Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Hồi sinh một biệt thự Pháp : Mô hình bảo tồn công trình cổ ở Hà Nội

10:30
 
Chia sẻ
 

Manage episode 396821428 series 130289
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Nằm ở khu đất vàng Hà Nội và bị bỏ hoang từ nhiều năm, căn biệt thự Pháp cổ ở số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, dự kiến đón khách tham quan dịp Tết Nguyên đán sau hơn một năm trùng tu. Thêm một địa điểm ở Hà Nội để công chúng có thể tìm hiểu sự giao thoa văn hóa, kiến trúc và lối sống tại khu phố Pháp đầu thế kỷ XX.

Đây cũng là kết quả hợp tác giữa UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và đơn vị cố vấn là vùng Ile-de-France và Cơ quan hỗ trợ Hợp tác Quốc tế vùng Ile-de-France tại Việt Nam (PRX).

Biệt thự có hai lối vào, nhưng lối chính nằm ở 49 Trần Hưng Đạo, theo giải thích của ông Emmanuel Cerise, giám đốc PRX, hỗ trợ chuyên môn cho dự án :

“Khi chúng tôi bắt đầu trùng tu ngôi nhà, gian phòng chính ở tầng trệt nhìn ra phố Hàng Bài đã được mở thêm một cửa kính lớn để làm cửa hàng. Nhìn như vậy, ta có cảm giác là lối vào chính nằm ở phố Hàng Bài. Nhưng nhìn vào bố cục và lịch sử của ngôi nhà thì lại khác.

Vì đây là một tư dinh nên không có nhiều tài liệu lưu trữ, khác với các công trình công được xây dựng lúc đó. Tuy nhiên, người ta có thể thấy ngôi nhà này xuất hiện trên rất nhiều bản đồ quy hoạch đô thị hoặc quân sự của thành phố Hà Nội. Ví dụ ngôi nhà này không có trên một bản đồ năm 1893, nhưng xuất hiện trên một bản đồ năm 1895, 1898. Như vậy có thể áng chừng thời gian xây dựng biệt thự này trùng thời điểm mở đại lộ Gambetta (phố Trần Hưng Đạo hiện nay), nằm trong số bốn trục lộ lớn của khu phố Pháp. Đây là phố cuối cùng ở phía nam Hà Nội.

Biệt thự được xây xong cùng lúc đại lộ Gambetta hoàn tất. Lúc đó, phố Hàng Bài (hiện giờ rộng như phố Trần Hưng Đạo) chỉ là một đường mòn để ra khỏi thành phố. Cho nên có thể hình dung rằng lối vào chính là từ phố Trần Hưng Đạo, lúc đó là đại lộ mới mở. Phía Hàng Bài có lẽ là một khu vườn rất rộng, gấp đôi diện tích vườn hiện nay và là khu riêng tư của biệt thự. Căn cứ vào bố cục biệt thự, từ phía Trần Hưng Đạo, chúng ta bước vào một gian dẫn đến phòng khách, phòng ăn, khu vực cầu thang lên tầng. Bố cục này hoàn toàn phù hợp với “lối vào” theo kiểu Pháp”.

Kiến trúc Pháp thích ứng với điều kiện tự nhiên Việt Nam

Khu sân nhỏ dẫn đến bậc tam cấp lên nhà. Ngay bên trái cầu thang là tấm kính che một phần nền cũ của ngôi nhà, thấp hơn nền sân hiện tại, được phát hiện trong quá trình trùng tu.

“Khi đào móng làm lại cầu thang đã bị phá, chúng tôi phát hiện ra nền móng cũ của biệt thự, thấp hơn 45 cm so với nền hiện nay. Phần hiên được lát gạch, tiếp theo là rãnh nước cách tường nhà khoảng 1 mét, tất cả chạy vòng quanh ngôi nhà để nước không trôi vào làm hỏng nhà. Rãnh này cũng làm ranh giới giữa phần hiên gạch và vườn ở phía bên kia. Chúng tôi giữ lại một phần hiên và rãnh gần lối vào chính và lắp kính ở trên, bởi vì khu vực mở này còn cho phép thấy được “khu bán hầm vệ sinh”. Thực ra đây là phần trống nhằm tách nền nhà khỏi mặt đất để tránh hơi ẩm, vì chúng ta biết là ở Việt Nam mưa nhiều, Hà Nội nằm ở đồng bằng nên các mạch nước ngầm rất gần. Nhờ cách làm này, ngôi nhà đã gần 130 tuổi vẫn là một công trình còn khá sạch vì không bị ẩm.

Đó là những chi tiết nhỏ mà chúng tôi muốn giữ lại để cho thấy những phần không còn. Ngôi nhà có hai hệ thống chống ẩm hiệu quả : rãnh thoát nước để tránh tù đọng và tầng bán hầm vệ sinh làm vùng đệm giữa tường, nền nhà và mặt đất. Xây nhà trên tầng bán hầm như này thường tốn kém hơn, nhưng rất hiệu quả để chống ẩm. Thường thì trong những ngôi nhà không được xây theo hệ thống này, ẩm mốc sẽ lan khắp nhà”.

Sau cánh cửa chính là gian phòng dẫn đến nhiều phòng khác và khu cầu thang, được ông Emmanuel Cerise nói ở trên. Trần nhà trơ khung thép, tường cầu thang cũng không được trát. Nhưng đây là chủ ý trong dự án nhằm giải thích một số kỹ thuật Pháp được thích ứng ở Việt Nam”.

“Trần ở đây được làm từ các cột thép, gọi là xà dọc, thêm một lớp rầm, sau đó là sàn của tầng trên. Đây không phải là kỹ thuật truyền thống Việt Nam. Ở Pháp, trần nhà thường được trát thạch cao. Nhưng ở nhà này không có, vì quá ẩm. Có thể vào đầu thời Pháp, người ta cũng dùng thạch cao, nhưng không được lâu vì không chịu được không khí quá ẩm ở Việt Nam, nên họ sử dụng hỗn hợp vôi rơm. Chúng tôi thấy chúng dính trên kèo nhà và trên đinh. Đó là kỹ thuật truyền thống được sử dụng ở những nước nóng ẩm châu Á. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật đó trong những căn phòng khác, trừ gian này để cho thấy khung trần nhà ban đầu. Mái ở tầng trên cũng được để như vậy.

Ở khu vực cầu thang lên tầng, chúng tôi cũng không trát một số chỗ, để lộ gạch gốc trên tường. Mục đích là nhằm giải thích một chút về kiểu kỹ thuật khá đặc biệt này ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX”.

Tương tự trên nền nhà, một vài viên gạch bị thiếu vẫn để trống.

“Nền nhà tầng trệt (tầng 1) vẫn giữ được gạch lát gốc hình lục lăng. Chúng tôi đã cậy 1, 2 viên để xem và thấy tên một công ty ở tỉnh Var (miền nam Pháp), giờ không còn, được in trên đó. Những viên gạch này mang đặc trưng của tỉnh Var. Chúng tôi không rõ ngói ở biệt thự này có điểm đặc biệt gì, không nhưng ở nhiều ngôi nhà khác ở Việt Nam, rất nhiều ngói cũ được in tên từ Marseille (miền nam Pháp) bởi vì đó cũng là một hải cảng, nơi xuất phát mọi hàng hóa. Cho nên gạch lát đến từ Var và ngói đến từ Marseille là chuyện bình thường”.

Đi hết cầu thang xoắn ốc, được làm lại hoàn toàn bằng thép và gỗ vì cầu thang cũ không còn, là đến tầng hai, chủ yếu gồm các phòng ngủ, phòng làm việc, đầy ánh sáng từ cửa sổ được lắp khắp nơi.

“Khung kèo mái được làm bằng kim loại. Khi được giao trùng tu, biệt thự chỉ còn khung kèo, không còn lợp. Khung kèo mái được làm theo đúng kỹ thuật truyền thống cuối thế kỷ XIX ở Pháp, có nghĩa là làm bằng thép. Xây dựng bằng kim loại phát triển rất mạnh tại Pháp vào thời kỳ đó, như chúng ta thấy tháp Eiffel, rất nhiều cây cầu bằng thép. Vì thế, thép được sản xuất rất nhiều. Nhưng ở Việt Nam lại không có, vì chính quyền thuộc địa không phát triển ngành luyện kim tại đây, cho nên họ đã nhập xà thép từ Pháp để làm khung kèo, lắp thêm xà gồ để giữ ngói. Ngói cũng không có ở Việt Nam. Thực ra là không rõ lắm ! Nhưng chắc chắn là chúng tôi không tìm thấy ngói trong những ngôi nhà khác nên những viên ngói đầu tiên cũng được nhập từ Pháp”.

Nguyên nét đặc trưng biệt thự Pháp cổ

Các gian trong biệt thự được phân bổ theo đúng kiến trúc Pháp thời đó. Lối vào, phòng khách, phòng ăn nằm ở tầng 1, trên tầng là các phòng ngủ, một nhà tắm, một nhà vệ sinh. Nhưng điều ngạc nhiên, được kiến trúc sư Emmanuel Cerise nhắc đến, là trong nhà không có vết tích của bếp.

“Thực ra, vào thời đó, các biệt thự Pháp đều có một nhà phụ nơi những người giúp việc (được gọi là “boys”) là người Việt sinh sống và cũng làm nhà bếp. Khi đào sâu thêm dưới đất, chúng tôi thấy móng của một nhà phụ đó nhưng bị phá hoàn toàn nên không thể biết thêm được gì.

Vì vậy, chúng tôi quyết định xây thêm một khu phụ, trong đó có nhà vệ sinh để không phải xây thêm nhà vệ sinh trong biệt thự chính, có nghĩa là sẽ không phải đấu nước và sẽ tránh được nguy cơ rò rỉ nước mà chúng ta vẫn biết hệ thống nước thải hiện vẫn khá phức tạp ở Việt Nam. Ngoài ra, trong ngôi nhà phụ đó còn có một gian lớn mà chúng tôi muốn mở một hàng cà phê để khách tham quan có thể lên trần, nhâm nhi cà phê ngắm biệt thự từ trên cao”.

Gạch, ngói thay thế được sản xuất tại Việt Nam. Biệt thực được quét vôi màu vàng và đỏ đậm. Khi mới quét xong, mầu vôi mới bị chê là chưa thuận mắt” nhiều người. Ông Emmanuel Cerise giải thích cách tìm ra màu gốc.

“Vì biệt thự bị bỏ hoang từ lâu và được sơn đi sơn lại nhiều lần. Chúng tôi cạo hết các lớp trát sau này và phát hiện ra lớp sơn cũ. Ở Pháp rất dễ làm lại được loại sơn cũ, chỉ cần gửi mẫu tới một phòng thí nghiệm để phân tích thành phần hóa học màu gốc, cũng như vật liệu gốc đã được sử dụng. Khi bắt đầu cải tạo ngôi nhà này, chúng tôi cũng lấy mẫu. Tôi đề xuất gửi sang Pháp phân tích, vì ở Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào có thể phân tích kiểu này, nhưng phía đối tác Việt Nam cho rằng không thực sự cần thiết. Đó có thể là một trong những hạn chế, tương tự với gạch lát, lẽ ra cũng nên nhập từ Pháp. Nhưng có lẽ hơi phức tạp cho phía Việt Nam”.

Công trình thí điểm cho gần 100 biệt thự cổ ở Hà Nội

Biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài là công trình biệt thự đầy tiên của Hà Nội được làm một cách bài bản và có kinh phí lên gần 15 tỷ đồng.

“Tại sao lại chọn biệt thự này ? Vì người ta nghĩ là ngôi nhà bị ma ám. Tôi không biết hết chuyện, nhưng hình như là ai đó đã chết thảm thương trong nhà. Người Việt khá mê tín nên không muốn sống trong ngôi nhà bị ma ám. Dù ngôi nhà nằm giữa trung tâm thành phố, được coi là khu đất vàng, nhưng chẳng ai quan tâm đầu tư vào ngôi nhà.

Trước đó, trong khu đất của biệt thự này có 25 hộ gia đình sinh sống, nhưng không ai sống trong ngôi nhà rộng 100 m2, cao hai tầng, có nghĩa là khoảng 200 m2, trên toàn bộ diện tích đất 900 m2. Ngôi nhà bị bỏ hoang, còn người dân sống trong những căn nhà tạm trong vườn. Quá trình bồi thường, tái định cư cũng kéo dài. Phía đối tác Việt Nam của chúng tôi tốn rất nhiều thời gian để giải tỏa khu đất”.

Là dự án thí điểm để trùng tu khoảng 100 biệt thự Pháp trong kế hoạch của thành phố Hà Nội, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sẽ trở thành Trung tâm Thông tin Phố cũ (theo mô hình Centre d’interprétation du Patrimoine - Trung tâm giải thích di sản của Pháp) nhằm giới thiệu : Cuộc sống của một gia đình Pháp vào thời kỳ đó ra sao ? Sự giao thoa văn hóa Pháp-Việt diễn ra như nào ?

  continue reading

77 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 396821428 series 130289
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Nằm ở khu đất vàng Hà Nội và bị bỏ hoang từ nhiều năm, căn biệt thự Pháp cổ ở số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, dự kiến đón khách tham quan dịp Tết Nguyên đán sau hơn một năm trùng tu. Thêm một địa điểm ở Hà Nội để công chúng có thể tìm hiểu sự giao thoa văn hóa, kiến trúc và lối sống tại khu phố Pháp đầu thế kỷ XX.

Đây cũng là kết quả hợp tác giữa UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và đơn vị cố vấn là vùng Ile-de-France và Cơ quan hỗ trợ Hợp tác Quốc tế vùng Ile-de-France tại Việt Nam (PRX).

Biệt thự có hai lối vào, nhưng lối chính nằm ở 49 Trần Hưng Đạo, theo giải thích của ông Emmanuel Cerise, giám đốc PRX, hỗ trợ chuyên môn cho dự án :

“Khi chúng tôi bắt đầu trùng tu ngôi nhà, gian phòng chính ở tầng trệt nhìn ra phố Hàng Bài đã được mở thêm một cửa kính lớn để làm cửa hàng. Nhìn như vậy, ta có cảm giác là lối vào chính nằm ở phố Hàng Bài. Nhưng nhìn vào bố cục và lịch sử của ngôi nhà thì lại khác.

Vì đây là một tư dinh nên không có nhiều tài liệu lưu trữ, khác với các công trình công được xây dựng lúc đó. Tuy nhiên, người ta có thể thấy ngôi nhà này xuất hiện trên rất nhiều bản đồ quy hoạch đô thị hoặc quân sự của thành phố Hà Nội. Ví dụ ngôi nhà này không có trên một bản đồ năm 1893, nhưng xuất hiện trên một bản đồ năm 1895, 1898. Như vậy có thể áng chừng thời gian xây dựng biệt thự này trùng thời điểm mở đại lộ Gambetta (phố Trần Hưng Đạo hiện nay), nằm trong số bốn trục lộ lớn của khu phố Pháp. Đây là phố cuối cùng ở phía nam Hà Nội.

Biệt thự được xây xong cùng lúc đại lộ Gambetta hoàn tất. Lúc đó, phố Hàng Bài (hiện giờ rộng như phố Trần Hưng Đạo) chỉ là một đường mòn để ra khỏi thành phố. Cho nên có thể hình dung rằng lối vào chính là từ phố Trần Hưng Đạo, lúc đó là đại lộ mới mở. Phía Hàng Bài có lẽ là một khu vườn rất rộng, gấp đôi diện tích vườn hiện nay và là khu riêng tư của biệt thự. Căn cứ vào bố cục biệt thự, từ phía Trần Hưng Đạo, chúng ta bước vào một gian dẫn đến phòng khách, phòng ăn, khu vực cầu thang lên tầng. Bố cục này hoàn toàn phù hợp với “lối vào” theo kiểu Pháp”.

Kiến trúc Pháp thích ứng với điều kiện tự nhiên Việt Nam

Khu sân nhỏ dẫn đến bậc tam cấp lên nhà. Ngay bên trái cầu thang là tấm kính che một phần nền cũ của ngôi nhà, thấp hơn nền sân hiện tại, được phát hiện trong quá trình trùng tu.

“Khi đào móng làm lại cầu thang đã bị phá, chúng tôi phát hiện ra nền móng cũ của biệt thự, thấp hơn 45 cm so với nền hiện nay. Phần hiên được lát gạch, tiếp theo là rãnh nước cách tường nhà khoảng 1 mét, tất cả chạy vòng quanh ngôi nhà để nước không trôi vào làm hỏng nhà. Rãnh này cũng làm ranh giới giữa phần hiên gạch và vườn ở phía bên kia. Chúng tôi giữ lại một phần hiên và rãnh gần lối vào chính và lắp kính ở trên, bởi vì khu vực mở này còn cho phép thấy được “khu bán hầm vệ sinh”. Thực ra đây là phần trống nhằm tách nền nhà khỏi mặt đất để tránh hơi ẩm, vì chúng ta biết là ở Việt Nam mưa nhiều, Hà Nội nằm ở đồng bằng nên các mạch nước ngầm rất gần. Nhờ cách làm này, ngôi nhà đã gần 130 tuổi vẫn là một công trình còn khá sạch vì không bị ẩm.

Đó là những chi tiết nhỏ mà chúng tôi muốn giữ lại để cho thấy những phần không còn. Ngôi nhà có hai hệ thống chống ẩm hiệu quả : rãnh thoát nước để tránh tù đọng và tầng bán hầm vệ sinh làm vùng đệm giữa tường, nền nhà và mặt đất. Xây nhà trên tầng bán hầm như này thường tốn kém hơn, nhưng rất hiệu quả để chống ẩm. Thường thì trong những ngôi nhà không được xây theo hệ thống này, ẩm mốc sẽ lan khắp nhà”.

Sau cánh cửa chính là gian phòng dẫn đến nhiều phòng khác và khu cầu thang, được ông Emmanuel Cerise nói ở trên. Trần nhà trơ khung thép, tường cầu thang cũng không được trát. Nhưng đây là chủ ý trong dự án nhằm giải thích một số kỹ thuật Pháp được thích ứng ở Việt Nam”.

“Trần ở đây được làm từ các cột thép, gọi là xà dọc, thêm một lớp rầm, sau đó là sàn của tầng trên. Đây không phải là kỹ thuật truyền thống Việt Nam. Ở Pháp, trần nhà thường được trát thạch cao. Nhưng ở nhà này không có, vì quá ẩm. Có thể vào đầu thời Pháp, người ta cũng dùng thạch cao, nhưng không được lâu vì không chịu được không khí quá ẩm ở Việt Nam, nên họ sử dụng hỗn hợp vôi rơm. Chúng tôi thấy chúng dính trên kèo nhà và trên đinh. Đó là kỹ thuật truyền thống được sử dụng ở những nước nóng ẩm châu Á. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật đó trong những căn phòng khác, trừ gian này để cho thấy khung trần nhà ban đầu. Mái ở tầng trên cũng được để như vậy.

Ở khu vực cầu thang lên tầng, chúng tôi cũng không trát một số chỗ, để lộ gạch gốc trên tường. Mục đích là nhằm giải thích một chút về kiểu kỹ thuật khá đặc biệt này ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX”.

Tương tự trên nền nhà, một vài viên gạch bị thiếu vẫn để trống.

“Nền nhà tầng trệt (tầng 1) vẫn giữ được gạch lát gốc hình lục lăng. Chúng tôi đã cậy 1, 2 viên để xem và thấy tên một công ty ở tỉnh Var (miền nam Pháp), giờ không còn, được in trên đó. Những viên gạch này mang đặc trưng của tỉnh Var. Chúng tôi không rõ ngói ở biệt thự này có điểm đặc biệt gì, không nhưng ở nhiều ngôi nhà khác ở Việt Nam, rất nhiều ngói cũ được in tên từ Marseille (miền nam Pháp) bởi vì đó cũng là một hải cảng, nơi xuất phát mọi hàng hóa. Cho nên gạch lát đến từ Var và ngói đến từ Marseille là chuyện bình thường”.

Đi hết cầu thang xoắn ốc, được làm lại hoàn toàn bằng thép và gỗ vì cầu thang cũ không còn, là đến tầng hai, chủ yếu gồm các phòng ngủ, phòng làm việc, đầy ánh sáng từ cửa sổ được lắp khắp nơi.

“Khung kèo mái được làm bằng kim loại. Khi được giao trùng tu, biệt thự chỉ còn khung kèo, không còn lợp. Khung kèo mái được làm theo đúng kỹ thuật truyền thống cuối thế kỷ XIX ở Pháp, có nghĩa là làm bằng thép. Xây dựng bằng kim loại phát triển rất mạnh tại Pháp vào thời kỳ đó, như chúng ta thấy tháp Eiffel, rất nhiều cây cầu bằng thép. Vì thế, thép được sản xuất rất nhiều. Nhưng ở Việt Nam lại không có, vì chính quyền thuộc địa không phát triển ngành luyện kim tại đây, cho nên họ đã nhập xà thép từ Pháp để làm khung kèo, lắp thêm xà gồ để giữ ngói. Ngói cũng không có ở Việt Nam. Thực ra là không rõ lắm ! Nhưng chắc chắn là chúng tôi không tìm thấy ngói trong những ngôi nhà khác nên những viên ngói đầu tiên cũng được nhập từ Pháp”.

Nguyên nét đặc trưng biệt thự Pháp cổ

Các gian trong biệt thự được phân bổ theo đúng kiến trúc Pháp thời đó. Lối vào, phòng khách, phòng ăn nằm ở tầng 1, trên tầng là các phòng ngủ, một nhà tắm, một nhà vệ sinh. Nhưng điều ngạc nhiên, được kiến trúc sư Emmanuel Cerise nhắc đến, là trong nhà không có vết tích của bếp.

“Thực ra, vào thời đó, các biệt thự Pháp đều có một nhà phụ nơi những người giúp việc (được gọi là “boys”) là người Việt sinh sống và cũng làm nhà bếp. Khi đào sâu thêm dưới đất, chúng tôi thấy móng của một nhà phụ đó nhưng bị phá hoàn toàn nên không thể biết thêm được gì.

Vì vậy, chúng tôi quyết định xây thêm một khu phụ, trong đó có nhà vệ sinh để không phải xây thêm nhà vệ sinh trong biệt thự chính, có nghĩa là sẽ không phải đấu nước và sẽ tránh được nguy cơ rò rỉ nước mà chúng ta vẫn biết hệ thống nước thải hiện vẫn khá phức tạp ở Việt Nam. Ngoài ra, trong ngôi nhà phụ đó còn có một gian lớn mà chúng tôi muốn mở một hàng cà phê để khách tham quan có thể lên trần, nhâm nhi cà phê ngắm biệt thự từ trên cao”.

Gạch, ngói thay thế được sản xuất tại Việt Nam. Biệt thực được quét vôi màu vàng và đỏ đậm. Khi mới quét xong, mầu vôi mới bị chê là chưa thuận mắt” nhiều người. Ông Emmanuel Cerise giải thích cách tìm ra màu gốc.

“Vì biệt thự bị bỏ hoang từ lâu và được sơn đi sơn lại nhiều lần. Chúng tôi cạo hết các lớp trát sau này và phát hiện ra lớp sơn cũ. Ở Pháp rất dễ làm lại được loại sơn cũ, chỉ cần gửi mẫu tới một phòng thí nghiệm để phân tích thành phần hóa học màu gốc, cũng như vật liệu gốc đã được sử dụng. Khi bắt đầu cải tạo ngôi nhà này, chúng tôi cũng lấy mẫu. Tôi đề xuất gửi sang Pháp phân tích, vì ở Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào có thể phân tích kiểu này, nhưng phía đối tác Việt Nam cho rằng không thực sự cần thiết. Đó có thể là một trong những hạn chế, tương tự với gạch lát, lẽ ra cũng nên nhập từ Pháp. Nhưng có lẽ hơi phức tạp cho phía Việt Nam”.

Công trình thí điểm cho gần 100 biệt thự cổ ở Hà Nội

Biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài là công trình biệt thự đầy tiên của Hà Nội được làm một cách bài bản và có kinh phí lên gần 15 tỷ đồng.

“Tại sao lại chọn biệt thự này ? Vì người ta nghĩ là ngôi nhà bị ma ám. Tôi không biết hết chuyện, nhưng hình như là ai đó đã chết thảm thương trong nhà. Người Việt khá mê tín nên không muốn sống trong ngôi nhà bị ma ám. Dù ngôi nhà nằm giữa trung tâm thành phố, được coi là khu đất vàng, nhưng chẳng ai quan tâm đầu tư vào ngôi nhà.

Trước đó, trong khu đất của biệt thự này có 25 hộ gia đình sinh sống, nhưng không ai sống trong ngôi nhà rộng 100 m2, cao hai tầng, có nghĩa là khoảng 200 m2, trên toàn bộ diện tích đất 900 m2. Ngôi nhà bị bỏ hoang, còn người dân sống trong những căn nhà tạm trong vườn. Quá trình bồi thường, tái định cư cũng kéo dài. Phía đối tác Việt Nam của chúng tôi tốn rất nhiều thời gian để giải tỏa khu đất”.

Là dự án thí điểm để trùng tu khoảng 100 biệt thự Pháp trong kế hoạch của thành phố Hà Nội, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sẽ trở thành Trung tâm Thông tin Phố cũ (theo mô hình Centre d’interprétation du Patrimoine - Trung tâm giải thích di sản của Pháp) nhằm giới thiệu : Cuộc sống của một gia đình Pháp vào thời kỳ đó ra sao ? Sự giao thoa văn hóa Pháp-Việt diễn ra như nào ?

  continue reading

77 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh