#29 Nâng cao cảnh giác, phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng
Manage episode 350717884 series 3315444
Thưa quý vị!
Việc đấu tranh với loại tội phạm sử dụng công nghệ cao gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, trong khi đó, do sự phát triển của internet, khoa học, công nghệ, loại tội phạm này ngày càng trở nên phổ biến. Để phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, người dân cần biết:
Đa số các vụ lừa đảo qua mạng đều bắt đầu từ việc thu thập thông tin cá nhân nạn nhân. Thông tin cá nhân có thể bị lộ dưới nhiều hình thức như:
- Thông tin, số điện thoại, tài khoản ngân hàng do công dân hoặc người quen biết tự đăng lên các trên mạng xã hội: Chụp ảnh CMND, CCCD, chụp ảnh giao dịch chuyển khoản... đăng lên MXH; Để hiển thị số điện thoại cá nhân trên Facebook...
- Do công dân truy cập và thực hiện giao dịch tín dụng trên đường link, website lạ qua điện thoại, tin nhắn, email...
- Do sử dụng các ứng dụng có chức năng thu thập, khai thác thông tin cá nhân trong kho ứng dụng của máy tính và điện thoại...
- Do sử dụng tính năng lưu trữ mật khẩu theo các trình duyệt (edge, chrome), các tài khoản nhà sản xuất điện thoại (Samsung ID...), ứng dụng chuyên dùng quản lý mật khẩu (Passwords manager) dẫn đến lộ lọt qua quá trình sửa chữa, trao đổi, mua bán điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
- Liên kết thanh toán bằng các ứng dụng thanh toán điện tử, thẻ tín dụng để thuận tiện cho thanh toán nhưng sau đó bán tài khoản (ví dụ Nintendo ID, Sony Playstation network ID, Steam ID) hoặc quên thoát tài khoản khi bán, trao đổi điện thoại (Apple ID, Google ID), dẫn đến người mua tài khoản/điện thoại có thể mua sắm mà không cần dùng đến mật khẩu thanh toán của ứng dụng thanh toán điện tử.
Sau khi có được một số thông tin cần thiết, các đối tượng sẽ lựa chọn nạn nhân và sử dụng các thủ đoạn nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Một số thủ đoạn lừa đảo thường gặp:
- Mạo danh Công an, Kiểm sát, Tòa án - đe dọa bằng cách thông báo phát hiện có vi phạm pháp luật, đang điều tra vụ án, phát hiện tài khoản giao dịch bất minh, phát hiện có giao dịch với đối tượng phạm tội...=> Yêu cầu chuyển tiền.
- Mạo danh nhân viên ngân hàng, yêu cầu cung cấp mã OTP để khắc phục giao dịch lỗi.
- Lừa đảo trúng thưởng qua tin nhắn SMS, tin nhắn MXH hoặc qua gọi điện thoại => Yêu cầu nộp thuế thu nhập để nhận thưởng.
- Đánh cắp tài khoản MXH để hỏi vay tiền của những người trong danh sách bạn bè của chủ tài khoản đó. Tài khoản MXH có thể bị đánh cắp do sử dụng ứng dụng của bên thứ 3, do lưu trữ mật khẩu trên điện thoại, máy tính đã trao đổi, mua bán...
- Thông báo có quà tặng gửi từ nước ngoài về, quà có giá trị lớn, yêu cầu chuyển tiền thì mới “qua hải quan”.
- Bán hàng online không trung thực: Giao hàng giả, hàng cũ, hàng kém chất lượng, nhận đặt cọc nhưng không chuyển hàng...
- Tán tỉnh, yêu đương qua mạng, sau đó trình bày hoàn cảnh, lợi dụng sự thương hại của nạn nhân để lừa đảo.
- Lô đề, cá độ online.
- Lừa đảo qua buôn bán các giá trị ảo, vật phẩm ảo: Nhận tiền nhưng không giao vật phẩm; Nhận vật phẩm nhưng không trả tiền...
- Tự nhận là “người quen công ty xổ số”, biết “chắc” kết quả giải đặt biệt trong ngày.
Tóm lại, có 3 thứ dễ bị đối tượng lợi dụng để lừa đảo: Lòng tham, lòng tin và sự sợ hãi! Cơ quan công an khuyến nghị người dân hãy luôn tỉnh táo để bảo vệ bản thân tránh khỏi bẫy lừa đảo trên không gian mạng.
*** Mọi ý kiến đóng góp về bài viết xin gửi về:
- Địa chỉ Email: Xdpt15112021@gmail.com
- SĐT: 0842.170.333
Chúng tôi luôn: " Lắng nghe mọi lúc, đồng hành mọi nơi".
61 tập