soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-pho-gia-ve-kinh-van-9-tap-1-canh-dieu
Manage episode 438874925 series 3477072
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu hơn về tác phẩm Phò giá về kinh và thấy được nhiệm vụ của thế hệ trẻ với nước nhà.
1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh: Chuẩn bị
Đọc trước văn bản Phò giá về kinh; tìm hiểu thêm thông tin về Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải.
- Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
+ Trần Quang Khải sinh ngày 24 tháng 8 năm 1241 và mất ngày 26 tháng 7 năm 1294.
+ Ông được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh Vương từ khi còn nhỏ. Ông được học với Bảng nhãn Lê Văn Hưu - Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu.
+ Trần Quang Khải là một nhà quân sự, nhà chính trị và là tôn thất hoàng gia Đại Việt trong thời nhà Trần.
+ Ông giữ chức vụ cao nhất là Thừa tướng thời vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông. Trần Quang Khải đã phò tá vua, trông coi mọi việc của nước nhà.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều
2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh: Đọc hiểu
Chú ý các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh
- Các chiến thắng lịch sử được nhắc đến trong bài thơ là trận Chương Dương và trận Hàm Tử.
- Các động từ được lựa chọn để sử dụng trong bài như “cướp”, “bắt”,... Những từ này đã thể hiện được khí thế hùng mạnh của quân dân ta trong tất cả các trận chiến đấu.
3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 20 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.
Văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải được viết vào khoảng thời gian sau chiến thắng Chương Dương Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285 khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và nhà vua Trần Nhân Tông về thành Thăng Long hay chính là thủ đô Hà Nội ngày nay.
3.2 Câu 2 trang 20 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ…)
- Đặc điểm thể loại của bài thơ:
+ Mỗi bài thơ gồm bốn dòng thơ, mỗi dòng thơ gồm năm chữ.
+ Câu thơ thứ nhất, hai và bốn hoặc chỉ câu thơ thứ hai và thứ bốn sẽ hợp vần bằng chữ cuối câu.
3.3 Câu 3 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.
- Nội dung của hai dòng thơ đầu dành để nói về trận thắng trận quan trọng của toàn bộ quân sĩ và nhân dân nước ta.
- Nội dung của hai dòng thơ cuối chính là khát vọng của tất cả người con Việt Nam về một tương lai tươi sáng, một đất nước độc lập và hòa bình.
- Qua nội dung trên, chủ đề chính của bài thơ chính là hào khí ngút trời về quyết tâm chiến thắng kẻ thù cũng như khát khao một đất nước hòa bình, dân tộc phát triển.
3.4 Câu 4 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
- Cách ngắt nhịp ⅔.
- Nhịp điệu ⅔ của các dòng thơ có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện nội dung bài thơ. Qua nhịp thơ này đã nhấn mạnh được chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần trong các trận chiến với giặc ngoại xâm. Chính nhờ vậy mà người đọc có thể thấy được khát vọng hòa bình cũng như tự nhận thấy trách nhiệm của mỗi người con Việt Nam trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
3.5 Câu 5 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều
So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.
3.6 Câu 6 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?
Nguồn:
416 tập