Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !
Việt Nam xem xét việc khởi động lại các dự án phát triển điện hạt nhân
Manage episode 447251053 series 130289
Để bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn thực hiện được cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đang muốn quay trở lại với các dự án điện hạt nhân đã bị bỏ dở trước đây.
Vào giữa tháng 9 vừa qua, chính phủ Hà Nội đã giao cho bộ Công Thương nghiên cứu việc phát triển điện hạt nhân của các nước, “để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại Việt Nam trong thời gian tới”. Trên cơ sở đó, chính phủ “sẽ báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định”.
Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đang quay lại điện hạt nhân để chống biến đổi khí hậu vì hạt nhân là nguồn điện hầu như không phát thải CO2.
Vào năm 2009, Quốc Hội Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuân, với tổng cộng 4 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 4.000 MW. Các hợp đồng được giao cho tập đoàn Nhật Bản Japan Atomic Power Co và tập đoàn Nga Rosatom thực hiện, với tổng chi phí khoảng 8,9 tỷ đô la.
Nhưng một phần do những quan ngại từ tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011 và một phần do khó khăn về ngân sách vào thời gian đó, dự án này đã dừng lại vào năm 2016 theo quyết định trong Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc Hội. Đến năm 2022, khi giám sát về việc thực hiện nghị quyết này của Quốc Hội, Ủy ban Kinh tế đã đề xuất nên xem xét phát triển năng lượng hạt nhân “trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng”.
Nay nhu cầu phát triển điện hạt nhân càng trở nên cấp thiết do Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại trong chiến lược phát triển các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi và khí đốt thiên nhiên, do các vấn đề về quy định và giá cả.
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 27/09/2024, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, cũng cho rằng đã đến lúc phải xem xét trở lại khả năng phát triển điện hạt nhân:
“Trong bối cảnh chung , rõ ràng là khi kiểm tra lại các phương án, chúng ta có thể xem xét trở lại vấn đề hạt nhân, vì năng lượng này có thể đóng góp phần lớn và tạo thêm bức tranh chung, tức là tiến đến thực hiện cho được cam kết netzero cũng như các phương án điện khác.
Trước đây chúng ta gác việc ấy lại, nhưng bây giờ thấy cần thiết phải xem xét, nhưng đấy chỉ mới là xem xét thôi, chứ còn điện hạt nhân thì có nhiều loại lắm, vấn đề là xem xét loại nào.
Bây giờ tình trạng chung các nước đều như thế cả, cho nên nước nào cũng sẽ xem xét phát triển điện hạt nhân, nhưng mỗi nước có một điều kiện riêng. Khi xem xét Việt Nam cũng phải dựa trên điều kiện của Việt Nam để đề ra những phương án cụ thể, chứ thực chất là các loại năng lượng tái tạo vẫn tốt, nhưng bao giờ cũng có những khó khăn”.
Thật ra, theo hãng tin Anh Reuters, từ nhiều năm qua, Việt Nam đã vẫn tiếp tục thăm dò khả năng phát triển điện hạt nhân và đã thảo luận với những nước như Nga, Hàn Quốc và Canada về việc hỗ trợ phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ.
Việc phát triển điện hạt nhân hiện không được đề cập trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030 ( Quy hoạch điện VIII ), nhưng trong báo cáo gửi các bộ ngành đề nghị góp ý cho dự thảo sửa quy hoạch này, bộ Công Thương có nhắc đến phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ (SMR) ở Việt Nam.
Theo Bộ này, các lò phản ứng module nhỏ có công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng một phần ba công suất của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn (khoảng 24-36 tháng).
Giáo sư Phạm Duy Hiển cũng đồng tình với việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ phù hợp với điều kiện của Việt Nam:
“Bây giờ nếu nói trở lại điện hạt nhân, ý kiến dứt khoát của tôi là không dùng điện hạt nhân như trước đây đã từng dự định làm ở Phan Rang theo mô hình các nhà máy thế hệ 3+, dùng công nghệ của Nga và của Nhật, rất là tốn kém, giải pháp về an toàn thì rất tốt, nhưng không cần thiết. Ví dụ như họ tính là nhà lò kiên cố đến mức mà máy bay có rơi thẳng xuống thì không sao cả. Để làm gì? Xác suất mà máy bay rơi xuống rơi xuống nhà lò thì cực kỳ thấp. Công nghệ đó có thể thích hợp với các nước tiên tiến. Bây giờ các nước đó xây những lò phản ứng cùng một lúc có thể cho ra hàng ngàn MW.
Còn bây giờ theo điện hạt nhân thì phải theo option mới, mà một trong những option đó là lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ. Lò phản ứng này rất thích hợp vì không đòi hỏi nhiều về cơ sở hạ tầng về pháp lý, về xây dựng…, nhưng công suất tối đa chỉ 100, 200 MW, nên tất nhiên là phải cần nhiều lò.”
Nhưng giáo sư Phạm Duy Hiển nhấn mạnh, hiện trên thế giới chưa có lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ nào sẵn sàng để được thương mại hóa:
"Nước nào cũng nói như vậy nhưng đâu đã có ai bán lò công suất thấp với giá tương đối phải chăng. Bộ Công Thương nếu có trình dự án cho Bộ Chính trị thì cũng để đấy, vì phải có thêm thời gian nghiên cứu và cũng chờ cho đến khi nào các lò công suất thấp đó được thương mại hóa, chắc chắn là phải sau năm 2030".
Nếu quyết định trở lại với các dự án phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ có thể trông chờ vào sự trợ giúp của nước nào? Trước mắt, có vẻ như Nga đang chiếm ưu thế trong số các đối tác tương lai của Việt Nam.
Theo báo chí trong nước, trong chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Việt Nam vào tháng 6/2024, hai bên đã khẳng định "phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình là lĩnh vực hứa hẹn trong mở rộng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga."
Nhân dịp đó, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) và Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã ký bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Dự án này bao gồm lò phản ứng hạt nhân với công suất 10 MW sẽ được xây dựng tại thành phố Long Khánh (Đồng Nai).
Thật ra thì ba nhiệm vụ quan trọng của lò phản ứng tại Long Khánh chỉ là sản xuất đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư; chiếu xạ silic tạo vật liệu bán dẫn; triển khai các nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ. Nhưng đây được coi là cơ sở để "giúp nâng cao tiềm lực năng lượng nguyên tử cho Việt Nam trong giai đoạn tới", theo đánh giá của chính phủ Việt Nam.
Hàn Quốc, một trong những quốc gia cũng có thế mạnh về năng lượng nguyên tử, cũng đã tỏ vẻ rất quan tâm đến khả năng phát triển loại năng lượng này ở Việt Nam. Theo báo chí trong nước, khi hội kiến chủ tịch nước Tô Lâm ngày 02/08, đại sứ Hàn Quốc Choi Young Sam bày tỏ mong muốn của Seoul tăng cường hợp tác với Hà Nội trong việc phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.
Trước đó, Công ty Thủy điện và Điện hạt nhân Hàn Quốc (KHNP) thuộc Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) ngày 22/6/2023 tại Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) về hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực điện nguyên tử và lò phản ứng module nhỏ (SMR).
Việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam như đã nói ở trên phải cần nhiều năm, cho nên trước mắt, do nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng lớn, Việt Nam phải cố gắng tiết kiệm điện, điều mà giáo sư Phạm Duy Hiển đã kêu gọi từ lâu:
"Tôi thấy rất mừng là nước đã nhận ra rằng mức tiêu thụ điện năng của mình là quá cao so với nhiều nước khác. Do đó ngay cả EVN ( Tập đoàn Điện lực Việt Nam ) cũng đã đề nghị nhà nước phải có một chính sách tiết kiệm điện một cách triệt để, thậm chí đề ra mục tiêu là hàng năm phải tiết kiệm 2% điện năng. Đấy là một chủ trương rất tích cực, góp phần vào mục tiêu chung, chứ không chỉ có việc phát triển các năng lượng tái tạo và những vấn đề khác."
82 tập
Manage episode 447251053 series 130289
Để bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn thực hiện được cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đang muốn quay trở lại với các dự án điện hạt nhân đã bị bỏ dở trước đây.
Vào giữa tháng 9 vừa qua, chính phủ Hà Nội đã giao cho bộ Công Thương nghiên cứu việc phát triển điện hạt nhân của các nước, “để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại Việt Nam trong thời gian tới”. Trên cơ sở đó, chính phủ “sẽ báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định”.
Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đang quay lại điện hạt nhân để chống biến đổi khí hậu vì hạt nhân là nguồn điện hầu như không phát thải CO2.
Vào năm 2009, Quốc Hội Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuân, với tổng cộng 4 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 4.000 MW. Các hợp đồng được giao cho tập đoàn Nhật Bản Japan Atomic Power Co và tập đoàn Nga Rosatom thực hiện, với tổng chi phí khoảng 8,9 tỷ đô la.
Nhưng một phần do những quan ngại từ tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011 và một phần do khó khăn về ngân sách vào thời gian đó, dự án này đã dừng lại vào năm 2016 theo quyết định trong Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc Hội. Đến năm 2022, khi giám sát về việc thực hiện nghị quyết này của Quốc Hội, Ủy ban Kinh tế đã đề xuất nên xem xét phát triển năng lượng hạt nhân “trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng”.
Nay nhu cầu phát triển điện hạt nhân càng trở nên cấp thiết do Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại trong chiến lược phát triển các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi và khí đốt thiên nhiên, do các vấn đề về quy định và giá cả.
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 27/09/2024, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, cũng cho rằng đã đến lúc phải xem xét trở lại khả năng phát triển điện hạt nhân:
“Trong bối cảnh chung , rõ ràng là khi kiểm tra lại các phương án, chúng ta có thể xem xét trở lại vấn đề hạt nhân, vì năng lượng này có thể đóng góp phần lớn và tạo thêm bức tranh chung, tức là tiến đến thực hiện cho được cam kết netzero cũng như các phương án điện khác.
Trước đây chúng ta gác việc ấy lại, nhưng bây giờ thấy cần thiết phải xem xét, nhưng đấy chỉ mới là xem xét thôi, chứ còn điện hạt nhân thì có nhiều loại lắm, vấn đề là xem xét loại nào.
Bây giờ tình trạng chung các nước đều như thế cả, cho nên nước nào cũng sẽ xem xét phát triển điện hạt nhân, nhưng mỗi nước có một điều kiện riêng. Khi xem xét Việt Nam cũng phải dựa trên điều kiện của Việt Nam để đề ra những phương án cụ thể, chứ thực chất là các loại năng lượng tái tạo vẫn tốt, nhưng bao giờ cũng có những khó khăn”.
Thật ra, theo hãng tin Anh Reuters, từ nhiều năm qua, Việt Nam đã vẫn tiếp tục thăm dò khả năng phát triển điện hạt nhân và đã thảo luận với những nước như Nga, Hàn Quốc và Canada về việc hỗ trợ phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ.
Việc phát triển điện hạt nhân hiện không được đề cập trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030 ( Quy hoạch điện VIII ), nhưng trong báo cáo gửi các bộ ngành đề nghị góp ý cho dự thảo sửa quy hoạch này, bộ Công Thương có nhắc đến phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ (SMR) ở Việt Nam.
Theo Bộ này, các lò phản ứng module nhỏ có công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng một phần ba công suất của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn (khoảng 24-36 tháng).
Giáo sư Phạm Duy Hiển cũng đồng tình với việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ phù hợp với điều kiện của Việt Nam:
“Bây giờ nếu nói trở lại điện hạt nhân, ý kiến dứt khoát của tôi là không dùng điện hạt nhân như trước đây đã từng dự định làm ở Phan Rang theo mô hình các nhà máy thế hệ 3+, dùng công nghệ của Nga và của Nhật, rất là tốn kém, giải pháp về an toàn thì rất tốt, nhưng không cần thiết. Ví dụ như họ tính là nhà lò kiên cố đến mức mà máy bay có rơi thẳng xuống thì không sao cả. Để làm gì? Xác suất mà máy bay rơi xuống rơi xuống nhà lò thì cực kỳ thấp. Công nghệ đó có thể thích hợp với các nước tiên tiến. Bây giờ các nước đó xây những lò phản ứng cùng một lúc có thể cho ra hàng ngàn MW.
Còn bây giờ theo điện hạt nhân thì phải theo option mới, mà một trong những option đó là lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ. Lò phản ứng này rất thích hợp vì không đòi hỏi nhiều về cơ sở hạ tầng về pháp lý, về xây dựng…, nhưng công suất tối đa chỉ 100, 200 MW, nên tất nhiên là phải cần nhiều lò.”
Nhưng giáo sư Phạm Duy Hiển nhấn mạnh, hiện trên thế giới chưa có lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ nào sẵn sàng để được thương mại hóa:
"Nước nào cũng nói như vậy nhưng đâu đã có ai bán lò công suất thấp với giá tương đối phải chăng. Bộ Công Thương nếu có trình dự án cho Bộ Chính trị thì cũng để đấy, vì phải có thêm thời gian nghiên cứu và cũng chờ cho đến khi nào các lò công suất thấp đó được thương mại hóa, chắc chắn là phải sau năm 2030".
Nếu quyết định trở lại với các dự án phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ có thể trông chờ vào sự trợ giúp của nước nào? Trước mắt, có vẻ như Nga đang chiếm ưu thế trong số các đối tác tương lai của Việt Nam.
Theo báo chí trong nước, trong chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Việt Nam vào tháng 6/2024, hai bên đã khẳng định "phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình là lĩnh vực hứa hẹn trong mở rộng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga."
Nhân dịp đó, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) và Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã ký bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Dự án này bao gồm lò phản ứng hạt nhân với công suất 10 MW sẽ được xây dựng tại thành phố Long Khánh (Đồng Nai).
Thật ra thì ba nhiệm vụ quan trọng của lò phản ứng tại Long Khánh chỉ là sản xuất đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư; chiếu xạ silic tạo vật liệu bán dẫn; triển khai các nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ. Nhưng đây được coi là cơ sở để "giúp nâng cao tiềm lực năng lượng nguyên tử cho Việt Nam trong giai đoạn tới", theo đánh giá của chính phủ Việt Nam.
Hàn Quốc, một trong những quốc gia cũng có thế mạnh về năng lượng nguyên tử, cũng đã tỏ vẻ rất quan tâm đến khả năng phát triển loại năng lượng này ở Việt Nam. Theo báo chí trong nước, khi hội kiến chủ tịch nước Tô Lâm ngày 02/08, đại sứ Hàn Quốc Choi Young Sam bày tỏ mong muốn của Seoul tăng cường hợp tác với Hà Nội trong việc phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.
Trước đó, Công ty Thủy điện và Điện hạt nhân Hàn Quốc (KHNP) thuộc Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) ngày 22/6/2023 tại Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) về hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực điện nguyên tử và lò phản ứng module nhỏ (SMR).
Việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam như đã nói ở trên phải cần nhiều năm, cho nên trước mắt, do nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng lớn, Việt Nam phải cố gắng tiết kiệm điện, điều mà giáo sư Phạm Duy Hiển đã kêu gọi từ lâu:
"Tôi thấy rất mừng là nước đã nhận ra rằng mức tiêu thụ điện năng của mình là quá cao so với nhiều nước khác. Do đó ngay cả EVN ( Tập đoàn Điện lực Việt Nam ) cũng đã đề nghị nhà nước phải có một chính sách tiết kiệm điện một cách triệt để, thậm chí đề ra mục tiêu là hàng năm phải tiết kiệm 2% điện năng. Đấy là một chủ trương rất tích cực, góp phần vào mục tiêu chung, chứ không chỉ có việc phát triển các năng lượng tái tạo và những vấn đề khác."
82 tập
Tất cả các tập
×Chào mừng bạn đến với Player FM!
Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.