Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại : Biểu tượng của hy vọng và một khởi đầu mới

9:28
 
Chia sẻ
 

Manage episode 456643524 series 1455069
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Năm năm sau vụ hỏa hoạn, Nhà thờ Đức Bà Paris tại Pháp đã trở lại chào đón công chúng từ khắp nơi trên thế giới, sau đại lễ mở cửa chính thức từ ngày 07/12/2024.

Những tiếng chuông thánh thót từ Nhà Thờ Đức Bà, sau 5 năm lặng yên, đã ngân lên trở lại, vang vọng khắp các khu phố trung tâm thủ đô Pháp. Âm thanh phát ra từ hai ngọn tháp chuông, nơi đã từng khiến cả thế giới nín thở, lo sợ không biết lửa có sẽ lan ra, nuốt chửng, thiêu rụi toàn bộ Nhà thờ Đức Bà hay không, theo dõi sát sao những vòi nước từ đội ngũ lính cứu hoả.

Những hàng rào chắn trước Nhà thờ Đức Bà nay đã được dỡ bỏ, để lộ trở lại mốc Km số 0 của thủ đô Paris, để những du khách mộng mơ về Paris có thể đứng đó và ước được quay trở lại kinh đô ánh sáng một lần nữa theo như lời đồn. Cây cầu gỗ mộc mạc, nối đại lộ Quai de Montebello, bắc qua sông Seine, dẫn vào chân nhà thờ, bị các tấm phông bạt trắng che chắn, nay đã thông thoáng, tấp nập người qua lại, lộ ra những ổ khóa của các đôi tình nhân.

Nhà thờ Đức Bà Paris đã chính thức mở cửa lại hôm 7/12, theo lời hứa của tổng thống Pháp Macron, sau 5 năm tu sửa theo nguyên trạng, với các màn trình diễn nghệ thuật hoành tráng, cùng sự góp mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ. Lần đầu tiên từ 5 năm qua, cây đàn organ khổng lồ được đặt phía trên, gần với nóc của nhà thờ, phát ra những âm thanh vang dội trong bầu không khí linh thiêng của buổi thánh lễ trang trọng.

Công chúng có thể đến thăm Nhà thờ kể từ ngày 10/12, nhưng phải đặt chỗ từ trang mạng chính thức của Nhà thờ, dù là miễn phí. Những du khách ngẫu hứng, không chuẩn bị trước, hoặc không đặt được vé vào vì kín chỗ, phải đợi đến cuối thứ Bảy, từ ngày 14/12, mới có thể vào tham quan công trình hơn 800 tuổi, nhưng phải xếp hàng. Thời gian chờ từ 5 đến 10 phút, nhưng có thể lên đến 30 phút, tùy theo thời điểm, hàng người có thể nối dài từ cửa vào cho đến tận gần cầu Pont-Cardinal Lustigier.

Đọc thêm : Công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris: Một kỳ tích

Anh Marius, một tình nguyện viên hỗ trợ tại lối vào, cho biết : « Nhà Thờ Đức Bà Paris dự trù tiếp đón khoảng 17 triệu người, tức là mỗi ngày khoảng 40.000 người. Do vậy, chúng tôi duy trì việc đặt trước chỗ trên mạng để mọi người có thể đến thăm nhà thờ dễ dàng hơn.»

Nhà thời Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), đứng sừng sững giữa bầu trời thủ đô Pháp, như một nhân chứng lịch sử, đã đi vào những vần thơ, áng văn của nhiều thi hào Pháp. Đối với nhiều người Pháp, Nhà Thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng, tượng trưng cho văn hóa Pháp. Bà Anne, một cư dân của thủ đô Paris, xếp hàng để vào Nhà thờ dự thánh lễ, được tổ chức hàng ngày theo các khung giờ khác nhau, cho biết : « Chúng tôi đã chờ từ 5 năm qua, chúng tôi chỉ đợi sự kiện này. Với tôi, Nhà Thờ Đức Bà Paris, đại diện cho thủ đô, cho nước Pháp, cho những giá trị của riêng tôi. Tôi rất vui mừng khi nhà thờ được tân trang. »

Đối với bà Aline Arnaud, một du khách đến từ miền nam nước Pháp, «thật khó tin khi có thể chứng kiến Nhà thờ tái sinh từ đống tro tàn, bởi vì Nhà thờ là một nơi mang tính biểu tượng của Pháp, là nơi của những cuộc hội tụ, mở cửa đón mọi người, ngay cả với những người không theo đạo Công giáo. »

Sự kiện này cũng thu hút nhiều người Pháp, chưa từng đặt chân đến Nhà thờ trong những năm qua, quyết định ghé thăm công trình thế kỷ này, như trường hợp của Bastien Dumas, đến từ thành phố miền nam Toulouse: « Công trình này giống như biểu tượng của Paris, với tất cả các bức tượng ở bên trong. Chúng tôi đã xem những hình ảnh trên truyền hình, cũng như biết được cách mà các nghệ nhân trùng tu như thế nào. Chúng tôi cũng muốn đến tận nơi để xem tiến độ của công trình tu bổ này và những gì mà họ đã làm được ».

Đối với du khách quốc tế như cô Emma, từ Canada, đến du lịch ở Paris trong dịp này, thì không thể bỏ lỡ việc đi thăm Nhà thờ Đức Bà trong lộ trình của mình, « nhất là khi mình nằm trong số những người đầu tiên vào thăm công trình này kể từ khi mở cửa lại ». Cô cho biết « rất vui mừng vì có thể vào trong, mặc dù số khách du lịch rất đông ».

Biểu tượng của tôn giáo

Nhà thờ mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 7 giờ 45 đến 19 giờ. Thời gian mở cửa vào cuối tuần sẽ muộn hơn. Các thánh lễ được tổ chức hàng ngày. Đối với một số người theo Công giáo, như cô Sandrine, đến từ vùng ngoại ô Paris, « Nhà thờ Đức Bà như chiến nôi của Thiên chúa giáo ở Pháp, là một biểu tượng tôn giáo đối với tôi ».

Không chỉ khách du lịch hay các con chiên mong đợi được ghé thăm Nhà thờ Đức Bà. Cha xứ Armand d’Harcourt, đến từ thành phố Mulhouse, miền đông bắc nước Pháp, cho biết : « Mặc dù có rất đông khách du lịch, nhưng nhà thờ vẫn là một nơi để cầu nguyện cùng với bản ngã tâm hồn. Nhà thờ Đức Bà Paris, giống như nhà thờ mẹ ở Pháp. Vụ hỏa hoạn đã cho thấy đức tin vẫn còn đó, trong nhiều người dân Pháp và thậm chí là trên toàn thế giới. Nhà thờ mở cửa lại là một biểu tượng lớn về niềm hy vọng cũng như về một khởi đầu mới. »

Những hình ảnh đầu tiên về Nhà thờ Đức Bà sau khi trùng tu, đã được loan tải một ngày trước lễ mở cửa chính thức bởi kênh truyền hình Pháp France 2, nhân chuyến thăm của tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng phu nhân. Phía Pháp khẳng định cho thế giới tìm lại hình ảnh nguyên bản của Nhà thờ Đức Bà, mà « chưa ai từng thấy » từ hơn 800 năm qua. Cuộc trùng tu này cũng là dịp để gột rửa những bụi bặm, phong rêu trên những tấm kính, trên những pho tượng, hay trên trần của nhà thờ, vốn đã bị nhuốm màu thời gian.

Hai du khách Mỹ, bà Lyndsy và chồng, đã từng ghé thăm Nhà thờ cách nay nhiều năm, cho biết có thể « khám phá nhiều thứ hơn », Nhà thờ được trang hoàng lại, sáng sủa hơn rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, một số du khách khác thì lại hoài niệm về nét cổ kính xưa cũ, minh chứng cho tuổi đời 8 thế kỷ của công trình giữa lòng thủ đô Paris. Cô Sandrine không hài lòng về việc tu sửa khiến cho Nhà thờ Đức Bà trở nên "quá sáng", "quá trắng". Tôi không chắc là nhà thờ đã từng trông như thế, giống với bảo tàng vậy.Nhưng cô cũng rất vui vì nhà thờ Đức Bà “đã được cứu”.

Công trình theo kiến trúc Gothic mở lại cánh cửa đón khách trở lại cũng là một tin tốt lành đối với các dịch vụ du lịch xung quanh khu phố, sau 5 năm vắng khách. Theo France Info, trong tuần mở cửa đầu tiên, doanh thu của những quán cà phê, nhà hàng hay khách sạn của khu phố đã tăng 25% so với cùng kỳ những năm trước đó.

Có nên thu phí vào cửa một công trình tôn giáo ?

Cho đến nay, công trình biểu tượng của Paris vẫn mở cửa miễn phí cho khách du lịch, trừ lối vào những nơi cầu nguyện riêng, hoặc lên tháp chuông. Hồi tháng 10 vừa qua, bộ trưởng văn hóa Pháp đã đề xuất thu phí vào cửa 5 euro đối với khách du lịch, khi mở cửa trở lại vào tháng 12. Theo bộ trưởng Pháp, biện pháp này có thể thu về 75 triệu euro mỗi năm, giúp bảo tồn các nhà thờ trên khắp nước Pháp. Vì “khắp nơi ở châu Âu, muốn đến thăm các công trình tôn giáo kiệt tác đều phải trả phí”.

Tuy nhiên, đề xuất này bị Giáo hội Công giáo Pháp phản đối, viện dẫn luật năm 1905 về tách biệt Giáo hội với Nhà nước, quy định các nhà thờ phải mở cửa miễn phí cho công chúng. Giáo hội cũng cho rằng không thể tách biệt người tham dự lễ thánh và du khách, và việc thu phí sẽ ảnh hưởng đến sứ mệnh truyền giáo của họ. Vụ việc đã gây tranh cãi tại Pháp. Anh Sebastien Dumas, du khách đến từ Toulouse, cho rằng “nếu việc thu phí có thể hỗ trợ công trình tu bổ nhà thờ thì tại sao không, nhưng tôi nghĩ rằng một di sản của Pháp thì nên mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người”.

Cha xứ Armand d’Harcourt thì cho rằng Nhà thờ Đức Bà Paris trước hết là một nhà thờ, là một nơi có thể đón nhận mọi tầng lớp xã hội, những người nghèo nhất cho đến những người giàu nhất. Tôi cho rằng hành động thu phí vào cửa giống như là đánh cắp tiền của người dân Pháp, hơn nữa khoản ngân sách đổ vào cũng không ít, cũng như đóng góp từ nhiều người khác.”

Kiệt tác kiến trúc Gothic

Việc tu bổ phía bên ngoài Nhà thờ, đặc biệt là phần mái, sẽ vẫn tiếp tục trong vài năm nữa. Thành phố Paris cũng công bố kế hoạch tân trang, phủ xanh khu vực xung quanh Nhà thờ Đức Paris. Khu vực hầm để xe, nằm dưới sân trước của nhà thờ, sẽ được tu bổ lại, với hiệu sách và các quán cafe, khu vực tiếp đón, quầy thông tin cho du khách (ước tính 14 đến 15 triệu người mỗi năm).. Một lối đi dạo sẽ được xây dựng, nối khu vực tiếp tân với bờ sông Seine.

Khu vườn ở mặt sau của nhà thờ cũng sẽ được mở rộng, trồng thêm 160 cây xanh, kết hợp với một công viên ven sông Seine, dài 400 m. Tổng cộng 4,7 hectare bao quanh nhà thờ sẽ được quy hoạch lại. Công trình sẽ bắt đầu từ mùa thu năm 2025 và dự trù hoàn thành vào năm 2028, với kinh phí khoảng 50 triệu euro.

Quảng trường Jean-XXIII, bị hư hại nặng do các giàn giáo của công trường tu bổ, sẽ được khôi phục theo thiết kế của thế kỷ 19. Du khách sẽ có thể tham quan nhà thờ Đức Bà từ phía nam.

Toà thị chính Paris cho biết mục tiêu của kế hoạch này là điều chỉnh cảnh quan xung quanh “kiệt tác kiến trúc Gothic”, bị ảnh hưởng bởi trận hỏa hoạn năm 2019, cũng như đối phó với sự nóng lên toàn cầu.

Thành phố cũng nêu ra khó khăn trong việc thực hiện dự án này, làm sao quy hoạch lại mà không ảnh hưởng đến cảnh quan của khu phố, “có giá trị di sản cao, được công nhận và bảo vệ”, vì rất gần với địa điểm “Paris, bờ sông Seine", được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 1991.

  continue reading

23 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 456643524 series 1455069
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Năm năm sau vụ hỏa hoạn, Nhà thờ Đức Bà Paris tại Pháp đã trở lại chào đón công chúng từ khắp nơi trên thế giới, sau đại lễ mở cửa chính thức từ ngày 07/12/2024.

Những tiếng chuông thánh thót từ Nhà Thờ Đức Bà, sau 5 năm lặng yên, đã ngân lên trở lại, vang vọng khắp các khu phố trung tâm thủ đô Pháp. Âm thanh phát ra từ hai ngọn tháp chuông, nơi đã từng khiến cả thế giới nín thở, lo sợ không biết lửa có sẽ lan ra, nuốt chửng, thiêu rụi toàn bộ Nhà thờ Đức Bà hay không, theo dõi sát sao những vòi nước từ đội ngũ lính cứu hoả.

Những hàng rào chắn trước Nhà thờ Đức Bà nay đã được dỡ bỏ, để lộ trở lại mốc Km số 0 của thủ đô Paris, để những du khách mộng mơ về Paris có thể đứng đó và ước được quay trở lại kinh đô ánh sáng một lần nữa theo như lời đồn. Cây cầu gỗ mộc mạc, nối đại lộ Quai de Montebello, bắc qua sông Seine, dẫn vào chân nhà thờ, bị các tấm phông bạt trắng che chắn, nay đã thông thoáng, tấp nập người qua lại, lộ ra những ổ khóa của các đôi tình nhân.

Nhà thờ Đức Bà Paris đã chính thức mở cửa lại hôm 7/12, theo lời hứa của tổng thống Pháp Macron, sau 5 năm tu sửa theo nguyên trạng, với các màn trình diễn nghệ thuật hoành tráng, cùng sự góp mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ. Lần đầu tiên từ 5 năm qua, cây đàn organ khổng lồ được đặt phía trên, gần với nóc của nhà thờ, phát ra những âm thanh vang dội trong bầu không khí linh thiêng của buổi thánh lễ trang trọng.

Công chúng có thể đến thăm Nhà thờ kể từ ngày 10/12, nhưng phải đặt chỗ từ trang mạng chính thức của Nhà thờ, dù là miễn phí. Những du khách ngẫu hứng, không chuẩn bị trước, hoặc không đặt được vé vào vì kín chỗ, phải đợi đến cuối thứ Bảy, từ ngày 14/12, mới có thể vào tham quan công trình hơn 800 tuổi, nhưng phải xếp hàng. Thời gian chờ từ 5 đến 10 phút, nhưng có thể lên đến 30 phút, tùy theo thời điểm, hàng người có thể nối dài từ cửa vào cho đến tận gần cầu Pont-Cardinal Lustigier.

Đọc thêm : Công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris: Một kỳ tích

Anh Marius, một tình nguyện viên hỗ trợ tại lối vào, cho biết : « Nhà Thờ Đức Bà Paris dự trù tiếp đón khoảng 17 triệu người, tức là mỗi ngày khoảng 40.000 người. Do vậy, chúng tôi duy trì việc đặt trước chỗ trên mạng để mọi người có thể đến thăm nhà thờ dễ dàng hơn.»

Nhà thời Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), đứng sừng sững giữa bầu trời thủ đô Pháp, như một nhân chứng lịch sử, đã đi vào những vần thơ, áng văn của nhiều thi hào Pháp. Đối với nhiều người Pháp, Nhà Thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng, tượng trưng cho văn hóa Pháp. Bà Anne, một cư dân của thủ đô Paris, xếp hàng để vào Nhà thờ dự thánh lễ, được tổ chức hàng ngày theo các khung giờ khác nhau, cho biết : « Chúng tôi đã chờ từ 5 năm qua, chúng tôi chỉ đợi sự kiện này. Với tôi, Nhà Thờ Đức Bà Paris, đại diện cho thủ đô, cho nước Pháp, cho những giá trị của riêng tôi. Tôi rất vui mừng khi nhà thờ được tân trang. »

Đối với bà Aline Arnaud, một du khách đến từ miền nam nước Pháp, «thật khó tin khi có thể chứng kiến Nhà thờ tái sinh từ đống tro tàn, bởi vì Nhà thờ là một nơi mang tính biểu tượng của Pháp, là nơi của những cuộc hội tụ, mở cửa đón mọi người, ngay cả với những người không theo đạo Công giáo. »

Sự kiện này cũng thu hút nhiều người Pháp, chưa từng đặt chân đến Nhà thờ trong những năm qua, quyết định ghé thăm công trình thế kỷ này, như trường hợp của Bastien Dumas, đến từ thành phố miền nam Toulouse: « Công trình này giống như biểu tượng của Paris, với tất cả các bức tượng ở bên trong. Chúng tôi đã xem những hình ảnh trên truyền hình, cũng như biết được cách mà các nghệ nhân trùng tu như thế nào. Chúng tôi cũng muốn đến tận nơi để xem tiến độ của công trình tu bổ này và những gì mà họ đã làm được ».

Đối với du khách quốc tế như cô Emma, từ Canada, đến du lịch ở Paris trong dịp này, thì không thể bỏ lỡ việc đi thăm Nhà thờ Đức Bà trong lộ trình của mình, « nhất là khi mình nằm trong số những người đầu tiên vào thăm công trình này kể từ khi mở cửa lại ». Cô cho biết « rất vui mừng vì có thể vào trong, mặc dù số khách du lịch rất đông ».

Biểu tượng của tôn giáo

Nhà thờ mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 7 giờ 45 đến 19 giờ. Thời gian mở cửa vào cuối tuần sẽ muộn hơn. Các thánh lễ được tổ chức hàng ngày. Đối với một số người theo Công giáo, như cô Sandrine, đến từ vùng ngoại ô Paris, « Nhà thờ Đức Bà như chiến nôi của Thiên chúa giáo ở Pháp, là một biểu tượng tôn giáo đối với tôi ».

Không chỉ khách du lịch hay các con chiên mong đợi được ghé thăm Nhà thờ Đức Bà. Cha xứ Armand d’Harcourt, đến từ thành phố Mulhouse, miền đông bắc nước Pháp, cho biết : « Mặc dù có rất đông khách du lịch, nhưng nhà thờ vẫn là một nơi để cầu nguyện cùng với bản ngã tâm hồn. Nhà thờ Đức Bà Paris, giống như nhà thờ mẹ ở Pháp. Vụ hỏa hoạn đã cho thấy đức tin vẫn còn đó, trong nhiều người dân Pháp và thậm chí là trên toàn thế giới. Nhà thờ mở cửa lại là một biểu tượng lớn về niềm hy vọng cũng như về một khởi đầu mới. »

Những hình ảnh đầu tiên về Nhà thờ Đức Bà sau khi trùng tu, đã được loan tải một ngày trước lễ mở cửa chính thức bởi kênh truyền hình Pháp France 2, nhân chuyến thăm của tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng phu nhân. Phía Pháp khẳng định cho thế giới tìm lại hình ảnh nguyên bản của Nhà thờ Đức Bà, mà « chưa ai từng thấy » từ hơn 800 năm qua. Cuộc trùng tu này cũng là dịp để gột rửa những bụi bặm, phong rêu trên những tấm kính, trên những pho tượng, hay trên trần của nhà thờ, vốn đã bị nhuốm màu thời gian.

Hai du khách Mỹ, bà Lyndsy và chồng, đã từng ghé thăm Nhà thờ cách nay nhiều năm, cho biết có thể « khám phá nhiều thứ hơn », Nhà thờ được trang hoàng lại, sáng sủa hơn rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, một số du khách khác thì lại hoài niệm về nét cổ kính xưa cũ, minh chứng cho tuổi đời 8 thế kỷ của công trình giữa lòng thủ đô Paris. Cô Sandrine không hài lòng về việc tu sửa khiến cho Nhà thờ Đức Bà trở nên "quá sáng", "quá trắng". Tôi không chắc là nhà thờ đã từng trông như thế, giống với bảo tàng vậy.Nhưng cô cũng rất vui vì nhà thờ Đức Bà “đã được cứu”.

Công trình theo kiến trúc Gothic mở lại cánh cửa đón khách trở lại cũng là một tin tốt lành đối với các dịch vụ du lịch xung quanh khu phố, sau 5 năm vắng khách. Theo France Info, trong tuần mở cửa đầu tiên, doanh thu của những quán cà phê, nhà hàng hay khách sạn của khu phố đã tăng 25% so với cùng kỳ những năm trước đó.

Có nên thu phí vào cửa một công trình tôn giáo ?

Cho đến nay, công trình biểu tượng của Paris vẫn mở cửa miễn phí cho khách du lịch, trừ lối vào những nơi cầu nguyện riêng, hoặc lên tháp chuông. Hồi tháng 10 vừa qua, bộ trưởng văn hóa Pháp đã đề xuất thu phí vào cửa 5 euro đối với khách du lịch, khi mở cửa trở lại vào tháng 12. Theo bộ trưởng Pháp, biện pháp này có thể thu về 75 triệu euro mỗi năm, giúp bảo tồn các nhà thờ trên khắp nước Pháp. Vì “khắp nơi ở châu Âu, muốn đến thăm các công trình tôn giáo kiệt tác đều phải trả phí”.

Tuy nhiên, đề xuất này bị Giáo hội Công giáo Pháp phản đối, viện dẫn luật năm 1905 về tách biệt Giáo hội với Nhà nước, quy định các nhà thờ phải mở cửa miễn phí cho công chúng. Giáo hội cũng cho rằng không thể tách biệt người tham dự lễ thánh và du khách, và việc thu phí sẽ ảnh hưởng đến sứ mệnh truyền giáo của họ. Vụ việc đã gây tranh cãi tại Pháp. Anh Sebastien Dumas, du khách đến từ Toulouse, cho rằng “nếu việc thu phí có thể hỗ trợ công trình tu bổ nhà thờ thì tại sao không, nhưng tôi nghĩ rằng một di sản của Pháp thì nên mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người”.

Cha xứ Armand d’Harcourt thì cho rằng Nhà thờ Đức Bà Paris trước hết là một nhà thờ, là một nơi có thể đón nhận mọi tầng lớp xã hội, những người nghèo nhất cho đến những người giàu nhất. Tôi cho rằng hành động thu phí vào cửa giống như là đánh cắp tiền của người dân Pháp, hơn nữa khoản ngân sách đổ vào cũng không ít, cũng như đóng góp từ nhiều người khác.”

Kiệt tác kiến trúc Gothic

Việc tu bổ phía bên ngoài Nhà thờ, đặc biệt là phần mái, sẽ vẫn tiếp tục trong vài năm nữa. Thành phố Paris cũng công bố kế hoạch tân trang, phủ xanh khu vực xung quanh Nhà thờ Đức Paris. Khu vực hầm để xe, nằm dưới sân trước của nhà thờ, sẽ được tu bổ lại, với hiệu sách và các quán cafe, khu vực tiếp đón, quầy thông tin cho du khách (ước tính 14 đến 15 triệu người mỗi năm).. Một lối đi dạo sẽ được xây dựng, nối khu vực tiếp tân với bờ sông Seine.

Khu vườn ở mặt sau của nhà thờ cũng sẽ được mở rộng, trồng thêm 160 cây xanh, kết hợp với một công viên ven sông Seine, dài 400 m. Tổng cộng 4,7 hectare bao quanh nhà thờ sẽ được quy hoạch lại. Công trình sẽ bắt đầu từ mùa thu năm 2025 và dự trù hoàn thành vào năm 2028, với kinh phí khoảng 50 triệu euro.

Quảng trường Jean-XXIII, bị hư hại nặng do các giàn giáo của công trường tu bổ, sẽ được khôi phục theo thiết kế của thế kỷ 19. Du khách sẽ có thể tham quan nhà thờ Đức Bà từ phía nam.

Toà thị chính Paris cho biết mục tiêu của kế hoạch này là điều chỉnh cảnh quan xung quanh “kiệt tác kiến trúc Gothic”, bị ảnh hưởng bởi trận hỏa hoạn năm 2019, cũng như đối phó với sự nóng lên toàn cầu.

Thành phố cũng nêu ra khó khăn trong việc thực hiện dự án này, làm sao quy hoạch lại mà không ảnh hưởng đến cảnh quan của khu phố, “có giá trị di sản cao, được công nhận và bảo vệ”, vì rất gần với địa điểm “Paris, bờ sông Seine", được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 1991.

  continue reading

23 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh