Artwork

Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.
Player FM - Ứng dụng Podcast
Chuyển sang chế độ ngoại tuyến với ứng dụng Player FM !

Ả Rập Xê Út đầu tư vào thể thao để đánh bóng hình ảnh

9:09
 
Chia sẻ
 

Manage episode 384599384 series 130287
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Sau một loạt thương vụ thể thao nổi tiếng, thu hút được một số ngôi sao hàng đầu của bóng đá như Cristiano Ronaldo và Neymar, Ả Rập Xê Út vào cuối tháng 10 vừa qua, đã trở thành ứng viên duy nhất đăng cai World Cup 2034. Quốc gia dầu khí vốn bị các tổ chức nhân quyền và môi trường chỉ trích, đang đánh bóng hình ảnh như một đất nước của thể thao.

Hồi đầu năm nay, chủ nhân của 5 Quả Bóng Vàng Cristiano Ronaldo đã quyết định chơi tại một sân bóng ngoài châu Âu lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Tuyển thủ người Bồ Đào Nha đã ký hợp đồng 2 năm rưỡi với CLB Al Nassr ở Ả Rập Xê Út. Trả lời cánh báo chí, được AP trích dẫn, Ronaldo cho biết quyết định này là để quảng bá bóng đá tại Ả Rập Xê Út :“Al-Nassr trao cho tôi cơ hội này để phát triển không chỉ bóng đá mà còn là để quảng bá môn thể thao này đến thế hệ trẻ, các chàng trai trẻ và cả phụ nữ. Đối với tôi, đây là một thách thức.”

Tuy nhiên việc quảng bá thể thao đi kèm với một hợp đồng được Forbes ước tính lên đến hơn 260 triệu euro, khiến Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới. Không chỉ riêng Ronaldo, vào tháng 8 vừa qua, tuyển thủ người Brazil, Neymar, cũng đã rời CLB Paris Saint-Germain để gia nhập CLB Al Hihal ở Ả Rập Xê Út, với hợp đồng lên đến hơn 112 triệu euro.

Những năm vừa qua, Ả Rập Xê Út đã tăng cường đầu tư vào thể thao, chỉ riêng trong năm 2023, Ả Rập Xê Út đã chi hơn 1 tỷ đô la để chiêu mộ các siêu sao bóng đá từ khắp nơi trên thế giới. Quỹ đầu tư của Nhà nước Ả Rập Xê Út (Public Investment Fund) cũng đã chi hơn 300 triệu để nắm quyền kiểm soát CLB Ngoại hạng Anh Newcastle United vào năm 2021. Theo trang CNBC, hầu hết các thương vụ đều phải thông qua Quỹ đầu tư này, ước tính có khối tài sản khoảng 700 tỷ euro. Quỹ cũng đã tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực như golf, quần vợt, quyền anh, và đua xe Công thức 1 (Formula 1) và các hoạt động giải trí khác.

Đầu tư vào thể thao để thu hút giới trẻ

Tại sao quốc gia dầu mỏ này lại dành sự quan tâm, đầu tư lớn vào thể thao ? Trả lời RFI Tiếng Việt, giáo sư Simon Chadwick, chuyên gia về thể thao và địa chính trị, giảng dạy tại trường Skema Business School ở Paris nhận định : “Về kinh tế, thể thao có thể được coi là nguồn cung ứng tài chính và việc làm. Gần đây, thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin Salman cho biết thể thao đóng góp 3 % vào kinh tế của nước này hàng năm. Xét về chính trị, chúng ta đều biết rằng thể thao là một cách tốt để thể hiện quyền lực mềm, thu hút sự quan tâm của thế giới, thể hiện mình là một đối tác tin cậy. Ả Rập Xê Út không phải là nước duy nhất sử dụng thể thao làm công cụ mà Pháp, Anh, hay Hoa Kỳ hay các nước khác đều làm vậy từ nhiều thập kỷ qua.

Về mặt địa lý, nói đúng hơn là địa lý nhân văn, dân số Ả Rập Xê Út chủ yếu là những người trẻ, 70 % dưới 35 tuổi và có thể gọi đây là quốc gia Gen Z. Thế hệ trẻ này muốn sống theo cách của những người trẻ ở Pháp, Việt Nam hay Hoa Kỳ. Do vậy, việc Ả Rập Xê Út tổ chức các môn thể thao chuyên nghiệp, các giải đấu, ký hợp đồng với các cầu thủ nổi tiếng, tất cả những việc này một phần là để thu hút giới trẻ, cộng đồng Gen Z. Khiến giới trẻ quan tâm đến thể thao là một mục đích quan trọng vì chính quyền Riyadh không muốn những người trẻ cảm thấy lạc lõng, bất mãn hay trở nên cực đoan. Vì điều này có lẽ sẽ là một mối đe dọa cho chính phủ. Thể thao được sử dụng như một cách để chuyển hướng sự quan tâm, xoa dịu, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ.”

Trên thực tế, Ả Rập Xê Út, theo giáo sư Chadwick, vốn không phải là một quốc gia có nhiều người tham gia vào các hoạt động thể thao. Văn hóa Hồi giáo không cho phép phụ nữ tham gia các hoạt động này, nam giới thì có thể nhưng điều kiện thời tiết nóng bức không thuận lợi cho các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, người dân Ả Rập có thể nói rằng rất quan tâm đến thể thao, “về mặt lịch sử, nước này đã tổ chức nhiều cuộc đua ngựa, đua lạc đà từ hàng thế kỉ, nhưng nếu nói về thể thao đương đại, thì bóng đá là môn thể thao số một tại Ả Rập Xê Út, thu hút đông đảo công chúng đến xem”.

Quốc gia vùng Vịnh này đã tăng cường đầu tư vào thể thao hơn kể từ khi Bin Salman trở thành thái tử. Các khoản đầu tư khổng lồ vào thể thao nằm trong khuôn khổ một chương trình đầy tham vọng nhằm “đa dạng hóa” đầu tư về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Ả Rập Xê Út cũng đã đứng ra tổ chức nhiều giải đấu quốc tế. Riêng về bóng đá, vào cuối năm nay, Ả Rập Xê Út sẽ tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2023 FIFA (Club World Cup). Nước này cũng giành quyền đăng cai Cúp bóng đá châu Á (AFC Asian Cup) vào năm 2027 và trở thành ứng viên duy nhất tổ chức giải bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup vào năm 2034.

Lợi nhuận từ đầu tư vào thể thao là gì ?

Giáo sư Chatwick thường xuyên liên lạc với các tổ chức, liên đoàn thể thao ở Ả Rập Xê Út, cho biết Riyadh cũng tăng cường đầu tư vào các hạ tầng thể thao trong nước và điều này giúp tạo ra công ăn việc làm đáng kể cho nhiều người. Ông cho biết :“ 30 % dân số Ả Rập Xê Út dưới 30 tuổi hiện thất nghiệp. Các đầu tư trong nước tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho những người trẻ, và điều này có nhiều lợi, hơn là chỉ xét đơn thuần lợi nhuận tài chính… Nhưng có lẽ lợi nhuận về mặt chính trị và địa chính trị sẽ nhiều hơn. Bởi vì khi nhìn vào Ả Rập Xê Út mà chỉ thấy những điều tốt đẹp thì sẽ tạo ra nhiều khả năng hợp tác với các nước khác hơn. Nhiều khách du lịch đến thăm, nhiều giao dịch thương mại được thực hiện hơn, thu hút đầu tư. Có nhiều khả năng, Ả Rập Xê Út sẽ được mời tham gia làm thành viên của các tổ chức quốc tế, như FIFA hay Tổ chức Olympic Quốc tế. Do đó, lợi nhuận mà Riyadh thu được không phải là lợi nhuận được hiểu theo nghĩa thông thường.”

Khi Ả Rập Xê Út ngày càng thể hiện vị trí của mình trong làng thể thao thế giới, quốc gia này đã bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc “dùng thể thao để tẩy trắng hình ảnh”. Trên thực tế, thể thao từ lâu đã là phương tiện để các chính phủ, bao gồm cả các chế độ độc tài, quảng bá về đất nước trước công chúng toàn cầu. Trung Quốc đã tổ chức Thế vận hội 2008 và 2022 trong bối cảnh bị cáo buộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. Nga, tại Thế vận hội 2014 thì bị chỉ trích nặng nề vì đã sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. Với World Cup 2022, Qatar bị lên án vì lạm dụng lao động nhập cư.

Còn tại Ả Rập Xê Út, quốc gia vốn bảo thủ, chỉ mở cửa cho khách du lịch không theo đạo Hồi từ năm 2019, phụ nữ không có nhiều quyền, phụ thuộc vào sự giám hộ của đàn ông. Những người đồng tính bị kì thị, không có quyền, nhiều người buộc phải đi tị nạn. Theo BBC, chính quyền Riyadh cũng hạn chế tự do ngôn luận, những ai bày tỏ thái độ chống đối, chỉ trích chế độ cầm quyền có thể bị bỏ tù hoặc thậm chí là xử tử. Vào năm 2022, 81 người đã bị hành quyết. Hình ảnh của nước này cũng đã bị tổn hại nghiêm trọng sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018, người Ả Rập Xê Út, sống ở Hoa Kỳ, được biết đến là người thường xuyên chỉ trích chính phủ.

Sau khi thông tin về việc Ả Rập Xê Út không phải cạnh tranh với nước nào để giành quyền đăng cai World Cup 2034, các tổ chức nhân quyền như Amnesty International và Human Rights Watch đã kêu gọi FIFA, đề nghị phải bảo đảm các thỏa thuận nhân quyền có tính ràng buộc đối với Ả Rập Xê Út, phải phù hợp với chính sách đã nêu của FIFA. Tuy nhiên, theo giảng viên David McGillivray, tại đại học West of Scotland, trong một bài đăng trên The Conversation, nhận định: “khi là ứng viên duy nhất thì Ả Rập Xê Út có ít áp lực hơn trong việc đặt ra các mục tiêu để giành quyền đăng cai, như về việc cải thiện nhân quyền vì FIFA không có ứng viên cạnh tranh nào khác”.

Về phần mình, ông Simon Chatwick, giảng viên tại đại học Skema Business School, cho rằng “đúng là Ả Rập Xê Út đang đánh bóng hình ảnh của mình qua thể thao, nhưng khi gọi là tẩy trắng – sportwashing thì khiến người ta nghĩ rằng tất cả các đầu tư của Ả Rập Xê Út chỉ nhắm vào một mục tiêu duy nhất”. Ông giải thích: “Trên thực tế, Ả Rập Xê Út muốn làm nhiều thứ hơn là chỉ đánh bóng hình ảnh. Quốc gia này muốn thống trị thể thao thế giới, cố gắng tạo ra lợi nhuận từ thể thao, tăng nguồn thu cho kinh tế… Không chỉ riêng Riyadh mà các nước trong khu vực như Qatar hay Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng hướng tới điều này, đó vốn là các quốc gia giàu có nhờ nguyên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới mong muốn giảm dần phụ thuộc vào loại nhiêu liệu này và mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch được dự báo sẽ giảm đáng kể, và về cơ bản, Ả Rập Xê Út có khoảng 20 năm nữa để đa dạng hóa nền kinh tế. Quốc gia này cần phải tìm ra những ngành công nghiệp mới, thay thế sự đóng góp kinh tế của dầu khí đối với nền kinh tế.”

  continue reading

55 tập

Artwork
iconChia sẻ
 
Manage episode 384599384 series 130287
Nội dung được cung cấp bởi France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Tất cả nội dung podcast bao gồm các tập, đồ họa và mô tả podcast đều được France Médias Monde and RFI Tiếng Việt hoặc đối tác nền tảng podcast của họ tải lên và cung cấp trực tiếp. Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tác phẩm có bản quyền của bạn mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể làm theo quy trình được nêu ở đây https://vi.player.fm/legal.

Sau một loạt thương vụ thể thao nổi tiếng, thu hút được một số ngôi sao hàng đầu của bóng đá như Cristiano Ronaldo và Neymar, Ả Rập Xê Út vào cuối tháng 10 vừa qua, đã trở thành ứng viên duy nhất đăng cai World Cup 2034. Quốc gia dầu khí vốn bị các tổ chức nhân quyền và môi trường chỉ trích, đang đánh bóng hình ảnh như một đất nước của thể thao.

Hồi đầu năm nay, chủ nhân của 5 Quả Bóng Vàng Cristiano Ronaldo đã quyết định chơi tại một sân bóng ngoài châu Âu lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Tuyển thủ người Bồ Đào Nha đã ký hợp đồng 2 năm rưỡi với CLB Al Nassr ở Ả Rập Xê Út. Trả lời cánh báo chí, được AP trích dẫn, Ronaldo cho biết quyết định này là để quảng bá bóng đá tại Ả Rập Xê Út :“Al-Nassr trao cho tôi cơ hội này để phát triển không chỉ bóng đá mà còn là để quảng bá môn thể thao này đến thế hệ trẻ, các chàng trai trẻ và cả phụ nữ. Đối với tôi, đây là một thách thức.”

Tuy nhiên việc quảng bá thể thao đi kèm với một hợp đồng được Forbes ước tính lên đến hơn 260 triệu euro, khiến Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới. Không chỉ riêng Ronaldo, vào tháng 8 vừa qua, tuyển thủ người Brazil, Neymar, cũng đã rời CLB Paris Saint-Germain để gia nhập CLB Al Hihal ở Ả Rập Xê Út, với hợp đồng lên đến hơn 112 triệu euro.

Những năm vừa qua, Ả Rập Xê Út đã tăng cường đầu tư vào thể thao, chỉ riêng trong năm 2023, Ả Rập Xê Út đã chi hơn 1 tỷ đô la để chiêu mộ các siêu sao bóng đá từ khắp nơi trên thế giới. Quỹ đầu tư của Nhà nước Ả Rập Xê Út (Public Investment Fund) cũng đã chi hơn 300 triệu để nắm quyền kiểm soát CLB Ngoại hạng Anh Newcastle United vào năm 2021. Theo trang CNBC, hầu hết các thương vụ đều phải thông qua Quỹ đầu tư này, ước tính có khối tài sản khoảng 700 tỷ euro. Quỹ cũng đã tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực như golf, quần vợt, quyền anh, và đua xe Công thức 1 (Formula 1) và các hoạt động giải trí khác.

Đầu tư vào thể thao để thu hút giới trẻ

Tại sao quốc gia dầu mỏ này lại dành sự quan tâm, đầu tư lớn vào thể thao ? Trả lời RFI Tiếng Việt, giáo sư Simon Chadwick, chuyên gia về thể thao và địa chính trị, giảng dạy tại trường Skema Business School ở Paris nhận định : “Về kinh tế, thể thao có thể được coi là nguồn cung ứng tài chính và việc làm. Gần đây, thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin Salman cho biết thể thao đóng góp 3 % vào kinh tế của nước này hàng năm. Xét về chính trị, chúng ta đều biết rằng thể thao là một cách tốt để thể hiện quyền lực mềm, thu hút sự quan tâm của thế giới, thể hiện mình là một đối tác tin cậy. Ả Rập Xê Út không phải là nước duy nhất sử dụng thể thao làm công cụ mà Pháp, Anh, hay Hoa Kỳ hay các nước khác đều làm vậy từ nhiều thập kỷ qua.

Về mặt địa lý, nói đúng hơn là địa lý nhân văn, dân số Ả Rập Xê Út chủ yếu là những người trẻ, 70 % dưới 35 tuổi và có thể gọi đây là quốc gia Gen Z. Thế hệ trẻ này muốn sống theo cách của những người trẻ ở Pháp, Việt Nam hay Hoa Kỳ. Do vậy, việc Ả Rập Xê Út tổ chức các môn thể thao chuyên nghiệp, các giải đấu, ký hợp đồng với các cầu thủ nổi tiếng, tất cả những việc này một phần là để thu hút giới trẻ, cộng đồng Gen Z. Khiến giới trẻ quan tâm đến thể thao là một mục đích quan trọng vì chính quyền Riyadh không muốn những người trẻ cảm thấy lạc lõng, bất mãn hay trở nên cực đoan. Vì điều này có lẽ sẽ là một mối đe dọa cho chính phủ. Thể thao được sử dụng như một cách để chuyển hướng sự quan tâm, xoa dịu, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ.”

Trên thực tế, Ả Rập Xê Út, theo giáo sư Chadwick, vốn không phải là một quốc gia có nhiều người tham gia vào các hoạt động thể thao. Văn hóa Hồi giáo không cho phép phụ nữ tham gia các hoạt động này, nam giới thì có thể nhưng điều kiện thời tiết nóng bức không thuận lợi cho các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, người dân Ả Rập có thể nói rằng rất quan tâm đến thể thao, “về mặt lịch sử, nước này đã tổ chức nhiều cuộc đua ngựa, đua lạc đà từ hàng thế kỉ, nhưng nếu nói về thể thao đương đại, thì bóng đá là môn thể thao số một tại Ả Rập Xê Út, thu hút đông đảo công chúng đến xem”.

Quốc gia vùng Vịnh này đã tăng cường đầu tư vào thể thao hơn kể từ khi Bin Salman trở thành thái tử. Các khoản đầu tư khổng lồ vào thể thao nằm trong khuôn khổ một chương trình đầy tham vọng nhằm “đa dạng hóa” đầu tư về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Ả Rập Xê Út cũng đã đứng ra tổ chức nhiều giải đấu quốc tế. Riêng về bóng đá, vào cuối năm nay, Ả Rập Xê Út sẽ tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2023 FIFA (Club World Cup). Nước này cũng giành quyền đăng cai Cúp bóng đá châu Á (AFC Asian Cup) vào năm 2027 và trở thành ứng viên duy nhất tổ chức giải bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup vào năm 2034.

Lợi nhuận từ đầu tư vào thể thao là gì ?

Giáo sư Chatwick thường xuyên liên lạc với các tổ chức, liên đoàn thể thao ở Ả Rập Xê Út, cho biết Riyadh cũng tăng cường đầu tư vào các hạ tầng thể thao trong nước và điều này giúp tạo ra công ăn việc làm đáng kể cho nhiều người. Ông cho biết :“ 30 % dân số Ả Rập Xê Út dưới 30 tuổi hiện thất nghiệp. Các đầu tư trong nước tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho những người trẻ, và điều này có nhiều lợi, hơn là chỉ xét đơn thuần lợi nhuận tài chính… Nhưng có lẽ lợi nhuận về mặt chính trị và địa chính trị sẽ nhiều hơn. Bởi vì khi nhìn vào Ả Rập Xê Út mà chỉ thấy những điều tốt đẹp thì sẽ tạo ra nhiều khả năng hợp tác với các nước khác hơn. Nhiều khách du lịch đến thăm, nhiều giao dịch thương mại được thực hiện hơn, thu hút đầu tư. Có nhiều khả năng, Ả Rập Xê Út sẽ được mời tham gia làm thành viên của các tổ chức quốc tế, như FIFA hay Tổ chức Olympic Quốc tế. Do đó, lợi nhuận mà Riyadh thu được không phải là lợi nhuận được hiểu theo nghĩa thông thường.”

Khi Ả Rập Xê Út ngày càng thể hiện vị trí của mình trong làng thể thao thế giới, quốc gia này đã bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc “dùng thể thao để tẩy trắng hình ảnh”. Trên thực tế, thể thao từ lâu đã là phương tiện để các chính phủ, bao gồm cả các chế độ độc tài, quảng bá về đất nước trước công chúng toàn cầu. Trung Quốc đã tổ chức Thế vận hội 2008 và 2022 trong bối cảnh bị cáo buộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. Nga, tại Thế vận hội 2014 thì bị chỉ trích nặng nề vì đã sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. Với World Cup 2022, Qatar bị lên án vì lạm dụng lao động nhập cư.

Còn tại Ả Rập Xê Út, quốc gia vốn bảo thủ, chỉ mở cửa cho khách du lịch không theo đạo Hồi từ năm 2019, phụ nữ không có nhiều quyền, phụ thuộc vào sự giám hộ của đàn ông. Những người đồng tính bị kì thị, không có quyền, nhiều người buộc phải đi tị nạn. Theo BBC, chính quyền Riyadh cũng hạn chế tự do ngôn luận, những ai bày tỏ thái độ chống đối, chỉ trích chế độ cầm quyền có thể bị bỏ tù hoặc thậm chí là xử tử. Vào năm 2022, 81 người đã bị hành quyết. Hình ảnh của nước này cũng đã bị tổn hại nghiêm trọng sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018, người Ả Rập Xê Út, sống ở Hoa Kỳ, được biết đến là người thường xuyên chỉ trích chính phủ.

Sau khi thông tin về việc Ả Rập Xê Út không phải cạnh tranh với nước nào để giành quyền đăng cai World Cup 2034, các tổ chức nhân quyền như Amnesty International và Human Rights Watch đã kêu gọi FIFA, đề nghị phải bảo đảm các thỏa thuận nhân quyền có tính ràng buộc đối với Ả Rập Xê Út, phải phù hợp với chính sách đã nêu của FIFA. Tuy nhiên, theo giảng viên David McGillivray, tại đại học West of Scotland, trong một bài đăng trên The Conversation, nhận định: “khi là ứng viên duy nhất thì Ả Rập Xê Út có ít áp lực hơn trong việc đặt ra các mục tiêu để giành quyền đăng cai, như về việc cải thiện nhân quyền vì FIFA không có ứng viên cạnh tranh nào khác”.

Về phần mình, ông Simon Chatwick, giảng viên tại đại học Skema Business School, cho rằng “đúng là Ả Rập Xê Út đang đánh bóng hình ảnh của mình qua thể thao, nhưng khi gọi là tẩy trắng – sportwashing thì khiến người ta nghĩ rằng tất cả các đầu tư của Ả Rập Xê Út chỉ nhắm vào một mục tiêu duy nhất”. Ông giải thích: “Trên thực tế, Ả Rập Xê Út muốn làm nhiều thứ hơn là chỉ đánh bóng hình ảnh. Quốc gia này muốn thống trị thể thao thế giới, cố gắng tạo ra lợi nhuận từ thể thao, tăng nguồn thu cho kinh tế… Không chỉ riêng Riyadh mà các nước trong khu vực như Qatar hay Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng hướng tới điều này, đó vốn là các quốc gia giàu có nhờ nguyên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới mong muốn giảm dần phụ thuộc vào loại nhiêu liệu này và mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch được dự báo sẽ giảm đáng kể, và về cơ bản, Ả Rập Xê Út có khoảng 20 năm nữa để đa dạng hóa nền kinh tế. Quốc gia này cần phải tìm ra những ngành công nghiệp mới, thay thế sự đóng góp kinh tế của dầu khí đối với nền kinh tế.”

  continue reading

55 tập

Tất cả các tập

×
 
Loading …

Chào mừng bạn đến với Player FM!

Player FM đang quét trang web để tìm các podcast chất lượng cao cho bạn thưởng thức ngay bây giờ. Đây là ứng dụng podcast tốt nhất và hoạt động trên Android, iPhone và web. Đăng ký để đồng bộ các theo dõi trên tất cả thiết bị.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh