soan-bai-song-nui-nuoc-nam-nam-quoc-son-ha-van-9-tap-1-canh-dieu
Manage episode 438252029 series 3477072
VUIHOC hướng dẫn các em cách Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều một cách chi tiết. “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược.
1. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Chuẩn bị
- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã được học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào phần đọc hiểu của văn bản này.
- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam sau đó tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.
Trả lời:
* Thơ Đường luật:
Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên khác là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với những luật được xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển vô cùng mạnh mẽ không chỉ ở trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng tại một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng hay tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.
Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể nhằm đối lập và phân biệt với những thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo những luật ấy.
Thơ Đường luật có một hệ thống những quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện trong 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.
Xét về mặt hình thức thì thơ đường luật được chia ra thành các dạng như sau:
Thất ngôn bát cú: gồm tám câu, mỗi câu có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất trong thể thơ Đường luật.
Thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ
Ngũ ngôn bát cú: gồm 8 câu, mỗi câu có 5 chữ
Ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 5 chữ
Ngoài những dạng được kể ở trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác nữa. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân thủ theo những nguyên tắc đó.
* Văn bản Sông núi nước Nam:
- Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có rất nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất đã kể như sau: Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống.
Mặc dù không rõ ai là tác giả của bài thơ và có rất nhiều phiên bản khác nhau, truyền thuyết về việc hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ ấy trong tình huống cụ thể đã trở thành một câu chuyện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử và văn hóa dân gian của Việt Nam. Nó thể hiện được lòng yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc ở trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều
2. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Đọc hiểu
3. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
3.2 Câu 2 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
3.3 Câu 3 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
3.4 Câu 4 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
3.5 Câu 5 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
3.6 Câu 6 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
---
Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!
Nguồn:
367 tập