Phân tích Việt Bắc khổ 1 2
Manage episode 418537871 series 3508557
Phân tích 8 Câu đầu bài thơ Việt Bắc khổ 1 2
Cùng onthidgnl.com tham khảo nội dung cần nắm của bài Phân tích 8 Câu đầu bài thơ Việt Bắc 8 khổ 1 2 và văn mẫu tham khảo để học tập và ôn thi văn tốt nghiệp THPT quốc gia hiệu quả nhé!
Mục lục Phân tích bài thơ Việt Bắc
Ý chính cần nắm khổ 1,2 bài thơ Việt Bắc
Lời ướm hỏi của người ở lại
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Cách xưng hô mình ta
“Mình” chỉ người ra đi, “ta” chỉ người ở lại.
Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca, thường mang sắc thái mặn nồng, đằm thắm của tình yêu đối lứa -> gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó.
Dù viết về 1 sự kiện mang tầm lịch sử nhưng Tố Hữu lại lựa chọn mở đầu bằng 1 cuộc đối đáp mang âm hưởng dân ca -> “Trữ tình hóa” sự kiện lịch sử.
Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ và người nhân dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy hai mà một.
“Mười lăm năm”
Tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến
trở về Thủ đô (tháng 10 – 1954)
Một khoảng thời gian cụ thể, đi với từ “ấy” – một từ ngữ chỉ không rõ ràng.
Khoảng thời gian ấy như trở nên một vùng hoài niệm không thể lãng quên bên trong tâm hồn.
Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta” – “ Mình về mình có nhớ không”
Câu hỏi ngọt ngào, khéo léo, như khẳng định “mười lăm năm” cách mạng gian khổ hào hùng, cảnh và người Việt Bắc gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến. Đồng thời, người ở lại cũng khẳng định tấm lòng thủy chung của mình.
Điệp từ “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết.
Hình ảnh: cây – núi, sông – nguồn đều là những hình ảnh thiên nhiên mộc mạc, bình dịnh, quen thuộc.
=> Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong lòng người ra đi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.
Nguồn:
https://onthidgnl.com/phan-tich-8-cau-dau-bai-tho-viet-bac-8-kho-1-2/
94 tập