Artwork

Nội dung được cung cấp bởi IFO Show. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được IFO Show hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Những bạn trẻ chọn nghỉ "Giữa hiệp" thời Covid

8:18
 
Chia sẻ
 

Manage episode 302193365 series 2977965
Nội dung được cung cấp bởi IFO Show. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được IFO Show hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Đã 4 tháng, Hà Mạnh không phải vật vã với bản thân để dậy đi làm, không bị ám ảnh bởi KPI, deadline... dù vẫn dậy từ 5h sáng với hàng loạt đầu việc.

"Không còn áp lực nào, nhưng nếu không nghiêm khắc với bản thân thì một năm gap year sẽ chẳng có nghĩa lý gì", Hà Mạnh, 30 tuổi, ở Bình Thạnh, TP HCM, chia sẻ. Từ tháng 5, anh đã quyết định nghỉ việc sau 10 năm lăn lộn trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo.

Theo truyền thống ở các nước phương Tây, gap year là khoảng thời gian ngắt quãng để nghỉ ngơi khi một người trẻ chuyển từ môi trường học đường sang công sở. Đây là lúc họ được tĩnh lại, nhìn ngắm thế giới và tìm hiểu rõ hơn về ước mơ, sở thích trước khi bước vào giai đoạn mưu sinh.

Ngày nay, gap year lan sang những người đã đi làm, khi họ cảm thấy mất hứng thú, động lực với công việc, không thể tiếp tục "chạy vô định" và bỏ phí thời thanh xuân.

Quá mệt mỏi và liên tục phải gồng mình để chạy theo công việc là trạng thái của Hà Mạnh trước khi gap year. Chàng trai quê Lào Cai cho biết, công việc cũ cho anh thu nhập khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng nhưng yêu cầu sức sáng tạo không giới hạn, lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố như các trào lưu xã hội, KPI (chỉ tiêu), deadline, sức ép từ sự bứt phá của GenZ... "Trạng thái burnout (kiệt sức và hết năng lượng sáng tạo) rất dễ xảy ra đối với ngành này. Công việc vẫn cho tôi tiền nhưng không làm tôi thoả mãn nữa", Mạnh bộc bạch.

Hà Mạnh đứng bên suối Lênin trong chuyến đi thăm di tích lịch sử Pác Bó, Cao Bằng, tháng 5/2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hòa Trần, phóng viên ảnh của một tờ báo điện tử thấy đồng cảm với Mạnh. "Mình cứ trăn trở tại sao trước đây chụp ảnh là việc mình rất thích, từng sẵn sàng chụp miễn phí để được đi mà giờ lại chán ghét đến thế", Hòa nói. Khi quyết định thôi việc hồi tháng 5, những người xung quanh rất sốc, anh lại thấy bình thản. "Có một lần đi chụp, mình nhận ra vẫn còn đam mê với chiếc máy ảnh. Thứ mình chán là công việc và công ty", cựu phóng viên nói.

Mỹ Hường, 28 tuổi, từng làm trong một công ty lớn hàng đầu Việt Nam. Cô quyết định nghỉ việc vào đầu năm 2020, khi Covid-19 bắt đầu lan rộng. "Nói chuyện với bạn thân, cả mình và nó đều không biết quyết định này có đúng không", Mỹ Hường chia sẻ. Dù vậy, cô gái đến từ Tây Nguyên biết mình phải nghỉ bởi từ khi tốt nghiệp đại học, Hường đã ước mơ bay nhảy một năm nhưng cơm áo gạo tiền không cho phép.

Những ngày đầu vào công ty, Hường có cảm giác mình không thuộc về nơi đây, hậu quả cô luôn thấy chán nản, có lúc tự cô lập với đồng nghiệp, gia đình. Năm 2019, Hường xin nghỉ hai tháng để đi tình nguyện ở Philippines. "Nhưng nó chỉ xoa dịu cơn chán nản tạm thời. Tôi cảm thấy thất vọng về mình, chối bỏ bản thân vì không đủ dũng cảm thoát khỏi suy nghĩ phải ổn định", cô nói.

Mỹ Hường (ngoài cùng trái) vào buổi sáng tháng 1/2020, trước buổi khám chữa bệnh cho bà con ở xã Phú Linh, Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khi lựa chọn gap year, dân công sở thường không ồn ào. Vào sinh nhật tuổi 30, Mạnh bắt đầu vạch kế hoạch, chuẩn bị tiền bạc cho một năm không đi làm, cũng như dành một khoản không nhỏ để thỏa mãn đam mê công nghệ.

Sau khi nghỉ việc, Hòa Trần quyết định không làm gì cả trong một năm, duy trì cuộc sống bằng số tiền lãi ít ỏi từ khoản tiết kiệm gửi ngân hàng. Anh quay về sống cùng gia đình sau gần 10 năm đi xa. Chàng trai bắt đầu mua cây về trồng, trang trí lại nhà cửa, dành thời gian nấu cho bố mẹ một bữa ăn hay nói chuyện nhiều hơn với em gái. Vì dịch bùng phát, kế hoạch khám phá Tây Bắc của Hòa phải dừng. Anh tìm lại thú vui đọc sách, đặt mục tiêu học tiếng Thái trong 6 tháng, tự học design và sắp tới là học vẽ minh hoạ. Thi thoảng anh làm vlog chia sẻ về hành trình gap year. "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm được sống chậm lại và quan sát mọi thứ. Nó khiến tâm trí tôi tĩnh lặng trở lại, bởi vì tôi đã chạy đua quá lâu", anh nói.

Trái lại, Mỹ Hường thi luôn vào một chương trình tình nguyện ở Hà Giang. Cô trải qua những ngày bận rộn chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và dạy tiếng Anh cho trẻ em. Khi rảnh, cô chạy xe khám phá những cung đường nơi địa đầu Tổ quốc, tham gia các chuyến từ thiện. Khi Covid-19 bùng phát, Hường tổ chức chiến dịch quyên góp và may khẩu trang tặng bà con ở các bản làng giáp biên giới. "Bận bịu từ sáng tới đêm, tôi không hề thấy mệt mỏi, mà ngược lại càng sung sức vì những giá trị được trao đi và nhận lại", cô nói.

Gần chục năm sống xa gia đình và làm việc không ngừng, Hòa Trần cho phép mình một năm nghỉ để tái tạo năng lượng và kiến thức, trước khi đưa ra lựa chọn tiếp theo cho tuổi ngoài 30. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Thạc Thắng, người nổi tiếng trong giới headhunter (tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự cấp cao) ở Việt Nam, cho biết số người đã đi làm chọn gap year không phổ biến như sinh viên. Đa phần khi nghỉ việc sẽ ngay lập tức tìm việc ở nơi khác vì áp lực kinh tế, gia đình. Những người nghỉ hoàn toàn một khoảng thời gian thường đã có một khoản tiết kiệm.

Thắng cho biết các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người gián đoạn công việc trong một khoảng nghỉ ngắn và có những hoạt động ý nghĩa như chuyển đổi bản thân, nâng cao kỹ năng, học thêm kỹ năng mới... trong thời gian này. Nó cho thấy ứng viên đã có thời gian chậm lại xem mình thực sự muốn đi con đường nào tiếp theo. Tuy vậy, gap year cũng có thể mang đến những rủi ro nếu không được chuẩn bị kỹ càng, ví dụ như bị tụt hậu so với những người khác, hết tiền giữa chừng khiến người đó phải vội vàng quay lại làm việc mà không có nhiều lựa chọn hay thậm chí là thấy thoải mái quá, không muốn trở lại công việc nữa.

Đại dịch hai năm qua là minh chứng cho thấy khó có công việc nào ổn định. 70% trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát đã đóng cửa, 62% lao động mất việc làm, theo

  continue reading

47 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 302193365 series 2977965
Nội dung được cung cấp bởi IFO Show. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được IFO Show hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Đã 4 tháng, Hà Mạnh không phải vật vã với bản thân để dậy đi làm, không bị ám ảnh bởi KPI, deadline... dù vẫn dậy từ 5h sáng với hàng loạt đầu việc.

"Không còn áp lực nào, nhưng nếu không nghiêm khắc với bản thân thì một năm gap year sẽ chẳng có nghĩa lý gì", Hà Mạnh, 30 tuổi, ở Bình Thạnh, TP HCM, chia sẻ. Từ tháng 5, anh đã quyết định nghỉ việc sau 10 năm lăn lộn trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo.

Theo truyền thống ở các nước phương Tây, gap year là khoảng thời gian ngắt quãng để nghỉ ngơi khi một người trẻ chuyển từ môi trường học đường sang công sở. Đây là lúc họ được tĩnh lại, nhìn ngắm thế giới và tìm hiểu rõ hơn về ước mơ, sở thích trước khi bước vào giai đoạn mưu sinh.

Ngày nay, gap year lan sang những người đã đi làm, khi họ cảm thấy mất hứng thú, động lực với công việc, không thể tiếp tục "chạy vô định" và bỏ phí thời thanh xuân.

Quá mệt mỏi và liên tục phải gồng mình để chạy theo công việc là trạng thái của Hà Mạnh trước khi gap year. Chàng trai quê Lào Cai cho biết, công việc cũ cho anh thu nhập khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng nhưng yêu cầu sức sáng tạo không giới hạn, lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố như các trào lưu xã hội, KPI (chỉ tiêu), deadline, sức ép từ sự bứt phá của GenZ... "Trạng thái burnout (kiệt sức và hết năng lượng sáng tạo) rất dễ xảy ra đối với ngành này. Công việc vẫn cho tôi tiền nhưng không làm tôi thoả mãn nữa", Mạnh bộc bạch.

Hà Mạnh đứng bên suối Lênin trong chuyến đi thăm di tích lịch sử Pác Bó, Cao Bằng, tháng 5/2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hòa Trần, phóng viên ảnh của một tờ báo điện tử thấy đồng cảm với Mạnh. "Mình cứ trăn trở tại sao trước đây chụp ảnh là việc mình rất thích, từng sẵn sàng chụp miễn phí để được đi mà giờ lại chán ghét đến thế", Hòa nói. Khi quyết định thôi việc hồi tháng 5, những người xung quanh rất sốc, anh lại thấy bình thản. "Có một lần đi chụp, mình nhận ra vẫn còn đam mê với chiếc máy ảnh. Thứ mình chán là công việc và công ty", cựu phóng viên nói.

Mỹ Hường, 28 tuổi, từng làm trong một công ty lớn hàng đầu Việt Nam. Cô quyết định nghỉ việc vào đầu năm 2020, khi Covid-19 bắt đầu lan rộng. "Nói chuyện với bạn thân, cả mình và nó đều không biết quyết định này có đúng không", Mỹ Hường chia sẻ. Dù vậy, cô gái đến từ Tây Nguyên biết mình phải nghỉ bởi từ khi tốt nghiệp đại học, Hường đã ước mơ bay nhảy một năm nhưng cơm áo gạo tiền không cho phép.

Những ngày đầu vào công ty, Hường có cảm giác mình không thuộc về nơi đây, hậu quả cô luôn thấy chán nản, có lúc tự cô lập với đồng nghiệp, gia đình. Năm 2019, Hường xin nghỉ hai tháng để đi tình nguyện ở Philippines. "Nhưng nó chỉ xoa dịu cơn chán nản tạm thời. Tôi cảm thấy thất vọng về mình, chối bỏ bản thân vì không đủ dũng cảm thoát khỏi suy nghĩ phải ổn định", cô nói.

Mỹ Hường (ngoài cùng trái) vào buổi sáng tháng 1/2020, trước buổi khám chữa bệnh cho bà con ở xã Phú Linh, Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khi lựa chọn gap year, dân công sở thường không ồn ào. Vào sinh nhật tuổi 30, Mạnh bắt đầu vạch kế hoạch, chuẩn bị tiền bạc cho một năm không đi làm, cũng như dành một khoản không nhỏ để thỏa mãn đam mê công nghệ.

Sau khi nghỉ việc, Hòa Trần quyết định không làm gì cả trong một năm, duy trì cuộc sống bằng số tiền lãi ít ỏi từ khoản tiết kiệm gửi ngân hàng. Anh quay về sống cùng gia đình sau gần 10 năm đi xa. Chàng trai bắt đầu mua cây về trồng, trang trí lại nhà cửa, dành thời gian nấu cho bố mẹ một bữa ăn hay nói chuyện nhiều hơn với em gái. Vì dịch bùng phát, kế hoạch khám phá Tây Bắc của Hòa phải dừng. Anh tìm lại thú vui đọc sách, đặt mục tiêu học tiếng Thái trong 6 tháng, tự học design và sắp tới là học vẽ minh hoạ. Thi thoảng anh làm vlog chia sẻ về hành trình gap year. "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm được sống chậm lại và quan sát mọi thứ. Nó khiến tâm trí tôi tĩnh lặng trở lại, bởi vì tôi đã chạy đua quá lâu", anh nói.

Trái lại, Mỹ Hường thi luôn vào một chương trình tình nguyện ở Hà Giang. Cô trải qua những ngày bận rộn chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và dạy tiếng Anh cho trẻ em. Khi rảnh, cô chạy xe khám phá những cung đường nơi địa đầu Tổ quốc, tham gia các chuyến từ thiện. Khi Covid-19 bùng phát, Hường tổ chức chiến dịch quyên góp và may khẩu trang tặng bà con ở các bản làng giáp biên giới. "Bận bịu từ sáng tới đêm, tôi không hề thấy mệt mỏi, mà ngược lại càng sung sức vì những giá trị được trao đi và nhận lại", cô nói.

Gần chục năm sống xa gia đình và làm việc không ngừng, Hòa Trần cho phép mình một năm nghỉ để tái tạo năng lượng và kiến thức, trước khi đưa ra lựa chọn tiếp theo cho tuổi ngoài 30. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Thạc Thắng, người nổi tiếng trong giới headhunter (tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự cấp cao) ở Việt Nam, cho biết số người đã đi làm chọn gap year không phổ biến như sinh viên. Đa phần khi nghỉ việc sẽ ngay lập tức tìm việc ở nơi khác vì áp lực kinh tế, gia đình. Những người nghỉ hoàn toàn một khoảng thời gian thường đã có một khoản tiết kiệm.

Thắng cho biết các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người gián đoạn công việc trong một khoảng nghỉ ngắn và có những hoạt động ý nghĩa như chuyển đổi bản thân, nâng cao kỹ năng, học thêm kỹ năng mới... trong thời gian này. Nó cho thấy ứng viên đã có thời gian chậm lại xem mình thực sự muốn đi con đường nào tiếp theo. Tuy vậy, gap year cũng có thể mang đến những rủi ro nếu không được chuẩn bị kỹ càng, ví dụ như bị tụt hậu so với những người khác, hết tiền giữa chừng khiến người đó phải vội vàng quay lại làm việc mà không có nhiều lựa chọn hay thậm chí là thấy thoải mái quá, không muốn trở lại công việc nữa.

Đại dịch hai năm qua là minh chứng cho thấy khó có công việc nào ổn định. 70% trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát đã đóng cửa, 62% lao động mất việc làm, theo

  continue reading

47 tập

सभी एपिसोड

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh