Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc muốn vẽ lại ranh giới khi công bố "đường cơ sở" mới?

9:39
 
Chia sẻ
 

Manage episode 407518061 series 1455068
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Trong lúc tình hình tại Biển Đông vẫn chưa lắng dịu, thì một vùng biển khác, Vịnh Bắc Bộ, phải chăng đang có nguy cơ trở thành một điểm nóng thứ hai giữa Việt Nam và Trung Quốc? Ngày 01/03/2024, Trung Quốc đã chính thức công bố đường cơ sở mới nêu rõ yêu sách lãnh thổ của họ ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ, khu vực chung với Việt Nam.

Thông báo trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nêu lên 7 điểm cơ bản mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Vịnh Bắc Bộ. Thông báo đó đã làm dấy lên nhiều lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh đối với vùng biển mà hai nước đã phân định ranh giới sau rất nhiều đàm phán.

Nhiều ngày sau khi đường cơ sở mới được phía Trung Quốc công bố, Việt Nam mới lên tiếng vào ngày 14/03, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng. Hà Nội đề nghị Trung Quốc “tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".

Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và là ranh giới phía ngoài của nội thủy, do nước ven biển quy định trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Theo Công ước này, các quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa kéo dài tới 350 hải lý. Tuy nhiên, Vịnh Bắc Bộ, một vịnh nửa kín, bao quanh là Trung Hoa lục địa, Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc, có chiều rộng tối đa không quá 180 hải lý. Cho nên có sự chồng chéo hoàn toàn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cả hai quốc gia trong vùng Vịnh, nếu chiếu theo Công ước UNCLOS

Vào năm 2000, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vạch ra ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ. Cả hai bên đều coi thỏa thuận này là "công bằng", đánh dấu ranh giới trên biển đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng dù đã đạt thỏa thuận này, tranh chấp vẫn tiếp diễn do vẫn văn bản chưa phân định rõ ranh giới hướng ra biển.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Sài Gòn nhận định đường cơ sở mới mà Trung Quốc vừa công bố là "chưa thuyết phục":

" Về Vịnh Bắc Bộ thì Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua rất nhiều cuộc đàm phán và cuối cùng đã ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, gọi đầy đủ hơn là "Hiệp định Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại Vịnh Bắc Bộ". Hiệp định được ký kết năm 2000 và có hiệu lực từ năm 2004, nay đã tròn 20 năm. Trước đó thì đương nhiên là Trung Quốc chưa bao giờ công bố đường cơ sở trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, vì đây là vùng vốn có tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Cho nên có thể nói đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố một đường cơ sở trong khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Trung Quốc sử dụng phương pháp "đường cơ sở thẳng" đối với cả đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ. Điều này có lẽ là chưa thuyết phục được nhiều người. Thứ nhất, Công ước về Luật Biển có quy định rằng ở những nơi mà vùng biển khúc khuỷu, lồi lỏm thì có thể áp dụng phương pháp "đường cơ sở thẳng". Trong trường hợp này thì khu vực của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bắc Bộ không phải là một khu vực khúc khuỷu lồi lỏm. Cho nên việc Trung Quốc áp dụng "đường cơ sở thẳng" là chưa hẳn thuyết phục. Điểm thứ hai là một số điểm cơ sở của Trung Quốc trong đường cơ sở thẳng này quá xa bờ và điều này làm dấy lên lo ngại là Trung Quốc không tuân thủ đúng Công ước về Luật Biển khi công bố đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ."

Bắc Kinh đã từng nói là những tranh chấp đó sẽ được giải quyết thông qua một quy trình phân định mới, nhưng chưa ai hiểu lý do vì sao Trung Quốc lại công bố đường cơ sở mới vào thời điểm này. Để trấn an Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đường cơ sở mới được vạch ra “sẽ không tác động tiêu cực đến lợi ích của Việt Nam hay của bất kỳ quốc gia nào khác”, mà trái lại, “sẽ thúc đẩy hợp tác hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc và các nước liên quan và đóng góp vào sự phát triển chung của hàng hải toàn cầu”.

Nhưng trong tuyên bố ngày 14/03, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã chỉ trích việc chính phủ Trung Quốc đưa ra 7 "điểm cơ sở" khi nối với nhau tạo thành một đường cơ sở mới nhằm tuyên bố "lãnh hải" ở Vịnh Bắc Bộ. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, "các điểm này không tồn tại trong 49 điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố ngày 15/5/1996 để tính chiều rộng lãnh hải từ Hải Nam tới Thanh Đảo".

Bà Hằng cho biết Việt Nam "đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau".

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định về những phản ứng nói trên của Việt Nam:

"Đây là tuyên bố thường thấy của Việt Nam. Có lẻ vì thấy dư luận đang thắc mắc và có những ý kiến lo ngại về đường cơ sở mới của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, nên Việt Nam buộc phải lên tiếng. Phát biểu này không có gì mới hơn so với những gì mà Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết thực hiện. Việt Nam vẫn luôn kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ Công ước về Luật Biển 1982.

Nhưng như đã nói ở trên, đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc công bố có lẽ có một số điểm chưa phù hợp với tinh thần Công ước về Luật Biển. So với đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc công bố năm 1996, thì đường cơ sở mới bao trọn eo biển Quỳnh Châu, hay còn gọi là eo biển Hải Nam nằm trong nội thủy của Trung Quốc. Cái này cũng không phải là mới, vì trước đây, từ năm 1958, đến năm 1992 và đến khi công bố đường cơ sở năm 1996, Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố eo biển Quỳnh Châu nằm trong nội thủy Trung Quốc.

Năm 1996, Trung Quốc đã từng tuyên bố đường cơ sở có hai hệ thống, một hệ thống nằm trong thềm lục địa của Trung Quốc và kéo dài đến đảo Hải Nam, hệ thống thứ hai là đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa. Năm đó thì Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối với hệ thống đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa, vì nó không hoàn toàn phù hợp với Công ước về Luật Biển năm 1982. Tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao cũng đã nhắc lại phản đối này."

Shashank S. Patel, một nhà phân tích địa chính trị theo dõi sát các hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhận định với EurAsian Times: “Việc công bố một đường cơ sở mới có vẻ quá đáng trên bản đồ sẽ tác động sâu hơn đến vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, nơi cung cấp các vùng đánh cá chính cho Trung Quốc.”

Ông nói: “Việc đơn phương phân định đường cơ sở mới của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm hạn chế các yêu sách của Hà Nội đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các vùng nước sâu. Khu vực nằm trong đường cơ sở mới của Trung Quốc chiếm hơn 60% diện tích, vi phạm trắng trợn Công ước UNCLOS. Hy vọng Việt Nam không để vấn đề này leo thang lên mức cao nhất, nhưng nếu không làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền đánh bắt cá, chuỗi cung ứng và tuyến đường biển của Việt Nam trong thời gian tới”.

Nhưng đối với nhà nghiên cứu Hoàng Việt, đường cơ sở mới mà Trung Quốc vừa công bố không làm thay đổi những gì đã được phân định giữa hai nước:

"Với câu hỏi nó có tác động gì hay không thì tôi trả lời là không, bởi vì hai bên đã ký kết Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ từ năm 2000, có hiệu lực từ 2004, tức là 20 năm rồi. Dù Trung Quốc có vẽ đường cơ sở nào đi chăng nữa thì nó cũng không làm thay đổi sự phân định giữa hai bên theo hiệp định năm 2000. Tôi đã đọc một số ý kiến cho là Trung Quốc có mưu đồ lấn chiếm, nhưng tôi nghĩ Trung Quốc không thể lấn chiếm được khi Vịnh Bắc Bộ đã được phân định rõ ràng rồi

Hiệp định đã phân định xong rồi. Trung Quốc có quyền tuyên bố một đường cơ sở trong khu vực của họ. Và ngược lại, Việt Nam cũng có quyền tuyên bố một đường cơ sở trong phần của Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, ngoài đường cơ sở thẳng mà Việt Nam tuyên bố tháng 11/1982, cũng cần phải tuyên bố thêm, như nhắc nhở của một số người trước đây, vì đường cơ sở thẳng của Việt Nam chưa được khép kín, khi còn bỏ trống một điểm cơ sở ở khu vực trong Vịnh Thái Lan vào khu vực Vịnh Bắc Bộ. Hai nơi này chưa được phân định.

Khu vực Vịnh Bắc Bộ đã phân định từ rất lâu mà Việt Nam vẫn chưa công bố một đường cơ sở trong vùng biển này. Nếu hỏi hai bên có thể đàm phán lại được hay không, thì câu trả lời là “không thể”, bởi vì hai bên đã đàm phán xong rồi và đàm phán đã rất là khó khăn, và muốn thay đổi gì thì phải có sự đồng ý của hai bên. Một điều khoản trong Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ nói rõ như vậy. Tôi nghĩ rằng khả năng thay đổi rất khó vì Việt Nam không muốn thay đổi, mà Trung Quốc chắc cũng không muốn thay đổi. Điều này cho thấy là Việt Nam cũng phải sớm tuyên bố một đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ trong khu vực của Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở vùng biển này.".

Nhưng nhìn vấn đề xa hơn, trên trang mạng EurAsian Times, nhà phân tích Patel nhấn mạnh: "Đường cơ sở mới có thể cản trở quyền tự do hàng hải, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp và đường ống cũng như các nỗ lực cải tạo đảo". Patel lưu ý: “Nếu Việt Nam, theo đường lối của Philippines, đưa vấn đề ra Tòa Trọng tài Thường trực, Trung Quốc sẽ lại bác bỏ phán quyết, cho rằng phán quyết đó bất hợp pháp và vô hiệu.”

  continue reading

57 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 407518061 series 1455068
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Trong lúc tình hình tại Biển Đông vẫn chưa lắng dịu, thì một vùng biển khác, Vịnh Bắc Bộ, phải chăng đang có nguy cơ trở thành một điểm nóng thứ hai giữa Việt Nam và Trung Quốc? Ngày 01/03/2024, Trung Quốc đã chính thức công bố đường cơ sở mới nêu rõ yêu sách lãnh thổ của họ ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ, khu vực chung với Việt Nam.

Thông báo trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nêu lên 7 điểm cơ bản mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Vịnh Bắc Bộ. Thông báo đó đã làm dấy lên nhiều lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh đối với vùng biển mà hai nước đã phân định ranh giới sau rất nhiều đàm phán.

Nhiều ngày sau khi đường cơ sở mới được phía Trung Quốc công bố, Việt Nam mới lên tiếng vào ngày 14/03, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng. Hà Nội đề nghị Trung Quốc “tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".

Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và là ranh giới phía ngoài của nội thủy, do nước ven biển quy định trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Theo Công ước này, các quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa kéo dài tới 350 hải lý. Tuy nhiên, Vịnh Bắc Bộ, một vịnh nửa kín, bao quanh là Trung Hoa lục địa, Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc, có chiều rộng tối đa không quá 180 hải lý. Cho nên có sự chồng chéo hoàn toàn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cả hai quốc gia trong vùng Vịnh, nếu chiếu theo Công ước UNCLOS

Vào năm 2000, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vạch ra ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ. Cả hai bên đều coi thỏa thuận này là "công bằng", đánh dấu ranh giới trên biển đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng dù đã đạt thỏa thuận này, tranh chấp vẫn tiếp diễn do vẫn văn bản chưa phân định rõ ranh giới hướng ra biển.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Sài Gòn nhận định đường cơ sở mới mà Trung Quốc vừa công bố là "chưa thuyết phục":

" Về Vịnh Bắc Bộ thì Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua rất nhiều cuộc đàm phán và cuối cùng đã ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, gọi đầy đủ hơn là "Hiệp định Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại Vịnh Bắc Bộ". Hiệp định được ký kết năm 2000 và có hiệu lực từ năm 2004, nay đã tròn 20 năm. Trước đó thì đương nhiên là Trung Quốc chưa bao giờ công bố đường cơ sở trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, vì đây là vùng vốn có tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Cho nên có thể nói đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố một đường cơ sở trong khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Trung Quốc sử dụng phương pháp "đường cơ sở thẳng" đối với cả đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ. Điều này có lẽ là chưa thuyết phục được nhiều người. Thứ nhất, Công ước về Luật Biển có quy định rằng ở những nơi mà vùng biển khúc khuỷu, lồi lỏm thì có thể áp dụng phương pháp "đường cơ sở thẳng". Trong trường hợp này thì khu vực của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bắc Bộ không phải là một khu vực khúc khuỷu lồi lỏm. Cho nên việc Trung Quốc áp dụng "đường cơ sở thẳng" là chưa hẳn thuyết phục. Điểm thứ hai là một số điểm cơ sở của Trung Quốc trong đường cơ sở thẳng này quá xa bờ và điều này làm dấy lên lo ngại là Trung Quốc không tuân thủ đúng Công ước về Luật Biển khi công bố đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ."

Bắc Kinh đã từng nói là những tranh chấp đó sẽ được giải quyết thông qua một quy trình phân định mới, nhưng chưa ai hiểu lý do vì sao Trung Quốc lại công bố đường cơ sở mới vào thời điểm này. Để trấn an Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đường cơ sở mới được vạch ra “sẽ không tác động tiêu cực đến lợi ích của Việt Nam hay của bất kỳ quốc gia nào khác”, mà trái lại, “sẽ thúc đẩy hợp tác hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc và các nước liên quan và đóng góp vào sự phát triển chung của hàng hải toàn cầu”.

Nhưng trong tuyên bố ngày 14/03, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã chỉ trích việc chính phủ Trung Quốc đưa ra 7 "điểm cơ sở" khi nối với nhau tạo thành một đường cơ sở mới nhằm tuyên bố "lãnh hải" ở Vịnh Bắc Bộ. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, "các điểm này không tồn tại trong 49 điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố ngày 15/5/1996 để tính chiều rộng lãnh hải từ Hải Nam tới Thanh Đảo".

Bà Hằng cho biết Việt Nam "đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau".

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định về những phản ứng nói trên của Việt Nam:

"Đây là tuyên bố thường thấy của Việt Nam. Có lẻ vì thấy dư luận đang thắc mắc và có những ý kiến lo ngại về đường cơ sở mới của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, nên Việt Nam buộc phải lên tiếng. Phát biểu này không có gì mới hơn so với những gì mà Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết thực hiện. Việt Nam vẫn luôn kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ Công ước về Luật Biển 1982.

Nhưng như đã nói ở trên, đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc công bố có lẽ có một số điểm chưa phù hợp với tinh thần Công ước về Luật Biển. So với đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc công bố năm 1996, thì đường cơ sở mới bao trọn eo biển Quỳnh Châu, hay còn gọi là eo biển Hải Nam nằm trong nội thủy của Trung Quốc. Cái này cũng không phải là mới, vì trước đây, từ năm 1958, đến năm 1992 và đến khi công bố đường cơ sở năm 1996, Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố eo biển Quỳnh Châu nằm trong nội thủy Trung Quốc.

Năm 1996, Trung Quốc đã từng tuyên bố đường cơ sở có hai hệ thống, một hệ thống nằm trong thềm lục địa của Trung Quốc và kéo dài đến đảo Hải Nam, hệ thống thứ hai là đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa. Năm đó thì Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối với hệ thống đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa, vì nó không hoàn toàn phù hợp với Công ước về Luật Biển năm 1982. Tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao cũng đã nhắc lại phản đối này."

Shashank S. Patel, một nhà phân tích địa chính trị theo dõi sát các hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhận định với EurAsian Times: “Việc công bố một đường cơ sở mới có vẻ quá đáng trên bản đồ sẽ tác động sâu hơn đến vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, nơi cung cấp các vùng đánh cá chính cho Trung Quốc.”

Ông nói: “Việc đơn phương phân định đường cơ sở mới của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm hạn chế các yêu sách của Hà Nội đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các vùng nước sâu. Khu vực nằm trong đường cơ sở mới của Trung Quốc chiếm hơn 60% diện tích, vi phạm trắng trợn Công ước UNCLOS. Hy vọng Việt Nam không để vấn đề này leo thang lên mức cao nhất, nhưng nếu không làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền đánh bắt cá, chuỗi cung ứng và tuyến đường biển của Việt Nam trong thời gian tới”.

Nhưng đối với nhà nghiên cứu Hoàng Việt, đường cơ sở mới mà Trung Quốc vừa công bố không làm thay đổi những gì đã được phân định giữa hai nước:

"Với câu hỏi nó có tác động gì hay không thì tôi trả lời là không, bởi vì hai bên đã ký kết Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ từ năm 2000, có hiệu lực từ 2004, tức là 20 năm rồi. Dù Trung Quốc có vẽ đường cơ sở nào đi chăng nữa thì nó cũng không làm thay đổi sự phân định giữa hai bên theo hiệp định năm 2000. Tôi đã đọc một số ý kiến cho là Trung Quốc có mưu đồ lấn chiếm, nhưng tôi nghĩ Trung Quốc không thể lấn chiếm được khi Vịnh Bắc Bộ đã được phân định rõ ràng rồi

Hiệp định đã phân định xong rồi. Trung Quốc có quyền tuyên bố một đường cơ sở trong khu vực của họ. Và ngược lại, Việt Nam cũng có quyền tuyên bố một đường cơ sở trong phần của Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, ngoài đường cơ sở thẳng mà Việt Nam tuyên bố tháng 11/1982, cũng cần phải tuyên bố thêm, như nhắc nhở của một số người trước đây, vì đường cơ sở thẳng của Việt Nam chưa được khép kín, khi còn bỏ trống một điểm cơ sở ở khu vực trong Vịnh Thái Lan vào khu vực Vịnh Bắc Bộ. Hai nơi này chưa được phân định.

Khu vực Vịnh Bắc Bộ đã phân định từ rất lâu mà Việt Nam vẫn chưa công bố một đường cơ sở trong vùng biển này. Nếu hỏi hai bên có thể đàm phán lại được hay không, thì câu trả lời là “không thể”, bởi vì hai bên đã đàm phán xong rồi và đàm phán đã rất là khó khăn, và muốn thay đổi gì thì phải có sự đồng ý của hai bên. Một điều khoản trong Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ nói rõ như vậy. Tôi nghĩ rằng khả năng thay đổi rất khó vì Việt Nam không muốn thay đổi, mà Trung Quốc chắc cũng không muốn thay đổi. Điều này cho thấy là Việt Nam cũng phải sớm tuyên bố một đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ trong khu vực của Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở vùng biển này.".

Nhưng nhìn vấn đề xa hơn, trên trang mạng EurAsian Times, nhà phân tích Patel nhấn mạnh: "Đường cơ sở mới có thể cản trở quyền tự do hàng hải, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp và đường ống cũng như các nỗ lực cải tạo đảo". Patel lưu ý: “Nếu Việt Nam, theo đường lối của Philippines, đưa vấn đề ra Tòa Trọng tài Thường trực, Trung Quốc sẽ lại bác bỏ phán quyết, cho rằng phán quyết đó bất hợp pháp và vô hiệu.”

  continue reading

57 tập

همه قسمت ها

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh