Thực hành tiếng Việt trang 26 Văn 12 KNTT
Manage episode 422061281 series 3508557
Kiến thức cần nắm
1. Biện pháp tu từ nói mỉa
Xuất hiện các từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng
VD: hay ho, hay hớm, đẹp mặt, tốt mã, làm cha thiên hạ, ăn trắng mặc trơn, mèo mù vớ cả rán
Nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới
VD: “Hẳn mà làm điều đó thì tôi đi đầu xuống đất!”
Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá
VD: “Cảm ơn ngài, ngài đã dạy quá lời” ; “kẻ hèn mọn này đâu dám
đứng ngang hàng với các vị.”
Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn
VD: “Hẩu lố, mét vì thông mọi tiếng,
Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.”
Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật
ngay trong một đoạn văn
VD: “ Hứt...hứt...hứt”
2. Nghịch ngữ
Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ
VD: “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh”
Câu có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
VD: Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta ....
Trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định biện pháp tu từ nói mỉa và phân tích hiệu quả của nó ở từng trường hợp sau đây:
a. Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.
(Vũ trọng Phụng, Số đỏ)
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nói mỉa: mặt rồng; vị thiên tử
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử.
+ Phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười.
b. Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. [...] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa (...)
(Nguyễn Công Hoan, Đồng hào có ma)
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nói mỉa: bao công trình, dấu chua, từng ấy
- Tác dụng:
+ Cho người đọc thấy được rằng ông quan này vơ vét của cải, lấy cả những đồng hào lẻ của nên nên mất công đi cấy râu cho đến khi nó mọc lông tơ thì cái râu đó không rõ nữa.
+ Phê phán bọn cường hào ác bá ngày xưa, cái tính tham lam vơ vét táng tận lương tâm của chúng xuất phát từ bên trong nên có nhân tạo bề ngoài như thế nào cũng không hề che giấu
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định nghịch ngữ trong các câu có hàm ý mỉa mai sau và cho biết căn cứ để thực hiện điều này:
a. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi. (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
Trả lời:
- Nghịch ngữ: nó giơ quả đấm chào loài người
- Cách căn cứ: xét về ý nghĩa thì từ đấm và chào không thể dùng trong một trường hợp, tạo ra sự phi lí.
+ Đấm: Hành động đại diện cho sự bạo lực.
+ Chào: Hành động thể hiện sự lễ phép, lịch sự.
b. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời
- Nghịch ngữ: rồi cơm rượu, bò lợn
- Cách căn cứ: Tác giả đang đưa ra một loạt chức vụ của ông đã trải qua như phó tổng, chánh tổng nhưng lại xuất hiện từ cơm rượu và bò lợn. Những từ này đang không cùng về trường nghĩa, tạo ra sự đối nghịch về nội dung để người đọc thấy bước đường công danh của ông không chỉ trải qua những chức vụ ấy mà còn là sự vơ vét của cải của dân.
Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong các trường hợp sau:
Nguồn:
https://onthidgnl.com/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-26-van-12-kntt/
123 tập