nói với nhau: Hay là chúng ta tổ chức một liên hoan phim? Với niềm say mê châu Á, chúng tôi đồng ý tổ chức một liên hoan về điện ảnh của các nước từ vùng Cận Á cho đến Viễn Đông.

Khi tiếp xúc với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh, tôi đã giới thiệu dự án của chúng tôi với họ, thì họ khuyên là nên lập một hiệp hội chuyên trách về liên hoan, với một cơ cấu của một liên hoan, dựa theo mô hình của các hiệp hội tương tự. Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với một hiệp hội mang tên "Carrefour des festivals", quy tụ một số Liên hoan ở Pháp cũng như ở châu Âu và cũng đã được họ cho một số lời khuyên.

Sau đó, chúng tôi đã kiên nhẫn từng bước chuẩn bị, theo kiểu “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Các mối quan hệ quen biết càng nhiều thì quy mô của festival càng lớn. Tôi nhớ đến lời khuyên của một đạo diễn Iran, Rafi Pitts : “Ông sẽ thấy, khởi đầu rất phức tạp, nhưng mối quan hệ càng rộng thì ông sẽ thấy điện ảnh là một thế giới không lớn lắm đâu, ai cũng biết nhau hết. Tôi vẫn thường nghĩ đến Rafi Pitts, chủ tịch của ban giám khảo quốc tế đầu tiên của Liên hoan Vesoul”.

Liên hoan Quốc tế Điện ảnh Châu Á đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày vào tháng 4/1995 với quy mô còn khiêm tốn, chỉ có 12 bộ phim được trình chiếu và 1.500 lượt xem. Việc tổ chức còn rất là “thủ công”, nhưng cỗ máy được khởi động và kể từ đó, cặp vợ chồng Thérouanne dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để khuếch trương Liên hoan Vesoul. Dần dần Liên hoan này giành được một vị trí đáng kể trong làng điện ảnh quốc tế, theo lời ông Jean-Marc Thérouanne:

“Liên hoan bắt đầu có tầm mức quốc tế sau khi chúng tôi gặp được một tên tuổi lớn trong giới điện ảnh, đó là bà Aruna Vasudev, qua giới thiệu của nhà phê bình nghệ thuật Marc Tessier, người đã ủng hộ chúng tôi ngay từ khi Liên hoan ra đời. Bà Vasudev là người đã sáng lập hiệp hội NETPAC ( Mạng lưới Quảng bá Điện ảnh châu Á ) và từ năm 2003, chúng tôi đã lập ra ban giám khảo NETPAC ở Liên hoan Vesoul. Vợ chồng tôi cũng đã gia nhập hiệp hội này và chính NETPAC đã mở nhiều cánh cửa trong giới điện ảnh châu Á và từ đó Liên hoan bắt đầu có tầm mức quốc tế.”

Đúng là sự kiện này đòi hỏi đầu tư rất nhiều “năng lượng”. Bà Martine Thérouanne, 70 tuổi, giám đốc Liên hoan, cho biết thời gian 6 tháng trước ngày khai mạc, hai vợ chồng bà làm việc "từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày.” Ông Jean-Marc Thérouanne, tổng đại diện Liên hoan Vesoul, ví von: “Nó hơi giống đứa con thứ ba của chúng tôi. Không ngày nào mà châu Á và điện ảnh châu Á không có mặt.”

Mỗi năm, hai vợ chồng Thérouanne, đều là giám đốc nghệ thuật của Liên hoan Vesoul, cố gắng giới thiệu đến khán giả “mọi khía cạnh của điện ảnh châu Á”, truy tìm những bộ phim “ít được chiếu” ở châu Âu, hoặc những phim được trình chiếu lần đầu tiên ở Pháp, đôi khi là lần đầu tiên trên thế giới.

Và công thức này đã có hiệu quả: Trong 30 năm, Liên hoan Vesoul đã giới thiệu tổng cộng 2.200 bộ phim, mời 950 đạo diễn, chào đón 700.000 khán giả. Theo lời ông Thérouanne, khoảng 60% khán giả của Liên hoan là ở vùng Vesoul, 20 % là từ các tỉnh lân cận, 20% còn lại là từ những vùng khác ở khắp nước Pháp. Có cả một số khán giả đến từ Bỉ và Thụy Sĩ, những nước có cộng đồng nói tiếng Pháp.

Năm nay, Liên hoan Vesoul lần thứ 30 cũng có rất nhiều phim mới. Trên tổng cộng 92 phim được tuyển chọn, có 52 phim được chiếu lần đầu tiên, một số là lần đầu tiên ở Pháp, số khác thì lần đầu tiên ở châu Âu, thậm chí lần đầu tiên trên thế giới.

Đặc biệt, mỗi năm, Liên hoan Vesoul tại dành một vị trí trang trọng cho nền điện ảnh của một nước châu Á, ví như năm 2018 là điện ảnh Mông Cổ, năm 2017 điện ảnh Sri Lanka, năm 2015 điện ảnh Lào, năm 2014 điện ảnh Việt Nam, năm 2013 điện ảnh Indonesia, năm 2012 điện ảnh Kazakhstan,....

Năm 2014, khi Việt Nam là khách mời danh dự, Liên hoan Vesoul đã giới thiệu nhiều tác phẩm tiêu biểu của nền điện ảnh Việt Nam, như Bao giờ cho đến tháng Mười của Đặng Nhật Minh, Mê Thảo - Thời vang bóng của Việt Linh, Đời Cát của Nguyễn Thanh Vân, Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên, Bi đừng sợ của Phan Đăng Di hay Chuyện của Pao của đạo diễn Ngô Quang Hải.

Ông Therouanne nhắc lại những đánh giá của ông về các đạo diễn Việt Nam đã từng gắn bó với Liên hoan Vesoul:

“Về điện ảnh Việt Nam thì tôi luôn nhớ đến tình thân hữu mà đạo diễn Việt Linh dành cho tôi. Bà đã ủng hộ chúng tôi từ năm 2000, đã giúp tôi tìm ra “những viên ngọc quý” của Việt Nam để giới thiệu ở Liên hoan Vesoul. Còn đạo diễn Đặng Nhật Minh thì đã đến Vesoul nhiều lần, lần đầu là với tư cách chủ tịch đầu tiên Ban giám khảo NETPAC và sau đó ông đã trở lại Liên hoan khi chúng tôi tổ chức các hoạt động đánh dấu tình hữu nghị Pháp-Việt vào năm 2014. Ngoài ra còn có Bùi Thạc Chuyên, Phan Đăng Di, những đạo diễn rất có tài năng, mà tôi đặc biệt chú ý, nhất là Bùi Thạc Chuyên với “ Chơi vơi”, một bộ phim mà trong đó ta có thể cảm nhận được cả hơi ẩm và mùi vị, một bộ phim đã gây ấn tượng mạnh cho tôi”

Năm nay, khách mời danh dự của Liên hoan Vesoul chính là điện ảnh Đài Loan. Ông Thérouanne giải thích:

“Để đánh dấu kỷ niệm 30 năm Liên hoan Vesoul, chúng tôi đã chọn chủ đề “Dấn thân”, dấn thân trong thể thao, trong tôn giáo, nói chung là dấn thân dưới đủ mọi hình thức. Và cũng chính là trong khuôn khổ chủ đề đó mà chúng tôi đã chọn Đài Loan là quốc gia khách mời danh dự, do tình hình căng thẳng trong vùng này. Chương trình về Đài Loan, có sự hỗ trợ của Viện thính thị và phim ảnh Đài Loan, giới thiệu toàn cảnh của điện ảnh Đài Loan từ 1962 đến 2023.

Chúng tôi muốn khán giả biết đến những nhà làm phim điện ảnh vào thời mà họ phải luồn lách bộ máy kiểm duyệt dưới thời Tưởng Giới Thạch và sau đó là dưới thời con trai ông là Tưởng Kinh Quốc, rồi trong giai đoạn chuyển sang nền dân chủ với sự xuất hiện của thế hệ Làn sóng mới, với những tác phẩm như phim nhiều tập "In our time", do 4 đạo diễn thực hiện, trong đó nổi tiếng nhất là Dương Đức Xương ( Edward Yang ).

Đến giai đoạn cuối thập niên 1980-1990 đầu thập niên 2000, có những tên tuổi lớn như Hầu Hiếu Hiền, đã từng đến Vesoul năm 2006. Lần này chúng tôi giới thiệu 13 bộ phim của ông. Ngoài ra phải kể đến Thái Minh Lượng, Lý An. Sau thế hệ đó, trong thế kỷ 21, một thế hệ đạo diễn khác đã nổi lên như Dương Mỹ Linh và Laha Mebow, nữ đạo diễn người bản địa đầu tiên của Đài Loan.”

Để đạt được thành tích này, dù với kinh phí eo hẹp, nhiều nhất là tới 250.000 euro trong những năm thuận lợi, hai vợ chồng Thérouanne vẫn luôn làm việc không công và gánh và chịu nhiều trách nhiệm: Ông Jean-Marc Thérouanne phải đích thân đến gõ cửa từng công ty để xin thêm ngân sách hoặc xin hỗ trợ bằng hiện vật:

“Chúng tôi đã học được mọi thứ về một lĩnh vực mà chúng tôi chưa biết, từ nghệ thuật, hành chính, hoạt động phân phối phim ở Pháp và nước ngoài, tìm kiếm đối tác, quản lý khách mời, truyền thông… Chúng tôi phải biết cách thích nghi liên tục.”

Với biết bao công sức đó, vào năm 2018, vợ chồng Thérouanne đã được trao “Giải thưởng Điện ảnh Hàn Quốc” tại Liên hoan phim Busan, Hàn Quốc, một sự kiện đôi khi được mệnh danh là “ Liên hoan Cannes của Châu Á”. Sau đó, đến năm 2019, bà Martine Thérouanne được Nhật Hoàng đế Nhật Bản phong lên hạng tư trong Huân chương Mặt trời mọc, cũng vì những đóng góp của bà trong việc quảng bá điện ảnh châu Á.

Bà Thérouanne tâm sự: “Không chỉ tự hào, chúng tôi có cảm giác mình đã hoàn thành sứ mệnh, đó là chứng minh rằng chúng tôi có thể đưa Vesoul lên bản đồ điện ảnh thế giới”. Những người đồng sáng lập Liên hoan Vesoul cam kết sẽ truyền lại những kinh nghiệm của họ và đào tạo những lãnh đạo mới, để có sự tiếp nối cho sự kiện điện ảnh vừa tròn 30 tuổi này.

  continue reading

72 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 402545403 series 130290
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Bắt đầu từ con số không, nhưng với niềm đam mê điện ảnh mãnh liệt, với tình yêu đích thực dành cho châu Á và với nghị lực phi thường, hai vợ chồng Jean-Marc và Martine Thérouanne đã thành công trong việc biến Liên hoan Quốc tế Điện ảnh Châu Á (FICA) tại thành phố Vesoul, miền đông nước Pháp, trở thành một trong những sự kiện điện ảnh hàng đầu thế giới.

Hai người đều mê phim đã gặp nhau ở Thái Lan vào năm 1982. Ý tưởng quảng bá điện ảnh châu Á đã nảy sinh trong đầu họ vào năm 1994. Trả lời RFI tại Liên hoan Vesoul, ông Jean-Marc Thérouanne, tổng đại diện của Liên hoan Vesoul, kể lại:

Tôi có cảm tưởng là thời gian trôi qua quá nhanh, chính tôi cũng ngạc nhiên là liên hoan đã 30 tuổi rồi. Nhưng dường như ngạn ngữ có câu “Khi ta yêu thì ta lúc nào cũng như tuổi 30”.

Chuyện bắt đầu rất đơn giản: Trước đây tôi là dân Paris, rồi một hôm, ngày 23/08/1982, tôi đã phải lòng một cô gái thành phố Vesoul trên một bãi biển ở Thái Lan trên đảo Koh Samui. Từ đó chúng tôi sống với nhau và chia sẽ niềm đam mê châu Á. Rồi tôi trở thành cư dân của Vesoul, vì một năm sau đó chúng tôi làm lễ thành hôn.

Thời gian đó, vợ tôi đảm trách câu lạc bộ điện ảnh Vesoul vì từ nhỏ bà đã rất say mê điện ảnh. Tôi cũng vậy, nhưng bà còn say mê châu Á hơn cả tôi. Đến năm 1994, để đánh dấu kỷ niệm 100 năm điện ảnh ra đời, khi họp lại, chúng tôi nói với nhau: Hay là chúng ta tổ chức một liên hoan phim? Với niềm say mê châu Á, chúng tôi đồng ý tổ chức một liên hoan về điện ảnh của các nước từ vùng Cận Á cho đến Viễn Đông.

Khi tiếp xúc với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh, tôi đã giới thiệu dự án của chúng tôi với họ, thì họ khuyên là nên lập một hiệp hội chuyên trách về liên hoan, với một cơ cấu của một liên hoan, dựa theo mô hình của các hiệp hội tương tự. Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với một hiệp hội mang tên "Carrefour des festivals", quy tụ một số Liên hoan ở Pháp cũng như ở châu Âu và cũng đã được họ cho một số lời khuyên.

Sau đó, chúng tôi đã kiên nhẫn từng bước chuẩn bị, theo kiểu “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Các mối quan hệ quen biết càng nhiều thì quy mô của festival càng lớn. Tôi nhớ đến lời khuyên của một đạo diễn Iran, Rafi Pitts : “Ông sẽ thấy, khởi đầu rất phức tạp, nhưng mối quan hệ càng rộng thì ông sẽ thấy điện ảnh là một thế giới không lớn lắm đâu, ai cũng biết nhau hết. Tôi vẫn thường nghĩ đến Rafi Pitts, chủ tịch của ban giám khảo quốc tế đầu tiên của Liên hoan Vesoul”.

Liên hoan Quốc tế Điện ảnh Châu Á đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày vào tháng 4/1995 với quy mô còn khiêm tốn, chỉ có 12 bộ phim được trình chiếu và 1.500 lượt xem. Việc tổ chức còn rất là “thủ công”, nhưng cỗ máy được khởi động và kể từ đó, cặp vợ chồng Thérouanne dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để khuếch trương Liên hoan Vesoul. Dần dần Liên hoan này giành được một vị trí đáng kể trong làng điện ảnh quốc tế, theo lời ông Jean-Marc Thérouanne:

“Liên hoan bắt đầu có tầm mức quốc tế sau khi chúng tôi gặp được một tên tuổi lớn trong giới điện ảnh, đó là bà Aruna Vasudev, qua giới thiệu của nhà phê bình nghệ thuật Marc Tessier, người đã ủng hộ chúng tôi ngay từ khi Liên hoan ra đời. Bà Vasudev là người đã sáng lập hiệp hội NETPAC ( Mạng lưới Quảng bá Điện ảnh châu Á ) và từ năm 2003, chúng tôi đã lập ra ban giám khảo NETPAC ở Liên hoan Vesoul. Vợ chồng tôi cũng đã gia nhập hiệp hội này và chính NETPAC đã mở nhiều cánh cửa trong giới điện ảnh châu Á và từ đó Liên hoan bắt đầu có tầm mức quốc tế.”

Đúng là sự kiện này đòi hỏi đầu tư rất nhiều “năng lượng”. Bà Martine Thérouanne, 70 tuổi, giám đốc Liên hoan, cho biết thời gian 6 tháng trước ngày khai mạc, hai vợ chồng bà làm việc "từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày.” Ông Jean-Marc Thérouanne, tổng đại diện Liên hoan Vesoul, ví von: “Nó hơi giống đứa con thứ ba của chúng tôi. Không ngày nào mà châu Á và điện ảnh châu Á không có mặt.”

Mỗi năm, hai vợ chồng Thérouanne, đều là giám đốc nghệ thuật của Liên hoan Vesoul, cố gắng giới thiệu đến khán giả “mọi khía cạnh của điện ảnh châu Á”, truy tìm những bộ phim “ít được chiếu” ở châu Âu, hoặc những phim được trình chiếu lần đầu tiên ở Pháp, đôi khi là lần đầu tiên trên thế giới.

Và công thức này đã có hiệu quả: Trong 30 năm, Liên hoan Vesoul đã giới thiệu tổng cộng 2.200 bộ phim, mời 950 đạo diễn, chào đón 700.000 khán giả. Theo lời ông Thérouanne, khoảng 60% khán giả của Liên hoan là ở vùng Vesoul, 20 % là từ các tỉnh lân cận, 20% còn lại là từ những vùng khác ở khắp nước Pháp. Có cả một số khán giả đến từ Bỉ và Thụy Sĩ, những nước có cộng đồng nói tiếng Pháp.

Năm nay, Liên hoan Vesoul lần thứ 30 cũng có rất nhiều phim mới. Trên tổng cộng 92 phim được tuyển chọn, có 52 phim được chiếu lần đầu tiên, một số là lần đầu tiên ở Pháp, số khác thì lần đầu tiên ở châu Âu, thậm chí lần đầu tiên trên thế giới.

Đặc biệt, mỗi năm, Liên hoan Vesoul tại dành một vị trí trang trọng cho nền điện ảnh của một nước châu Á, ví như năm 2018 là điện ảnh Mông Cổ, năm 2017 điện ảnh Sri Lanka, năm 2015 điện ảnh Lào, năm 2014 điện ảnh Việt Nam, năm 2013 điện ảnh Indonesia, năm 2012 điện ảnh Kazakhstan,....

Năm 2014, khi Việt Nam là khách mời danh dự, Liên hoan Vesoul đã giới thiệu nhiều tác phẩm tiêu biểu của nền điện ảnh Việt Nam, như Bao giờ cho đến tháng Mười của Đặng Nhật Minh, Mê Thảo - Thời vang bóng của Việt Linh, Đời Cát của Nguyễn Thanh Vân, Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên, Bi đừng sợ của Phan Đăng Di hay Chuyện của Pao của đạo diễn Ngô Quang Hải.

Ông Therouanne nhắc lại những đánh giá của ông về các đạo diễn Việt Nam đã từng gắn bó với Liên hoan Vesoul:

“Về điện ảnh Việt Nam thì tôi luôn nhớ đến tình thân hữu mà đạo diễn Việt Linh dành cho tôi. Bà đã ủng hộ chúng tôi từ năm 2000, đã giúp tôi tìm ra “những viên ngọc quý” của Việt Nam để giới thiệu ở Liên hoan Vesoul. Còn đạo diễn Đặng Nhật Minh thì đã đến Vesoul nhiều lần, lần đầu là với tư cách chủ tịch đầu tiên Ban giám khảo NETPAC và sau đó ông đã trở lại Liên hoan khi chúng tôi tổ chức các hoạt động đánh dấu tình hữu nghị Pháp-Việt vào năm 2014. Ngoài ra còn có Bùi Thạc Chuyên, Phan Đăng Di, những đạo diễn rất có tài năng, mà tôi đặc biệt chú ý, nhất là Bùi Thạc Chuyên với “ Chơi vơi”, một bộ phim mà trong đó ta có thể cảm nhận được cả hơi ẩm và mùi vị, một bộ phim đã gây ấn tượng mạnh cho tôi”

Năm nay, khách mời danh dự của Liên hoan Vesoul chính là điện ảnh Đài Loan. Ông Thérouanne giải thích:

“Để đánh dấu kỷ niệm 30 năm Liên hoan Vesoul, chúng tôi đã chọn chủ đề “Dấn thân”, dấn thân trong thể thao, trong tôn giáo, nói chung là dấn thân dưới đủ mọi hình thức. Và cũng chính là trong khuôn khổ chủ đề đó mà chúng tôi đã chọn Đài Loan là quốc gia khách mời danh dự, do tình hình căng thẳng trong vùng này. Chương trình về Đài Loan, có sự hỗ trợ của Viện thính thị và phim ảnh Đài Loan, giới thiệu toàn cảnh của điện ảnh Đài Loan từ 1962 đến 2023.

Chúng tôi muốn khán giả biết đến những nhà làm phim điện ảnh vào thời mà họ phải luồn lách bộ máy kiểm duyệt dưới thời Tưởng Giới Thạch và sau đó là dưới thời con trai ông là Tưởng Kinh Quốc, rồi trong giai đoạn chuyển sang nền dân chủ với sự xuất hiện của thế hệ Làn sóng mới, với những tác phẩm như phim nhiều tập "In our time", do 4 đạo diễn thực hiện, trong đó nổi tiếng nhất là Dương Đức Xương ( Edward Yang ).

Đến giai đoạn cuối thập niên 1980-1990 đầu thập niên 2000, có những tên tuổi lớn như Hầu Hiếu Hiền, đã từng đến Vesoul năm 2006. Lần này chúng tôi giới thiệu 13 bộ phim của ông. Ngoài ra phải kể đến Thái Minh Lượng, Lý An. Sau thế hệ đó, trong thế kỷ 21, một thế hệ đạo diễn khác đã nổi lên như Dương Mỹ Linh và Laha Mebow, nữ đạo diễn người bản địa đầu tiên của Đài Loan.”

Để đạt được thành tích này, dù với kinh phí eo hẹp, nhiều nhất là tới 250.000 euro trong những năm thuận lợi, hai vợ chồng Thérouanne vẫn luôn làm việc không công và gánh và chịu nhiều trách nhiệm: Ông Jean-Marc Thérouanne phải đích thân đến gõ cửa từng công ty để xin thêm ngân sách hoặc xin hỗ trợ bằng hiện vật:

“Chúng tôi đã học được mọi thứ về một lĩnh vực mà chúng tôi chưa biết, từ nghệ thuật, hành chính, hoạt động phân phối phim ở Pháp và nước ngoài, tìm kiếm đối tác, quản lý khách mời, truyền thông… Chúng tôi phải biết cách thích nghi liên tục.”

Với biết bao công sức đó, vào năm 2018, vợ chồng Thérouanne đã được trao “Giải thưởng Điện ảnh Hàn Quốc” tại Liên hoan phim Busan, Hàn Quốc, một sự kiện đôi khi được mệnh danh là “ Liên hoan Cannes của Châu Á”. Sau đó, đến năm 2019, bà Martine Thérouanne được Nhật Hoàng đế Nhật Bản phong lên hạng tư trong Huân chương Mặt trời mọc, cũng vì những đóng góp của bà trong việc quảng bá điện ảnh châu Á.

Bà Thérouanne tâm sự: “Không chỉ tự hào, chúng tôi có cảm giác mình đã hoàn thành sứ mệnh, đó là chứng minh rằng chúng tôi có thể đưa Vesoul lên bản đồ điện ảnh thế giới”. Những người đồng sáng lập Liên hoan Vesoul cam kết sẽ truyền lại những kinh nghiệm của họ và đào tạo những lãnh đạo mới, để có sự tiếp nối cho sự kiện điện ảnh vừa tròn 30 tuổi này.

  continue reading

72 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh